Trúc Giang MN
Cuộc chiến đẩm máu giữa
DO THÁI và PALESTINE HAMAS
Kể từ khi Do Thái lập quốc ở khu vực người Á Rập Hồi giáo ở Trung đông, thì các quốc gia Hồi giáo liên tục tấn công nhằm tiêu diệt người Do Thái, xóa tên nước nầy trên bản đồ thế giới.
Do Thái là một dân tộc thông minh và anh hùng, đã đánh tan những cuộc tấn công của kẻ thù để được sống còn.
Kẻ chủ mưu gây bất ổn trong khu vực là Iran. Nước nầy đã cung cấp vũ khí và tài chánh cho các quốc gia Hồi giáo Shiite, gồm có tổ chức Hamas ở Dải Gaza, phiến quân Hezbollah ở nam Liban, và tổ chức Houthi ở Yemen.
Vì Houthi tấn công các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, nên Hoa Kỳ và liên minh đánh bại Houthi để bảo vệ tuyến đường giao thông quan trọng nhất đi qua Biển Đỏ.
- Trận chiến đẩm máu giữa Do Thái và Hamas
I.1. Hamas bất ngờ tấn công Do Thái
Buổi sáng ngày 7-10-2023, quân Hamas từ Dải Gaza, bất ngờ phóng 5,000 rocket vào chỗ đông dân cư của Do Thái. Đồng thời bộ binh Hamas mở cuộc tấn công, vượt qua biên giới, xâm nhập vào lãnh thổ Do Thái, đánh sập các cơ sở chính phủ và cả thành phố đông dân, bắt đi 240 người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già làm con tin, mục đích để trao đổi 7,200 tù binh Hamas đang bị giam giữ ở Do Thái.
Hamas gọi cuộc tấn công ngày 7-10-2023 là “Chiến dịch Bão táp Al-Aqsa” (Operation Al-Aqsa Storm). Làm thiệt mạng 1,200 người Do Thái.
I.2. “Gậy ông đập lưng ông”.
Hamas bắn 5,000 rocket vào khu dân cư của Do Thái. Làm thiệt mạng 1,200 người.Quân Do Thái phản công, cũng thả 18,000 tấn bom vào những khu vực đông dân cư, cũng bắn sập các tòa nhà trong những thành phố. Và đã giết 10,800 người Palestine ở Dải Gaza. 70% là phụ nữ và trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO= World Health Organization) tính ra, cứ 10 phút thì có một trẻ em thiệt mạng ở Gaza.
I.3. Dải Gaza
Gaza là một dải đất hẹp hình chữ nhật, nằm nghiêng dọc theo bờ Địa Trung Hải (Mediterranean Sea). Có biên giới 51km với Do Thái ở phía đông, 11km phía nam với Ai Cập.
Dân số: 1,400,000. (GDP đầu người: 625 USD/năm). Diện tích: 360km2. Diện tích quá hẹp, mật độ dân cư cao nhất thế giới, 4,000 người/km2.
I.4. Nước Do Thái
Ngày 29-11-1947, Đại Hội Đồng LHQ đã chấp thuận Nghị Quyết số 181, giải quyết xung đột giữa Do Thái-Á Rập, bằng cách phân chia nước Palestine thành 2 quốc gia, Do Thái và Palestine.
Vào lúc nửa đêm ngày 15-5-1948, nhà nước Do Thái tuyên bố được thành lập. Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều quốc gia khác công nhận sự độc lập của quốc gia Do Thái (Israel)
Diện tích: 20,777 km2
Bắc giáp với Liban (Lebanon). Đông giáp với Syria và Jordan, ở Bờ Tây của sông Jordan. Phía Nam giáp Ai Cập và Dải Gaza (Gaza Strip)
Dân số: 9,247,888 (2024)
GDP đầu người: 29,531 USD/năm
Thủ đô: Tel-Aviv, được quốc tế công nhận. Mặc dù Do Thái tuyên bố Jerusalem là thủ đô
I.5. Do Thái là một dân tộc anh hùng
Mọi người Do Thái, nam cũng như nữ, mỗi người là một tay súng, vừa học hành, vừa làm việc mà sẵn sàng chiến đấu để được sống còn, để bảo vệ quốc gia, dân tộc.Người chưa bị mất nước, chưa bị diệt chủng, chưa bị kẻ thù hăm dọa, có lẻ không hiểu được tâm tình của người Do Thái.
