Trung Quốc nhân giống lợn khổng lồ, to bằng gấu Bắc cực.

Click image for larger version

Name:	43.jpg
Views:	0
Size:	100.4 KB
ID:	1464813  
Trong bối cảnh thịt lợn khán hiếm, để tăng kích thước và trọng lượng của đàn lợn, Trung Quốc đang có là giải pháp tốt nhất đối với nông dân Trung Quốc là nhân giống lợn khổng lồ có cân nặng tương đương gấu bắc cực.

Anh Pang Cong, chủ một trang trại lợn tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cho biết: “Con lợn xuất chuồng sẽ nặng khoảng 500 kg. Giống lai mới sẽ tạo ra những đàn lợn khổng lồ. Khi bán cho lò mổ, một số con lợn có thể mang về hơn 10.000 nhân dân tệ (1.399 USD), cao hơn 3 lần so với thu nhập trung bình hàng tháng ở Nam Ninh”.

Đàn lợn của anh Pang có thể coi là một ví dụ điển hình cho việc người nông dân tìm cách giải quyết vấn đề thiếu thịt lợn của Trung Quốc. Những suy nghĩ cho rằng lợn càng lớn, càng nặng, thì càng tốt, đã lan rộng khắp đất nước này – nơi tiêu thụ thịt lợn số một thế giới.

Ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc, giá thịt lơn tăng cao đã kích thích nông dân nuôi những con lợn đạt tới trọng lượng từ 175 kg đến 200 kg, cao hơn đáng kể so với mức trọng lượng thông thường là 125 kg. “Người ta muốn nuôi chúng lớn nhất có thể” - anh Zhao Hailin, một người nuôi lợn trong vùng, cho biết.


Con lợn nặng khoảng 750 kg tại một trang trại ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Xu thế này không hề bị giới hạn ở các trang trại nhỏ. Các nhà sản xuất, kinh doanh thịt lợn lớn ở Trung Quốc, như Wens Food wares Group Co., Cofco Meat Holdings Ltd. hay Beijing Dabeinong Technology Group Co., đều cho biết họ đang cố tìm mọi cách để tăng trọng lượng trung bình của lợn lên.

Ông Lin Guofa, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn Bric Agriculture Group khẳng định các trang trại lớn đang tập trung vào việc nâng trọng lượng lợn thêm ít nhất 14%.

“Trọng lượng trung bình của lợn khi giết mổ tại một số trang trại quy mô lớn đã tăng lên tới 140 kg, so với con số bình thường là khoảng 110 kg. Điều đó có thể giúp lợi nhuận tăng thêm hơn 30%” , - ông Lin nói.

Xu thế nuôi lợn “khổng lồ” tại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt nghiêm trọng. Với việc dịch tả lợn châu Phi đang tàn phá đàn lợn quốc gia (theo một số ước tình, một nửa số lợn của Trung Quốc đã phải tiêu hủy), khiến giá thịt lơn tăng vọt lên mức kỷ lục, chính phủ Trung Quốc buộc phải kêu gọi người dân gia tăng chăn nuôi lợn để đáp ứng tiêu dùng và kiềm chế lạm phát.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa cảnh báo rằng tình hình nguồn cung thịt sẽ còn cực kỳ thiếu thốn đến nửa đầu năm 2020. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 10 triệu tấn thịt lợn trong năm nay – nhiều hơn quá nhiều so với khả năng đáp ứng thông qua nhập khẩu . Điều đó có nghĩa là Trung Quốc cần phải tăng năng lực sản xuất trong nước lên - ông nói.

Trong chuyến thăm gần đây tới các tỉnh chăn nuôi lớn gồm Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, ông Hồ Xuân Hoa đã thúc giục chính quyền địa phương cho hồi sinh các đàn lợn càng sớm càng tốt, với mục tiêu đưa sản xuất thịt lơn quay lại mức bình thường trong năm tới.

Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn tỏ ra ngần ngại về việc hồi sinh các đàn lợn sau khi đã chịu quá nhiều thiệt hại trong đợt dịch tả bùng phát trước đó. Bên cạnh đó, giá lợn giống và lợn nái sinh sản cũng đã tăng mạnh, khiến cho các trang trại nhỏ gặp không ít khó khăn khi tái đàn. Tăng kích thước và trọng lượng của đàn lợn có lẽ vẫn là giải pháp tốt nhất đối với họ vào lúc này.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top