Vì sao Putin Tấn công Ukrain: hết hy vọng về đường dẫn khí Nord Stream 2?
Sơ đồ Nord Stream 2 đưa khí đốt vào châu Âu (ảnh: Stefan Sauer/picture alliance/Getty Images)
Ngày 24 Tháng Hai, Tổng thống Putin ra tuyên cáo tách 2 miền đất ảnh hưởng Nga của Ukraine là các quốc gia độc lập, một ngày sau khi điều động quân đội Nga tới cả hai khu vực này với lý do bảo vệ họ. Thế giới coi “lý do diệt chủng” là cái cớ để chính phủ Moscow thực hiện cuộc xâm lược sâu rộng tại Ukraine.
Quyết định đình chỉ lập tức đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 quan trọng của Nga ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin rục rịch đưa quân vào Ukraine của chính phủ Đức khiến giới quan sát viên quốc tế ngạc nhiên vì các quốc gia phương Tây khác chưa quyết định được biện pháp trừng phạt Putin hữu hiệu.
Trước đây đường ống Nord Stream 2 được chính phủ Đức ủng hộ, bất chấp phản đối của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ba Lan và Ukraine. Đường ống này trị giá 10 tỷ euro ($11 tỷ) được tài trợ bởi các công ty năng lượng của Nga và các quốc gia Âu Châu. Khi tin Tổng thống Putin vừa gửi quân đến các khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine do phiến quân Ukrain nắm giữ, chính phủ Đức tuyên bố đình chỉ giấy phép hoạt động của đường ống dẫn khí đốt giữa Đức và Nga, cho đến khi có thông báo mới khiến nhiều người ngạc nhiên vì đường ống Nord Stream 2 chạy dọc đáy biển Baltic vốn bế tắc từ lâu.
Thông báo của Thủ tướng Olaf Scholz về đường ống Nord Stream 2 công bố vào sáng ngày 22 Tháng Hai trong khi đó các nhà lãnh đạo trong Liên minh châu Âu vẫn không đồng thuận về những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga.
Theo nhật báo The Guardian (Anh), hầu hết các nhân vật ban đầu khởi xướng dự án là cựu Chủ tịch Ủy ban EU, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu Thủ tướng Ý Matteo Renzi, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko – đều đã rời sân khấu chính trị. Nord Stream 2 được ví như túi hành lý không có dây đeo ở phi trường, khó mang theo suốt cuộc hành trình mà cũng không thể vứt bỏ. Chỉ duy nhất một người vẫn kiên trì đứng đằng sau đường ống chìm sâu dưới đại dương, đó là Vladimir Putin.
Năm 2015 công ty năng lượng khổng lồ Gazprom thuộc sở hữu chính phủ Nga thông báo xây dựng Nord Stream 2, nhằm mục đích vận chuyển khí gas từ miền Tây Siberia, với dự kiến gia tăng gấp đôi công suất hiện có của Nord Stream 1. Sự xuất hiện Nord Stream 2 được xem như cây đũa thần kỳ diệu có thể giúp 26 triệu gia đình tại Đức luôn ấm áp khi mùa Đông đến và đặc biệt là họ sẽ nhận hóa đơn khí gas với giá phải chăng.
Nhưng Nord Stream 2 không phải là kế hoạch thương mại thuần túy. Đường ống tuy ở trong lòng biển sâu nhưng sẽ tạo ra hậu quả địa chiến lược rộng lớn. Từng centimét của đường ống là cuộc chiến chính trị và pháp lý gay cấn.
Có ít nhất bốn vấn đề quan trọng liên quan đến Nord Stream 2
1/ Chính phủ Berlin coi Nord Stream 2 là “kế hoạch thương mại” cần thiết cho ngành công nghiệp của nước Đức. Họ muốn đường ống nhanh chóng hoạt động. Một số quốc gia châu Âu đồng ý. Một số bất đồng hoặc không muốn có ý kiến.2/ Hoa Kỳ định nghĩa Nord Stream 2 là công cụ địa chính trị mà Điện Kremlin sử dụng để làm suy yếu an ninh năng lượng và an ninh quốc gia của châu Âu.
3/ Ukraine cho rằng Nord Stream 2 không giúp tăng thêm công suất đưa khí gas đến châu Âu mà chỉ nhằm thay thế Nord Stream 1 – đường ống dẫn khí gas từ Nga đến châu Âu đi qua Ukraine. Họ lo ngại sẽ bị mất lệ phí trung chuyển vẫn nhận được từ Nord Stream 1. Lệ phí này tương đương 4% tổng sản lượng của Ukraine. Hơn nữa đường ống mới sẽ giúp gia tăng sự kiểm soát và thị phần khí gas của Nga tại thị trường khí gas châu Âu, tạo cơ hội cho Tổng thống Putin nắm được “khí quản” của châu Âu.
4/ Điện Kremlin mong chờ ngày hoàn tất Nord Stream 2 vì Nga sẽ không còn phải trả lệ phí trung chuyển khí gas qua Ukraine. Nước Nga và toàn châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.
Hoa Kỳ, Ý, Anh, Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic, và cả Ủy ban châu Âu đều ủng hộ nhận định của Ukraine về Nord Stream 2. Họ tin rằng Điện Kremlin sẵn sàng tắt đường ống dẫn khí gas khi muốn bảo đảm lợi thế địa chiến lược, như những gì chính phủ Moscow từng thực hiện. Do đó, khi Putin bất ngờ tấn công Ukrain với “lý do diệt chủng” điều đó cho thấy có thể Putin nhìn ra việc để bảo vệ Ukrain, Âu Châu sẽ không bao giờ dùng đường dẫn Nord Stream 2 mà Putin dầy công xây dựng.
Theo The Guardian