Cởi Chuột Rong Chơi

 

 

Bác chúng em mắt như sao râu hơi dài

Babui

VIRUS TƯ BẢN , DỊCH CỘNG SẢN ???

Hình như có một điều gì nghịch lý
Này các bạn hãy thử nghĩ xem sao
Khi Vũ Hán bùng phát bệnh dịch Tàu
Thì Việt Nam vẫn cho vào cửa khẩu

Giờ Deagu lây lan khá nhanh nhẩu
Việt Nam ta đóng cửa khẩu toàn phần
Cho máy bay đi đón những người thân
Và ly cách hết thành phần du lịch

Việt Nam khoe đã tạo được kỳ tích
Mười sáu ca đều bình phục cả rồi
Thì tại sao lo lắng sợ hãi người
Phải phòng chống khắp nơi ra rào cản

Chắc virus của Hàn là tư bản
Virus Tàu là cộng sản phải không (?)
Cộng với cộng nên chúng dễ cảm thông
Việc mở cửa sẽ không hề lây nhiễm

Con virus tư bản Hàn nguy hiểm
Bởi Việt Nam chưa thí nghiệm thuốc ngừa
Hay Việt Nam chỉ biết cúi dạ thưa
Hoàng Đế Tập bảo chưa đừng đóng cửa

Xem ra thế Việt Nam và Tàu khựa
Người Việt không có chọn lựa khác đâu
Tàu bảo không thì Việt chớ lắc đầu
Nhờ ngoan ngoãn trời cao ban phép lạ (?)

Chuyện phòng chống xét ra có kết quả
Mười sáu ca tất cả đã phục hồi
Thật hãnh diện người Việt dân tộc tôi
Hãy đứng dậy rạng ngời cùng thế giới

Sự thành công chẳng bao giờ có tội
Tai sao không nghĩ tới chuyện cứu người
Hãy phổ biến thuốc trị đi khắp nơi
Đừng chia cách tư bản hay cộng sản


Bọn Mù Xây Chủ Nghĩa

Phan Huy
Bọn chúng nó có biết gì đâu
Thế nào là chủ nghĩa xã hội?
Mà cứ ngoan cố đòi dựng xây
Như kẻ mù đi trong hầm tối

Kể cả lão già râu Các Mác
Và tay trùm tội ác Lê nin
Cũng chỉ bịp đời và khoác lác
Nói chi tên giặc Hồ chí Minh

Còn cái đám Vẹm nô thổ phỉ
Như mấy thằng Duẩn, Giáp, Đồng, Chinh
Thì lại càng vô tri mù tịt
Về con đường của đảng quang vinh

Nay sang đến đời con đời cháu
Vẫn một lũ mù và dốt xem voi
Dắt dân tộc trên đường lạc hậu
Miệng ba hoa chủ nghĩa tuyệt vời

Nhưng tại sao chúng còn tác quái?
Sự thật này nói chỉ thêm đau
Bởi dân tộc lỡ lầm khờ dại
Trót trao duyên tướng cướp từ đầu.




Những câu chuyện cười ẩn chứa
bài học thâm thúy về cuộc sống
.

Trong cuộc sống thường ngày, mọi người thường “chạy” đi tìm cái “triết lý” từ những quyển sách “học làm người”, qua những kinh nghiệm của người xưa… nhưng dường như chúng ta không hề nghĩ đến ở mọi nơi, mọi lúc chúng ta đều được học cái “thâm thúy” của cuộc sống. Sau đây là 7 câu chuyện cười ẩn chứa các bài học “thâm thúy” về cuộc sống.
Câu chuyện thứ nhất
Anh chồng bước vào phòng tắm ngay sau khi vợ anh vừa tắm xong và có tiếng chuông cửa reo. Cô vợ vội vàng quấn khăn tắm quanh người và chạy ra mở cửa. Cửa mở và anh chàng hàng xóm Bob đang đứng đó. Cô chưa kịp nói lời nào thì Bob đã nhanh nhảu: “Tôi sẽ đưa cho cô 8 triệu nếu cô gỡ chiếc khăn tắm ra.” Sau khi suy nghĩ và đắn đo một hồi, cô vợ gỡ chiếc khăn tắm và đứng trước mặt Bob không mảnh vải che thân.
Sau vài giây, Bob đưa cô 8 triệu và ra về. Cô vợ quấn lại chiếc khăn quanh người và bước vào phòng tắm.
Anh chồng hỏi: “Ai thế em?”
“Anh Bob ở nhà kế bên đó mà” cô vợ trả lời.
Àh” anh chồng nói tiếp “Thế Bob có đem trả anh 8 triệu anh ấy nợ anh không vậy?”.
Bài học rút ra: Nếu bạn chia sẻ mọi thông tin quan trọng liên quan đến tiền bạc và những rủi ro với cổ đông, đồng nghiệp và người thân của bạn đúng lúc, bạn có thể sẽ tránh được những tổn thất nghiêm trọng.

