Trúc Giang MN, Hoa Kỳ và Trung Cộng khó tránh khỏi cuộc chiến tranh mạng đưa đến chiến tranh toàn diện

Tham Luận

Hoa Kỳ và Trung Cộng khó tránh khỏi
cuộc chiến 
tranh mạng đưa đến
chiến tranh toàn diện

Trúc Giang MN


          

Hoa Kỳ và Trung Cộng khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh mạng, dẫn đến cuộc chiến toàn diện, bao gồm chiến tranh máy tính trên internet, và chiến tranh quân sự trên mặt đất. Tấn công mạng gia tăng cường độ không ngừng, vì không một quốc gia nào có thể chận đứng được tin tặc xâm nhập vào hệ thống máy tính của mình.

Hoa Kỳ là một siêu cường. Khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ thuộc diện tiên tiến nhất thế giới, thế mà không chận đứng được tin tặc Trung Cộng trong việc xâm nhập vào các cơ quan trọng yếu quốc gia như: Bộ Quốc Phòng, NSA, CIA…
Chiến tranh mạng internet không ngừng lại ở đó, mà có thể dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện. Vì vũ khi quân sự như hỏa tiễn dẫn đường, các loại bom tinh khôn, máy bay không người lái…được điều khiển bằng mạng lưới máy tính.
Chiến tranh mạng trên internet và chiến tranh quân sự không thể tách rời ra được.

Hiện nay, Hoa Kỳ và Trung Cộng đang tấn công nhau âm thầm trên internet, ở mức độ thấp là ăn cắp, làm gián điệp, quấy phá nhau…. Trung Cộng “mặt chay mày đá”, không còn giữ thể diện quốc gia, mà cứ vô liêm sỉ, trổ tài chôm chỉa.
Trung Cộng xâm nhập ăn cắp, Hoa Kỳ phản công mạnh hơn. Trung Cộng tuyên bố Hoa Kỳ chiếm 50% trong những vụ tấn công vào Bắc Kinh. “Hoa Kỳ là đế quốc tin tặc.” Đó là “vừa ăn cướp vừa la làng”. Thật ra siêu cường Hoa Kỳ không bao giờ để cho Trung Cộng ăn hiếp, mà ăn một miếng thì trả hai miếng, nhưng đó là những bí mật quốc gia cho nên không được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Mỹ.

Nếu như các nước liên hệ, biết tự kềm chế, duy trì tình trạng ăn cắp và làm gián điệp…thì có thể tránh được một cuộc chiến tranh toàn diện. Nhưng việc nầy rất khó vì nó tùy thuộc vào cá tính của những lãnh đạo quốc gia, như giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Obama. Cũng có trường hợp đặc biệt do “trời định” như dịch cúm Covid-19, ngăn chặn phát khởi chiến tranh.
 
  1. Chiến tranh mạng là gì?

         

Chiến tranh mạng (Cyberwarfare) là cuộc chiến mà tin tặc các bên đánh nhau trên không gian ảo (Cyberspace) còn gọi là internet.

Mục đích của chiến tranh mạng là tấn công, kiểm soát, điều khiển hay phá hoại mạng lưới máy tính của đối phương. Chủ yếu của tin tặc là ăn cắp bí mật quân sự, bao gồm các loại vũ khí, từ các loại máy bay chiến đấu, tàu ngầm, các loại hỏa tiễn, thực hiện vai trò gián điệp, Trung Cộng đang thực hiện. Nguy hiểm nhất là làm tê liệt hệ thống điện, kéo theo sự sụp đổ các phương tiện và sinh hoạt xã hội của đất nước.

