JUSTINE CALMA, Dịch: Phạm Văn Bân, California
Những điều cần biết về COP27,
Hội Nghị Về Khí Hậu
Của Liên Hiệp Quốc
Tại sao COP27 quan trọng đối với khí hậu, nhưng có thể không quá nhiều như những quảng bá lớn tiếng được loan truyền.
Các thảo luận về khí hậu của LHQ kích động sự thất vọng trong mỗi năm. Đây là chương trình năm nay.
Có hơn 30,000 người đại diện cho chính phủ, doanh nghiệp và các nhóm môi trường và nhân quyền ở khắp thế giới được dự kiến sẽ gặp nhau vào tuần tới để thảo luận công việc tẻ nhạt về biến đổi khí hậu. Cơ hội này là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của LHQ, được gọi là 27th Conference of the Parties, hay COP27, dự kiến xảy ra từ ngày 6 đến ngày 18 tháng November.
Hàng năm, hội nghị được tiêu biểu như là một cơ hội cho thế giới cùng tụ họp để đối phó khủng hoảng khí hậu. Đôi khi các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra các cam kết mới để kiềm chế sự phát thải khí nhà kính của nước họ hoặc ký thỏa thuận với các nguyên thủ của nước khác để chuyển đổi sang năng lượng sạch và rót tiền vào việc xây dựng một thế giới mạnh mẽ hơn. Rất thông thường, những người ủng hộ bỏ đi một cách thất vọng với những tiến triển ít ỏi được thực hiện. Có rất nhiều quảng bá lớn tiếng để vượt qua, vì vậy The Verge tổng hợp một hướng dẫn cho các cuộc nói chuyện về khí hậu năm nay.
COP27 là gì?
Đã từng có lúc vào năm 1992, gần như mỗi một nước trên Trái-đất đều ký Công ước khung mẫu của LHQ về biến đổi khí hậu. Công ước đó đã cam kết họ làm việc chung với nhau để hạn chế sự nóng lên toàn cầu đang tạo ra các thảm họa thời tiết khắc nghiệt, đẩy các loài vào sự tuyệt chủng và nhấn chìm các hòn đảo thấp.
Các cuộc họp COP đã trở thành vận may rủi cho bất cứ ai có bất cứ điều gì để mất hoặc được từ biến đổi khí hậu
Các nước đã chấp nhận công ước đó (hiện nay có 197 nước) đã trở thành “Conference of the Parties.” Và vào năm 1995, họ đã tổ chức buổi họp COP đầu tiên tại Berlin, Đức. Bây giờ, chúng ta đang ở buổi họp COP27 – tức là lần thứ 27 các nước này tập hợp lại với nhau để cố gắng cứu thế giới. Tại thời điểm này, các cuộc họp COP đã trở thành vận may rủi cho bất cứ ai có bất cứ điều gì để mất hoặc được từ biến đổi khí hậu. Dân chúng bản xứ cử đại biểu của chính họ để đại diện cho ích lợi của họ. Các nhà hoạt động từ vùng địa phương và từ khắp nơi trên thế giới túa ra tràn ngập các đường phố bên ngoài hội nghị. Các tập đoàn công ty từ Big Tech đến ngành kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch đều thành lập gian hàng để cố gắng chứng tỏ khả năng của họ trong một phần của giải pháp.
Nếu biến đổi khí hậu vẫn ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau 27 năm, tại sao chúng ta vẫn còn quan tâm đến hội nghị này?
Đây là một cuộc tranh luận gay gắt, ngay cả bên trong hội nghị. Người hoạt động khí hậu trẻ trung Greta Thunberg, tức là người từng gây chú ý trên các phương tiện truyền thông tại hội nghị năm ngoái, nói trong một sự kiện tại London tuần này, sau khi thông báo rằng cô sẽ không tham dự COP27 năm nay, nói rằng “Hiện trạng các hội nghị COPs đã không có hiệu quả.”
Thunberg nói, “Các hội nghị COPs chủ yếu được dùng như là cơ hội để các nhà lãnh đạo và những người nắm quyền đạt được chú ý, bằng cách dùng nhiều kiểu hành động khác nhau nhằm lừa dối là có ích lợi cho môi trường.”