Do Thái là một dân tộc anh hùng.
Cuộc chiến 6 ngày giữa Do Thái và 5 quốc gia khối Á Rập Hồi giáo.
Một quốc gia mới thành lập, dân số chưa tới 4 triệu người, mà đã kiên cường hạ gục 5 quốc gia khối Á Rập, gồm có: Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan và Liban (Lebanon).Kết quả, thiệt hại 2 bên như sau:
a). Do Thái.
- 779 người chết
- 2,563 bị thương
- 15 bị bắt làm tù binh.
- 19 phi cơ bị mất.
b). Phía Á Rập
- 21,000 người chết. (Do Thái: 779)
- 45,000 bị thương. (Do Thái: 2,563)
- 6,000 bị bắt làm tù binh. (Do Thái: 15)
- 400 phi cơ bị phá hủy. (Do Thái mất:19).
Nếu Do Thái là một dân tộc yếu hèn, thì đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
II. Quân Do Thái phản công Hamas
II.1. Quân Do Thái đánh sập hệ thống đường hầm của Hamas
Cuộc tấn công đẩm máu của quân Hamas vào Do Thái ngày 7-10-2023, dẫn tới cuộc phản công tàn khốc, do Do Thái thực hiện trên Dải Gaza.
Quân Do Thái đã thực hiện cuộc phản công toàn diện trên ba mặt: hải, lục và không quân. Trước tiên, Do Thái chiếm giữ bờ biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) nằm dài cả phía tây Dải Gaza, khiến cho Hamas bị bao vây trên đường biển, xem như bị cô lập.
Ngày 8-10-2023
Chỉ trong một đêm, quân Do Thái đã tấn công 426 mục tiêu của Hamas ở Dải Gaza. Thị trấn, nhà thờ Hồi Giáo, nhà của các quan chức Hamas, bị san bằng thành bình địa.
Điểm quan trọng nhất là Do Thái đã đánh sập hệ thống đường hầm mà Hamas dùng để trú ngụ, chỉ huy và làm kho tiếp liệu. Trang mạng Real Clear Defense cho biết, mạng lưới đường hầm nầy nằm sâu dưới lòng đất tại những khu vực đông dân, bịnh viện, trường học và trung tâm nuôi dưỡng người già.
Đường hầm dài 500km, chạy dài từ bắc tới nam của Dải Gaza. Người dân địa phương gọi đó là “Tàu điện ngầm, Gaza”.
II.2. Quân Do Thái chiếm bịnh viện Al-Shifa
Quân Do Thái tấn công chiếm miền bắc Dải Gaza. Máy bay và xe tăng Do Thái không gặp sự đụng độ đáng kể nào của quân Hamas cả. Đó có thể là hệ thống phòng không bị đánh tan, hoặc tê liệt.
Quân Do Thái cố đánh chiếm bịnh viện lớn nhất của Hamas, để chứng minh quân Hamas dùng bịnh viện làm khu vực quân sự và làm lá chắn đối với binh lính Do Thái.
Do Thái đã phổ biến một video, cho thấy một kho vũ khí và vật liệu chiến tranh ở đường hầm ngay dưới bịnh viện.
Bịnh viện Al-Shifa là nơi chờ chết. 400 nhân viên y tế, 650 người bị thương, 36 trẻ sơ sinh và 2,000 người tỵ nạn người Palestine. Nơi chờ chết vì không có điện nước, thực phẩm, thuốc men…
Ông Mohammed Zaqout, Tổng giám đốc các bịnh viện nói với một nhà báo, tố cáo quân Do Thái biến bịnh viện thành nhà tù. Đã hung bạo khám xét các phòng, phỏng vấn nhân viên y tế và thường dân nam giới trên 16 tuổi. Một số người Palestine bị bắt, dẫn đi.