Vũ khí của tin tặc. Tin tặc dùng sâu máy tính (Virus), phần mềm độc hại, (Malware=Malicious software), Phishing…
 
  1. Viễn ảnh một cuộc chiến tranh mạng



Một viễn ảnh của chiến tranh mạng, khi mà tất cả các loại vũ khí được điều khiển bằng mạng lưới máy tính.
Khi cuộc chiến tranh mạng nổ ra, không những chỉ gây tác hại về quân sự, mà còn tác động vào hạ tầng cơ sở, bao gồm cầu đường, trường học, bịnh viện, nhà máy điện…làm tê liệt mọi sinh hoạt xã hội.
Đột nhiên, các sàn chứng khoán, ngân hàng, hệ thống giao thông công cộng đều bị tê liệt. Điện nước, điện thoại bị cắt. Dân chúng hỗn loạn. Tất cả đều kinh hoàng, không biết tai họa nào sẽ giáng xuống cuộc đời của mình. Một cuộc chiến không đổ máu nhưng thiệt hại vô cùng khủng khiếp.
 
  1. Một số định nghĩa

1). Hacker (tin tặc)
Hacker là người có khả năng viết ra một phần mềm (Software) của máy tính, hoặc chỉnh sửa nó để xâm nhập vào máy tính với nhiều mục đích khác nhau.

2). Virus máy tính
Virus máy tính là một chương trình software nhỏ hay một đoạn mã được lập ra để xâm nhập vào máy computer làm ô nhiễm những tệp tin (File) trong các thiết bị trên máy như dĩa cứng (Hard drive), dĩa mềm (Floppy disk) hoặc thiết bị nhớ như USB (Universal Serial Bus) mục đích làm hư máy, xóa dữ liệu (Data), đánh cắp thông tin cá nhân như mã số thẻ tín dụng, và mở cửa sau (Backdoor) cho tin tặc đột nhập. Virus thường phát tán theo email cho nên không bao giờ mở những email lạ, không biết chắc người gởi là ai. Virus cũng có thể được cài vào các phần mềm lậu để phá máy những người tải xuống bất hợp pháp.

3). Địa chỉ IP
Địa chỉ IP, được viết tắt từ chữ Internet Protocal, là một địa chỉ cần thiết được tạo ra ở mỗi đơn vị máy tính để nhận diện, liên lạc nhau và nối kết máy tính vào mạng lưới của hệ thống.
Địa chỉ IP có 4 nhóm số khác nhau, được ngăn ra bằng những dấu chấm. Ví dụ như: 172. 16. 254. 1

4). Phishing
Phishing xuất phát từ chữ fishing, (nghĩa là câu cá). Là xây dựng một hệ thống lừa đảo, giả mạo, xuất hiện như một thực thể đáng tin cậy như eBay, Paypal, hoặc các ngân hàng trực tuyến (Online). Mục đích đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu (Password) hay thông tin cá nhân về các loại thẻ tín dụng. Đối tượng tấn công là những khách hàng của các ngân hàng hay các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Nói chung là lấy tiền và làm kiệt quệ tài chánh.
  1. Trung Cộng là nước gây ra chiến tranh
    bằng hành động ăn cắp và làm gián điệp.

1. Trung Cộng là vua ăn cắp

Tập ơi học lấy nghề cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm
Cần gì nghiên cứu mất công
Trổ tài chôm chỉa thành công tuyệt vời.
 

2) Trung Cộng ăn cắp công nghệ trên khắp nước Mỹ


           

Ngày 12-2-2020, Bộ Tư Pháp và FBI lên tiếng cảnh báo việc Trung Cộng ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ ngày càng gia tăng trên khắp nước Mỹ. FBI đang điều tra hơn 1,000 vụ ăn cắp có liên quan tới Trung Cộng.
Những vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ không những xảy ra ở những thành phố lớn, ở các trung tâm công nghệ của Mỹ như, Thung lũng Silicon ở Bắc California, hay New York, mà còn ở trên cả nước, từ Alabama đến Iowa, Jay Town. Mọi lãnh vực của Mỹ đều bị Trung Cộng dòm ngó.
Trung Cộng bị cáo buộc là vua ăn cắp, ăn cắp theo kiểu máy hút bụi, nghĩa là ăn cắp tất cả mọi thứ. Ăn cắp ngay trong thùng rác (Trash) của máy tính. Ngoài ra còn ăn cắp về nghiên cứu coronavirus, và các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ…
Hồi tháng 1 năm 2020, Trưởng khoa Sinh Hóa của Đại học Harvard bị buộc tội nói dối trong việc tham gia chương trình “Một Ngàn Tài Năng” của Trung Cộng. Chương trình nầy là kế hoạch chiêu mộ bằng cách mua chuộc nhân tài trên thế giới. Ăn cắp gián tiếp.
Hành động ăn cắp chứng tỏ Trung Cộng không đủ khả năng sáng tạo về khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu không phải dễ, vừa hao tốn tiền bạc và thời gian, nó còn đòi hỏi trí thông minh của con người. Hoa Kỳ là nước chiếm giải Nobel nhiều nhất thế giới, với 336 người trong lãnh vực khoa học. 57% giải Nobel của Hoa Kỳ là ở các trường đại học.  

