Tập Cận Bình thoát chết
trong sáu vụ mưu sát và một vụ đảo chánh của phe Giang Trạch Dân
trong sáu vụ mưu sát và một vụ đảo chánh của phe Giang Trạch Dân
• Trúc Giang MN
1* Mở bài
Sau đại hội thứ 18 của đảng CSTQ bắt đầu từ ngày 8-11-2012, Tập Cận Bình được bầu là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào, nắm trọn quyền lực Trung Quốc trong ba chức vụ: Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Giang Trạch Dân đã nghỉ hưu nhưng thế lực còn rất mạnh nên âm mưu loại Tập Cận Bình ra khỏi quyền lực bằng đảo chánh và ám sát.
Tập Cận Bình thoát chết trong 6 vụ mưu sát: tai nạn giao thông, tiêm thuốc độc, đặt bom trong phòng họp, bắn tỉa, cho nổ xe lửa và cho nổ nhà kho ở Thiên Tân.
Thế nhưng Tập Cận Bình vẫn thoát nạn. Còn sống. Và triệt hạ những tay chân thân tín của Giang Trạch Dân, từng người một. Và sau cùng đến phiên Giang Trạch Dân.
Có ý kiến cho rằng sở dĩ Giang Trạch Dân cố bám quyền lực, duy trì phe đảng vì lý do là để bảo vệ tánh mạng do tội ác diệt chủng trong việc đàn áp Pháp Luân Công, và dã man nhất là mổ người sống để lấy nội tạng. Tòa án quốc tế Tây Ban Nha đã phát lịnh truy nã Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán…Vì thế họ Giang cần phải có bọn đồng phạm nắm giữ quyền lực. Chắc ăn nhất là đưa hai tên tòng phạm Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai lên nắm quyền, và sau đó xây dựng những thế hệ thuộc phe họ Giang trong tương lai.
2. Giang Trạch Dân và hai con bị quản thúc ở một nơi bí mật
Rõ ràng là Giang Trạch Dân bị áp giải
Sau vụ nổ nhà kho ở Thiên Tân ngày 12-8-2015, Tập Cận Bình ra lịnh bắt khẩn cấp Giang Trạch Dân.
Ngày 15-8-2015, Giang Trạch Dân bị áp giải đến quản thúc ở một nơi bí mật. Tấm hình họ Giang bị áp giải tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Đến ngày 3-9-2015, Tập Cận Bình đưa họ Giang ra mắt công chúng trong buổi lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng quân phiệt Nhật kết thúc Thế Chiến 2.
Các nhà quan sát cho rằng ông Tập muốn chứng tỏ rằng họ Giang đang nằm trong tay của ông ta, đồng thời gởi một thông điệp đến những người ủng hộ họ Giang để cảnh cáo và hãy từ bỏ tham gia chống lại ông ta.
Giang Trạch Dân và hai người con đã bị quản thúc. Người thân tín của Giang là Tăng Khánh Hồng cũng bị hạn chế sự đi lại.
Bài xã luận trên báo Nhân Dân chỉ trích nặng nề nhắm vào Giang Trạch Dân. “Đã can thiệp quá mức vào công việc của những người thừa kế…không vui vẻ về hưu mà trái lại còn làm nhiều việc để tăng cường quyền lực”.
Giang Trạch Dân lãnh đạo đảng CSTQ từ năm 1989 đến 2002. Sau đó còn bám lấy quân đội với chức vụ Chủ tịch Quân Ủy Trung ương thêm 2 năm nữa.
Trước khi rời quyền lực còn cài cắm thân tín vào bộ máy lãnh đạo. Đó là nâng số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị từ 7 người lên 9 để đưa La Cán và Chu Vĩnh Khang vào nắm ngành an ninh. Chu Vĩnh Khang đã mở rộng hệ thống cảnh sát, an ninh, mật vụ với ngân sách 120 tỷ USD, to hơn ngân sách Bộ Quốc phòng.
Đàn em của Giang là Quách Bá Hùng, Thượng tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy TW thâu tóm quyền lực của Hồ Cẩm Đào.
Giang Trạch Dân bị xem như “Bố Già” của Mafia.
3. Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt Giang Trạch Dân?
3.1. Kế hoạch đưa Bạc Hy Lai lên thừa kế Hồ Cẩm Đào
Ở Đại Hội 17 (2007), Giang Trạch Dân toan tính đưa người thân tín là Bạc Hy Lai lên kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Trước hết làm Phó Thủ tướng của Hồ Cẩm Đào, rồi sẽ lên nắm chức Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước ở Đại hội đảng 18.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thẳng thừng gạt bỏ Bạc Hy Lai. Lý do đưa ra không ai có thể phản đối được cả. Đó là Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng (Genocide) và tội chống lại loài người (Crime against Humanity) trong vụ đàn áp và mổ lấy nội tạng Pháp Luân Công mà Bạc đã tham dự.
Theo bản án đó Bạc sẽ phải đối diện với sự dẫn độ nếu đi tới những nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Do đó Bạc Hy Lai không thể giữ chức Phó Thủ tướng.
Hơn nữa, Hồ Cẩm Đào muốn người bạn thân là Lý Khắc Cường sẽ lên nắm quyền.
3.2. Kế hoạch đảo chánh Tập Cận Bình
Để ngăn chặn Tập Cận Bình lên thay Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch sẽ bắt ép Tập Cận Bình phải rời bỏ quyền lực, như Đặng Tiểu Bình đã bắt ép Hoa Quốc Phong trước kia vậy.
Kế hoạch được giao cho Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai tiến hành rất trôi chảy.
Thế nhưng đúng vào lúc đó, một sự việc xảy ra làm đảo lộn tất cả. Đó là buổi tối ngày 6-2-2012, Giám đốc Công an Trùng Khánh tên Vương Lập Quân chạy vào tòa Lãnh sự Mỹ ở Thành Đô, Liêu Ninh xin tỵ nạn.
Bạc Hy Lai hốt hoảng, đem 70 xe cảnh sát và xe bọc thép đến bao vây tòa lãnh sự Mỹ đòi trả người.
