Trung Tướng Lữ Lan qua đời

Trung Tướng Lữ Lan qua đời



Trung Tướng QLVNCH Lữ Lan vừa qua đời vào Thứ Sáu ngày 28 tháng 5, 2021, hưởng thọ 96 tuổi.

Từ sau ngày 30 tháng tư, 1975, khi sống đời lưu vong tại Hoa Kỳ, Trung Tướng Lữ Lan là một mẫu mực của một vì tướng lãnh tiết tháo của Việt Nam Cộng Hoà. Ông âm thầm ghi lại những trang chiến sử của quân lực VNCH bằng song ngữ thành sách nhầm làm sáng tỏ một số vấn đề về nguyên nhân sự  thất trận của miền Nam Việt Nam. Ngoại giả ông sống âm thầm trong cuộc sống gia đình, dành trọn tình yêu thủy chung cho người vợ hiền, bà Tôn Nữ Minh Đức. Bà  qua đời cách đây 4 năm. Ông bà đã có một mái gia đình đầm ấm, Hạnh Phúc – đáng làm gương cho người Việt ở hải ngoại.

Ngày 28 tháng 5, 2021, Trung Tướng Lữ Lan đã đi vào cõi vĩnh hằng đoàn tụ  cùng với phu nhân. Nguyện xin Đức Phât Từ Bi độ trì hương linh của người quá cố được bình an đời đời nơi miền tịnh độ, nơi ông sẽ được sum họp với người bạn đời chung thủy sắt son, nghĩa nặng tình sâu, một người đã cùng sống với ông trọn nghĩa vẹn tình, đầy yêu thương và trách nhiệm với gia đình và tổ quốc, một người đã từng là chỗ dựa để ông có thể toàn tâm, toàn ý cống hiến đời mình cho đất nước.

Trong dịp đau buồn này, chúng tôi là một nhóm thân hữu của gia đình Trung tướng Lữ Lan  xin thành thực chia buồn cùng tang quyến:
 
Gia đình Hoàng Đức Nhã
Gia đình Trần Vũ Bản

Gia đình Ngô Phi Đạm
Gia đình Nguyễn Minh Trì  - Quỳnh Hoa
Gia đình Hoàng Dược Thảo
 
Sau đây là Cáo Phó của gia đình Trung Tướng Lữ Lan:


Theo Bách Khoa Toàn Thư thì Trung Tướng Lữ Lan sinh năm 1927, tên đầy đủ của ông là Lữ Mộng Lan. Vào năm 1962, khi đã ở cấp Đại tá, ông đã đổi tên thành Lữ Lan, nên sau này ông quen được gọi tên bằng 2 chữ. Tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia, ông xuất thân là một sĩ  quan Bộ Binh và đã trải qua nhiều cấp bậc: từ  Đại đội trưởng đến Tư lệnh các Sư đoàn bộ binh thiện chiến, Chỉ huy trưởng các đơn vị yểm trợ thuộc Bộ Tổng tham mưu, các Trung tâm đào tạo và Tư lệnh Quân đoàn & Quân khu Chiến thuật.

Tiểu sử & Gia đình  
Ông sinh ngày 28/9/1927 tại làng Minh Hương, xã Triệu Thượng, Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị.
Song thân: Cụ Lữ Mộng Liên và Cụ Lê Thị Minh Nguyệt.
Em trai: Đại tá Lữ Mộng Chi (sinh 1929, khoá 2 Lê Lợi Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt (Huế). Chức vụ sau cùng là Đại tá Giám đốc Nha Nhân dụng, Bộ Lao động.
Phu nhân của Trung tướng là Bà Tôn Nữ Minh Đức. Ông bà có 6 người con.
Là học sinh Trường Lycée Khải Định, Huế. Năm 1944, tốt nghiệp bằng DEPSI (Thành Chung).