Đại học California 38 người. Đại học Harvard 33 người. Đại học Stanford 23. Massachusetts Institute of Technology (MIT) 20. Đại học Chicago 19 người được giải Nobel…

Hoa Kỳ có những bộ não thông minh nhất thế giới. Bộ óc thông minh do nền giáo dục góp phần tạo ra. 70 chục năm thành lập nhà nước Trung Cộng (1949-2020) nước nầy chưa có một giải Nobel nào về khoa học kỹ thuật cả.
Campuchia, Lào, và ngay cả người Việt Nam trong nước, còn lâu mới nhận được giải Nobel về khoa học kỹ thuật.

3). Những chiến dịch đánh cắp thông tin của Trung Cộng


a. Chiến dịch “Shady Rat” lớn nhất lịch sử, năm 2011
Ngày 4-8-2011 hãng bảo mật McAfee công bố tài liệu về cuộc tấn công mạng được xem là lớn nhất lịch sử mà nạn nhân là 72 tổ chức chính phủ và các tập đoàn trên thế giới. Chiến dịch đó mang tên Shady Rat (Chiến dịch chuột ẩn náu).

Theo McAfee thì chiến dịch đó bắt đầu từ năm 2006 và bị phát hiện vào năm 2011, đã tấn công vào các quốc gia như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống dữ liệu của LHQ, ASEAN, Ủy ban Olympic Quốc Tế và nhiều doanh nghiệp có công nghiệp cao, thiết bị quân sự…đã bị tin tặc xâm nhập.
Ông Dmitri Alperovitch, Phó chủ tịch McAfee, đưa ra một báo cáo dài 14 trang đã tỏ ra thái độ bất ngờ về sự đa dạng trong các lãnh vực bị đánh cắp thông tin và sự táo bạo của thủ phạm. Chính là Bắc Kinh.

b. Chiến dịch Aurora nhắm vào Google
Chiến dịch tấn công mạng do nhóm Elderwood Group thuộc quân đội Trung Cộng thực hiện. Ngày 12-1-2010, lần đầu tiên công ty Google công khai cho biết, cuộc tấn công bắt đầu vào giữa năm 2009, kéo dài đến tháng 12 năm nầy.
Mục tiêu của cuộc tấn công nhắm vào hàng chục cơ quan, tổ chức bao gồm: Adobe Systems, Juniper Networks và Rackspace, những tổ chức nầy công khai lên tiếng là họ bị tấn công. Ngoài ra, theo báo chí tường thuật thì còn có Yahoo, Symentec, Northrop Grumman…Nhiều công ty không tiết lộ bị tấn công, vì sợ làm cho khách hàng của họ hoang mang.

c. Chiến dịch GhostNet năm 2009
GhostNet là cái tên do những chuyên viên an ninh mạng Infowar Monitor (IWM) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Munk của trường Đại học Toronto, Canada, đặt cho nhóm tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống máy tính (Computer) trên toàn thế giới.
GhostNet đã xâm nhập vào ít nhất là 1,295 máy tính của 103 quốc gia.
 