II.3. Do Thái chiếm lại phần lãnh thổ bị
Hamas chiếm đóng ngày 7-10-2023
Ngày 9-10-2023.Lực lượng Do Thái, gồm xe tăng và máy bay chiến đấu, đã chiếm lại phần lãnh thổ phía nam của Do Thái, do quân Hamas chiếm đóng từ ngày 7-10-2023. Do Thái thu nhận những xác người bị Hamas giết chết. Thi thể các nạn nhân bị cắt xẻo. Phụ nữ và trẻ sơ sinh Do Thái bị Hamas chặt đầu.
Do Thái huy động 360,000 quân trừ bị để tăng cường cuộc phản công.
Ngày 10-10-2023
Máy bay chiến đấu và xe tăng Do Thái, đánh chiếm miền bắc của Dải Gaza, phá hủy những tòa nhà như trường đại học, nhà máy điện, nhà thờ Hồi Giáo, nhà máy sản xuất vũ khí, và các nơi đông dân cư…
Bộ Y tế Hamas ở Dải Gaza cho biết, số người Palestine bị giết lên tới 1,400 người, trong đó có 447 trẻ em và 248 phụ nữ.
Do Thái đã chiếm đóng toàn bộ phía bắc của Gaza, đưa ra thông cáo, người Palestine phải di tản về phía nam Gaza trong vòng 24 giờ.
Do Thái đã mở con đường để người Palestine chạy về phía nam Gaza. Có hàng trăm ngàn người rời khỏi miền bắc...
Hàng trăm ngàn người rời khỏi miền bắc.
Những người rời miền bắc được cho phép về miền nam. Có những trạm kiểm soát, cho đi từng nhóm nhỏ.
Do Thái chơi độc, đem cái gánh nặng những người vô gia cư, bịnh tật, không thuốc men, không thực phẩm cho Hamas miền nam, đồng thời chứng minh Do Thái không giết hại người dân Palestine.
Chính quyền Hamas kêu gọi người dân phải kiên định, ở trong nhà của mình. Nhà cửa đã trở thành những đống gạch vụng thì lấy gì mà ở.
Kể từ ngày 7-10-2023, có 4,743 người Palestine thiệt mạng, và 15,645 người bị thương.
- Hệ thống đường hầm của Hamas ở Dải Gaza
Quân Do Thái đã phát hiện 800 đường hầm của Hamas tại Gaza. Hệ thống rất phức tạp. Cửa lên, xuống đường hầm thường đặt tại những nơi đông người như trường học, bịnh viện, nhà dưỡng lão…để quân Hamas trà trộn với thường dân, khi đi lên và đi xuống đường hầm.
Đường hầm bình thường cao 2m, rộng 1m.
Những nơi đặc biệt như kho vũ khí, phòng họp thì đường hầm rất lớn. Đường hầm nằm sâu trong lòng đất và cách mặt đất từ 15 đến 30m.
Để quan sát tình trạng đường hầm, quân Do Thái xử dụng xe robot nhỏ có gắng nhiều camera để ghi chi tiết tình trạng đường hầm. Chó cũng được dùng để đánh hơi tìm người. Ở những đống gạch vụng do đại bác san bằng hệ thống nhà cửa trong thành phố, xe ủi đất được xử dụng để tìm những nơi nghi ngờ là cửa lên, xuống của các đường hầm.
Để phá bỏ các đường hầm, bôm xốp (Sponge bomb) được Do Thái sản xuất năm 2021 để dùng vào chiến tranh đường hầm. Đó là hai chất hóa học, khi trộn lẫn vào nhau thì biến thành một chất sền sệt chảy nhanh vào đường hầm và trở thành tình trạng cứng như đá.
Ngoài ra, để phá bỏ một hệ thống đường hầm, quân Do Thái bôm nước biển tràn ngập đường hầm. Người sống dưới đường hầm cũng phải bó tay chịu chết mà thôi.