Thời gian 36 tiếng đồng hồ ở tòa lãnh sự Mỹ, Vương Lập Quân trao cho Mỹ nhiều tài liệu về hoạt động an ninh của Trung Quốc, tài liệu về đàn áp và mổ lấy nội tạng của thành viên Pháp Luân Công, về việc vợ của Bạc Hy Lai giết chết thương gia người Anh là Neil Heywood…
Mỹ không cho Vương Lập Quân tỵ nạn, nên một Thứ trưởng Bộ An ninh tên Khâu Tiên đến hộ tống họ Vương ra khỏi vòng vây của Bạc Hy Lai, đưa hắn về Bắc Kinh.
3.3. Vương Lập Quân tiết lộ chi tiết của kế hoạch
Vương Lập Quân tiết lộ tài liệu đàn áp và mổ lấy nội tạng Pháp Luân Công
Vương Lập Quân tiết lộ chiến dịch nghe lén. Bạc Hy Lai đã ra lịnh cho họ Vương thiết lập mạng lưới điện tử theo dõi, thu âm, nghe lén điện thoại và các hoạt động trên internet mục đích công khai là để theo dõi tội phạm nhưng bên trong là theo dõi các quan chức Bắc Kinh. Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cũng bị theo dõi.
Kế hoạch đảo chánh Tập Cận Bình sẽ được thực hiện vào sau Tết Nguyên Đán năm 2012. Đó là dùng truyền thông hải ngoại tung ra những chỉ trích về bí mật của Tập Cận Bình nhằm làm suy giảm quyền lực của ông Tập trong đảng, và dùng đảng đưa Bạc Hy Lai lên tiếp nhận chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư Pháp nắm giữ hệ thống cảnh sát vũ trang, công an và mật vụ, hệ thống tòa án và Viện Kiểm sát.
Bước kế tiếp là khi Bạc Hy Lai nắm được chức vụ lãnh đạo ngành an ninh thì Bạc và Chu Vĩnh Khang thừa cơ bắt ép Tập Cận Bình trao quyền. Vì 6 người trong 9 ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị là người thuộc nhóm Thượng Hải của Giang Trạch Dân.
Vương Lập Quân bị 15 năm tù về những tội đồng lõa với Bạc Hy Lai. Vì thế, họ Vương mới vào xin tỵ nạn ở lãnh sự quán Mỹ, Thành Đô.
3.4. Vụ đảo chánh chấn động của Chu Vĩnh Khang
Trung Nam Hải là trụ sở của đảng * Tân Hoa Môn thuộc Trung Nam Hải
Đêm 19-3-2012, Chu Vĩnh Khang điều động lực lượng cảnh sát vũ trang cực kỳ to lớn chưa từng thấy tại Bắc Kinh và vùng phụ cận bao gồm Tân Hoa Môn, Thiên An Môn, đồng thời khống chế Trung Nam Hải. Trung Nam Hải là tòa nhà làm trụ sở của đảng CSTQ ở Bắc Kinh. Trung Nam Hải cũng được hiểu là chính quyền Trung Quốc, giống như Tòa Bạch Ốc được hiểu là chính quyền của Mỹ.
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là Lệnh Kế Hoạch huy động Quân Đoàn 38 tiến vào Bắc Kinh. Quân Đoàn nầy ra lịnh cho lực lượng cảnh sát vũ trang phải rời Bắc Kinh. Cảnh sát không tuân lệnh. Nên cuộc nổ súng xảy ra. Cảnh Sát đầu hàng và bị cô lập, cách ly với Trung Nam Hải.
4. Ba tử huyệt của Giang Trạch Dân
Giang Trạch Dân có ba tử huyệt, đó là: tham nhũng, đàn áp Pháp Luân Công và xuất thân từ gia đình Hán gian mà khai gian lý lịch.4.1. Tử huyệt thứ nhất.
Một chế độ tham nhũng. Trong khi nắm quyền, Giang Trạch Dân làm ngơ để cho bộ hạ tha hồ tham nhũng. Đó được xem như một thủ đoạn vừa mua chuộc và vừa khống chế để đổi lấy sự trung thành của đám thuộc hạ.Nói chung thuộc hạ thân tín của Giang có đặc điểm chung là tham nhũng.
4.2. Tử huyệt thứ hai.
Xuất thân từ gia đình Hán gian mà khai gian lý lịch. Cha là Giang Thế Tuấn, một Hán gian, làm việc cho Nhật với chức vụ Phó Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chánh phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh trong thời gian Nhật chiếm đóng Trung Hoa.Giang Trạch Dân theo học ở Đại Học Nam Kinh do người Nhật điều hành.
Để che giấu lý lịch cha là Hán gian, Giang bịa chuyện được ông chú tên Giang Thượng Thanh, là một đảng viên, nhận làm con nuôi. Nhưng kỳ thật ông chú nầy đã chết 8 năm trước đó.
Khi được đào tạo ở Nga, Giang chìm đắm trong vụ bê bối tình ái với một phụ nữ Nga, rồi sau đó trở thành một điệp viên của KGB.
Khi nắm quyền lực, đã bán rẻ phần đất ở phía bắc Trung Hoa cho Nga.
4.3. Tử huyệt thứ ba.
Đàn áp Pháp Luân Công.Từ năm 1992, Pháp Luân Công được phổ biến rộng rãi ở Trung Hoa, có trên 100 triệu người theo tập.
Cũng như những lãnh tụ Cộng Sản khác, Giang Trạch Dân thích được tôn sùng nên đảng có cơ quan chuyên bịa chuyện để thần thánh hóa lãnh tụ. Họ Giang nầy cũng thích được tôn sùng, nịnh bợ thế nhưng đi tới đâu cũng nghe người dân bàn tán và rủ nhau đi tập Pháp Luân Công. Người dân tỏ ra có cảm tình với sư phụ Lý Hồng Chí của họ hơn lãnh đạo đảng CSTQ.
Sở dĩ người dân có thái độ lạnh nhạt đối với đảng, với lãnh đạo đảng là do những tội ác man rợ của các lãnh tụ và đảng Cộng Sản Trung Hoa. Mao Trạch Đông và Giang Thanh trong “thổ địa cải cách” (1946-1949) và Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Man rợ của Đặng Tiểu Bình trong vụ đàn áp sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn (15-4-1989).
Đó là một trong những lý do đưa đến việc Giang Trạch Dân giở trò bản chất tàn bạo dã man của đảng CSTQ đối với Pháp Luân Công.
Tập Cận Bình không tấn công hạ gục Giang Trạch Dân trong vụ đàn áp Pháp Luân Công vì đó là tội ác của Đảng. Đảng của Tập Cận Bình.