5. Nước Mỹ bị tin tặc tấn công

5.1). Máy chủ của Microsoft bị tin tặc Trung Cộng tấn công

Bản tin BBC ngày 6-3-2021
Microsoft cho biết, một “Một tổ chức do nhà nước Trung Quốc bảo trợ, được gọi là Hafnium, đã thực hiện cuộc tấn công vào máy chủ của Microsoft ngày thứ ba 4-3-2021.”
Hãng Reuters đưa tin, có hơn 20,000 tổ chức ở Mỹ và nhiều tổ chức khác trên thế giới bị ảnh hưởng về cuộc tấn công nầy.
Chuyên gia công nghệ Brian Krebs cho biết, con số thật sự lớn hơn nhiều “Ít nhất có 30,000 tổ chức trên khắp nước Mỹ, trong đó có những doanh nghiệp nhỏ, thị trấn, thành phố và chính phủ địa phương bị hack.
Đây là lần thứ 8 trong 12 tháng qua, MS công khai cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công vào cơ quan nầy.
Thư ký Nhà Trắng, bà Jen Psaki cho biết: “Đây là một đe dọa đang xảy ra. Tất cả mọi người vận hành những máy chủ này - chính phủ, khu vực tư nhân, giới học giả - đều cần hành động ngay để vá các lỗ hổng bảo mật.”

5.2). Tin tặc tấn công NASA

            

NASA là Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, (NASA=National Aeronautics and Space Administration).
Tin tặc kiểm soát toàn bộ máy tính của NASA.
Ngày 5-3-2012, Paul K. Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc đã vào nắm quyền điều khiển hệ thống máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và xâm nhập vào các tài khoản của những người có quyền xử dụng JPL. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Cộng.

Địa chỉ IP được viết tắt từ chữ Internet Protocal, là địa chỉ để nhận diện, liên lạc, và để nối kết nhau trong hệ thống mạng. IP có 4 nhóm số khác nhau, được ngăn ra bằng dấu chấm (.), ví dụ như: 172.16.254.1.

5.3). 24 ngàn tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ bị tin tặc ăn cắp
Ngày 18-7-2011, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo một tin động trời, là 24,000 tài liệu của bộ nầy đã bị tin tặc ăn cắp, phụ tá Bộ trưởng William J. Lynn xác nhận như thế.
Rất khó và không thể xác định được danh tánh của tin tặc.

Hiện tại Lầu Năm Góc đang sở hữu 15,000 hệ thống mạng máy tính khác nhau, với 7 triệu computer khắp nơi trên thế giới. Hồi tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng QP Leon Panetta tiết lộ, có hơn 60,000 phần mềm (Software) bị nhiễm độc hoặc biến thể mỗi ngày. Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thực hiện một chiến lược không gian mạng mới để đối phó với tin tặc bị nghi là Trung Cộng.
“Nền an ninh quốc gia” Mỹ được định nghĩa thêm, trong đó có sự “an toàn trên không gian mạng”.
Trong năm 2009, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã phát hiện 54,640 vụ tấn công rất nguy hiểm trên mạng.

5.4). Tin tặc Trung Cộng đột nhập mạng lưới của công ty Westinghouse Electric để ăn cắp 700,000 email.
Tin tặc Trung Cộng đã xâm nhập vào mạng lưới của các công ty Mỹ, sao chép có hệ thống các email, và trong một số trường hợp họ còn cài cả phần mềm độc hại (Malware=Malicious software) vào hệ thống máy tính của các công ty đó.
Tin tặc đột nhập vào hệ thống máy tính của công ty Westinghouse Electric, ăn cắp được 700,000 email, bao gồm một số điện thư của ban lãnh đạo Westinghouse và chiến lược đàm phán giữa công ty Mỹ nầy với đối tượng cạnh tranh của công ty quốc doanh Trung Cộng.
Theo cáo buộc của Bộ Tư Pháp Mỹ, đơn vị 61398 đã dùng email phishing ăn cắp mật mã, truy cập vào máy tính của các nhân viên thuộc công ty, các tập đoàn rồi lấy cắp các “tài liệu nhạy cảm”.
Washington cho biết, Trung Cộng đã xây dựng một “cơ sở dữ liệu bí mật để lưu trữ thông tin đã đánh cắp được của các doanh nghiệp Tây phương, nhất là Mỹ”.

5.5). Tập đoàn Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
Lockheed Martin là công ty nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ, là nhà sản xuất phi cơ F-16, F-22 Raptor, F-35, tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại nhất, trị giá hàng tỷ đô la.
Ngày 28-5-2011, công ty nầy cho biết, vào ngày 21-5-2011 đội ngũ an ninh mạng của công ty đã phát hiện cuộc tấn công, và ngay lập tức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhờ đó nên hệ thống được an toàn.

