Thinh quang, QUẢ BẦU SINH RA TRĂM HỌ

thinh quang

Bàn Chuyện Bá Tánh

NGHĨ VỀ
CHUYỆN CHIM TÙNG CHIM TÓT

VÀ QUẢ BẦU SINH RA TRĂM HỌ


TỪ CHUYỆN CHIM TÙNG CHÍM TÓT

Gần đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy có sự liên hệ giữa nền văn hóa An Độ với các quốc gia Vùng Đông Nam A. Sự liên hệ không phải mới phát xuất từ các thế kỷ gần đây mà đã hiện hữu từ ngày các nhà hàng hải Ấn độ thời các vương quốc này có sự giao thương với các quốc gia lân cận.

Các nhà khảo cổ đã chứng minh được điều này sau khi tìm thấy được nhiều sự tương quan và liên hệ mật thiết giữa nên văn hóa An với các quốc gia Đông Nam Á, nhất là về quan niệm căn bản của thể chế quân chủ dựa vào bản tính phục tùng và về văn chương qua sự diễn đạt của ngôn ngữ Phạn. Các tập tục được phổ biến và thâm nhập vào các vương quốc trên mọi lĩnh vực. Như tục xây nhà sàn nóc bằng,lợp bằng lá tre (trúc diệp), các rào dậu bằng gỗ được dựng cẩn thận quanh toàn khu vườn nhà ở để phòng ác thú. Về ăn mặc thì chiếc “saron” được quấn ngang từ ngay phần bên dưới của thân thể... Họ thờ Trời và các hình tượng hai mặt hoặc bốn mặt. Các pho tượng này được đúc bằng đồng đỏ hay đồng đen. Đối với người chết, các thây ma được ném xuống giữa dòng sông để thủy táng hay thủy táng bằng cách liệng xác xuống các sông hồ hoặc theo tập tục treo lên các ngọn cây cao cho diều quạ ăn, gọi là “điểu táng”.
 
Tập tục chôn cất người chết thời cổ đại không riêng gì cho các sắc dân vùng Đông Nam Á mà còn luôn cả các quốc gia ở Au Châu hay vùng Tiểu Á, tại Ai Cập, và luôn cả Trung Hoa – một đất nước có nền văn minh tối cổ – cũng có những tập tục gần giống nhau như vậy.

Về các nghi thức lễ lạc như làm lễ cầu nguyện cho cây cối sum suê, lúa trỉu đầy đồng,gia súc được sinh sôi nẩy nở đều được đặc biệt chú trọng. Việc hành lễ mỗi nơi mỗi khác, tùy theo tập tục ở mỗi địa phương. Đặc biệt ngày “lễ lúa” được xem là ngày trọng đại trong dân gian. Trong dịp tổ chức ngày lễ lúa, dân chúng tại các vùng mạn ngược còn tổ chức cuộc “Cướp Giống” với mục đích để cầu xin cho con đàn cháu lũ..và có đời sống sung mãn. “Cái Giống” trong các cuộc tổ chức mà thiên hạ tranh nhau cướp mang về thờ cúng được đẽo từ gỗ vông đúng 24 cái trông hệt như “vật của phái nam” thường được gọi là “con vông”. Ngoài 24 con vông còn có cã một đấu ngô, một đấu đậu và một đấu thóc đặt trên bàn thờ.

Buổi lễ được tổ chức một cách trọng thể, hai hàng cờ xí, trống phách dẫn đầu, tiếp đến là một đám trẻ ăn vận chỉnh tề, cùng nhau công kênh một vị bô lão đi khắp mọi nơi trong xã, gọi là mang phúc lộc cho khắp mọi nhà, sau đó công kênh vị già làng trở lại nơi thiết đàn chẩn tế ! Khi về đến lễ đàn vị bô lão được công kênh làm lễ dâng hương trước bàn thờ,đoạn mang 24"con vông” ném ra tứ hướng cùng một lúc với ban hương mục trong làng vải các các đấu ngô, đậu và thóc để dân làng chen nhau chụp lấy. Người nào may mắn chụp được “con vông” còn được gọi “cái ông”, thì trịnh trọng mang về nhà đặt lên bàn thờ và xem đó như là thần hộ mạng.

Chẳng phải ở một vài vùng tại miền Bắc Việt Nam mới có tục này mà tại đất nước Hy Lạp cũng có tục rước “cái truyền giống” của con người theo như tập tục của họ. Dân tộc Hy Lạp xem cái “truyền giống” là một trong hàng ngũ các vị thần linh được sùng kính nhất, trong đó có vị thần Dynisos, vị thần được mô tả có quyền lực vượt hẳn các vị thần khác. Đây là vị thần tối cao, đáp ứng được mọi nhu cầu thích ứng của con người như làm cho đất đai thêm mầu mỡ, cho cây cối được đâm chồi nẩy lộc...cho cá tràn đầy hồ ao,sông biển v.v... Tại thành Arthène hàng năm còn rước cả “cái giống” đàn ông để thờ cúng gọi là thần Phallus - vị thần có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển sự truyền giống. An Độ cũng có tục thờ “Cái Giống”, gọi đó là thần “Linga”,hiện thân của thần Siva.