Câu chuyện thứ 2:
Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói: “Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?”
“Con trước, con trước” cô thư kí lanh lẹ, “Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!” Bùm.. Cô biến mất.
“Con kế tiếp, con kế tiếp” anh nhân viên bán hàng nôn nóng, “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.” Bùm.. Anh cũng biến mất.
“Còn con?” Thần Đèn hỏi anh giám đốc, anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”
Bài học rút ra: Luôn luôn để sếp của bạn phát biểu trước.

Câu chuyện thứ 3:
Một vị linh mục cho một bà sơ quá giang. Bà sơ bước vào xe và vô tình làm rách áo choàng do bất cẩn bị vướng vào cửa xe, để lộ ra phần chân trắng nõn nà. Vị linh mục gần như mất kiểm soát tay lái khi nhìn thấy cảnh đó. Sau khi chấn tĩnh lại, ông lén lút để tay mình lên đùi bà sơ. Bà sơ phản ứng lại: “Cha à, Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh chứ?”. Nghe vậy, vị linh mục bèn rút tay lại. Một lát sau, vị linh mục lại để tay lên đùi bà sơ một lần nữa. Bà sơ một lần nữa nhắc nhở: “Cha à, xin Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh.” Vị linh mục phân trần: “Xin lỗi sơ, thân xác thật là yếu đuối.” Về đến tu viện, bà sơ xuống xe. Khi về đến nhà thờ, vị linh mục vội vã lật Kinh Thánh tìm câu Psalm 129. Nó có nội dung như sau: “Đi tới và tìm kiếm, tiến sâu hơn, con sẽ tìm thấy vinh quang.”
Bài học rút ra: Nếu bạn không giỏi và thông thạo công việc mình làm, bạn có thể đánh mất một cơ hội tốt.

Câu chuyện thứ 4:
Một con diều hâu đậu trên một cành cây và chẳng thèm làm gì nguyên ngày. Con thỏ thấy thế bèn hỏi: “Mình có thể ngồi một chỗ và không làm gì như bạn được không nhỉ?”. Diều hâu trả lời: “Được chứ, sao lại không?”. Thế là con thỏ ngồi bên dưới cái cây con diều hâu đậu và nằm ngủ. Bỗng từ đâu nhảy ra, một con cáo vồ tới, nhanh chóng ngoạm lấy con thỏ và ăn thịt nó.
Bài học rút ra: Để ngồi chơi hưởng lợi, bạn phải “ngồi” ở trên một vị trí rất rất cao.

Câu chuyện thứ 5:
Một con gà tây tán gẫu với con bò: “Mình rất thích leo lên được ngọn của cái cây kia.” – gà tây thở dài, “nhưng lại không có đủ sức.” Con bò góp ý: “Vậy bạn thử ăn chất thải của mình xem sao? Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đấy!”.
Gà tây gặm một miếng phân bò và đúng thật là nó cung cấp cho chú nhiều chất dinh dưỡng đủ để leo lên nhánh thấp nhất của cái cây đó. Ngày kế tiếp, sau khi thưởng thức thêm phân bò, gà tây leo lên được nhánh thứ hai. Cuối cùng sau bốn đêm leo trèo, gà tây đã chễm chệ ngồi trên ngọn cây cao nhất. Nhưng chưa tận hưởng được niềm vui chiến thắng bao lâu, gà tây đã bị bắn chết bởi người nông dân khi ông phát hiện ra nó lấp ló ở ngọn cây.
Bài học rút ra: Những chuyện nhảm nhí, vô nghĩa (bull) có thể đưa bạn lên đỉnh cao, nhưng nó sẽ không giữ bạn ở vị trí đó lâu đâu.