Về việc Giang khai gian lý lịch thì Tập Cận Bình dùng làm lá bài tẩy, để xử dụng cuối cùng khi cần thiết.
Đánh vào tử huyệt tham nhũng thì được người dân ủng hộ. Chống tham nhũng vừa triệt hạ đối thủ chính trị vừa thanh lọc đảng CSTQ.
5. Thế là chiến dịch đả hổ diệt ruồi được thực hiện
5.1. Diễn biến cuộc chiến
Thế giới đang theo dõi chiến dịch chống tham nhũng “Đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình.Những con hổ to nhất tưởng chừng như bất khả xâm phạm như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, từng tên một, lần lượt khai trừ ra khỏi đảng, vào tù và bị tịch thu tài sản. Điều nầy cho thấy con “siêu hổ” Giang Trạch Dân đang nằm trong tầm ngắm của Tập Cận Bình. Quả thật, họ Giang đã bị bắt và quản thúc ở một nơi bí mật.
Về hạng ruồi thì bị bắt vô số kể. Chỉ riêng năm 2013 đã có 6,500 quan chức biến mất mà không để lại một dấu vết nào cả. Hơn 8,000 quan chức đã trốn ra nước ngoài. Khoảng 1,250 người tự sát. Bầu không khí căng thẳng bao trùm trên các cơ quan chính phủ. Một bịnh lạ xuất hiện: bịnh trầm cảm.
Mỗi khi đoàn thanh tra đến đâu thì ở đó dấy lên sự kinh hoàng. Tại Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến nơi thì doanh số bán điện thoại mã hóa gia tăng kỷ lục. Các cửa hàng phải huy động điện thoại loại có mã số bí mật nầy, từ các nơi khác đem về bán ra theo nhu cầu của khách hàng, là những quan chức nhà nước.
5.2. Những tướng lãnh tham ô
1). Thượng tướng tham ô Từ Tài Hậu
Từ Tài Hậu với Cốc Tuấn Sơn
Tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương bị thuộc hạ là tướng Cốc Tuấn Sơn khai báo tham nhũng. Đã nhận của y 40 triệu nhân dân tệ (6 triệu đô la Mỹ) để cho được thăng chức.
Từ Tài Hậu đã nghỉ hưu và đang nằm bịnh viện để chữa trị ung thư bàng quang.
Nhóm điều tra khám xét căn nhà 2,000m2 của họ Từ, đã phát hiện một hầm chứa một tấn tiền mặt gồm nhân dân tệ, đô la Mỹ, euro. Vô số đá quý và hàng trăm kg ngọc bích đắt tiền và đồ cổ quý hiếm.
Mười xe tải được huy động để vận chuyển số tài sản đó.
Kết thúc cuộc điều tra, Từ Tài Hậu bị cáo buộc ”Tội lợi dụng chức quyền nhận hối lộ để cho người khác được thăng lên cấp tướng trong quân đội. Lợi dụng địa vị để trục lợi”.
Chưa bị khởi tố thì họ Từ nầy đã chết vì ung thư bàng quang. Người chết được miễn truy tố nhưng tài sản bị tịch thu.
2). Trung Tướng Cốc Tuấn Sơn mê vàng và phụ nữ
Cốc Tuấn Sơn với với ca sĩ Thiếu tướng Thang Xán
Trung Tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần, nổi tiếng là người mê vàng, mê phụ nữ, tham ô, đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Tạp chí Phoenix Weekly Hongkong cho biết, tài sản bất chánh của họ Cốc nầy lên tới 5 tỷ USD.
Ông tướng Tàu nầy đưa vợ con di cư sang Đức. Ông sở hữu 23 người đẹp trong đó có một ca sĩ mang cấp bậc thiếu tướng văn công quân đội tên là Thang Xán.
“Trình độ hối lộ” của Cốc Tuấn Sơn đã khiến báo chí “lác mắt” khi ông ta được cho là đã được “tặng” từ một chiếc xe Mercedes hạng sang, nhưng đặc biệt hơn là trên xe có để sẵn… hơn 100kg vàng – đúng với biệt danh “tướng mê vàng” của Cốc.
Ông ta cũng từng làm ra 3 bức tượng Phật và một tượng Mao Trạch Đông bằng vàng mỗi bức nặng hàng chục kg và dành tặng 2 bức tượng này cho các lãnh đạo trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị.
Người nhận hối lộ và chống lưng cho Cốc Tuấn Sơn là Thượng tướng Từ Tài Hậu. Cống phẩm dâng hối lộ độc đáo nhất của Tướng Cốc là dâng con gái ruột hai mươi tuổi cho Từ Tài Hậu.
Mingpao tiết lộ, sau khi biết được những sự tha hóa và trụy lạc trong lối sống của Cốc và Từ, Thượng tướng Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu Kỳ, phải thốt lên: “Từ Tài Hậu quá vô liêm sỉ. Ông ta ‘làm chuyện đó’ với con gái Cốc Tuấn Sơn, vậy quan hệ giữa bọn họ thành ra cái gì? Cốc Tuấn Sơn xưng hô với Từ thế nào?”
Đoàn thanh tra phải huy động 20 sĩ quan để tịch thu tài sản và dùng 4 xe tải để vận chuyển tài sản của Cốc Tuấn Sơn.
Trung Tướng Cốc Tuấn Sơn bị bắt ngày 19-1-2012 và bị kết án tử hình.
Ngoài ra, trong chiến dịch đả hổ diệt ruồi có hàng trăm tướng tá bị bắt giam, tịch thu tài sản và một số bị tử hình.
5.3. Phe nhóm Giang Trạch Dân phản công Tập Cận Bình
Giang Trạch Dân dựng lên những vụ khủng bố đẫm máu gây hoang mang trong dân chúng, gây bất ổn xã hội từ đó lấy cớ, dùng đảng để triệt hạ Tập Cận Bình.
Vụ đánh bom buổi sáng tại chợ Urumqi, Tân Cương (2014). Vụ tấn công khủng bố bạo lực ở nhà ga Côn Minh và nhiều cuộc khủng bố khác do phe họ Giang thực hiện.
Sau vụ khủng bố ở nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố đã triển khai những cuộc thực tập chống khủng bố. Ở Bắc Kinh có 3 đợt thực tập với sự tham dự của 100,000 cán bộ và 850,000 người tình nguyện để kiểm tra và giám sát ở Bắc Kinh và những vùng phụ cận.
