HUNTSMAN KHÓ NGHĨ

HUNTSMAN KHÓ NGHĨ
Hoàng Ngọc Nguyên

Là người dân Utah, chúng ta hẳn phải biết thống đốc hiện nay của tiểu bang này là  Gary Herbert. Là thống đốc Utah, theo qui luật bất thành văn của tiểu bang, ông phải là tín đồ Mormon ngoan đạo, và cũng phải là người theo đảng Cộng Hòa, cho dù chẳng phải ai theo Mormon cũng là người Cộng Hòa. Cũng có người Mormon Dân Chủ, như phần lớn những người lãnh đạo Salt Lake City bấy lâu nay. Hay có người Cộng Hòa phức tạp “không liên kết”! Ông Herbert vẫn được xem là một thống đốc thành công, chẳng thế mà tờ Salt Lake Tribune “độc lập” vừa qua đã có một bài bình luận có tựa “Herbert shows the best of Utah in welcoming refugees” (Herbert cho thấy mặt tốt đẹp nhất của Utah khi chào đón người tỵ nạn), sau khi ông thống đốc đã có lời yêu cầu Tổng thống Donald Trump đừng hất hủỉ người tỵ nạn, và ngưòi tỵ nạn gặp khó khăn ở đâu vì ông Trump thì cứ đến với Utah, cánh cửa rộng mở, Housing Authority sẵn sàng.
Đã biết Herbert, chúng ta đương nhiên phải biết Jon Huntsman. Ông Herbert vốn là phó thống đốc (lieutenant governor) cho ông Huntsman từ năm 2004, cho đến năm 2009 (tức đầu nhiệm kỳ 2) Thống đốc Huntsman phải từ chức vì được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh; ông Herbert được đôn lên làm thống đốc. Là người dân Utah, chúng ta càng phải biết Huntsman, ông thuộc một gia đình lớn lâu đời với nhiều công trình nhân đạo tiếng tăm làm cho người dân Utah vừa thấy mình may mắn vừa hãnh diện. Ví dụ như Viện Ung thư Huntsman (Huntsman Cancer Institute) của cha ông thuộc Bệnh viện Đại học Utah. 
Nay ông Huntsman, mới 59 tuổi, đang tính ra tranh cử thống đốc một lần nữa trong bầu cử năm 2020. Đương nhiên người dân Utah hân hoan chào đón ông trở lại. Cử tri Utah vẫn hâm mộ ông. Yêu quí và tin cậy. Và ông là một chính khách khá hiểu biết những vấn đề của tiểu bang này cùng gần gũi với người dân tiểu bang. Và nếu đắc cử (là chuyện khá chắc chắn), ông sẽ đảm nhận công việc chẳng khó khăn gì. Ông có thừa kinh nghiệm và hiểu biết để vượt qua những thử thách. Khi rời ghế thống đốc năm 2009, ông được hơn 70% người dân ùng hộ.
Nhưng ông Huntsman là một chính khách rất đặc biệt mà ít người để ý - nhất là người Việt chúng ta trên tiểu bang này. Ông là một người “hiếm hoi” phục vụ đầy đù sáu chính quyền Mỹ trong hơn 30 năm qua, từ Ronald Reagan cho đến nay: bốn Cộng Hòa và hai Dân Cbủ. Bắt đầu ông làm chuyên viên tại Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống Reagan. Và sau khi ông Bush cha thay Reagan, Huntsman bắt đầu sự nghiệp ngoại giao. Ông Huntsman nổi tiếng là một chính khách có tính không đảng phái (nonpartisan) hay “lưỡng đảng” (bipartisan). Có thể vì thế mà đảng Cộng Hòa chọn một ông Mormon khác ra tranh cử tổng thống năm 2012.
Người ta cũng biêt Huntman là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, cho dù ông chằng lớn lên dưới mái nhà của Bộ Ngoại giao. Chính Tổng thống George H.S. Bush bổ nhiệm ông làm đại sứ Mỹ tại Singapore vào năm 1992, khi ông chỉ mới 32 tuổi. Ông là đại sứ Mỹ trẻ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Obama năm 2009 lại bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Huntsman có lẽ là đại sứ Mỹ duy nhất tại Trung Quốc biết nói theo kiểu quid pro quo, có qua có lại “Ngộ ái nị; nị ái ngộ”. Đến năm 2017, Tổng thống Trump lại bổ nhiệm ông Huntsman làm đại sứ Mỹ tại Mạc Tư Khoa – cho đến tháng mười vừa qua.
Với kinh nghiệm về chính trị quốc tế và ngoại giao như thế, ông Huntsman vào năm 2014 được Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), một tổ chức tư duy nghiên cứu (think tank) chính sach đối ngoại đóng tại Washington, chọn làm chủ tịch. Dưới cả hai thời Tổng thống Bush cha và con, Huntsman cũng là có lúc làm phụ tá thứ trưởng thương mãi.
Người ta suy đoán rằng ông không tiện ra tranh cử thượng nghị sĩ bởi vì kẹt với hai thượng nghị sĩ đương nhiệm Mitt Romney và Mike Lee (Romney là người chống Trump; Lee là người ủng hộ). Huntsman cũng không ra tranh cử tổng thống được năm 2020 vì kẹt với Trump. Cho nên có thể vì thế mà ông ra tranh cử thống đốc. Chờ thời chăng? Với chiều dày kinh nghiệm của ông về chính sách đối ngoại và ngoại giao, chúng ta có thể cảm thấy một sự tiếc nuối hay vắng mặt đâu đó, nhất là trong tình hình thế giới ngỗn ngang như hiện nay và những rối ren như mớ bòng bong của chính quyền Trump về mặt đối ngoại.