Câu chuyện thứ 6:
Chú chim nhỏ đang bay về miền Nam tránh rét. Trời quá lạnh đến nỗi chú lạnh cóng và rơi xuống khu đất của một nông trại. Khi chú chim đang nằm thoi thóp, một con bò đi ngang qua và vô tình thải phân của mình lên chú chim. Khi nằm trong đống phân bò, chú bắt đầu nhận ra phân bò thiệt là ấm áp quá đi! Chú chim nằm đó, sưởi ấm đầy hạnh phúc trong đống phân bò, và chú bắt đầu cất tiếng ca vì vui mừng. Một con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền chạy tới thám thính. Đi theo âm thanh của tiếng hót, nó phát hiện ra chú chim trong đống phân bò. Nó kéo chú chim ra khỏi đống phân và ăn thịt luôn.
Bài học rút ra:
Không phải tất cả những ai ném phân vào bạn đều là kẻ thù của bạn;
Không phải tất cả những ai kéo bạn ra khỏi đống phân đều là bạn của bạn;
Và khi bạn đang ở sâu trong đống phân, điều hay nhất nên làm là khép miệng mình lại!

Câu chuyện 7:
Con trai hỏi mẹ: Mẹ ơi sao tóc mẹ có vài sợi bạc thế?
Mẹ trả lời: Tại vì con đó, con thân yêu, vì mỗi lần con hư là tóc mẹ lại thêm sợi bạc.
Con trai: Ồ, thế con biết tại sao tóc bà ngoại lại bạc trắng cả đầu rồi.
Bài học rút ra: Khi nhận xét về người khác ta nên xem lại bản thân của mình có mắc phải sai lầm như họ không? Không ai có thể tự nhận mình không bao giờ mắc sai lầm. Hãy xem đó là sự thử thách cho bản thân mình.

***

Cầu xin

Có ông kia sinh ra bẫm sinh có thương tật ở cánh tay phải, cánh tay bị co rút lại ngang nửa chừng cùi chỏ không làm gì được hết.
Một ngày nọ, ông bực mình quá nên la lên: “ Ông Trời ơi, có ông hiện diện thiệt không? Nếu có, xin ông hãy cho TAY NÀY GIỐNG NHƯ TAY KIA!”
Bùm, Ông trời ban phép mà không thèm trả lời một tiếng.
Ông già nghe phép lạ chạy rần rần trong người mình mà run rẩy kính sợ.
Khi ông bình tỉnh trở lại, ông thấy tay trái của ông co quặt lại y như tay phải bẩm sinh.
Kể từ đó, Ông có HAI TAY QUÈ GIỐNG NHAU.
Bình luận: Cẩn thận khi gọi Trời

TRỜI!

