Điều gì giúp người Thuỵ Điển bình yên trong đại dịch?

Những Lý Do Người Thuỵ Điển
Luôn Tử Tế trong Nhân Cách
và Bình Yên trong Tâm Hồn



Cũng giống như các quốc gia Scandinavia khác, Thụy Điển có nét văn hóa lâu đời làm nền tảng cho lối sống lành mạnh, hướng con người tới cái thiện và sự khiêm nhường.  Riêng trong mùa đại dịch Covid-19, Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở Âu Châu không cách ly, không phong tỏa nhưng chỉ số nhiễm bệnh và lây lan dịch bệnh không phải là hoàn toàn không có nhưng rất thấp so với các quốc gia láng giềng. Điều này chứng tỏ đất nước này, dân tộc này trước đây dù luôn được biết đến như một trong những quốc gia văn minh, đáng sống và thuộc tốp thương hiệu quốc gia danh giá nhất thế giới do Country Brand Index xếp hạng, đã có những điều khiến thế giới phải nể phục và ao ước.
Ít Nói và thẳng thắn
Người Thụy Điển thường hay bị hiểu nhầm là nhạt nhẽo hoặc lạnh lùng do tính ít nói của mình, nhưng kiệm lời là một đặc điểm tính cách chung và được xem như tiêu chuẩn của người dân nơi đây. Những cuộc nói chuyện phiếm về các chủ đề vặt vãnh bị người Thụy Điển cho là vô bổ, họ có một câu thành ngữ được lưu truyền từ lâu đời rằng “nói chuyện là bạc, im lặng là vàng”. Do đó, họ thường chọn im lặng làm giải pháp để tránh các cuộc xung đột không cần thiết. Khi giao tiếp họ cũng luôn đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo, nói tránh.
Hầu hết chúng ta khi nói chuyện phiếm đều có ẩn chứa một nhu cầu, mục đích nào đó. Người ta thường có xu hướng chia sẻ những điều chướng tai gai mắt hoặc những bất hạnh xảy đến với mình để vơi đi sự uất ức, bức bối. Họ cũng hay lan truyền thông tin về một người nổi tiếng nào đó cư xử không tốt và lên án, phê phán họ. Hoặc kể lể về vợ chồng, con cái mình để than thân trách phận hay khoe khoang. Và đôi khi câu chuyện bên lề công sở về một vấn đề gây tranh cãi nào đó ngoài xã hội trở thành cuộc chiến thật sự giữa những luồng tư tưởng trái chiều và những cá nhân đề cao cái tôi.
Người Thụy Điển thường hay bị hiểu nhầm là nhạt nhẽo hoặc lạnh lùng do tính ít nói của mình, nhưng kiệm lời là một đặc điểm tính cách chung.
Những gì gọi là tác dụng giải tỏa của việc buôn chuyện thật ra chỉ là tạm thời và không triệt để. Bạn không thể thấy được sự yên bình thật sự khi tìm kiếm ở bên ngoài bản thân mình. Những thông cảm, sẻ chia, những náo nhiệt, vui vẻ mà người khác mang tới cho bạn rồi cũng sẽ bay đi, chỉ có tĩnh tại từ trong tâm mới có thể khiến bạn đối diện và vượt qua được mọi xáo động, khó khăn. Hơn nữa, việc buôn chuyện, tranh luận thể hiện quan điểm vốn không thể khẳng định được chân lý thuộc về ai, chân lý vốn dĩ sẽ vẫn ở đó mà thôi và nếu bạn đã biết rồi thì cũng không cần tranh biện để chiếm lấy nó. Thêm vào đó, khi chúng ta nói chuyện phiếm, dù vô ý hay hữu ý, sẽ cho thêm vào đó những lời khẳng định, phán xét có thể chưa đúng với hoàn cảnh của sự việc. Khi bạn nói cô ca sĩ này thật ham vật chất, hay anh doanh nhân kia thật trăng hoa… chưa chắc đó đã là sự thật, và như vậy bạn đang gây tổn hại tới người khác mà không tự ý thức được.
Người xưa có câu “Nhân quý tắc ngữ trì” ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, không dễ dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm. Người Thụy Điển dường như cũng có cùng một quan điểm như vậy trong vấn đề giao tiếp và điều này khiến xã hội của họ không lan truyền những thông tin giật gân, nháo động mà luôn yên bình, hòa ái.
  1. Khiêm tốn
Khiêm tốn là đặc điểm chung của người dân ở bán đảo Scandinavi được quy định hẳn thành một bộ quy tắc ứng xử có tên Jante để loại bỏ thái độ khoe khoang, ham hố hư danh dưới bất kỳ hình thức nào. Người thành công ở bất cứ lĩnh vực nào dù là thời trang, thể thao, công nghệ, thiết kế hay y tế… đều có quyền tự hào về thành quả của mình, nhưng nếu khoe khoang chiến tích của mình sẽ bị coi là không mấy tốt đẹp.
Người thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều rất khiêm tốn, dù là nhà khoa học danh giá nhận giải Nobel.
Con người khoe khoang là vì mong được chấp nhận, tôn kính, được chú ý, yêu thương, vì thiếu tự tin và không hài lòng với bản thân mình, nên họ phải khỏa lấp bằng sự ngưỡng mộ vay mượn từ người khác. Hơn nữa khi bạn khoe ra những thứ đáng tự hào của bản thân, là bạn đang không nghĩ tới người khác, có thể sẽ cảm thấy buồn bã, tủi thân cho hoàn cảnh của họ. Luôn nghĩ tới người khác chính là thiện tâm vì thế khiêm tốn là cách bạn duy trì sự thiện lành trong xã hội.
3. Quyền tự do sở hữu
Ở Thụy Điển, dù bạn có thuộc tầng lớp nào đi nữa, bạn cũng được phép tiếp cận, đi bộ, đạp xe, lái xe, trượt tuyết và cắm trại tại bất cứ khu vực nào không thuộc tài sản cá nhân của người khác hoặc thuộc đất trồng trọt, khu bảo tồn quốc gia và khu vực được bảo vệ. Đây chính là biểu hiện nhân văn và sự tử tế của người Thụy Điển.
4. Văn hóa xếp hàng
Cũng giống như nhiều quốc gia văn minh khác trên thế giới, ở Thụy Điển, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài dọc theo các quán ăn, quầy bán vé, khu vui chơi giải trí, siêu thị, các bến chờ xe buýt, tàu điện ngầm… Do vậy khi tới đây nếu chen lấn hay xô đẩy, bạn sẽ nhận được những ánh mắt không thiện cảm của người dân.