 
  1. Hoa Kỳ trả đủa những cuộc tấn công
    của Trung Cộng và của các quốc gia thù địch.

6.1. “Ăn một miếng trả hai, ba miếng”

Hoa Kỳ là một siêu cường trên thế giới. Có thể nói là vô địch trong trận đấu một mất một còn với Liên Xô. Liên Xô bại trận thê thảm, thân tàn ma dại, kiệt quệ đến nổi thua kém hơn Trung Cộng và cả Nhật Bản nữa. Putin ôm mối hận thù nhục nhã nên luôn luôn ngã theo Trung Cộng, chống lại Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ vượt trội hơn Trung Cộng về mọi phương diện: kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các lãnh vực…
Cho nên, có thể hiểu rằng là HK đã không khoanh tay đứng chịu trận để cho ông vua đạo chích Ba Tàu ăn hiếp.

Tuy nhiên những hình thức chiến tranh như tấn công, phản công  trả đủa… thuộc về bí mật quốc gia nên quần chúng Mỹ và các nước khác không biết rõ mọi việc.
Có câu “Ăn miếng trả miếng”, nhưng đối với Trung Cộng thì Mỹ “Ăn một miếng, trả hai, ba miếng”

6.2. Chương trình do thám khét tiếng Prism và tòa án bí mật FISC của Hoa Kỳ.
a). Chương trình Prism và tòa FISC

                
Ngày 6-6-2013, Edward Snowden tung lên hai tờ báo phát hành cùng ngày là tờ The Guardian (Anh) và tờ Washington Post (Hoa Kỳ) về chương trình do thám khét tiếng Prism và tòa án bí mật có tên là Tòa Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài.
Edward Snowden (21-6-1983) cựu nhân viên CIA, cựu nhân viên NSA, đã đào thoát đến Hongkong, rồi bị Nga bắt giữ khi quá cảnh, trên đường sang tỵ nạn ở Ecuador.


Prism là chương trình giám sát được viết tắt từ nhóm chữ  Planning Tool for Resource Integration, Synchronization, and Management. Chương trình nầy được Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA=National Security Agency) điều khiển để giám sát toàn bộ thông tin điện tử trong nước và cả thế giới bằng cách thu thập, xử dụng, giải mã tín hiệu điện tử, từ email, video đến các trang mạng xã hội bao gồm facebouk, google, Microsoft, Apple, Yahoo, Skype…
Tóm lại, Prism do thám toàn bộ thế giới, được cho là khét tiếng.
Tòa án Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài (FISC=Foreign Intelligence Surveillance Act Court) kiểm soát chương trình Prism bằng cách phát ra những trát tòa bí mật, cho phép NSA và FBI thực hiện các biện pháp theo dõi những đối tượng nghi ngờ phạm pháp.
Đồng thời, tòa nầy ra lịnh cho các công ty dịch vụ internet phải cung cấp những thông tin cho hai cơ quan điều tra nầy. Cụ thể là những công ty Google, Yahoo, Youtube, Facebook, Microsoft, Apple, Dropbox…phải cung cấp tài liệu mà NSA và FBI yêu cầu.

             https://nvngaynay.com/wp-content/uploads/2019/12/tinngan_100519_484917543_1wap_320.jpg
                   Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISC),
Ngân sách của hai cơ quan nầy là 20 triệu USD/năm.
Một trát bí mật của tòa án nầy bị tiết lộ.
Ngày 25-5-2013, một bản copy của trát bí mật, đề ngày 25-4-2013, trát nầy ra lịnh cho công ty dịch vụ Verizon phải cung cấp cho cơ quan NSA về hồ sơ những cuộc điện đàm hàng ngày trong và ngoài nước, đã thu thập dữ liệu trên 120 triệu người xử dụng.
Tòa án được thành lập do Đạo Luật Giám Sát Tình Báo Nước Ngoài, ngày 29-10-1978. Trụ sở đặt tại lầu 6 của tòa nhà Robert F. Kennedy của Bộ Tư Pháp.