Chúng ta đang sống vào một thời thách đố nhất cho trât tự chính trị quốc tế, đến mức nhiều người nhìn lại những thập niên thời Chiến tranh Lạnh mà ngậm ngùi thương nhớ cho một quá khứ bị đánh mất. Nhiều tác già bao nhiêu năm qua đã cảnh báo chưa bao giờ hỗn loạn chính trị thế giới đến mức ngỗn ngang một cách ghê gớm như hiện nay.
Hãy cứ nhìn Thế giới Hồi giáo trong thế kỷ 21 hiện đang kinh khủng hơn bao giờ hết. Những lực lượng Hồi giáo quá khích đang thi đua tấn công khủng bố tại những nước phương tây với mục tiêu tàn sát thường dân để thị uy. Nội chiến tại những nước A Rập tưng bừng lan rộng, không chút thương tiếc lớp lớp thường dân phải thí mạng (Iraq, Afghanistan, Syria, Lybia, Nigeria, Sudan...). Hàng trăm ngàn người dân Hồi giáo đã chết tức tưởi trong mấy năm qua kề từ khi Mùa xuân A Rập “bừng nở”. Hàng trăm ngàn người liều mạng sống tìm đường tỵ nạn đổ vào những nước châu Âu, chỉ tạo cao trào lo sợ và thù ghét chủng tộc nơi người da trắng chủ nhà.
Âm mưu gần cả hai mươi năm qua của Sa Hoàng Vladimir Putin tái mở rộng đế quốc Nga (Slavian empire) xuống phía nam, vượt qua Địa Trung Hải, đi vào Trung Đông, đúng là nguy hiểm hơn nhiều lần so với Liên Xô trước đây chỉ tìm cách ôm trọn khối Đông Âu.  Để rảnh tay thao túng sự hỗn loạn quốc tế, Putin đã liên tục tìm cách quấy phá chính trị nước Mỹ cũng như các nước châu Âu hàng đầu như Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha... mục đích không chỉ là trói tay lãnh đạo các nước này mà còn nhằm làm cho người Nga “tự hào” và an phận với nền “độc tài vì dân” của họ khi so với dân chủ hỗn loạn vì thù ghét chủng tộc của phương tây.
“Hoa Mộng” thì đẹp, nhưng “Giấc mơ Trung Hoa” cũng có thể sớm trở thành ác mộng, vì Tập Cân Bình rao giảng Thiên Sứ cho thiên triều mở rộng thế lực khắp toàn cầu, bằng thương mãi, bằng viện trợ và khuyến khích di dân đi khắp nơi (làm cho người ta nhớ đến “hiểm họa da vàng” – yellow peril - một thời ở nước Mỹ). Khi cần, Bắc Kinh lại phô trương sức mạnh quân sự hiện đại để thị uy với những tiểu quốc láng giềng đang tranh chấp Biển Đông với Thiên triều. Tuy nhiên, hai thử thách hiện nay đang được theo dõi chặt chẽ đối với Tập chủ tịch chính là cuộc chiến tranh mậu dich với Trump và sự nổi dậy của ngưòi dân Hong Kong.
        Hoa Kỳ đã đóng góp không nhỏ vào sự khuấy động gây hỗn loạn cho trật tự chính trị quốc tế hiện nay. Những thành quả “Vì nước Mỹ trước hết” cua ông Trump hẳn phải bao gồm ba cuộc họp “thượng đỉnh” với Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên; cuộc gặp gỡ thân tình với Putin tại Helsinki để ông Trump vỗ về ông vẫn tin ông Putin hơn tin giới tình báo chiến lược của Mỹ ưa nói xấu Nga; cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc của “thiên tài ồn định” đang là tổng thống của Mỹ; quan hệ “sòng phẳng” có qua có lại giữa Mỹ va Ukraine (quid pro quo); quyết định của ông Trump nghe lời con rễ gốc Do Thái (nay là cố vấn cao cấp cua tổng thống) dời sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem là thủ đô Do Thái không được phương tây công nhận, và nhìn nhận những khu định cư Do Thái chiêm lấn tại vùng Bờ Tây Jordan; và quyết định sâu sắc của ông Trump đòi các đồng minh Mỹ tại châu Âu và Biển Đông trả “kinh phí” bảo vệ trật tự thế giới cho Mỹ.
Thế giới đang rơi vào khủng hoảng cả chính trị và suy thoái vì trật tự cũ không còn mà trật tự mới chưa định hình. Tức thời Hoa Kỳ phải hành động để xác định vai trò của mình trong tái thiết thế giới - gần như vai trò Hoa Kỳ đã đảm nhận sau Đệ nhị Thế chiến. Câu hòi nhức nhối, tuy thế, vẫn là nước Mỹ có hay không những người lãnh đạo tối cao có đủ nhận thức, kiến thức,  và kinh nghiệm về chính trị quốc tế để dẫn dắt chính sách đối ngoại của quốc gia đúng đường đúng lối nhằm tái lập vai trò nước Mỹ trong nỗ lực tái lập trật tự thế giới.
Jon Huntsman là một trong số ít những người lãnh đạo có nhận thức và kinh nghiệm  về chính trị toàn cầu, nhất là trong quan hệ với Nga và Trung Quốc. Đây chinh là một thời điểm thử thách, mất ăn mất ngủ đối với ông. Cố thể đến một lúc nào đó người ta sẽ thấy vai trò của ông. Bởi thế, giới quan sát chính trị tin tưởng một ngày gần đây, ông sẽ phài đứng trước một quyết định lựa chọn khó khăn trước lời kêu gọi “America Needs You!”
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top