Chính quyền kiểm soát chặt chẽ việc mua diêm, bật lửa, vật dễ cháy, xăng dầu, pháo bông và các sản phẩm gây nổ. Ai mua những thứ nầy phải đăng ký tên họ và địa chỉ.
Việc cấm những mặt hàng cần thiết như diêm quẹt, bật lửa làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Việc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng CSTQ đã trực tiếp gây thiệt hại cho đời sống người dân.
Hai bên tố nhau lòi ra những tội ác vô cùng man rợ của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Một đảng có thành tích tội ác đối với người dân từ cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, đẫm máu Thiên An Môn, tàn sát Pháp Luân Công.
Đảng Cộng Sản nào trên thế giới cũng có nợ máu đối với nhân dân của họ cả.
6. Những vụ mưu sát Tập Cận Bình
6.1. Chu Vĩnh Khang đã hai lần mưu sát Tập Cận Bình
Báo China Times của Đài Loan tiết lộ, Chu Vĩnh Khang đã hai lần mưu sát Tập Cận Bình. Người thực hiện âm mưu đó là Tân Hồng, vừa là phụ tá vừa là cận vệ của Khang.Đặt bom định giờ tại phòng họp
Từ thời Mao Trạch Đông, lãnh đạo đảng CSTQ có truyền thống gặp mặt nhau tại khu nghỉ mát mùa hè ở Bắc Đới Hà, một quận của tỉnh Hà Bắc.
Chu Vĩnh Khang được cho là đã ra lệnh đặt bom hẹn giờ tại một phòng họp của hội nghị thường niên ở Bắc Đới Hà vào tháng 8/2012.
Nhân viên an ninh đã phát hiện âm mưu ám sát nầy là một quả bom hẹn giờ được giấu bên trong phòng họp, nơi các quan chức tiến hành thảo luận.
Khi đó, ông Tập đang giữ chức phó chủ tịch nước và được xác định sẽ trở thành người thay thế ông Hồ Cẩm Đào.
Tiêm thuốc độc
Chu Vĩnh Khang chuyển qua âm mưu tiêm thuốc độc giết Tập Cận Bình trong dịp ông nầy đi khám sức khỏe định kỳ tại Quân Y Viện 301 tại Bắc Kinh.Theo Reuters, ông Chu được cho là đã giao phó trách nhiệm tiến hành cả 2 kế hoạch ám sát này cho Tân Hồng, trợ lý và là bảo vệ của mình. Các kế hoạch sau đó đều thất bại và Tân Hồng đã bị bắt giữ.
Sau đó Chu Vĩnh Khang không có mặt trong các cuộc họp Bộ Chính trị vào những ngày 24-9-2012 và 28-9-2012. Đó là cuộc họp để khai trừ Bạc Hy Lai ra khỏi đảng.
Các nguồn tin còn xác nhận, Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã từng có âm mưu đảo chánh để ngăn chặn Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng Bí thư đảng, đồng thời không cho Lý Khắc Cường lên làm Thủ tướng.
Trước khi nghỉ hưu, Chu Vĩnh Khang đã từng đứng đầu Ủy Ban Chính-Pháp là cơ quan quyền lực điều hành chính trị và pháp luật bao gồm cảnh sát, an ninh mật vụ, tòa án và Viện Kiểm sát.
6.2. Tập Cận Bình chết hụt trong vụ mưu sát bằng tai nạn giao thông
Ngày 5-9-2012, Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch nước, đã hủy bỏ vào giờ chót một loạt các cuộc gặp quan trọng với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Thụy Điển, đang ở Bắc Kinh trong cuộc viếng thăm Trung Quốc.
Lý do được đưa ra là Tập Cận Bình “bị đau lưng”.
Sự vắng mặt của họ Tập làm dấy lên những đồn đoán trên giới truyền thông.
Tập Cận Bình thoát chết
Ngày 10-9-2012, tờ Epoch Times (Đài Loan) đưa tin Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch nước, và Hạ Quốc Cường, Ủy viên Bộ CT, Chủ Nhiệm Ủy ban Kỷ luật Trung ương, hai người đã bị thương trong hai vụ tai nạn giao thông cùng xảy ra vào buổi tối ngày 4-9-2012. (Đó là lý do không tiếp Ngoại trưởng Clinton vào ngày 5-9-2012).
Nguồn tin cho rằng chiếc xe chở Tập Cận Bình bị ép dẹp đép giữa hai chiếc xe jeep. Tập Cận Bình bất tĩnh và được đưa ngay vào Quân y viện 301 ở Bắc Kinh.
Cũng theo nguồn tin trên, một giờ sau đó Hạ Quốc Cường cũng bị tai nạn xe. Một chiếc xe tải, vận tốc cao đâm vào sau xe chở Hạ Quốc Cường, làm chiếc xe bị lật nhào. Họ Hạ ở trong tình thế rất nguy ngập, cũng được đưa vào Quân Y Viện 301 ở Bắc Kinh.
Bỗng nhiên bịnh viện nầy lại được canh gác rất nghiêm nhặt.
Ngày 9-9-2012, tờ Boxun, trụ sở ở Hoa Kỳ, cho biết thủ phạm là một sĩ quan quân đội và một sĩ quan cảnh sát thân cận của Bạc Hy Lai đang bị giam giữ. Tin tức nầy bị gỡ xuống hai tiếng đồng hồ sau đó.
Sau đó, mãi cho đến ngày 10-9-2012, thì 7 trên 9 Ủy viên thường vụ Bộ CT xuất hiện bình thường trên các bản tin, nhưng vắng bóng Tập Cận Bình và Hạ Quốc Cường.
6.3. Ám sát bằng súng bắn tỉa
1) Mua súng bắn tỉa để ám sát Tập Cận Bình
Ngày 25-2-2015, báo Want China Times dẫn nguồn tin từ Boxun News, có trụ sở ở Hoa Kỳ, cho hay một số quan chức Trung Quốc đang bị nghi ngờ tìm cách mua súng bắn tỉa của Mỹ để ám sát Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Theo một phóng viên của Boxun ở Hongkong thì sau khi có tin đồn về vụ nầy thì một loạt các cuộc lục soát tư gia của các quan tham đã được thi hành.
