• Cởi Chuột Rong Chơi: NGÔI NHÀ SÁCH CẤM, 5 cách dạy con ‘thông minh về trí tuệ, hoàn hảo trong nhân cách’ của người Nhật


• Cởi Chuột Rong Chơi

NGÔI NHÀ SÁCH CẤM




Có nên dựng một ‘’ngôi nhà sách cấm VN‘’, như ngôi đền Parthenon of Books ở Kassel, Đức Quốc? Một ngôi nhà, theo đúng khuôn mẫu của đền Parthénon, Hy Lạp, nhưng được ‘’xây cất‘’ với 100. 000 ấn bản của những cuốn sách bị kiểm duyệt trên khắp thế giới.

Kassel ( Cassel ) là một thành phố nhỏ, cách Berlin 4, 5 giờ xe hơi, có trường đại học, được biết tới về cuộc triển lãm ( năm năm một lần ) về nghệ thuật hiện đại. Đặc biệt năm nay có Parthenon of Books, ngôi đền sách, của Martha Minujinn. Một sáng kiến tuyệt vời để vinh danh những tác giả đã bị cấm, bị đe dọa, bị tù đầy, bỏ mạng vì tự do tư tưởng. Để nhắc nhở mỗi người là quyền tự do ngôn luận luôn luôn và vẫn còn bị đe dọa.

100 NGÀN CUỐN SÁCH
Parthénon là ngôi đền nổi tiếng, chế ngự Athènes ( địa danh, tên người trong bài này viết theo tiếng Pháp ), thủ đô Hy Lạp, xây cất từ gần 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, được coi là tiêu biểu của dân chủ Hy Lạp và thế giới.
Bà Minujinn, người Argentine, xây lại ngôi đền bằng những thanh sắt, theo đúng khuôn mẫu đền Parthénon ( 10m chiều cao, 70m chiều dài, 30m chiều rộng ). Những cuốn sách được gói trong bao nylon để tránh mưa, nắng, phủ đầy mái đền và 46 cây cột lớn.

Sách cấm được triển lãm



Đó là 100.000 ấn bản của 17.000 cuốn sách đã từng bị cấm, do dân chúng khắp nơi gởi về sau lời kêu gọi của Martha Minujinn. Từ Thánh Kinh tới Gatby Le Magnifique, Les Versets Sataniques, từ   Lewis Caroll tới Soljenitsyne, Rushdie Salman.
Đền sách cấm đã mở cửa cho công chúng từ tháng Sáu tới 17/09/2017; sau đó sẽ được gỡ đi; sách sẽ phân phát cho dân địa phương và du khách.
Đền sách cấm đã được xây ngay tại nơi trước đây Hitler đã ra lệnh đốt sách của các tác giả Do Thái (1933).

MỘT NGÔI ĐÌNH SÁCH CẤM?

Có nên dựng một đền, hay chùa, hay đình sách bị cấm, bị đốt, bị kiểm duyệt ở VN để tưởng nhớ những tác giả đã từng  bị hành hạ, bị cầm tù hay bỏ mạng, vì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận ? Nếu không có phương tiện để làm lớn như Parthenon of Books, có thể làm những một ngôi nhà khiêm nhượng hơn. Nếu chưa làm được ở trong nước, có thể làm tại hải ngoại.
Đã đến lúc người Việt nên chú tâm đến những phương thức truyền thông mới, để các hoạt động của mình hữu hiệu hơn.
Thay vì, hay bên cạnh những cuộc hội thảo bỏ túi, lẩn quẩn những khuôn mặt quen, nên nghĩ tới những hình thức truyền thông độc đáo, nẩy sinh từ sáng kiến của mỗi người, để lôi cuốn quần chúng. Nhất là giới trẻ.
 Chỉ một cái Kim tự tháp bằng kiếng do kiến trúc sư Ming Pei xây ở bảo tàng viện Louvre (Paris) đã mang tới cho Louvre hàng triệu du khách, trước đó chưa bao giờ đặt chân tới một bảo tàng viện.
 Một ngôi Đình Sách Cấm VN sẽ mang tới bao nhiêu người ngoại quốc, hay những người trẻ không biết gì về đất nước ?
Đó cũng sẽ là nơi tụ họp, thảo luận, triển lãm để giải thích về bộ mặt thực của chế độ Cộng Sản ở VN. Là cơ hội cho giới trẻ khám phá Nhân Văn Giai Phẩm, Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Côn… hay hàng trăm ngòi bút khác, nạn nhân của Cộng Sản, những chiến dịch đốt sách, tiêu diệt các tác giả ở VN.
Hình ảnh nói nhiều hơn diễn văn. Một ngôi đền sách, hay đình sách cấm, chắc chắn sẽ là phương tiện khai dân trí và truyền thông hữu hiệu hơn một ngàn bài diễn văn.