IV. Tổng quát vài nét về tổ chức HAMAS
IV.1. Tóm tắt về Hamas
HAMAS là chữ viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa là “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”, được thành lập ngày 14-12-1987. Đó là hệ phái Hồi giáo Shiite, chủ trương thành lập một nhà nước Hồi giáo chính thống của người Palestine, bằng cách xoá tên Do Thái trên bản đồ, tức là tiêu diệt Do Thái, mà Iran thường xuyên tuyên bố.Nhà nước Hồi giáo chính thống dùng kinh Koran và luật Sharia của đạo Hồi làm căn bản luật pháp quốc gia. Sharia là một thứ luật lạc hậu, kém văn minh, như là ném đá cho đến chết tội ngoại tình, cho phép đàn ông đa thê, chặt tay vì tội ăn cắp, khinh miệt phụ nữ, phạt đánh đòn bằng gậy ở nơi công cộng….
Hamas thực hiện đánh bom tự sát, bom khủng bố vào các khu đông dân cư, và từ chối con đường thương thuyết hòa bình.
Khẩu hiệu của Hamas là “Thánh Allah là mục tiêu. Nhà Tiên tri Mohammed là hình mẫu. Kinh Koran là Hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất, và được chết cho thánh Allah là thể hiện lòng trung thành”.
Các lãnh đạo Hamas thường xuyên nhắc nhở, tử vì đạo sẽ được lên “thiên đàng”, ngồi bên trái thánh Allah và được thưởng 3 trinh nữ 13 tuổi.
IV.2. Thủ lãnh Hamas là ai
Yahya Sinwar
Người thành lập Hamas là Yahya Sinwar, chính ông nầy ra lịch phóng 5,000 rocket và xâm nhập vào Do Thái. Cái thâm độc của Hamas là bắt cóc người Do Thái rồi giam giữ ở những đường hầm khiến cho quân Do Thái chậm bước tiến công.
Khi quân Do Thái chiếm phía bắc Dải Gaza, thì ông nầy và phó tướng Mohammed Deif biến mất.
IV.3. Ai cung cấp vũ khí cho Hamas.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS=International Institute for Strategic Studies) cho biết, Iran đã giúp Hamas tự chế tạo một số vũ khí, như tên lửa Fajr-5, có tầm bắn 75Km.Vũ khí của Iran đến Hamas qua đường bộ và đường biển.
Qua đường bộ, các xe tải đi qua Ai Cập bằng các hối lộ giá từ 25 ngàn đến 35 ngàn đô la, để đến Dải Gaza bằng hệ thống đường hầm.
Về đường biển, báo Le Monde cho biết, tàu chở vũ khí thả hàng ngoài khơi, hoặc neo đậu hẳn trong vùng biển Ai Cập rồi được chuyển đến Hamas.
IV.4. Binh lính Hamas ra đầu hàng
Những tay súng Hamas đầu hàng
Phóng viên Almog Boker của Channel 13, cho biết, ước tính rằng đã có hơn 100 binh lính Hamas ra đầu hàng quân Do Thái. Đó là đợt đầu hàng lớn nhất từ khi cuộc chiến Do Thái-Hamas nổ ra. Những người đầu hàng cởi trần, tay ôm sau ót. Cũng có nhóm nêu cao cờ trắng. Hàng binh bị đưa ra đi nhặt các vũ khí còn bừa bãi trên chiến trường.
V. Iran xem Do Thái là kẻ thù không đội trời chung.
Trước kia, Do Thái và Hoa Kỳ đánh phá chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran, thông qua việc làm tê liệt nhà máy làm giàu chất uranium, và ám sát các nhà khoa học nguyên tử của Iran.Do Thái đánh sập nhà máy làm giàu chất uranium bằng cách cài con sâu Stuxnet (Virus Stuxnet) vào hệ thống điều hành chương trình làm giàu chất uranium, dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Do Thái ám sát các nhà khoa học nguyên tử của Iran.
Đánh bom giết chết nhà khoa học Mostafas Ahmed-Roshan.
Vào buổi sáng ngày 11-1-2012, một người đi môtô dựng chiếc xe chứa đầy chất nổ sát bên cạnh chiếc Peugeot 405, khi ông Mostafas Ahmed-Roshan mở cửa xe thì chiếc môtô bên cạnh phát nổ do bộ điều khiển từ xa (Remote control), làm chết 3 người trong gia đình nhà khoa học nầy.