Đối với nhiều nhà hoạt động, có vẻ như thể các tảng băng hà đang tan nhanh hơn việc các nước có thể đi đến thống nhất về chính sách để hạn chế biến đổi khí hậu. Đã phải mất nhiều thập niên cho đến khi hội nghị COP21 đưa ra một quyết định quan trọng nhất từ một trong những hội nghị này – tức là Thỏa-thuận Paris có tính chất bước ngoặt được thông qua vào năm 2015. Thỏa thuận đó là nền tảng cho nhiều nỗ lực ngày nay để hành động về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đặt ra một giới hạn được yểm-trợ-bởi-nghiên-cứu về mức nóng lên toàn cầu mà các nước sẵn sàng chịu đựng, khiến các nước phải chịu trách nhiệm về việc “kìm hãm sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2°C so với mức tiền-kỹ-nghệ và theo đuổi những nỗ lực để giới hạn sự gia tăng nhiệt độ cao hơn 1.5°C so với mức tiền-kỹ-nghệ.”
Một khả năng thay thế là chúng ta sẽ đạt đến mức độ tàn phá khí hậu hoàn toàn mới
Thế giới đã nóng lên 1.2 độ Celsius - vì vậy chúng ta không còn có nhiều chỗ để đong đưa. Việc nằm dưới ngưỡng 1.5 độ đó đòi hỏi phải đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng zero trong vài thập niên tới. Đó là khung-thời-gian ngắn để chuyển đổi toàn bộ thế giới sang năng lượng sạch. Một khả năng thay thế là chúng ta sẽ tiến đến một mức độ thảm họa khí hậu hoàn toàn mới, bao gồm việc xóa sạch các rạn san hô của thế giới và biến số siêu-đô-thị của thế giới thành các khu “bị-căng-thẳng-vì- nhiệt” lên gấp đôi.
Và bất chấp tất cả cam kết đã đưa ra từ các hội nghị COPs, thế giới vẫn đang còn lắc lư hướng đến việc nóng lên trên 2 độ Celsius. Đó là ngay cả sau khi các nước đã nộp các kế hoạch hành động quốc gia được-cập-nhật tại hội nghị COP năm ngoái, một hội nghị đánh dấu thời hạn chính yếu để các nước thực hiện các cam kết theo thỏa thuận Paris.
Có gì mới về COP27?
Với tình hình vẫn còn rất tàn khốc, hội nghị COP năm nay sẽ tập trung nặng vào việc nghĩ ra cách sống với hậu quả của biến đổi khí hậu. Vì vậy, một trong những biệt ngữ lớn lối tại COP27 là “thích ứng.” Cụ thể, các đại biểu từ các nước giàu có hơn sẽ cần có giải pháp về việc họ sẽ thực hiện tốt lời hứa năm ngoái như thế nào để tăng gấp đôi tài chính cho các biện pháp “thích ứng” - tức là cam kết khoảng $40 tỷ/ năm vào năm 2025.
Số tiền này được giả sử là sẽ dành cho cơ sở hạ tầng mới và được-cải-tiến để có thể giúp giữ gìn an toàn cho mọi người trong một thế giới đang nóng lên. Điều đó có thể trông giống như những thành phố được thiết kế để chống lại cái nóng một cách tốt hơn hoặc những cộng đồng hầu chắc ít bị xóa sổ trong một trận cháy rừng. Hoặc có thể có nghĩa là phát triển các hệ thống báo động sớm để có thể khuyến cáo mọi người về một trận lụt hoặc bão đang ập đến. Trong năm nay, có một thúc đẩy để bảo đảm ngay cả nguồn tài trợ còn nhiều hơn nữa cho các loại dự án thích ứng này, đặc biệt kể từ khi chi phí thích ứng tại các nước đang-phát-triển đã được dự kiến sẽ lên tới $300 tỷ/năm vào cuối thập niên này. Những người ủng hộ cũng đang thúc đẩy các giải pháp được dẫn đầu bởi địa phương hơn bởi vì điều này có nghĩa là sống với biến đổi khí hậu sẽ trông khác nhau từ nơi này đến nơi khác, và con người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thảm họa khí hậu không phải lúc nào cũng được bao gồm vào bảng kế hoạch.
