Lãnh Đạo Quốc Hội Dân Chủ Thương Thảo Để Thông Qua Kế Hoạch Cứu Trợ Đợt II
Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer, chủ tịch thiểu số Thượng Viện và chủ tịch đa số Hạ Viên Nancy Pelosi ra thông cáo đồng ý thương thảo với phe đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện về một kế họach cứu nguy đợt II trước cuối năm.(Ảnh Al Drago for The New York Times)
Các kinh tế gia độc lập triệt để ủng hộ việc phê chuẩn kế hoạch cứu nguy đợt II trước cuối năm nay. Triển vọng đó dường như đang có chiều hướng khả quan hơn.
Hôm qua, 02/12/2020, giới lãnh đạo Dân Chủ tại Quốc Hội cho thấy những tín hiệu cởi mở về một gói cứu nguy dung hòa trị giá $908 tỉ. Trước kia Đảng Dân Chủ vốn chủ trương một kế hoạch lớn hơn, như dự luật $3,000 tỉ, chẳng hạn. Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và TNS Chuck Schumer, lãnh tụ phe Dân Chủ , đã đưa ra một tuyên bố cho biết kế hoạch mới nói trên có thể trở thành nền tảng cho những thương thảo lưỡng đảng và lưỡng viện tức thời.
Bước tiếp theo tùy thuộc vào TNS Mitch McConnell, lãnh tụ phe đa số tại Thượng Viện, và các thượng nghị sỹ Cộng Hòa khác. Một số những nhân vật nầy trước đây chỉ hậu thuẫn một kế hoạch trị giá $500 tỉ mà thôi.
Có những lý do chính trị khiến cả hai phía muốn tỏ ra đáp ứng trước vấn nạn kinh tế của Hoa Kỳ: Các cuộc bầu cử thượng viện vòng nhì ở Georgia vào ngày 05/01/2021. Cuộc bầu cử nầy sẽ quyết định đảng nào sẽ kiểm soát Thượng Viện.
Kinh tế Hoa Kỳ đường như đã chậm lại trong những tuần lễ vừa qua, khi mà những trường hợp nhiễm dịch đã gia tăng. Và tình hình có lẽ sẽ tồi tệ hơn nếu Quốc Hội không thông qua một kế hoạch cứu nguy khác.
Nhiều điều khoản cứu nguy vốn được thi hành từ mùa xuân năm nay đã chấm dứt vào ngày 31/12 vừa qua. Và đây là những hệ lụy:
Khoảng 7 triệu người hành nghề tự do, công nhân hợp đồng và những người Mỹ khác vốn không hội đủ điều kiện quy ước để hưởng tiền thất nghiệp sẽ mất hết tiền cứu nguy khẩn cấp – trung bình $1,058 mỗi tháng.
Gần 5 triệu người mất việc từ 6 tháng nay cũng sẽ mất tiền cứu nguy – trung bình $1,253 mỗi tháng. Giới hạn tiền thất nghiệp là 26 tuần, và điều khoản gia hạn 39 tuần đang đáo hạn.
Vài triệu người có thể bị đuổi nhà vì lệnh ngưng đuổi nhà của liên bang (federal moratorium ) sẽ đáo hạn.
Khoảng 21 triệu người sẽ phải bắt đầu trả nợ sinh viên trở lại.
Sẽ đáo hạn các điều khoản miễn thuế khuyến khích dành cho hơn 125,000 công ty đẻ họ không sa thải nhân viên. Các công ty nầy cũng sẽ mất khả năng xin hoãn thuế lương bổng (payroll taxes) và khấu trừ thuế do thua lỗ (deductions for business losses).
Sẽ đáo hạn tiền trợ cấp $150 tỉ dành cho các chính phủ tiểu bang và địa phương. Nếu không được trợ cấp tiếp thì những chính phủ nầy có thể sẽ phải cắt giảm ngân sách giáo dục, cánh sát, y tề và những chương trình khác.
Cơ Quan Moody dự báo rằng, nếu không có kế hoạch cứu nguy mới thì nền kinh tế sẽ rơi vào suy trầm ngay từ đầu năm 2021, với tỉ lệ thất nghiệp gần 10 phần trăm.
Cho dù hai đảng có thể đạt được một thỏa thuận tại Quốc Hội đi nữa thì vẫn còn một trở ngại:
Nhưng vần đề là TT Trump có ký dự luật đó hay không trong những tuần lễ tại chức cuối cùng của ông vì sau khi thất cử, tất cả nổ lực của TT Trump là cố gắng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử trong vô vọng.