Ấn Độ còn có tấm thạch bia xuất hiện từ thế kỷ thứ X có ghi khắc về giai thoại nói về dòng vua Khemer nguyên là con của một vị Thiền Sư sống ẩn dật cùng với nàng tiên nữ trong thạch cốc... Vị Thiền sư mang tên là Kambu Svayam, còn tên nàng tiên nữ này là Mira có sắc đẹp đến nghiêng nước đổ thành, do thần Siva ban cho.

Năm 598 nhà vua Bhavavarman cho dựng lên tấm bia tạc hình “dương vật” để cúng hiến cho vị thần có tên Girisa tức Sơn Vương. Các tấm bia như vậy đều được tìm thấy dọc theo ven Cửu Long Giang, gần Kratié, Stungtreng...

Sự xuất hiện của các tấm bia đá mà những nhà khảo cổ tìm được, cho thấy Phật giáo lúc bấy giờ bị mất đi vai trò ưu thế, chẳng những ở Phù Nam mà còn các quốc gia khác trong vùng cũng bị ảnh hưởng chẳng ít. Người dân lúc bấy giờ hoàn toàn bị An giáo chi phối và việc thờ phượng hình tượng dương vật rập ràng theo nghi lễ Siva !
Có cả một thời qua các triều đại tại An Độ còn cho đặt hình tượng dương vật được khắc bằng đá đặt trên một đỉnh núi cao chót vót và xem đó là cái trục của vũ trụ. Họ quan niệm sự truyền giống là vấn đề tối quan trọng. Vấn đề hôn nhân không thể xem thường được,mà là một yếu tố kết hợp giữa cái “Mái” và cái “Trống” mà mọi người đều phải tuân thủ theo.

Giáo phái thờ thần Dương Vật gọi là gọi là giáo phái Saivite. Họ có quan niệm là quốc gia hưng vong đều do quyền năng của tượng hình “Cái Giống” quyết định. Thiếu “Cái Giống” là thiếu tất cả,mất mát tất cả. Tưởng cũng xin nhắc lại chuyện thờ ông Đùng bà Đà ở Hòa Bình, một vị thần được xem là có công trạng lớn với dân tộc, đất nước ta ! Ong Đùng ngăn được sông,ông Đùng chống được phong ba, bão táp, chẳng những vậy ông còn chống được cả nắng hạn làm cằn cỗi đất đai, ruộng rẫy v.v... “
Các nhà khảo cổ học cho giai thoại này là dòng tư tưởng sinh động trong nền văn hóa Việt.

ĐẾN        CHUYỆN QUẢ BÀU SINH RA BÁ TÁNH
Giai thoại “quả bầu” có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có thuyết cho “quả bầu” chỉ về nguồn gốc của trăm họ, là hình ảnh bà mẹ chung của toàn thể nhân loại trên mặt địa cầu này.

Chuyện kể rằng: “Thuở trời đất còn trong cảnh hoang sơ, nên quá nhiều trống vắng. Một hôm, bất thình lình có một dây bầu từ dưới lòng đất mọc lên, lá tươi xanh mướt. Ngay hôm sau nơi thân cây lại trỗ ra một quả bầu và cũng chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi quả bầu lớn nhanh đến độ không ai tưởng tượng được. Nó không phải có độ lớn bình thường, mà nó lớn đến độ như một trái núi đá đứng hiên ngang giữa trời đất. Thế rồi, đúng giờ ngọ hôm sau, bên trong quả bầu chui ra các thỉ tổ loài người đủ cả màu da chủng tộc. Từ đó mọi người xem quả bầu là bà mẹ chung của toàn thể nhân loại...

Một truyền thuyết khác, nói về trận lụt lớn tràn đầy khắp nơi trên mặt địa cầu,kéo trôi tất cả vạn vật sinh linh vùi sâu dưới lòng bể cả, chỉ còn để lại một đôi nam nữ còn sống sót trôi nổi trên chiếc bè nan giữa dòng nước mênh mông dưới các cơn mưa sa bão táp... Và mười ngày sau đó Trời cho tác hợp đôi nam nữ may mắn này thành đôi chồng vợ để làm lại cuộc đời chuộc các điều tội lỗi.