Tờ Boxun viết: “Ông Tập, người phát động chiến dịch liên tục đàn áp quan chức tham nhũng kể từ năm 2013, đã phải tăng cường an ninh kể từ sau khi các cuộc mưu sát bị phanh phui”.
2) Tập Cận Bình tăng cường cận vệ thân tín
Tờ Duowei News (Đài Loan) cho biết, Tập Cận Bình đã thay toàn bộ lãnh đạo Cục Cảnh vệ và luôn luôn thay đổi đám cận vệ của ông.
Người đứng đầu Cục Cảnh vệ là Thượng tướng Tào Thanh bị đổi đi nơi khác. Phó Cục trưởng là Vương Thanh bị bắt điều tra.
Nguyên tắc an ninh trước kia được ấn định là mọi người phải cách xa lãnh đạo tối cao là 3m, Tập Cận Bình đưa ra khoảng cách xa hơn đối với ông. Những người ở hàng thứ trưởng đều phải trải qua kiểm tra an ninh mới được vào gặp chủ tịch.
6.4. Vụ mưu sát cuối cùng của Giang Trạch Dân
Theo thông lệ, mỗi năm các lãnh đạo đảng và Ban Thường vụ Bộ Chính trị đến họp tại Bắc Đới Hà là một quận thuộc khu nghỉ mát mùa hè của tỉnh Hà Bắc.Sau cuộc họp, Tập Cận Bình chỉ có hai con đường về Bắc Kinh, một là đi bằng xe lửa, hai là đi xe hơi ghé qua thành phố cảng tỉnh Thiên Tân. Trên hai con đường về sẽ có hai vụ nổ kinh thiên động địa. Đường nào thì Tập Cận Bình cũng bỏ mạng. Ý đồ của phe nhóm Giang Trạch Dân là thế.
1). Kế hoạch cho nổ tung xe lửa thất bại
Kế hoạch cho nổ tan tành xe lửa. Chờ cho đến khi cuộc họp ở Bắc Đới Hà (Hà Bắc) kết thúc thì theo thường lệ các quan chức cao cấp sẽ về bằng đường xe lửa Hà Bắc-Thiên Tân, lúc đó vụ nổ ở đường rầy làm tan nát xe lửa sẽ được thực hiện để giết Tập Cận Bình.
Tuy nhiên Tập Cận Bình đã được kịp thời báo trước nên đã thay đổi lộ trình vào phút chót. Kế hoạch bị bại lộ. Có thể thủ phạm bị bắt.
2). Cho nổ nhà kho để phi tang chứng cớ vụ mưu sát thứ hai
Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.
Hàng ngàn xe hơi bị cháy.
Ngày 14-8-2015, tờ Bowen Press dẫn một nguồn tin cho biết, vụ nổ nhà kho có liên quan đến âm mưu ám sát Tập Cận Bình.
Ngày 12-8-2015 lúc 23 giờ 30, một vụ nổ lớn bao gồm hai vụ nổ cách nhau 30 giây xảy ra ở kho chứa hàng hóa chất của công ty Thụy Hải, thuộc khu vực Tân Hải tỉnh Thiên Tân.
Vụ nổ thứ nhất mạnh bằng 3 tấn thuốc nổ. Vụ nổ thứ hai liền sau đó có sức công phá bằng 21 tấn thuốc nổ. Lửa vẫn tiếp tục cháy suốt 36 tiếng đồng hồ sau đó.
Một bãi đậu xe với vài ngàn chiếc xe bị thiêu ruội. 6,000 dân cư trong bán kính 3km phải di tản vì môi trường bị nhiễm độc hóa chất. 17,000 căn nhà bị hư hại.
Ước tính thiệt hại có khoảng 1.5 tỷ USD. 1,400 người thiệt mạng, 700 người mất tích.
3). Vì sao phải cho nổ nhà kho chứa hóa chất của công ty Thụy Hải?
Vì kế hoạch phá tan xe lửa bị lộ, có thể thủ phạm đã bị bắt, nên Giang Trạch Dân lập tức cho phá hủy nhà kho hóa chất đã được bọn họ đặt chất nổ vào. Nổ để phi tang chứng cớ.
Nhà kho của công ty Thụy Hải trên giấy tờ là chứa hóa chất. Có hơn 20 loại chất hóa học được chứa trong kho. Tuy nhiên sau khi quan sát hiện trường, thấy một cái hố đen khổng lồ thì các chuyên gia cho rằng đó không phải là hóa chất bị nổ, mà là do một khối thuốc nổ trên 20 tấn TNT. Vụ nổ làm tan hoang toàn bộ hệ thống bến bãi, cầu cảng của thành phố biển nầy.
Vụ nổ không phải là một tai nạn, mà là do những người thực hiện.
Theo nguồn tin từ một người nắm tình hình tiết lộ, việc phá hủy nhà kho là sử dụng xe tải chở kíp nổ.
“Đêm khuya cùng ngày, lợi dụng khi nhân viên trực ca đêm mệt mỏi và buồn ngủ, chiếc xe ngay lập tức đỗ tại địa điểm gần vị trí chứa chất nổ trong kho. Những nhân viên trên xe này nhanh chóng rời khỏi hiện trường sau khi kích nổ xe tải làm cho nhà kho phát sinh nổ lớn liên hoàn”
Vậy ai đem thuốc nổ vào nhà kho chứa hóa chất? Mục đích gì?
Chỉ có những người có thẩm quyền của công ty Thụy Hải mới mang được trên 20 tấn thuốc nổ vào nhà kho chứa hóa chất đó.
Báo chí đưa tin, ông trùm giấu mặt đàng sau kho của công ty Thụy Hải là thông gia với Trương Cao Lệ, một thân tín của Giang Trạch Dân. Tên Lệ nầy đã tích cực tàn hại Pháp Luân Công nên đã bị đưa tên vào danh sách điều tra của “Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công”.
Vụ nổ nhằm mục đích làm cho tan tành, banh xác đoàn xe của Tập Cận Bình khi về đến Thiên Tân sau cuộc họp ở Bắc Đới Hà.
Qua vụ nổ, Tập Cận Bình khẳng định thủ phạm đàng sau chính là Giang Trạch Dân nên mới ra tay thanh trừng.
