Trang Trào Phúng Trong Tuần (21 tháng 4/2020)
• Babui
Chống
Chống hạn đảng liếm đầu môi
Vắt đất ra nước thay trời làm mưa
Chống dịch Vú Háng đảng lừa
Thành tích phỏng dế 2 hòn Miền Nam
Chống Tàu bành trướng gian tham
Đảng quỳ dâng sớ công hàm ngoại giao.
Chống lưng cẩu Trọng thằng nào?
Bố Tập đại đế vành đai con đường
Chống chế Phúc niễng diễn tuồng
Nổ banh nấp cống hầm phân lăng Hồ
Chống nạn đội Hán(g) bưng bô
Nhân dân khố rách cơ đồ áo ôm.
Nôm với Hán cùng một nghĩa như nhau
• Hồ Đình Nghiêm
Sư Viên Thành (1879-1928) đã để lại cho Huế bốn câu thơ đậm chất thiền:
“Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương,
Khi chưa đến đặng, hận muôn đường.
Đã đến xem ra, không gì lạ,
Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương.
”Dụng ý là muốn tả một khung cảnh mà hoá ra không. Đẹp như thế nào, chẳng nói tới. Cái úp mở ấy lại khiến tâm tình như trải rộng ra, vô bờ.
Nhưng than ôi, từ xa xôi ở bên nước lạ có kẻ làm thơ mang tên Tô Đông Pha (1037-1101), vị tiên sinh nọ có mần bài Lô Sơn với bốn câu được dịch ra:
“Mù toả Lô Sơn sóng Triết Giang
Khi chưa đến đó hận muôn vàn
Đến rồi về lại không gì lạ
Mù toả Lô Sơn sóng Triết Giang”.
“Chí lớn gặp nhau” hay người phương Nam “vi phạm bản quyền” của ông anh đại gia phương Bắc?
Ở Việt Nam chẳng có ai mang tên Tô Đông Pha cũng không có địa danh trùng lẫn Lô Sơn. Chỉ có Đồ Sơn “hoành tráng” và dân gian Giao Chỉ đã truyền khẩu hai câu na ná tựa Tô Đông Pha:
“Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới thấy không hơn đồ nhà”.
Hán với nôm làm chi cho rách việc. Hai câu này mang tính “đậm đà bản sắc dân tộc” một cách đúng quy trình. Trẻ lên năm cũng hiểu đồ nhà là cơm nguội mà Đồ Sơn là nơi có lắm phở. Vương Duy hoặc Đổ Phủ ma-dzê-in Vietnam từng dụng bút:
“Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng”.
Vợ nghe được bèn ngửa mặt lên trời mà than: Quả là bụt nhà không thiên vậy! Hay là nó cứ xơi miết đâm ra ớn tận cổ? Thà mà nhan sắc và thể hình ta thua kém con mẹ láng giềng cho cam! Ôi cái bọn trắc nết cứ ưa đứng núi này trông núi nọ!
Trong bài “Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn” cũng của Tô thi nhân có hai câu hay:
“Đản sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai”.
(Chạnh buồn hoa biết nói
Đâu nở cho ông già).
Nghe cực tâm tư, bức xúc lắm. Là nỗi lòng đơn lẻ, là tâm trạng sầu úa của các tiên ông ngày xa xưa. Bây chừ hả, tuổi thọ con người được kéo dài ra, chưa kể ngoài thị trường bày bán vô số những nhân sâm bổ thận hoàn ông uống bà khen hay. Mấy ông già Việt kiều đã thử làm kách mệnh, thử cãi mệnh trời để hăm hở về tắm ao nhà nước đục với cẩm nang lận túi:
“Xi-đa là bệnh ngoài da
Mười năm mới chết thì ta sợ gì?”
Rõ là ăn chơi không sợ mưa rơi, bệnh “ết” mà xem như bệnh ngoài da, chuyện nhỏ. Việt kiều thì hồi nào tới giờ đều lợi hại cả. Đang ăn tiền già ở bển mà về lại cố quận thì thân phận quả có đổi khác. Ôi chao hoa đâu mà lắm thế, trăm hoa đua nở chỉ tinh tuyển những nụ nhỏ. Có bông hoa mới 17 xuân thì khi ôm ấp lấy đối tượng đã không khoan nhượng tới “ông nội” tóc bạc da mồi kia: “Hãy chơi cháu đi chú. Nên vô tư thư giãn rồi cháu sẽ mang chú đi từ a tới z”. Ôi chao bên đó gầm đầu mà đếm bước, về đây hãnh tiến coi trời bằng vung, tha hồ kén cá chọn canh, chê cơm phần sáng tối cứ một mực xơi phở, tái chín nạm gầu vè gân sách, mỗi tô một vẻ mười tô vẹn mười. Chí thú ăn cho bõ những ngày cơ cực.