Trời ban cho đôi vợ chồng duy nhất ở thế gian này một con trâu để làm công việc “chồng cày vợ cấy,con trâu đi bừa”. Nhưng rồi, ngày kia con trâu bị chết, đôi vợ chồng này chưa kịp mang đi chôn thì bất giác nhìn thấy nơi mũi nó mọc ra một giây bầu. Thời gian sau không bao lâu, giây bầu này trỗ ra một quả bầu lớn, lớn đến độ đứng bên này chẳng nhìn thấy bóng người đứng bên kia, mà còn không thể nghe thấy tiếng gọi của nhau nữa.

Và cũng như truyền thuyết thứ nhất, hàng loạt tổ tiên ta chui ra từ lòng quả bầu rồi cùng chia tay nhau đi cùng khắp năm châu bốn bể. Nhưng vì con người lúc nào cũng tham danh dục lợi ,cấu xé, chém giết nhau không chút nương tình. Do đó mà bị Trời trừng phạt, cho nước dâng lên lụt lội tư bề, khiến hầu hết sinh linh – trong đó có cả con người – đều bị nước lũ cuốn trôi đi vùi sâu tận dưới lòng bể cả.

Thế rồi một đôi trai gái khác được Trời cho sống sót, cả hai chui vào lòng quả bầu khổng lồ kia để trốn tránh cơn đại nạn. Nhờ vậy nên được may mắn sống sót và lại sinh sôi tiếp tục công việc truyền giống, sinh sôi nẩy nở lớp người mới khấn vái thề nguyền xin ăn ở hiền  lành lánh xa chuyện ác...

Thế rồi...lời cầu nguyện động đến lòng Trời, nước lụt rút ra biển cả trở lại cảnh thái thanh bình. Đôi trai gái này làm lễ thành hôn. Và, họ bắt đầu sinh con đẻ cái , sống cảnh thuận hòa...những mong làm đẹp lòng trời, cầu xin cho nhân loại được sống cảnh ấm no, cùng nhau vui hưởng trong cảnh thanh bình...

Như người Việt thì là con cái của Lạc Long Quân, thuộc giòng giống rồng, còn nàng Au Cơ thuộc dòng tiên trên trời, kể ra thuộc hàng trâm anh thế phiệt. Như chúng ta đýc biết, Lạc Long Quân cùng nàng Au Cơ kết duyên đẻ ra trăm trứng, nở trăm con. Năm mươi con theo mẹ lên non,năm mươi con theo cha xuống biển.

Giai thoại này cho thấy nền văn hóa Việt tương tự như nền văn hóa Đông Nam Á. Cái bọc có trăm trứng,còn quả bầu chứa đầy cả hạt – để trở thành con người và chính những con người từ trong quả bầu chui ra đó là tổ tiên chung của toàn thể nhân loại.

Người Mường – dân tộc thiểu số ở mạn ngược tại miền Bắc Việt Nam – cũng có giai thoại về tổ tiên như sau: “Ngày xưa, có vợ chồng của một cặp chim nọ, con trống là TÙNG, con mái là TÓT, hai con cùng nhau làm nhiệm vụ truyền giống sinh ra ngót hai ngàn quả trứng. Trứng nào cũng đẹp,cũng xinh, nhưng có điều ấp mãi vẫn không chịu nở. Đôi vợ chồng chim Tùng,chim Tót bèn bảo nhau mang đi thả khắp các nơi dưới bầu trời này. Không bao lâu sau đó, các trứng ấy đều nở ra đầy đủ cả muôn loài muôn vật... Nhưng, có điều khác thường, là có trứng sinh ra Thần Chớp, có trứng thì hóa ra Thần Mây, có nhiều trứng khác thì sinh ra cây cối hoặc các loài thú vật trên núi non, các giống cá bơi tung tăng trong sông, ngoài bể, tại các bình nguyên thì nở ra những con người xinh đẹp, con trai thì phương phi,tuấn tú, con gái thì đẹp tợ Hằng Nga giáng thế, súc vật thì béo mập hiền lành... cây kiểng thỉ nở toàn những hoa thơm cỏ lạ..v.v...

Khi 2000 trứng nở xong xuôi, đôi vợ chồng chim Tùng, chim Tót lại đẻ thêm 12 cái trứng nữa, trứng nào cũng lớn như nhau, có điều màu sắc có khác, cái thì xanh, cái thì lục, cái thì vàng, cái thì màu cổ đồng, có cái thì đỏ, hoặc hồng, hoặc huyền đen, hoặc có cái thì lóng lánh như những hạt sương mai buổi sáng...v.v... nhưng có điều chim Tùng, chim Tót chỉ đặc biệt dành riêng cho vùng Đông Nam Á.

Thinh Quang


 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top