Chuyện “Tư thiềng liềng”
Báo trước: Chuyện tục, bạn nào không thích chuyện tục, xin đừng đọc.
Trại Z30A – Xuân Lộc, Đồng Nai, “Đội Mộc” (phần đông từ trại Vườn Đào, Cai Lậy chuyển lên. Tui bị chuyển vô ở chung với Đội Mộc vì bị “tình nghi trốn trại”.
Anh Tư Luy, quê ở Cần Đước, cựu đại úy – bò tam - tên cũ là Louis, vì “cụ Ngô” bắt dùng tên Việt nên phải đổi ra Luy. (Bác sĩ Louis Trần đổi ra là Trần Lữ Y). Tư Luy có nhiệm vụ nấu nước uống cho cả đội. Buổi tối, ngồi nói chuyện chơi, trước khi ngủ, Tư Luy kể:
-“Tao làm tiểu đoàn trưởng, hành quân ở Cái Bè. Hai ngày rồi mà chưa đụng trận. Tụi nó “chém vè” đâu hết trơn.
Tao đóng quân trong nhà của một con mẹ đàn bà góa, nói là chồng bị trực thăng bắn lầm. Tao không tin. Chắc là làm du kích, đâu ở trong rừng.
Hôm đó trời mưa, tao biểu thàng “tà lọt” ra chợ mua con gà về nấu cháo ăn. “Bà góa” đề nghị: “Nhà thiếu chi gà, để bắt một con nấu ăn. Mua làm chi tốn tiền.”
Cháo với thịt gà dọn ra. Mời ông già chồng nhà bên cạnh qua ăn cho dzui. Ổng từ chối. Ăn xong, thằng “tà lọt” xổ mánh: “Đại ca! Coi bộ “Bà góa” “chịu đèn” đại ca lắm! Tối nay tấn công đi! Bỏ qua uổng lắm. Con mẹ còn “ngọt nước” lắm!
“Tao” nói: “Của tao nhỏ xíu, làm ăn không ra gì, con mẹ nó cười cho.”
Thằng “tà lọt” nói: “Tui có thuốc hay lắm. Đại ca đừng lo.”
Tò mò, tao hỏi: “Thuốc gì?”
-“Tui thấy ngoài vườn có mấy cây thiềng liềng. Hái lá, giả nhỏ, xức vô, nó to bằng cổ tay. Con mẹ chịu liền.”
-“Tao” làm thinh!”
Cựu đại úy Đỗ Trọng Khiêm, nguyên là chi khu phó chi khu Trúc Giang, chen vô:
-“Vậy là anh chịu rồi phải không? Từ nay tui gọi anh là “Tư thiềng liềng” nghe không!
Cả đám ngồi chung quanh nghe chuyện, thấy Tư Luy có cái tên mới, cười lên hô hố, vui lắm. Tui cười to nhứt.
Tư thiềng liềng kể tiếp:
Thằng “tà lọt” cầm cái nón sắt, đi ra vườn, hái lá, bỏ vào nón, giả nhỏ, rồi đưa cho tao, nói:
-“Chờ con mẹ đi ngủ, đại ca xức vô, trước khi tấn công là vừa.”
Trước khi đi ngủ, “tao” cầm tay con mẹ, cười tình. Con mẹ cười lại, không nói gì. “Tao” nói: “Chút nữa nghe!” Con mẹ không nói gì. Tao nhắc lại một lần nữa. Con mẹ “ừ”. Lòng tao rộn lên, tưởng như khi mình còn trẻ.
Con mẹ vô buồng. Tao để ý, thấy cửa chỉ khép, không khóa hay cài then.
Tao vội lấy cái nón sắt ra, vết cả lá, cả nước, xức vào … nơi cần xức. Một chút sau, đi lui đi tới, nó lắc lư giữa háng như chai xá xị.”
Lại Đỗ Trọng Khiêm là to lên:
-“Tư xá xị”, “Tư xá xị”. Anh chết một cái tên nữa nghe.
Cả bọn lại cười ồ lên. Vui quá là vui.
Có “đứa” hỏi:
-“Rồi anh làm sao?”
“Tư xá xị” kể:
-“Khi tao xô cửa buồng, thấy không khóa, tao mừng rơn. Khi tao cúi xuống nhìn con mẹ nằm trong mùng, con mẹ xích người vô bên trong, tao vén mùng. Thôi không kể nữa… Tụi bây biết rồi.
Có đứa la lên: “Đứt phim! Đứt phim rồi tụi bây ơi!”
Có đứa nói: “Đ.m” tới hồi gay cấn lại không kể tiếp! Bài trừ “Tư xá xị” ngay. Đả đảo “Tư thiềng liềng.”
Đứa nào cũng tiếc vì “dứt chuyện” nửa chừng!
Cho tới giờ, tui vẫn còn thắc mắc:
Tại sao không chế biến cây thiềng liềng để thay thế cho Viagra! Biết đâu lại kiếm được bộn tiền!
Các ông bác sĩ, dược sĩ nghỉ sao?
Tụi Nhựt đang làm giàu nhờ Fucoidan thì sao?

Thơ vui cuối tuần

Râu tôm nấu với ruột bầu ,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon .
Tội là tội nghiệp thằng con ,
Ngồi ngoài dòm miệng biết ngon là gì .


Lời nói chẳng mất tiền mua ,
Lựa lời mà nói cho ... lòi tiền ra !

Thuận vợ thuận chồng , con đông mệt quá .
Ai bảo chăn trâu là khổ ,
Tôi đây chăn nàng còn khổ hơn trâu ...

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Xa nàng nhớ cái bạt tai.
Giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền.

Ta về ta tắm ao ta.
Nhỡ may chết đuối người nhà  vớt lên.

Làm trai cho đáng nên trai.
Đi đâu cũng lận cái chai trong người.

Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở nó chưa dạy mình. https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/profile_mask2.png


 

Đời Người có mấy “hồi”

Tôi có mấy người bạn vong niên vì ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách…Nói chung là tốt vì xả được stress (mua vui cũng được một vài trống canh mà) vàyên tâm là bạn mình vẫn còn OK, còn uống bia được và…còn nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và bình tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn còn uống bia. Ông bảo:“Mình đã đầu tư vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng”.
Về đề tài xem xét lại cuộc đời củamỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng đểcho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi.
Mà nói cho cùng thì mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong thì xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng mình là số một.

1. HỒI 1 HỒI NHỎ:

Hồi nhỏ là thời gian từ khi mớisinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lý và sanh sát củagia đình, cha mẹ và thầy cô giáo. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối êm đềm và ítbiến động vì không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân mình.Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những nămcuối trung học và đại học. Nếu thi rớt thì phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt vớimột mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.