Văn hoá xếp hàng thường thấy ở các nước văn minh.
Văn hóa xếp hàng là biểu hiện của một xã hội công bằng, văn minh. Khi bạn xếp hàng, là bạn đang tôn trọng quyền lợi của mình và mọi người. Khi ai ai cũng đều tuân theo một trật tự thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hơn với tất cả mọi người tham gia. Nếu chúng ta đến trước, chúng ta được phục vụ trước, nếu chúng ta đến sau, chúng ta sẽ được phục vụ sau. Đó là điều hiển nhiên và bất kỳ một sự chen lấn, đi cửa sau nào cũng đều là chỉ vì lợi ích của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác. Và đó chính là một biểu hiện của tâm không thiện, ích kỷ và tham lam.
5. Sẵn sàng giúp đỡ
Người Thụy Điển nhìn chung lịch sự, trung thực, đáng tin cậy và sẵn sàng giúp đỡ. Khi bạn hỏi đường, họ thường chỉ dẫn rất chi tiết và nếu không vội, họ sẵn sàng đưa bạn tới tận nơi bạn cần nếu quãng đường không quá xa. Sẽ hiếm có người Thụy Điển nào không dừng lại và hỏi xem bạn có cần giúp đỡ không nếu thấy bạn đang khệ nệ xách chiếc vali nặng trên các bậc cầu thang.
Bởi vì họ quan niệm rằng khi bạn giúp ai đó thì đến một lúc nào đó sẽ có người khác tới giúp bạn, lòng tốt là để lan truyền, chứ không phải để khoe mẽ hay kể lể.
Người Thụy Điển nhìn chung lịch sự, trung thực, đáng tin cậy và sẵn sàng giúp đỡ.
6. Ăn mặc đơn giản
Thường ngày người Thụy Điển ăn mặc khá đơn giản, thoải mái và không cầu kỳ. Nổi tiếng là những người có gu thời trang, tuy nhiên người Thụy Điển cũng được ví là những người mặc các bộ đồ giống hệt nhau. Những tông màu trung tính, không quá màu mè như đen, kem, màu be, trắng, xanh navy rất được ưa chuộng tại Thụy Điển.
Người Thụy Điển cũng có thể thoải mái mặc đồ jeans khi đi làm, ngoại trừ trong các cuộc hẹn quan trọng với khách hàng nước ngoài hay các sự kiện. Theo lời của cô Anna, phụ trách chương trình đào tạo quốc tế của Công ty NIRAS, hầu hết công chức trong cơ quan của nhà nước hay kể cả giảng viên đại học, công sở… đều không đòi hỏi phải ăn mặc theo đồng phục hay trịnh trọng.