Ngày 23-7-2011, khoa học gia hạt nhân Iran là Darioush- Rezaeinejad bị bắn chết, khi ông và vợ đậu xe chờ rước đứa con gái ở trường mẫu giáo.
Kể từ năm 2007, đã có 5 khoa học gia hạt nhân Iran bị ám sát dưới nhiều hình thức.
Vào ngày 12-11-2011, tình báo Mossad của Do Thái đã phá hủy Trung tâm Nghiên cứu Hỏa tiễn ở Bin Kaneh của Do Thái, làm thiệt mạng Thiếu tướng chỉ huy, và có hơn 10 nhà khoa học hạt nhân của trung tâm.
VI. Do Thái đánh miền nam Dải Gaza
Mặt trận nầy hết sức khó khăn, vì Hamas được Iran cung cấp vũ khí hiện đại, đồng thời các tổ chức và quốc gia do Iran dựng lên đồng loạt tấn công Do Thái. Những cánh tay nối dài của Iran là tổ chức Hezbollah ở phía nam nước Liban (Lebanon), nước Syria, và nhóm Houthi ở Yemen, đồng loạt hợp tác với Hamas, để “đánh hội đồng” Do Thái.Do Thái lâm vào tình trạng tứ bề thọ địch, nên Hoa Kỳ và các đồng minh ủng hộ Do Thái.
VI.1. Hoa Kỳ và 5 đồng minh ủng hộ Do Thái.
Lãnh đạo Mỹ và 5 đồng minh: Canada, Pháp, Đức và Anh, ủng hộ Do Thái, và quyền tự vệ chính đáng của nước nầy, đồng thời kêu gọi Do Thái tuân thủ luật nhân đạo, bảo vệ thường dân.Tuyên bố chung kêu gọi Hamas trả tự do cho hai con tin ngoại quốc và những con tin còn lại mà Hamas đang giam giữ. Đồng thời kêu gọi Hamas cho phép những người muốn rời Dải Gaza được ra đi.
Mỹ và 5 đồng minh hoan nghênh những chuyến xe viện trợ đầu tiên đến Gaza, và mong muốn người dân ở Dải Gaza được phép nhận những viện trợ thực phẩm, nước, thuốc men, được chăm sóc y tế và các trợ giúp nhân đạo khác.
VI.2. Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái
Tàu sân bay uss Gerald ford * USS John C. Stennis
Ngày 8-10-2023, một ngày sau vụ Hamas phóng 5,000 rocket vào Do Thái, Tổng thống Joe Biden ra lịnh cho tàu sân bay tối tân nhất thế giới là chiếc USS Gerald R. Ford cùng đội hình tác chiến gồm 6 tàu chiến và những máy bay tối tân đến Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) đối diện với Dải Gaza. Sau đó, tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower cũng đến tăng cường. Thể hiện sự ủng hộ Do Thái, đồng thời răn đe các đồng minh của Hamas như Iran, Liban (Lebanon).
Vũ khí hiện đại nhất của Hoa Kỳ, vượt trội hơn tất cả vũ khí của các nước Á Rập Hồi Giáo trung khu vực.
Hai tàu sân bay này mang theo nhiều máy bay chiến đấu F/A-18 có thể đánh chặn hoặc tấn công mục tiêu, cùng máy bay do thám E2-Hawkeye với nhiệm vụ cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa, giám sát và quản lý không phận.
Tóm lại, các hàng không mẫu hạm được bảo vệ chống lại các tên lửa tầm xa mà nhóm Houthi đã tấn công các tàu đi qua vùng Biển Đỏ (Red Sea. Hồng Hải)
Tổng thống Joe Biden cũng có cuộc hội đàm với Thủ tướng Do Thái là Benjamin Netanyahu. Mỹ cam kết bảo vệ Do Thái bằng cách không cho phép bất cứ một quốc gia nào chiếm lợi thế trong cuộc chiến Do Thái-Hamas.
Vị tướng Lục quân Micheal “Erik” Kurilla, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương, USCENTCOM (United Central Command) là đơn vị phụ trách quân sự Châu Âu và Trung Đông, ông đến Tel-Aviv, cam kết viện trợ Do Thái những nhu cầu cần thiết cho cuộc phản công.
Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái đợt đầu gồm có: 36,000 đạn pháo 30 ly, 3,500 thiết bị nhìn ban đêm, 1,800 đạn xuyên phá boongke M-141, 312 hỏa tiễn đánh chặn, và các thứ dụng cụ chiến tranh khác.
VII. Tổ chức khủng bố Hezbollah đánh Do Thái.
VII.1. Hezbollah
Hezbollah là một tổ chức chính trị-vũ trang người Liban (Lebanon) do Iran dựng lên năm 1982. Tổ chức nầy thuộc hệ phái Shiite của đạo Hồi. Hồi giáo chia làm 2 hệ phái, là Sunny, chiếm đa số, và Shiite thiểu số. Hai phe Hồi giáo nầy thề không đội trời chung, đã chém giết nhau cả trăm năm mà chưa dứt. Iran, Liban, Yemen và Syria thuộc hệ Shiite.Hezbollah là một tổ chức có ảnh hưởng lớn ở Liban. Các bộ trưởng chính phủ, các nghị sĩ quốc hội đều là thành viên của Hezbollah.
Hezbollah bị xếp vào tổ chức khủng bố quốc tế. Chính phủ Mỹ cáo buộc hành vi khủng bố như sau.
Ngày 23-10-1983.
Tấn công tự sát xe bom ở thủ đô Beirut của Liban, giết chết 248 lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và 58 lính Pháp.
Tháng 4 năm 1983, đánh bom tự sát vào tòa Đại sứ Mỹ ở Beirut làm thiệt mạng 63 người.
Ngày 2-9-1984. Đánh bom tự sát lần thứ hai vào tòa Đại sứ Mỹ làm chết 22 người.
Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu một trạm trưởng CIA tên William Buckley.
Năm 1988. Bắt cóc, tra tấn thủ tiêu Đại tá TQLC tên William Huggins, khi ông nầy làm việc với LHQ ở Beirut, xác của đại tá bị ném vào một thùng rác của bịnh ở Beirut.
Năm 2004, Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1559, kêu gọi Hezbollah buông vũ khí, nhưng họ bất chấp.
Thủ lãnh của Hezbollah lúc đó là Hassan Nasrallah.
VII.2. Chiến tranh mở rộng sang Liban
Ngày 17-10-2023, quân đội Do Thái thông báo đã thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Hezbollah, ở phía nam Liban. Đồng thời Do Thái đã cho hàng ngàn người dân ở biên giới hai nước di dời về chỗ an ninh, sẵn sàng đánh Hezbollah.Lãnh đạo Hezbollah, ông Sayyed Hassan Nasrallah đe dọa Hoa Kỳ, là Hezbollah sẵn sàng đối đầu với tàu chiến Hoa Kỳ ở Địa Trung Hải. “Bất cứ ai muốn ngăn chặn cuộc chiến trong khu vực, thì phải nhanh chóng ngăn chặn hành vi tấn công vào Dải Gaza của Hamas. Lãnh đạo Hezbollah tuyên bố: “Các người, những người Mỹ, phải biết rõ rằng, nếu chiến tranh nổ ra trong khu vực, thì chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ để sẵn sàng tiêu diệt những hạm đội đe dọa chúng tôi”
VIII. Tổ chức Houthi
Houthi là phong trào Hồi giáo thuộc hệ phái Shiite, kết hợp chính trị và vũ trang, xuất hiện ở Yemen năm 1992. Thủ lãnh Houthi là Abdel Malek al-Houthi, được Iran cung cấp tài chánh và vũ trang để đánh Do Thái và Hoa Kỳ. Phiến quân Houthi được Iran ủng hộ nên làm cuộc đảo chánh cướp chính quyền của Tổng thống Saleh, thuộc Hồi giáo Sunny. Houthi cai trị Yemen, đặt tên nước là Cộng Hòa Yemen.IX. Cộng hòa Yemen
Yemen là quốc gia nằm ở phía đông bắc châu Phi. Diện tích 5,300km2. Dân số 28,498,638. Thủ đô là Sana’a.Yemen là quốc gia nghèo nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc gia 31,236 USD. Sản lượng đầu người 1,075 USD/năm. (GDP đầu người Do Thái là 52,170USD. Việt Nam: 3,791USD/năm)
Quân sự Yemen có 401,000 người.