70.000 SÁCH CẤM

Trên lịch sử thế giới, có 70.000 cuốn sách đã bị cấm. Đó chỉ là thống kê những cuốn sách nổi tiếng. Nếu kể cả những cuốn sách gần như vô danh hay chỉ có tầm vóc địa phương, con số đó sẽ lớn gấp bội. Chỉ riêng ở VN, đã có bao nhiêu sách bị cấm, bị đốt. Bao nhiêu tác giả bị gởi đi cải tạo, nằm tù, bỏ mạng?
Danh sách những tác giả có tác phẩm bị cấm dài không dứt. Homère, Diderot, Molière, Joyce, Kundera... Người ta có đủ lý do để cấm đoán, kiểm duyệt. Gallilée, Copernic vì những khám phá khoa học. Orwell, Huxley, Soljenitsyne vì chống chế độ toàn trị. Flaubert (Madame Bovary), Beaudelaire (Les Fleurs du mal), Nabokov (Lolita), vì lý do luân lý. Voltaire, Hugo vì đề cập tới nhân quyền...
Trong số những tác phẩm đã từng bị cấm có cả L’Encyclopédie của Diderot, Les Misérables (Hugo), Les voyages de Gulliver (Swiff) Sherlock Holmes (Doyle), Les Seigneux des Anneaux (Tolkien), L’appel de la Forêt ( London ), Les Raisins de la colère (Steinbeck), Frankenstein (Shelley), Ulysse (Joyce), La case de l’oncle Tom ( Stower ).
Lạ hơn nữa, những sách viết cho trẻ em: Alice au pays des merveilles (Carroll), Harry Potter (Rowling) hay Robin des Bois.

Từ Thức (Paris 30/08/2017)



Thế giới vẫn luôn biết đến Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa giáo dục và kinh tế cực kỳ vững mạnh. Nhưng nhìn lại lịch sử của đất nước mặt trời mọc, chúng ta càng nể phục hơn nữa, bởi họ đã đứng dậy mạnh mẽ sau thất bại và gây dựng được đất nước giàu mạnh như ngày hôm nay từ trên đống tro tàn của chiến tranh. Vậy bí quyết dạy dỗ “mầm non tương lai” của họ là gì để có được sức mạnh to lớn như thế?
1. Con không cần học quá giỏi
Thông minh, học giỏi là một điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào học kiến thức mà quên đi việc học cách làm người thì không thể được. Đối với người Nhật, điều quan trọng nhất của một con người là nhân cách. Các bậc cha mẹ luôn nghiêm khắc dạy con cách xử xự đúng mực và tuân thủ theo các nguyên tắc trong gia đình, trường lớp cũng như ngoài xã hội.
Ngay khi bé vừa chào đời, cha mẹ luôn lưu ý giáo dục toàn diện cho trẻ: sức khoẻ, đạo đức, kỷ luật, tình cảm, tri thức… Họ thậm chí không ủng hộ việc con cái suốt ngày vùi đầu vào sách vở, nên càng không cho phép chúng “dán mắt” vào màn hình tivi hoặc điện thoại. Dù bận rộn tới đâu, cha mẹ Nhật luôn sắp xếp thời gian cho con đi công viên và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Đối với người Nhật, điều quan trọng nhất của một con người là nhân cách.
Ngoài việc xem tivi tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật ý thức rất rõ rằng nếu cho con xem tivi quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 vôn, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt tivi, bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của các phụ huynh Nhật.