7. Tập Cận Bình quyết định bắt Giang Trạch Dân sau hai đêm không ngủ được
7.1. “Giang Trạch Dân bị áp giải”
Ngày 12-8-2015 lúc 23 giờ 30, nhà kho Thiên Tân nổ làm cho Tập Cận Bình vô cùng tức giận, không ngủ được suốt hai đêm và cuối cùng ra lịnh bắt khẩn cấp Giang Trạch Dân và hai người con trai, Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang.
Ngày 15-8-2015, nhân viên an ninh xông vào khách sạn Xijiao Guesthouse ở Thượng Hải để bắt Giang Trạch Dân.
Những người chứng kiến thuật lại là họ Giang đã đái và ỉa ngay trong quần lúc bị bắt.
Những nguồn tin thân cận cho thời báo Đại Kỷ Nguyên biết là trước vụ nổ ở Thiên Tân, Tập Cận Bình dự trù sẽ ra tay thanh toán họ Giang vào mùa xuân năm 2016. Những tháng còn lại trong năm 2015, dành để giải quyết các vấn đề kinh tế và chứng khoán Trung Quốc.
Tuy nhiên, vụ nổ là một khúc quanh quyết định sống chết nên Tập hạ độc thủ đối với người tiền nhiệm và đối lập chính trị, Giang Trạch Dân.
Giang rạch Dân và 3 con bị quản thúc ở một nơi bí mật.
“Trung Quốc Trung Ương Đảng Hiệu”
Phiến đá khắc theo thủ bút của Giang Trạch Dân đề tên Trường Trung Ương Đảng CSTQ với hàng chữ “Trung Quốc Trung Ương Đảng Hiệu” dựng trên bãi cỏ trước trường, được chiếu sáng bằng 8 ngọn đèn pha vào ban đêm, đã bị xe ủi đất xúc đi.
Ngày 22-8-2015, bức ảnh mang tên “Bức ảnh Giang Trạch Dân bị áp giải” khiến cho người Trung Hoa vô cùng hào hứng. Tấm hình cho thấy hai người dìu nách họ Giang bước ra khỏi một ngôi nhà, hai tay đưa khuất ra sau lưng như là bị còng, đã gây xôn xao trong cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, làn sóng người tố cáo họ Giang đã dâng lên cao. Theo trang mạng Minh Huệ thì tính đến ngày 20-8-2015 đã có 157,000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước Trung Hoa, đưa đơn lên Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao khởi kiện Giang Trạch Dân.
Các chính trị gia thế giới ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ vụ kiện. Mười nhân vật quan trọng ở Thụy Sĩ đã gởi thơ tới Tập Cận Bình đề nghị đặc biệt lưu tâm đến vụ kiện nầy. Ba nghị sĩ của Nghị Viện Âu Châu cũng đồng ký tên trong một bức thư gởi đến Chủ tịch Viện Kiểm Sát Nhân dân là Tào Kiện Minh, kêu gọi nhà chức trách ngăn chặn lập tức các cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
7.2. Cóc chết hàng loạt báo hiệu ngày tàn của bạo chúa Giang Trạch Dân
Trước đó, ngày 27-5-2014, trang mạng Trung Tân đưa tin, tại hồ Điện Sơn, khu vực Thanh Phố thuộc tỉnh Thượng Hải, có hàng trăm con cóc chết, một hiện tượng chưa rõ nguyên nhân.
Người bảo vệ môi trường là ông Khương cho biết lúc 7 giờ tối ngày 24-5-2014, ông phát hiện tại hồ Điện Sơn có hàng trăm con cóc chết trên bờ và dưới nước.
Ông Khương, vợ ông và con gái ra vớt xác cóc chết, tổng số có 194 xác. Một số đã bốc mùi. Ngoài ra còn khá nhiều cóc chết đã trôi vào nguồn nước trung ương.
Ở hồ Ngọc Uyên Đàm, Bắc Kinh, có dựng con cóc bằng cao su bôm hơi, cao 22m. Cóc vàng (Kim thiềm) biểu hiện tiền tài và may mắn, để cho người dân chèo ghe ra đó chụp hình. Vì hình dạng Giang Trạch Dân giống như con cóc cho nên dân cư mạng cho rằng con cóc là biểu tượng của họ Giang.
Hình ảnh cóc chết tràn ngập các trang mạng vì người dân tin rằng Giang Trạch Dân là do con cóc đầu thai theo quan niệm luân hồi hoặc do “phụ thể”. Phụ thể là động vật chiếm thân thể người. Như con chồn thành tinh chiếm thân thể Tô Đắc Kỷ mê hoặc Trụ Vương trong chuyện Phong Thần của Trung Hoa.
Dân gian và quan chức đều biết rằng con cóc chỉ Giang Trạch Dân. Vào trang tìm kiếm “baidu.com” đánh câu hỏi “Con cóc là ai?” thì rất nhiều câu trả lời “Giang Trạch Dân”. (Ở Việt Nam, câu trả lời là “con cóc là cậu ông trời”)
Họ Giang bị bịnh hoàng đản, tắc mật nên da vàng, do đó biểu tượng con cóc vàng phù hợp với ông.
Hồi tháng 2 năm 2015, đài truyền hình An Huy đưa tin, một nhóm người ở Trung Sơn tỉnh Quảng Đông đã dùng internet tung ra những chùm ảnh “đại hoàng ếch” ám chỉ Giang Trạch Dân với những lời bình luận mỉa mai không tốt đẹp gì.
Dân chúng vui mừng vì tên chúa tể Cộng Sản Tàu nầy, vô cùng tàn bạo, can tội chống lại loài người, tội diệt chủng bằng những hình thức vô cùng man rợ, sắp đến ngày đền tội. Hiện có hơn 160,000 lá đơn của những người tập Pháp Luân Công trong và ngoài nước, gia đình và thân nhân họ khởi kiện.
Trên đường phố Bắc Kinh tràn lan những biểu ngữ yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý.
Tổng Bí thư Đỗ Mười và Giang Trạch Dân. Việt Nam được chấp thuận cho làm khu tự trị trong buổi họp tại Thành Đô, Liêu Ninh ngày 4-9-1990. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm
8. Chu Vĩnh Khang, vua dâm dật và tham nhũng
Đơn vị cảnh sát tối mật điều tra tội tham nhũng của Chu Vĩnh Khang.Ngày 21-10-2013, tờ Telegraph đưa tin, một đơn vị cảnh sát tối mật do Phó Chính Hoa (Fu Zenghua), Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh đứng đầu. Đơn vị mật nầy do Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo.