2. HỒI 2 HỒI HỘP:

Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn bamươi năm bắt đầu vào những năm cuối của hồi một. Sở dĩ gọi là hồi hộp vì toànlà những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phảiluôn suy nghĩ, khổ sở tìm các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.
Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút“hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xỏa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học trò được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẻo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ trình xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầyhồi hộp.
Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuấthiện: Hai kỳ thi tú tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (đệ nhị) là phải thi bằng tú tài một; đậu được tú tài một mới lên lớp 12 (đệ nhất), cuốinăm nầy phải thi bằng tú tài hai. Nếu đậu tú tài hai coi như hoàn tất trung họcvà lên đại học. Nếu rớt tú tài một hoặc tú tài hai thì phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt tú tài anh đợi ngày đi, đau lòng anh muốnkhóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây thì bạn hữu bắt đầu lytán… Hai năm cuối của bậc trung học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi vì làm sao mà ngừng yêu được, rất khó.
Tôi nhớ có người bạn trước ngàythi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyêntâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu tú tài nhưng người anh yêu thì đãyêu người khác.
Sau khi vượt qua ải trung học thìphải thi tiếp vào những đại học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp.Nếu thi đậu thì bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. Nhưng nếu rớt thì bạn có thể ghi danh học các đại học không cầnthi tuyển như khoa học, luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnhnhỏ lên Sài Gòn học đại học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm đại học.Nhưng nhờ trời sinh voi thì phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệpvà sắm bộ vest để lãnh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.
Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồicũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng Bảy mà hạn hoãn dịch là tháng Mười Một, nghĩa là đến tháng Mười Một thìchuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm thì mình thành như con thuyềnkhông bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rấtthương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoãn dịch tiếp thì đợi chỗ mớihoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.
Sau khi đã tu luyện xong môn võ công của mình mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn còn ở trongvòng hồi hộp.
Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vàomột vòng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việccật lực để xây dựng tổ ấm, lấy lòng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù… rất chán nản. Bâygiờ không biết tại sao mình có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đếnba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ thì hành giả hay kiếm sĩ hayanh hùng (bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích) đã thấm mệt và chuẩn bịgác kiếm.

3. HỒI XUÂN:

Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủimà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xảy ra trong một thời gianngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản thì tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt tình. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất tòng tâm.

4. HỒI HƯU:

Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng mình. Con cái giờ đã lớn,đã lập gia đình đã đi xa; nhà chỉ còn hai người già nhưng vẫn còn son hoặc tệhơn như tôi chỉ một mình. Việc gì làm được thì đã làm rồi, việc chưa làm được thì không còn sức để làm.
Việc đúng việc sai thì cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi thì an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người khôngchịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy mình “hiện hữu”.
Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau. Nhìn chung thì hồi nầy tương đốiyên bình vì không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh thì lạiphải chiến đấu với bản thân mình.
Phần cơ thể vật chất đã bị lão hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: Đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường,tiêu hóa, bài tiết, gan mật…
Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…
Phần tâm thức cũng không bình yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.

5. HỒI TƯỞNG:

Trong hồi nầy vì vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lạinhững chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là… hồi ký.
Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nhìnlại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của mình, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi mình: Ta đã được sinh ra, đã sống đã hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy thì mục đích tối hậu và ýnghĩa của đời sống mỗi người là gì? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đình, làmviệc rồi… “nghỉ ngơi”.

6. HỒI HƯỚNG:

Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nhìn lại mình. Từ nhỏ chúng ta chỉ nhìn ra ngoài, nhìn ngoại cảnh, nhìn ngườikhác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes: “Tôisuy tư vậy tôi hiện hữu” và suy tư trên nền của lý luận nhị nguyên (tốt – xấu,thiện – ác…).
Những câu hỏi trên buộc ta phảinhìn lại mình và tìm hiểu bản chất của mình, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đã có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, LãoTử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó tìm hiểu bản chất của đời người. Việc nầytùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây.
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.

7. HỒI SỨC:

Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồinầy thì rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôicũng không dám bàn thêm vì nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọilà hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng vì ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi vàđã hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn.Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo:“Kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm gì, chuyêngì đến sẽ đến lo sao được”.

8. HỒI KẾT:

Hồi nầy được tô điểm bằng nhạc và hoa. Bạn sẽ được thưởng thức: Lòng Mẹ, Như Cánh Vạc Bay, Cát Bụi, Đường Đời, DiễmXưa, Hạ Trắng..
Chúc bạn đọc những ngày vui cui tun


 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top