X. Biển Đỏ (Red Sea-Hồng Hải)
Biển Đỏ là vùng biển từ Ấn Độ Dương (Indian Ocean) qua kinh đào Suez đến Địa Trung Hải (Mediterranian Sea), dài 1,900Km. Chỗ rộng nhất 300km, đáy biển sâu tối đa là 2,500m. Diện tích mặt biển là 450,000 Km2.Biển Đỏ là tuyến đường tấp nập tàu bè đi qua kinh đào Suez, vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu. Biển Đỏ là con đường huyết mạch, vận chuyển trên 1,000 tỷ USD hàng hóa trên toàn cầu. Món hàng quan trọng nhất là dầu diesel.
XI. Iran lên kế hoạch để Houthi tấn công tàu hàng đi trên Biển Đỏ
Ngày 22-12-2023, Nhà Trắng tuyên bố, Iran đã lên kế hoạch nhắm vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, bằng cách tình báo Iran thông báo cho Houthi về “lý lịch” và tọa độ các tàu container, để Houthi tấn công các tàu hàng có liên hệ với Do Thái và Hoa Kỳ trên Biển Đỏ, tấn công bằng vũ khí không người lái và bằng tên lửa.Máy bay trực thăng quân sự của Houthi bay trên tàu chở hàng Galaxy Leader ở Biển Đỏ vào tháng 11/2023.
Tình trạng nầy khiến cho các tàu hàng phải đi vòng qua phía cực nam của châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) qua Địa Trung Hải rồi đến những bến cảng của các nước châu Âu.
Chỉ trong một tháng mà có hơn 100 vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái, được Houthi thực hiện trên tuyến đường huyết mạch, là vận chuyển trên 1,000 tỷ USD hàng hóa trên toàn cầu.
Lực lượng Houthi thông báo sẽ tiếp tục tấn công các tàu thương mại quốc tế đi qua Biển Đỏ hướng tới Israel, nhằm bày tỏ sự ủng hộ phong trào Hamas trong cuộc xung đột với Israel.
Do lo ngại về an toàn, ngày 15-12-2023, hai trong số các công ty vận tải đường biển hàng đầu thế giới, là Maersk and Hapag-Lloyd, đã thông báo tạm dừng các chuyến tàu đi qua Biển Đỏ.
Sau đó, ngày 16-12, tập đoàn vận tải biển CMA CGM của Pháp cũng thông báo tạm dừng tất cả các chuyến tàu chở container qua Biển Đỏ.
XII. “Houthi là một thách thức quốc tế, buộc chúng ta phải cùng nhau hành động”.
Ngày 22-12-2023, Mỹ tuyên bố Iran đã lên kế hoạch, nhắm vào tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, bằng cách tình báo Iran thông báo cho Houthi về tọa độ và “lý lịch” của các tàu container đi qua Biển Đỏ.Houthi tấn công bằng vũ khí không người lái và hỏa tiễn. Việc nầy khiến cho các tàu thuyền phải thay đổi lộ trình, bằng cách đi vòng qua cực nam châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) của nước South Africa. Kéo dài 18 ngày trên con đường 6,000 hải lý. (1 hải lý=1km.852) trên vùng biển phía nam châu Phi.
Phát ngôn viên tòa Bạch ốc, Adrienne Watson, nhấn mạnh “Đây là một thách thức quốc tế, buộc chúng ta phải cùng nhau hành động”.
Ngày 22-12-2023, Hoa Kỳ tuyên bố, cần phải thành lập một liên minh hải quân với các quốc gia để bảo vệ tàu thuyền đi qua Biển Đỏ.
Các hãng tàu gia tăng tiền chở hàng khi đi qua phía nam châu Phi.