“Nghe ngã ba chú Ía, lòng khấp khởi
Ùn tắc giao thông, thôi hồ hởi
Đến khi vào động, hoa xởi lởi
Tới mười chú Ía, cũng vậy thôi”.
Chạnh buồn hoa biết nói, hét giá quá cao so với ông già! Thôi đi tía, Việt kiều cũng có dăm bảy hạng Việt kiều. Phải biết liệu cơm gắp mắm chứ. Nhỏ nhít không nói gì, goắc cần câu cỡ tía, nói dại mồm, lỡ chết trên bụng con thì sanh căng thẳng hiện trường, khi không mà vướng án sát nhơn. Cơm mời không ăn lại đi ăn cơm phạt!
Ông già dịch học được từ mới và áp dụng ngay: Con nhỏ này ăn cái giống gì mà “chảnh” vậy hổng biết! 50 đô la mà nó ỏng ẹo chê bai. Ông bắt xe ôm đi lộn trở ra như kiểu Vân Tiên vừa đụng phải cột nhà. Nằm trút hơi thở sau cùng trên bụng đàn bà rõ là một hạnh phúc, chưa kể được chết trên quê hương; chứ về lại bên đó, nghĩ mà coi nó tủi thân vô vàn, không kèn không trống đã đành lại còn bó thây chui vào lò cho bà hoả thiêu cháy. Chao, đi đong một kiếp người sao ngẫm ra vô vị ngần ấy!
“Khói mù bốc khét cả lò thiêu
Những mong cuối đời đừng ngó thấy
Đến lúc diêm vương ngồi giở sổ
Khói mù bốc khét cả lò thiêu”.
Có ông già đọc thấy mẩu quảng cáo đi tua Trung Quốc, ghé thăm nơi ăn chốn ở của những bậc tài hoa trong văn học thời nhà Đường nhà Thanh nhà Minh, lòng những muốn xiêu đổ nhưng sau cùng phải thoá mạ bằng tiếng Đan Mạch khi nhìn hình chụp một quán ăn nằm ngoài Tử Cấm thành treo tấm bảng to đùng: “Cấm người Việt và chó vào!”. Vậy thì hà cớ gì không ngâm vịnh hát hò: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Ngoài tiền chêm đầy vào ruột tượng còn phải khệ nệ cõng theo một cái tủ thuốc gia đình, chủ yếu là thuốc chống tiêu chảy, ngừa kinh phong trúng gió, đau lưng mỏi chắc, thấp khớp nhồi máu cơ tim huyết áp trồi sụt, tiểu đường và viagra.
“Thiên Mụ dòng Hương bóng thuyền rồng
Lặn lội về nhìn cho đã con mắt
Trông trước ngó sau có nhiêu đó
Thiên Mụ dòng Hương bóng thuyền rồng”.
Có tiền cũng có thể chơi cha thiên hạ. Giá chỉ trăm đô chứ mấy, sẽ mặc long bào ăn cơm cung đình (sao không có phở cung đình nhỉ?) nghe cổ nhạc triều đình thời Min-Nớp-Xăng-Hồi-Đó. Hoàng thượng ngồi nhấp nhổm đợi phục vụ như kiểu ở Bia Ôm Đèn Mờ Cơm Đút. Thuyền trôi xa cõi bụi trần, thảo nào chẳng nghe ma nữ rù quến bên tai: Xin hãy giết em một cách dịu dàng đêm nay. Lẹ đi mờ, kẻo tai sẽ nghe “tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”.
Hừ, rõ là: Đản sầu hoa hữu ngữ, bất vị lão nhân khai. Già cả đâm bất tiện quá thể! Đành quên hán với nôm cho nhẹ thân. Văn chương thi phú ích gì cho buổi ấy, nhớ?
Đối thoại giữa Gái Gọi với công an
Một gái gọi bị bắt quả tang đang mây mưa với một người ngoại quốc trong một khách sạn ở Vũng Áng. Cô bị đưa về đồn công an và bị tra xét.
Sau đây là đoạn đối thoại giữa cô với công an:
Công an: Cô còn trẻ khỏe, xinh đẹp, sao không kiếm nghề gì mà làm lại đi bán dâm?
Cô gái: Đây cũng là một nghề mà anh.
Công an: Luật pháp nước ta không thừa nhận đây là một nghề.
Cô gái: Luật pháp do con người làm ra cả thôi. Thích cho nó là một nghề thì nó là một nghề. Ở nước khác đây là nghề hợp pháp, có bảng hiệu, có đóng thuế môn bài hẳn hoi.
Công an: Nhưng nước ta không thừa nhận đây là một nghề. Thôi, không nói chuyện đó nữa. Cô bán dâm bao lâu rồi?
Cô gái: Tôi không bán dâm, tôi chỉ làm tình với ông bạn Đài Loan của tôi thôi.