2. Con đừng mong bố mẹ sẽ thỏa hiệp
Các bậc phụ huynh ở Nhật Bản sẽ không bao giờ trao đổi với con những lợi ích mang tính chất ngắn hạn bởi họ hiểu rằng điều đó sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. Nếu bố mẹ vì muốn cho xong chuyện mà đồng ý với yêu cầu không hợp lý của trẻ tại thời điểm đó thì những lần sau đó trẻ sẽ dùng cách này để đạt được mục đích của mình và không nghe theo lời bố mẹ nữa.
Ví dụ, khi đứa trẻ không chịu ăn, cha mẹ Nhật không bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm cho trẻ hoặc dùng bất cứ cách nào khác. Đến giờ ăn, mẹ Nhật nghiêm khắc cho trẻ ngồi vào bàn và chỉ tập trung vào ăn. Họ sẽ không vì để trẻ ăn thêm vài thìa cơm mà hình thành một thói quen không tốt cho trẻ. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt với nhiều cha mẹ Việt Nam, để cho con ăn cơm, nhiều bố mẹ Việt không ngần ngại mang con đi khắp xóm hoặc chạy theo bón cho trẻ.
Đặc biệt, khi con cái khóc lóc ở nơi đông người, chúng ta thường dỗ dành, ẵm bế và chiều theo ý con để trẻ không khóc nữa. Trong một vài trường hợp, cha mẹ lại cau mày, mắng mỏ, dọa nạt, thậm chí là đánh con. Tuy nhiên, bố mẹ Nhật lại không làm thế. Khi con quấy khóc ở nơi công cộng, họ dường như không bận tâm về điều đó, họ không dỗ dành và cũng không tức giận. Cha mẹ Nhật hiểu rằng, trẻ con quấy khóc là một cách để làm nũng và gây sự chú ý, vậy nên họ cứ để cho trẻ khóc và không hề can thiệp.
3. Bố mẹ sẽ “giữ thể diện” cho con
Nếu con vứt rác nơi công cộng, bạn sẽ làm gì? Có người sẽ mắng con, bắt con nhặt lên và tìm thùng rác để vứt, có người lại tự đi làm việc đó vì nghĩ con còn nhỏ, chưa biết đúng sai.
Đối với người Nhật, khi con có hành vi không tốt ở nơi công cộng, họ không bao giờ quở trách trẻ ngay lúc đó, họ sẽ đợi đến khi có không gian riêng tư mới nói chuyện. Họ sẽ đưa con đến các góc yên tĩnh, hoặc nói chuyện nhỏ nhẹ với trẻ khi chúng đã lên xe ô tô của bố mẹ. Tất nhiên, họ sẽ không có bất kỳ lời mắng mỏ nào mà chỉ nói nhỏ nhẹ và chỉ cho con cách làm đúng nhất để đứa trẻ tự thay đổi nếu gặp lại trường hợp tương tự.
Đối với người Nhật, khi con có hành vi không tốt ở nơi công cộng, họ không bao giờ quở trách trẻ ngay lúc đó.
Việc này giúp họ “giữ thể diện” cho đứa trẻ và cả cho mình. Vì thế, thay vì nổi trận lôi đình, quát mắng trẻ ở chốn đông người, họ sẽ đợi đến khi có không gian riêng tư và khuyên trẻ về những hành vi mà chúng nên làm nơi công cộng.

4. Bố mẹ luôn tôn trọng con
Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích trẻ tự quyết định những việc liên quan đến bản thân. Thay vì áp đặt cho con cái, họ để trẻ lựa chọn sở thích, đam mê và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Nếu trẻ sai lầm, họ không bao giờ chỉ trích hay chê trách con cái mà luôn giúp con nhận ra bài học, từ đó rút kinh nghiệm cho lần sau.
Người Nhật có quan niệm rằng “thà làm sai còn hơn không làm gì cả” và họ luôn cố gắng dạy điều đó cho trẻ. Cha mẹ khuyến khích con cái mạnh dạn thể hiện quan điểm cá nhân và thử thách những ý tưởng mới. Đó cũng là lý do mà từ lâu đất nước mặt trời mọc luôn nổi tiếng với những phát minh khiến cả thế giới bất ngờ.
Thay vì áp đặt cho con cái, họ để trẻ lựa chọn sở thích, đam mê và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi nói với con trẻ những câu như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”. Họ cho rằng: “Khi bạn mắng ai đó là đồ con lợn 10 lần, họ sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”, bởi vậy, họ không bao giờ dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng con.

5. Bố mẹ luôn kiên nhẫn với con
Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ về một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a e i o u” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
Cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ về một vấn đề.
Những bậc cha mẹ cũng luôn tự mình làm gương để nuôi dạy con cái. Khi họ đặt mục tiêu làm điều gì đó, họ sẽ cố gắng làm đến bước cuối cùng, cho dù gặp nhiều khó khăn, bởi vì họ hiểu rằng: con cái là tấm gương phản ánh cuộc đời cha mẹ.







 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top