XIII. Hoa Kỳ thành lập một liên minh 10 quốc gia để bảo vệ tàu thương mại đi qua Biển Đỏ.
Phát ngôn viên tòa Bạch ốc, Adrienne Watson, tiết lộ trong một thông cáo “Đây là một thách thức quốc tế, buộc chúng ta phải cùng nhau hành động”.Hoa Kỳ thành lập một liên minh 10 quốc gia để bảo vệ tàu thuyền đi qua Biển Đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloy Austin cho biết, Liên minh châu Âu (EU=European Union), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và một số quốc gia, đưa ra tuyên bố chung, lên án “sự can thiệp của Houthi vào quyền tự do hàng hải”
Mỹ tuyên bố thành lập “Chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng” (Prosperity Guardian Operation) để đáp trả sự tấn công của Houthi.
Pháp không tham gia các vụ tấn công Houthi.
Ngày 16-1-2024, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định, Pháp không tham gia các cuộc tấn công Houthi của liên minh Mỹ, để tránh leo thang căng thẳng trong khu vực.
XIV. Phiến quân Houthi đe dọa tấn công tàu chiến Mỹ trên Biển Đỏ, nếu Mỹ đánh vào Yemen.
Theo hãng tin Reuters, ngày 20-12-2023, lãnh đạo Houthi là Abdel Malek al-Houthi tuyên bố, họ sẽ không ngần ngại tấn công tàu chiến Mỹ trên Biển Đỏ. “Chúng tôi sẽ không đứng yên nhìn người Mỹ ra quyết định sai lầm chống lại chúng tôi”.Houthi không thấy trời cao đất rộng, không biết mình, không biết người, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, tuyên bố ẩu nên lãnh đủ.
Ngày 12-1-2024, Mỹ và Anh thực hiện không kích vào 60 địa điểm quan trọng của Houthi ở Yemen.
Tờ The Guardian (Anh) đưa tin, cuộc tấn công nầy là phản ứng quân sự mạnh nhất chống lại Houthi, vì đã tấn công các tàu thương mại trên Biển Đỏ.
Ngày 11-1-2024, Tổng thống Mỹ, Joe Biden tuyên bố: “Lực lượng Anh Mỹ, với sự hỗ trợ của Australia, Bahrain, Canada và Hòa Lan, đã tập kích thành công vào các khu vực mà Houthi đã dùng để bắn phá các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ”
Ngày 12-1-2024, Thủ tướng Anh, Rishi Sunak xác nhận, không quân Hoàng Gia Anh đã phối hợp với lực lượng Mỹ, tấn công vào Houthi ở Yemen. “Anh Quốc sẽ luôn luôn đứng lên vì tự do đi lại và tự do thương mại”.
Các nguồn tin thông thạo cho biết, từ tàu ngầm USS Florida và từ 3 tàu sân bay, USS John Stennis, USS Gerald R. Ford, USS Dwight Eisenhower, đã dùng tên lửa Tomahawk tấn công vào các cơ sở, như phi trường quốc tế ở thủ đô Santa’a.
Những vị trí của hệ thống radar, kho chứa tên lửa và các địa điểm phóng tên lửa của Houthi ở Yemen. Những cơ quan nầy tại các thành phố, khu dân cư, cho nên phải hứng chịu sự đổ nát, thiệt hại về cơ sở hạ tầng không tránh khỏi của chiến tranh.
XV. Hình ảnh đau thương của chiến tranh
Hàng chục ngàn người chết. Những người còn sống, đau khổ vì người thân đã chết. Thân xác thương tích vì không có thuốc điều trị. Đói khát.
Kẻ chủ mưu phải chịu trách nhiệm là Iran.
Kết luận
Trận chiến đẩm máu giữa Do Thái và Palestine Hamas ở Dải Gaza, đã lan rộng đến tổ chức Hezbollah ở Liban và Houthi ở Yemen. Kẻ chủ mưu gây bất ổn trong khu vực chính là Iran.Vì Houthi tấn công các tàu đi trên Biển Đỏ, nên liên minh Hoa Kỳ tấn công đập tan ý đồ của Houthi, để bảo vệ con đường giao thông huyết mạch qua Biển Đỏ.
Chính Iran gây ra cuộc chiến đẩm máu, làm thiệt mạng hàng chục ngàn người, hàng trăm ngàn người nhà tan cửa nát, tạo ra biết bao nhiêu cảnh thương tâm, đau khổ của nạn nhân chiến tranh.
Chính Iran là thủ phạm.