Binh nghiệp
• Năm 1950: Nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, trúng tuyển vào học khoá 3 Trần Hưng Đạo Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (khai giảng:1/10/1950, mãn khoá: 1/7/1951). Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.
• Năm 1951: Ra trường, được chuyển về Đại đội 20, rồi Đại đội 18 thuộc Trung đoàn Võ Tánh với chức vụ Đại đội trưởng.
• Năm 1952: Cuối năm, thuyên chuyển về Tiểu đoàn 254 Dã Chiến Việt Nam với chức vụ Tiểu đoàn trưởng.
• Năm 1953: Thăng cấp Trung úy dự lớp Tham mưu khóa 1 tại Centre d’Etudes Militaire Hà Nội.
• Năm 1954: Giữa tháng 3, tốt nghiệp lớp Tham mưu, trở về Đệ nhị Quân khu được bổ dụng chức vụ Trưởng ban 3 Liên đoàn lưu động số 21. Kê tiếp được nâng cao chức vụ thành Trưởng phòng 3 Sư đoàn 21 Dã chiến (nâng và đổi tên từ liên đoàn 21). Tháng 8 cùng năm, ông được thăng lên cấp Đại úy Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Năm 1955: Giữa tháng 6, thăng cấp Thiếu tá. Đến tháng 10, được cử giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 16 Khinh chiến.
Năm 1956: Hạ tuần tháng 1, bàn giao chức Tham mưu trưởng để nhận chức Tư lệnh phó Sư đoàn 16. Tháng 4, thuyên chuyển đến Sư đoàn 2 Dã chiến đảm nhiệm chức Tham mưu trưởng Sư đoàn.
• Năm 1957: Cuối tháng 1, thăng cấp Trung tá. Tháng 8 cùng năm, du học lớp Chỉ Huy & Tham mưu tại Hoa Kỳ, mãn khoá cuối năm.
• Năm 1958: Đầu năm, tại Hoa Kỳ tiếp tục theo học lớp Air Tactical Support tại San Diego, California trong vòng 2 tuần. Về nước, giữ chức Phụ Tá Tham mưu Trưởng Bộ Tổng Tham mưu. Sau đó giữ chức Tham mưu Phó Hành quân & Huấn luyện kiêm Trưởng phòng 3 Bộ Tổng tham mưu.
• Năm 1961: Hạ tuần tháng 2, ông được thăng cấp Đại tá.
Năm 1962: Đầu tháng 12, được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh kiêm Tư lệnh Biệt Khu Quảng Ngãi thay thế Đại tá Nguyễn Văn Chuân (sau là Thiếu tướng).
• Năm 1964: Trung tuần tháng 6, chuyển đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 Chiến thuật để giữ chức Phụ Tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn II (Tham mưu Trưởng là Đại tá Nguyễn Văn Hiếu) Bộ tư lệnh Quân đoàn II. Tháng 10 cùng năm, đi nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh thay thế Chuẩn tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau khi nhận chức, ông được vinh thăng Chuẩn tướng.
• Năm 1965: Tháng 4, được đề cử chức Chánh Thẩm Dự khuyết Toà án Quân sự tại Mặt trận Vùng 2 thay thế Đại tá Bùi Văn Mạnh. Tháng 6, nhận chức Tư lệnh sư đoàn 10 bộ binh (tiền thân của Sư đoàn 18 bộ binh sau này) và khu 33 chiến thuật. Tháng 11 cùng năm, vinh thăng cấp Thiếu tướng.
• Năm 1966: Hạ tuần tháng 9, ông được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự tại Đà Lạt (tiền thân của Trường Chỉ huy & Tham mưu sau này) kiêm Đại diện Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Quân huấn, giám sát Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Đầu tháng 12 cùng năm, chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn.
• Năm 1967: Đầu tháng 10, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Cao đẳng Quốc phòng của Bộ Tổng tham mưu.
• Năm 1968: Đầu tháng 3, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II thay thế Trung tướng Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc.
• Năm 1969: Vinh thăng cấp Trung tướng.
• Năm 1970: Cuối tháng 8, bàn giao chức Tư lệnh Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Ngô Du, về Trung ương tái nhiệm chức Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng Quốc phòng và ở chức vụ này cho đến tháng 4/1975.
Ngày 29/4, cùng gia đình di tản sang Mỹ, sau đó định cư tại Virginia.






 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top