Đợt đóng cửa thứ nhì gây thất vọng, lo sợ ở California

Đợt đóng cửa thứ nhì
gây thất vọng, lo sợ ở California



Lệnh đóng cửa thứ nhì của California cho phép nhà hàng phục vụ khách bên ngoài. (Hình minh họa: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

Theo nhật báo The Orange County Register hôm Thứ Hai, 13 Tháng Bảy California cho rằng lần thứ nhì ra lệnh đóng cửa nhà thờ, phòng tập thể dục, quán rượu và hàng chục nơi đông người tụ tập bên trong khác, gây nhiều phản ứng khác nhau ở Orange County,

“Một mặt, tôi mừng vì thống đốc đóng cửa mọi thứ để chúng ta được cảm thấy an toàn hơn,” bà Connie Allan, chủ tiệm tóc Boat Canyon Barbers ở Laguna Beach, nói. “Nhưng thật đáng thất vọng.”

Thống Đốc Gavin Newsom ra lệnh đóng cửa lần thứ nhì hôm Thứ Hai. Ông cho hay đây là biện pháp thiết yếu giúp ngăn chặn đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng.

Ông không đưa ra dữ liệu y tế cụ thể để cho biết khi nào có thể mở cửa lại toàn bộ doanh nghiệp khắp tiểu bang, mà chỉ nói rằng “con virus này sẽ không sớm biến mất.”

Mấy tuần gần đây, cũng như nhiều nơi khác khắp nước Mỹ, ca COVID-19 ở California tăng mạnh. Vài vài ngày gần đây, số bệnh nhân nằm viện và số người chết vì COVID-19 ở tiểu bang này cũng tăng.
Mặc dù có thể đợt đóng cửa thứ nhì sẽ giúp ngăn chặn được dịch bệnh đến mức nền kinh tế được mở lại an toàn hơn, quyết định của tiểu bang ít nhất cũng gây thiệt hại trước mắt cho hàng ngàn doanh nghiệp.

Bà Allan nói chuyện điện thoại với Cơ Quan Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ về khoản vay mà bà chưa nhận được nhiều lần mà không có kết quả dù hoàn cảnh của bà sẽ rất bi đát.

“Tôi còn làm công việc này được bao lâu nữa?” Bà nói. “Tôi 59 tuổi rồi, làm sao tìm được việc gì khác. Tôi làm thợ hớt tóc hơn 30 năm nay. Tôi chẳng biết tính sao nữa. Tình hình rất đáng lo ngại.”

Bà Katrina Foley, thị trưởng Costa Mesa, nhận được rất nhiều tin nhắn và cú điện thoại giữa ngày Thứ Hai, trong khi Thống Đốc Newsom công bố lệnh đóng cửa.

“Mọi người đều lo sợ,” bà Foley cho biết. “Họ đang cố gắng nghĩ cách làm ăn an toàn, sao cho không vi phạm lệnh.”
Ông Mike Lyster, phát ngôn viên thành phố Anaheim, nói lệnh mới của tiểu bang gây thêm phức tạp cho việc thông báo với doanh nghiệp những điều họ được làm và không được làm, mà công việc này hiện đã rất khó khăn.

Lệnh đóng cửa thứ nhì không nghiêm khắc bằng lệnh đầu tiên hồi giữa Tháng Ba. Khi đó, tiểu bang đóng cửa trường học, công viên và toàn bộ doanh nghiệp nào không được xem là thiết yếu.
Nay, theo lệnh mới, doanh nghiệp hoạt động ngoài trời, chẳng hạn khu mua sắm công cộng và nhà hàng phục vụ khách bên ngoài, vẫn được phép hoạt động.

Bà Allan lưu ý bà tuân thủ đúng quy định đeo khẩu trang từ khi mở lại sau đợt đóng cửa đầu tiên, và bà không biết có ai nhiễm COVID-19 từ tiệm của bà hay không.
Nay, bà cho biết sẽ nghĩ cách mở cửa sao cho phù hợp quy định mới.
“Chắc là tôi sẽ dựng lều 10-by-10 để hớt tóc bên ngoài.”

Những người khác bị thiệt hại do lệnh mới thì cho rằng họ quan tâm lợi ích sức khỏe hơn.

“Mặc dù chủ doanh nghiệp và chuyên gia ngành nail phản ứng khác nhau, chúng tôi sẽ tuân thủ lệnh của thống đốc để giúp bảo đảm an toàn cho tất cả cư dân California trong giai đoạn khó khăn này,” ông Tâm Nguyễn, hiệu trưởng trường Advance Beauty College ở Garden Grove và Laguna Hills, cho biết.

“Chúng tôi hy vọng việc chúng tôi tiếp tục hành xử đúng đắn sẽ giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm và bảo vệ lẫn nhau,” ông Tâm, cũng là người đồng sáng lập tổ chức từ thiện Nailing it for America, nói.

Một số cơ sở tôn giáo ủng hộ lệnh đóng cửa mới của tiểu bang.

“Vì lợi ích chung, Giáo Phận Orange sẽ khuyến cáo giáo xứ ngưng làm lễ bên trong nhà thờ đến khi có thông báo mới,” bà Tracey Kincaid, phát ngôn viên giáo phận này, cho hay.
“Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích giáo xứ làm lễ bên ngoài với đầy đủ biện pháp ngừa COVID-19, và tiếp tục livestream lễ cho tín đồ xem.”

Tại nhà thờ St. Andrew’s Episcopal ở Irvine, cộng đoàn không gặp nhau trực tiếp từ mấy tháng nay, chỉ làm lễ online những tuần gần đây, ngay cả khi quy định của tiểu bang cho phép họ làm lễ như bình thường.

Và mặc dù người đứng đầu nhà thờ này, Mục Sư Peter Browning, ước mong có thể làm lễ như bình thường, ông cũng xem lệnh mới của tiểu bang là hợp lý.
“Vào thời điểm đặc biệt này, tôi không chắc có được gì không, nhưng chắc chắn là mất nhiều,” ông nói. “Chúng tôi mà mở cửa thì sẽ tạo áp lực lên giáo dân phải đi lễ. Mà họ không nhất thiết phải làm như vậy. Về mặt sức khỏe, làm như vậy là quá rủi ro.”
Tính đến Thứ Ba 27 tháng 7, California có hơn 467,451 người nhiễm COVID-19 và trên 8,562 người chết, theo thống kê của đài CNN.
 
Nguyễn thị Cỏ May: Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trử
An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng  và hung hản.  Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần. Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẫn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top