Thường ngày người Thụy Điển ăn mặc khá đơn giản, thoải mái và không cầu kỳ.

Có một nghịch lý là hầu hết ở những nước kém phát triển, nghèo nàn lại thích ăn mặc đẹp đẽ, chỉn chu. Tất nhiên ăn mặc chỉn chu, đẹp đẽ là điều tốt nhưng nếu chúng ta tốn quá nhiều công sức, tiền bạc, thời gian vào việc ăn mặc chỉ vì lo ngại người khác đánh giá thấp mình thì lại là một gánh nặng và biến mình thành nô lệ cho quần áo.
Người dân Thụy Điển mặc cái gì mà họ thấy thoải mái và lịch sự nhất là được, chứ không phải mặc để khoe cho người khác nhìn và mặc để người khác đánh giá về tư cách của họ. Cũng bởi vì ở Thụy Điển, sẽ chẳng bao giờ có kiểu cười sau lưng hoặc gièm pha, chế nhạo một người chỉ vì món đồ mà người khác đang mặc.
7. Tự hào vì những điều nhỏ nhất
Trong khi các thành phố khác chạy theo thành tích bằng các công trình lớn nhất, cao nhất, tốn kém nhất thì Stockholm dường như lại tự hào về những gì nhỏ nhất. Một trong số đó là bức tượng “Jarnpojken” (Cậu bé sắt) ở nhà thờ Phần Lan trong khu phố cổ Gamla Stan. Tuy chỉ là bức tượng một cậu bé đang ngồi bó gối cao có 14 cm, nhưng khi đến đây, ai cũng muốn được tận mắt trông thấy hình hài dễ thương ấy và để lại một vài đồng xu với hy vọng may mắn sẽ đến với mình.


Bức tượng “Jarnpojken” (Cậu bé sắt) ở nhà thờ Phần Lan trong khu phố cổ Gamla Stan.
Ngoài ra, con đường hẹp nhất mang tên Marten Trotzigs grand (có chỗ chỉ rộng 90 cm) và ngôi nhà màu đỏ nhỏ nhất Stockholm cũng là những điểm du lịch “tí hon” nổi tiếng khác ở Thụy Điển.
cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ thậm chí hầu hết đều đi xe đạp, hoặc phương tiện công cộng và ăn những món ăn đơn giản. Thành phố lúc nào cũng yên tĩnh và sau 7 giờ tối, gần như trên đường chẳng còn ai và không có cuộc sống “xa hoa” vào ban đêm, không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích sự thỏa mãn tiêu cực con người.
Có thể thấy Thụy Điển có những nét văn hóa rất nhân văn và mang những giá trị thiện lành vốn là điều vĩnh cửu với thời gian. Luôn biết nghĩ tới người khác trước khi nghĩ tới mình sẽ chẳng bao giờ là “lỗi thời” bởi vì đó là thước đo tâm tính bất biến của con người. Quốc gia này đã chứng minh rằng, xã hội dù có phát triển tới đâu, giàu có tới đâu, có thừa thãi điều kiện để con người tha hóa tới đâu, nhưng nếu con người luôn duy trì những giá trị vĩnh hằng về cái Thiện, về sự tử tế và khiêm nhường thì xã hội đó sẽ giữ được sự ổn định và cân bằng.
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top