8.1. Con hổ lớn Chu Vĩnh Khang bị bắt vì tham nhũng
Con hổ lớn Chu Vĩnh Khang bị sa lưới
Vào buổi tối ngày 1-12-2013, Lệnh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, đã dẫn nhân viên an ninh đến nhà đọc lịnh bắt Chu Vĩnh Khang.
Ông Chu ngất xỉu tại chỗ. Vợ là Giả Hiểu Diệp cũng bị bắt cùng chồng. Trước đó, Chu Bân là con trai cũng bị giam lỏng ở Bắc Kinh.
Ngày 4-12-2013, những vi phạm nghiêm trọng của Chu Vĩnh Khang được đọc trong buổi họp của Bộ CT/CSTQ. 4 vi phạm nghiêm trọng như sau:
• Đẩy Bạc Hy Lai làm con rối chính trị. (Ý đồ đưa Bạc Hy Lai lên làm chủ tịch nước bù nhìn)
• Khống chế Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích hủ bại lớn hơn.
• Họ Chu âm mưu thay thế Giang Trạch Dân ở hậu trường.
• Tội nghiêm trọng là lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông Tập được công bố chính thức là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Ngoài ra, Chu Vĩnh Khang đã chỉ thị cho Quách Vĩnh Tường, Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, nguyên là thư ký riêng của Chu, cho cận vệ và tài xế dàn cảnh tai nạn giao thông để giết người vợ là bà Vương Thục Hoa.
Người con trai là Chu Hàn tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ cha con vì tội đã giết mẹ của ông.
8.2. Tài sản tham nhũng của Chu Vĩnh Khang và gia đình
“Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” cho biết, trong các ngày 2-12-2012, ngày 10 và 22-1-2014, Viện Kiểm sát Nhân dân ở 7 tỉnh và thành phố đã ra lịnh khám xét 3 đợt đối với 29 ngôi nhà của gia tộc Chu Vĩnh Khang.
Họ Chu với người thân gồm vợ, con, anh, em có tổng số 326 ngôi nhà với tổng giá trị bằng 1 tỷ 700 triệu nhân dân tệ ở 12 thành phố.
Đoàn thanh tra tịch thu:
- 47kg850 vàng.
- 150 triệu tệ (hơn 2.700 triệu USD)
- 55 bức tranh, thư pháp trị giá khoảng 1.2 tỷ nd tệ.
- 62 xe ôtô đủ loại, gồm có xe quân sự và các hiệu xe đắt tiền.
- Một kho tàng trữ vũ khí trái phép, gồm có:
- 27 súng ngắn gồm các loại K.76, K.96, K.99 do TQ sản xuất.
- 12 súng ngắn do Đức, Nga, Anh, Bỉ sản xuất, với hơn 11,000 viên đạn.
- 947 tài khoản nội tệ bị phong tỏa.
- 117 tài khoản ngoại tệ bị phong tỏa.
- Thu giữ cổ phần.
8.3. Chu Vĩnh Khang là vua dâm dật
Chu Vĩnh Khang và người tình Diệp Nghênh Xuân, đài truyền hình TW
Nếp sống sa đọa, dính líu đến những vụ mua bán dâm, quan hệ tình dục bất chánh với hơn 400 phụ nữ.
Tờ China Times dẫn lời của các nhân viên điều tra cho biết ông nầy có ít nhất 6 tòa nhà “hoành tráng” ở Bắc Kinh để “vui vẻ với gái tơ”.
1). Bách kê vương” Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang có biệt danh là “Bách kê vương” (Vua trăm gà), nổi tiếng là người dâm loạn, chuyên cưỡng hiếp phụ nữ ngay từ thời còn lãnh đạo ngành dầu khí.
Bách kê vương là vua trăm gà. Trong sân gà vịt chỉ có một con gà trống với một đàn gà mái. Con trống đạp mái suốt ngày, không ngơi nghỉ. Hết “đạp” con nầy đến đạp con mái khác. Họ Chu được ví bằng 100 con gà trống đó.
2). Giết vợ để cưới tình nhân
Vợ trước là Vương Thục Hoa (Hình trong vòng tròn)
Bà Giả Hiểu Diệp (Jia Xiaoye), vợ hai Chu Vĩnh Khang
Vợ thứ nhất là Vương Thục Hoa (Wang Shuhua). Vợ hai là Giả Hiểu Diệp (kém ông 28 tuổi). Giả Hiểu Diệp gọi vợ của Giang Trạch Dân là bà Vương Dã Bình bằng dì ruột.
Khi Giã Hiểu Diệp (Jia Xiaoye) báo tin là đã có thai thì Giang cho biết sẽ ly dị vợ để cưới cô. Nhưng không lâu sau đó, bà Vương Thục Hoa đã chết trong một tai nạn xe hơi. Chiếc xe chở bà Thục Hoa bị một chiếc xe mang số quân đội đâm vào. Có lời đồn cho rằng Giả Hiểu Diệp giả vờ mang thai để ép họ Chu phải cưới bà.
Báo chí cho biết Chu Vĩnh Khang đã có sáu ngôi nhà “hoành tráng” gọi là hành cung ở Bắc Kinh để tới lui hành lạc. Những thiếu nữ xinh đẹp do thuộc hạ hoặc người lo hối lộ cống nạp. Báo chí tổng kết có hơn 400 phụ nữ đã lên giường với họ Chu nầy.
Hồi tháng 3 năm 2013, khi Bạc Hy Lai bị mất chức, báo chí phanh phui chính Bạc Hy Lai đã từng tuyển chọn thiếu nữ xinh đẹp dâng lên cho Chu Vĩnh Khang. Một danh sách xác định danh tánh của 28 người gồm có ca sĩ, diễn viên điện ảnh và sinh viên…
Vụ điển hình gây chấn động nhất là họ Chu cùng với MC kênh truyền hình CCT-4 tên Diệp Nghênh Xuân (Ye Yingchun) đã chơi trò “rung xe” trong bãi đậu xe ở tầng hầm của siêu thị Parson, Bắc Kinh, trong ngày 29-11-2013, chỉ hai ngày trước khi bị bắt giam.
Toàn bộ trò “rung xe” đã bị nhân viên điều tra bí mật theo dõi và thu hình.