b). Chương trình giám sát toàn cầu của Hoa Kỳ
Để đối phó với các quốc gia thù địch, nhất là Nga và Trung Cộng, và để bảo vệ an ninh quốc gia, ngành tình báo Hoa Kỳ phải hoạt động trên mọi lãnh vực, xử dụng tất cả mọi phương tiện để thu thập tin tức, không chỉ ở trong nước mà còn ở trên khắp thế giới.
Edward Snowden đưa lên báo, là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã thu thập dữ liệu (data) trên 120 triệu người xử dụng công ty Verizon.
Ở Đức, mỗi tháng có khoảng 500 triệu liên lạc truyền thông bị theo dõi, bao gồm điện thoại, email, liên lạc qua Chat…Báo chí loan tin, ngày 2-7-2014, chính phủ Đức bắt giữ một nhân viên của cơ quan tình báo Đức, về tội đã lấy 28 tài liệu mật bán cho CIA với giá 25,000 Euro.

c). Chương trình Prism ngăn ngừa khủng bố
Trung tướng Keith B. Alexander, Giám đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, cho rằng chương trình Prism rất cần thiết và rất có hiệu quả, đã giúp ngăn chặn được 50 vụ tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ và các nước đồng minh, trong đó có 10 vụ bị khám phá ở Mỹ.
Ông Sean Joyce, Phó Giám đốc FBI, điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, cho biết, kế hoạch đánh bom vào Sở Giao dịch Chứng khoán New York đã bị phát hiện và ngăn chặn. FBI bắt giữ thủ phạm tên Khalid Ouazzani, ở thành phố Kansas, Missouri. Kế hoạch đánh bom xe điện ngầm ở New York năm 2009 đã bị phá vở và kẻ chủ mưu tên Najibullah đã bị bắt giữ.
7. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Cộng.

7.1. Không thể tách rời chiến tranh mạng và chiến tranh quân sự
Toàn bộ chiến thuật của HK đều đặt trên hệ thống mạng máy tính. Bom, mìn, hỏa tiễn được hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) điều khiển và dẫn đường, mà hệ thống vệ tinh nầy được vận hành bằng hệ thống máy computer và mạng Internet. Phi cơ không người lái được điều khiển từ xa bằng hệ thống mạng vi tính. Phi cơ, tàu chiến, ngoài công dụng là một thứ vũ khí lợi hại, còn là những trung tâm xử lý dữ kiện (Data-processing Center) khổng lồ như hệ thống AEGIS, là hệ thống máy tính dùng để phát hiện, đánh chặn tiêu diệt hỏa tiễn từ xa.
Vì thế, nếu mạng lưới máy tính bị trục trặc, không hoạt động hoặc hoạt động sai, thì  sức mạnh hủy diệt của tất cả các lại vũ khí nói trên xem như bị “bốc hơi”.
Dùng vũ khí để tiêu diệt hệ thống mạng vi tính. Ngược lại, dùng hệ thống mạng máy tính để làm tê liệt các loại vũ khí. Hai chiến thuật nầy đưa đến thời gian quyết định. “Tiên hạ thủ vi cường”. Ai ra tay tay trước thì chiếm được ưu thế.



7.2. Tấn công không gian mạng là hành động chiến tranh
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ dùng bôm đạn để đánh trả các cuộc tấn công mạng. Tấn công mạng là hành động gây chiến. Tấn công mạng gây tổn hại cho nước Mỹ cũng bằng với chiến tranh vũ khí.
“Nếu bạn đánh sập mạng lưới máy tính của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào các cơ sở công nghệ của bạn.
Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào ống khói nhà bạn”.
Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên BQP/HK, cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng, không nhất thiết phải dùng một cuộc chiến tranh mạng khác”, ý nói một cuộc tấn công trả đủa bằng sức mạnh quân sự.
Lời đe dọa nầy nhắm vào Trung Cộng.