Năm nay cũng có phẫn nộ càng ngày càng tăng về sự thiếu hỗ trợ cho những cộng đồng đã phải chịu đựng thiệt hại không-thể-khắc-phục-được từ thảm họa khí hậu. Thí dụ, các quốc-đảo nhỏ đã phải tản cư toàn bộ dân chúng ra khỏi các hòn đảo đang biến mất. Họ đã phải gánh chịu những chi phí đó mặc dù họ đóng góp rất ít vào sự ô nhiễm đang gây ra biến đổi khí hậu.
Những nước giàu có hơn, đứng đầu bởi Mỹ, đã phát thải khí nhà kính nhiều hơn trong lịch sử. Vì vậy, lý luận là Mỹ nên phun ra một số tiền để trả cho hậu quả. Những người ủng hộ và đại biểu từ một số nước dễ-bị-tổn-thương nhất muốn có một cơ chế tài trợ cho loại “tổn thất và thiệt hại” này. Và trong khi các nước giàu có hơn đã loại bỏ tư tưởng này lặp đi lặp lại trong các kỳ hội nghị COP trước, thì họ đang phải đương đầu với sự gia tăng hỗ trợ tài chính cho tổn thất và thiệt hại từ các nước đang-phát-triển do biến đổi khí hậu càng ngày càng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Lẽ tất nhiên, vẫn còn có rất nhiều áp lực buộc các nước tại COP27 phải làm nhiều hơn để ngăn chặn sự ô nhiễm làm-nóng-trái-đất ngay từ đầu. Các nhóm môi trường đang hy vọng sẽ thấy nhiều cam kết ở tầm cỡ quốc gia sẽ được cập nhật hơn từ COP27, đặc biệt là kể từ khi các nước đồng ý vào năm ngoái để “xem xét lại và củng cố” các mục tiêu của họ cho năm 2030.
COP27 đang xảy ra ở đâu?
Hội nghị đang xảy ra tại Sharm el-Sheikh, Ai-cập. Do đó, có thêm một sự thật hiển nhiên bị cố ý bỏ qua tại Hội nghị Khí hậu của LHQ năm nay: vụ đàn áp của Ai-cập đối với các cuộc biểu tình vì khí hậu - và những tiếng nói bất-đồng-quan-điểm rộng rãi hơn. Theo báo cáo, có hàng tá người đã bị bắt giữ trong những ngày gần kề hội nghị khí hậu trong nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình, làm tăng thêm hàng chục nghìn tù nhân chính trị được cho là hiện đang bị giam giữ tại Ai-cập.
Có thêm một sự thật hiển nhiên bị cố ý bỏ qua tại Hội nghị Khí hậu của LHQ năm nay: vụ đàn áp của Ai-cập đối với các cuộc biểu tình vì khí hậu
Điều đó làm tăng thêm sự hoài nghi về những gì có thể đạt được tại hội nghị khí hậu này, đặc biệt nếu tiếng nói địa phương không được lắng nghe. Hội nghị năm nay được gọi là “COP của Phi châu.” Toàn bộ lục địa Phi châu chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 3% tổng số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Nhưng nhiều nước trong khu vực đang phải đương đầu với những tác động thái quá về khí hậu. Thí dụ, vùng Sừng Phi châu đang ở giữa đợt hạn hán dài nhất trong nhiều thập niên do biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ hạn hán. Với 5 mùa mưa bị-phơi-khô liên tiếp, hơn 50 triệu người tại 7 nước trải dài từ Sudan và Eritrea đến Kenya và Uganda phải đương đầu với tình trạng mất an toàn lương thực nghiêm trọng trong năm nay. Những chênh lệch rõ rệt này là một yếu tố khác khiến cho sự thích ứng và tổn thất và thiệt hại trở thành ưu tiên tại COP27.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Hãy lưu ý rằng các cuộc thảo luận khí hậu hàng năm này thực sự chỉ được giả sử là điểm khởi đầu cho hành động. Các nhà lãnh đạo có thể đưa ra lời hứa tại các hội nghị này, nhưng sau đó họ phải trở về nước và thông qua luật lệ hoặc hoàn tất một số loại dự án được giả sử là có tác động đến đời sống của mọi người. Cuối cùng, điều gì sẽ xảy ra để buộc các nước có trách nhiệm tuân thủ - hoặc có thể vượt xa hơn - những gì họ đã cam kết trong các hội nghị này là một phần hào hứng. Nếu điều đó không xảy ra, chúng ta sẽ thấy nhiều điều tương tự tại hội nghị COP năm sau.