Tính dâm đãng là bản chất của người Tàu. Các vua chúa ngày xưa đã từng có hàng ngàn cung phi mỹ nữ ở hậu cung. Võ Tắc Thiên, Mao Trạch Đông, Giang Thanh nổi tiếng là dâm loạn.
3). Bồ nhí của Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc bán tin mật cho tình báo cho nước ngoài
Thiếu tướng Thang Xán, ca sĩ văn công quân đội
Ngày 29-7-2014, theo báo Phương Đông thì nữ ca sĩ, Thiếu tướng văn công tên Thang Xán, người tình chung của 4 đại quan tham: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn (Tổng Cục Phó Hậu Cần) đã bị cáo buộc thu thập tin tức mật để bán cho cơ quan tình báo nước ngoài. Cơ quan tình báo Mỹ đã tuyển mộ Thang Xán khi cô nầy du học Hoa Kỳ.
Thang Xán bị xử kín do có liên quan đến bí mật chính trị, kinh tế, quân sự Trung Quốc.
Theo báo Hongkong thì Thang Xán đang chịu bản án tù 7 năm ở một trại tù phụ nữ.
Nữ văn công cũng có nhiều người mang cấp tướng trong quân đội. Ngoài Thang Xán ra, các ca sĩ Tống Tổ Anh, Đàm Tinh và vợ của Tập Cận Bình là Bành Lệ Viện, cũng đều là Thiếu tướng cả.
8.4. Chu Vĩnh Khang nhận bản án chung thân
Chu Vĩnh Khang bị bắt ngày 1-12-2013.
Lúc 18 giờ ngày 11-6-2015, Tân Hoa Xã bất ngờ đưa tin, ngày 22-5-2015, một phiên tòa xử kín đã kết án tù chung thân đối với Chu Vĩnh Khang. Tước đoạt quyền chính trị suốt đời. Tịch thu tài sản cá nhân, vì Chu đã vi phạm ba tội nặng như sau:
Nhận hối lộ.
Lạm dụng chức quyền
Tiết lộ bí mật nhà nước. Chu đã tiết lộ 6 tài liệu mật cho một thầy bói mà Chu tin cậy tên Tào Vĩnh Chinh.
Tấm hình trước tòa được phổ biến cho thấy họ Chu tóc đã bạc phơ, kèm theo những lời nhận tội: “Tôi chấp nhận bản án. Tôi sẽ không kháng cáo. Tôi nhận ra tội lỗi của mình và những gì đã gây ra cho đảng”.
Tường thuật chính thức của nhà nước ghi lại như sau: “Chu Vĩnh Khang xác nhận tiến trình của tòa án rất công bằng và hợp lý”.
8.5. Tiểu sử Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang, Trùm an ninh Trung Quốc
Chu Vĩnh Khang sinh tháng 12 năm 1942. Cán bộ cao cấp, nghỉ hưu năm 2012. Sau khi âm mưu giết vợ để lấy người cháu gái của Giang Trạch Dân thì con đường quan chức tăng lên vù vù. Giữ những chức vụ quan trọng trong đảng và nhà nước.
Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị-Tư pháp nắm quyền giám sát và chỉ đạo các lực lượng an ninh và những cơ quan thi hành pháp luật như tòa án và Viện Kiểm Sát nhân dân. Từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Kết luận
Những đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng Cộng Sản ở Trung Hoa do Tập Cận Bình thực hiện dưới chiêu bài của chiến dịch chống tham nhũng là “Đả hổ diệt ruồi”.Tham nhũng là thuộc tính của các đảng Cộng Sản, do cơ chế sinh ra. Tham nhũng đoàn kết lại, bảo vệ nhau, bảo vệ đảng để bảo vệ tài sản do tham nhũng chiếm được, bảo vệ tánh mạng do có nợ máu với nhân dân, để tiếp tục tham nhũng.
Tham nhũng chồng chéo nhau, bốn bên: nội, ngoại, vợ, chồng tạo ra một tập đoàn tham nhũng. Trong vụ Chu Vĩnh Khang có hơn 300 người thân và thuộc hạ thân tín bị bắt giữ điều tra và vào nhà tù.
Tham nhũng có hệ thống, đưa hối lộ và nhận hối lộ nằm trong hệ thống đó. Những cống phẩm ngoài tiền bạc, đá quý, cổ vật quý hiếm…đặc biệt còn có gái tơ gọi là mua dâm, bán dâm.
Trong vụ tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, họ Chu nầy đã có 6 hành cung chứa những phụ nữ được cống nạp để tay già dê mắc dịch nầy đến hành lạc. Con số được các người điều tra ghi nhận là 400 phụ nữ hối lộ tình dục cho dâm tặc “Chu Bách kê vương” (Họ Chu bằng 100 con gà trống).
Có người đặt câu hỏi: “Chừng nào Việt Nam mới có chiến dịch Đả hổ diệt ruồi?”. Điều nầy còn lâu mới có.
Muốn chống tham nhũng thì phải có quyền lực trong tay, nhưng tiếc thay, quyền lực ở Việt Nam đang nằm trọn vẹn trong tay các con hổ tham nhũng gộc.
Đó là điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam.
Cứ nhìn vào nhà cửa, cách sống của các cán bộ cao cấp Việt Nam thì thấy mức độ tham ô của họ như thế nào.
Việc đấu đá tranh giành quyền lực ở Bắc Kinh là việc nội bộ của đảng CSTQ. Người dân đứng ngoài và họ chỉ mong muốn rằng cái đảng chết tiệt nầy phải sớm bị tiêu diệt.
Trong khi Tây Tạng và Tân Cương luôn luôn nổi dậy đòi tự do thì Cộng Sản Việt Nam lại xin được cho vào làm khu tự trị của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Nhiều ý kiến mong muốn được “thoát Trung”. Vì đã lệ thuộc rồi nên mới mong được thoát ra. Lệ thuộc quá sâu đậm, về chính trị, kinh tế, chiến lược quốc phòng, văn hóa, xã hội và cả trăm thứ khác…nhất là cái truyền thống bán nước có từ thời Hồ Chí Minh đến nay, cho nên còn lâu mới thoát ra khỏi bàn tay của Trung Cộng.
Những thế hệ thanh niên tương lai của sắc tộc Việt Nam sẽ tự hào nói rằng “Tôi là người Trung Quốc” và rất hảnh diện là công dân của một cường quốc trên thế giới.
“Bên nây biên giới là nhà.
Bên kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)