7.3. Hoa Kỳ tăng cường phương tiện tấn công mạng máy tính

1). Hoa Kỳ thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo

(United States Cyber Command-USCYBERCOM)
Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ muốn nâng cấp đơn vị Chiến Tranh Mạng lên thành Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo, để cho các đối thủ biết rằng HK rất coi trọng việc bảo vệ khả năng hoạt động trong lãnh vực nầy.

             
Đô đốc Michael S. Rogers chỉ huy BTL Không Gian Ảo (từ 3-4-2014), kiêm giám đốc NSA

Ngày 2-5-2012, tờ Washington Post, dẫn lời một quan chức giấu tên, cho biết, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) là đại tướng Martin Dempsey đã đưa ra một khuyến cáo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, để trình lên Tổng Thống Barack Obama, thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo. Việc thành lập Bộ Tư Lệnh (BTL) nầy lên ngang hàng với 6 Bộ Tư Lệnh khác. Mục đích để người đứng đầu BTL làm việc, báo cáo, và nhận lệnh trực tiếp với Bộ trưởng Quốc Phòng, giảm bớt hệ thống hàng dọc như trước kia
 6 Bộ Tư Lệnh vùng của Mỹ (Geographic Command):

1. U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh, Trung Đông
2. European Command (EUCOM) Bộ Tư Lệnh châu Âu
3. Africa Command (AFRICOM) BTL Phi châu
4. Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico
5. U.S. Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.
6. Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. (United States Indo-Pacific Command- viết tắt là USINDOPACOM

Một số nước chỉ trích việc nầy, cho rằng HK là quốc gia gây hấn quân sự trên không gian ảo. Nhưng các quan chức Mỹ cho biết, chủ yếu là tập trung vào phòng thủ hơn là tấn công.

2). Thành lập Điện toán “đám mây” (Cloud Computing)



                 

Công nghệ điện toán “đám mây” (Cloud Computing) sẽ đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tình báo HK. Đó là tập trung lại tất cả, thành một hệ thống hợp nhất, bao gồm thông tin của 16 cơ quan tình báo HK, xem như một thư viện chung, giống như một đám mây trên trời. để cung cấp và chia xẻ thông tin một cách an toàn thông qua internet, tránh trường hợp các cơ quan tình báo nầy gởi thông tin cho các cơ quan khác, dễ bị đánh cắp trên đường đi.
Hồ sơ căn bản được lưu trữ trong những máy chủ được bảo vệ ở những nơi an toàn nhất.
 
8. Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử mạng.

Ngày 4-6-2011, tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La (Singapore), Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, cảnh báo, những đe dọa không gian ảo rất quan trọng có thể xảy ra cho bất cứ quốc gia nào, và kêu gọi các bên hợp tác để thành lập một bộ quy tắc ứng xử (COC=Code of Conduct) mạng, để chỉ rõ hành vi nào trên không gian ảo có thể chấp nhận được. Những hành vi nào không thể chấp nhận, bị xem như một hành động chiến tranh, và sẽ bị đáp trả có thể bằng quân sự.

Ý kiến nầy chứng tỏ lý tưởng yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ. Nếu các bên thành tâm, tự giác thực hiện thì có kết quả. Trái lại, những nước ma giáo, ném đá giấu tay thì không có kết quả, vì không thể xác định tin tặc là ai? Thuộc quốc gia nào?.
 
Kết luận

Hoa Kỳ và Trung Cộng khó tránh khỏi cuộc chiến tranh mạng đưa đến chiến toàn diện.
Trung Cộng gây chiến bằng hành động tấn công mạng Mỹ để ăn cắp mọi thứ và làm gián điệp. Hoa Kỳ tấn công trả đủa, và hiện nay những cuộc tấn và trả đủa đang diễn ra âm thầm trong bí mật. Hoa Kỳ tuyên bố tấn công mạng là hành động gây chiến và Tòa Bạch Ốc sẵn sàng phóng hỏa tiễn vào ống khói tòa nhà Trung Nam Hải ở Bắc Kinh.
Trung Cộng hiện đang dưới cơ Hoa Kỳ về mọi mặt, không biết Tập Cận Bình có dám cả gan làm liều, chơi dại, khai chiến với Hoa Kỳ hay không?

Trúc Giang

Minnesota ngày 15-3-2021


























  



 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top