Công an: Cô có lấy tiền của ông khách Đài Loan đó không?
Cô gái: Sau khi làm tình ông ấy cho tôi tiền. Cho thì tôi nhận. Thế thôi.
Công an: Như vậy là cô đã bán dâm lấy tiền. Cô sẽ bị phạt hành chính và đưa vào trại phục hồi nhân phẩm.
Cô gái: Anh hỏi xong chưa?
Công an: Rồi.
Cô gái: Bây giờ tôi hỏi anh mấy câu. Ok?
Công an: Cô cứ hỏi.
Cô gái: Tại sao tôi cho ông bạn Đài Loan sử dụng cái mà tôi có thì mấy anh cho rằng tôi bán dâm và bắt tôi, trong khi nhà nước cho Formosa sử dụng cái mà chính quyền mấy anh không có thì lại được?
Công an: Chính quyền cho Formosa sử dụng cái gì?
Cô gái: Đất đai, biển trời… Những thứ đó đâu phải của nhà nước. Luật pháp ghi rõ “đất đai thuộc sở hữu của toàn dân”, đâu thuộc sở hữu của nhà nước mà nhà nước đem cho Formosa sử dụng.
Công an: Chính quyền cho Formosa thuê đất sử dụng có thời hạn.
Cô gái: Vậy tôi cũng cho ông khách Đài Loan đó thuê bướm sử dụng có thời hạn. Hai việc này đâu có khác chi nhau. Có khác là tôi cho thuê cái thuộc về sở hữu của tôi, còn nhà nước cho thuê cái không thuộc sở hữu của nhà nước. Khác nữa là thời hạn tôi cho thuê có vài tiếng đồng hồ, còn thời hạn nhà nước cho thuê kéo dài tới 70 năm. Đó là chưa kể tôi cho ông khách Đài Loan thuê bướm, lỡ có bề gì tôi chịu trận một mình. Còn nhà nước cho Formosa thuê đất, thuê biển, bây giờ Formosa gây ra ô nhiễm môi trường, cá chết, biển chết… thì dân tình lãnh đủ. Việc cho Formosa thuê đất, thuê biển… của nhà nước đã gây ra tác hại đủ đường, trong khi việc cho thuê bướm của tôi không làm hại đến ai, sao không đi bắt nhà nước mà lại bắt tôi và đòi tống tôi vô trại phục hồi nhân phẩm?
Đến đây thì công an đập bàn quát lớn: Im đi! Nhốt hết nhà nước vô trại thì ai mà cai trị đất nước!
(Trích từ băng ghi âm cuộc xét hỏi bị rò rỉ). st Fb Internet)
Đạo Chích
“…Ăn trộm cũng có đạo chăng?Chích nói: Làm sao mà không có đạo. Đoán được của cải chứa trong nhà, ấy là Thánh. Vào trước, ấy Dũng. Ra sau, ấy là Nghĩa. Biết tiến biết lui, ấy là Trí. Chia đều, ấy là Nhân…”
Ông ấy là tổ sư của nghề ăn trộm, được Trang Tử “xiển dương” trong Nam Hoa Kinh. Từ đó, quý vị làm nghề ăn trộm được vinh dự mang tên ông – Đạo Chích. Cũng từ đó, nghề ăn trộm trở thành một nghề có lý luận.
Mở rương móc túi, đó là trộm vặt. Vác rương khiêng tủ, đó là trộm vừa. Chiếm cả một vùng đất, đoạt cả một nước, đó là trộm lớn.
Đồ đảng hỏi Chích: Ăn trộm cũng có đạo chăng? Chích nói: Làm sao mà không có đạo. Đoán được của cải chứa trong nhà, ấy là Thánh. Vào trước, ấy Dũng. Ra sau, ấy là Nghĩa. Biết tiến biết lui, ấy là Trí. Chia đều, ấy là Nhân. Không có đủ 5 thứ đó mà trở thành hạng trộm lớn thì thiên hạ chưa từng có.
Những gì Trang Tử nói về “dân” từ hai ngàn rưỡi năm trước vẫn khiến ta suy tư về đạo làm người. Dân vốn sống tự nhiên cùng đồng ruộng thuận hòa với chim muông cây cỏ, “dệt mà mặc, cày mà ăn”, “ngậm cơm mà vui, vỗ bụng mà chơi”, “không biết gì là quân tử với tiểu nhân”. Đó là đạo đức. Chính những kẻ gọi là thánh nhân “cặm cụi làm nhân, tập tễnh làm nghĩa, mà thiên hạ sinh ngờ; lan man làm nhạc, khúm núm làm lễ, mà thiên hạ mới phân chia”. Phải phế đạo đức mới làm được nhân nghĩa, vì đạo đức không phế thì lấy đâu ra nhân nghĩa?
Đạo đức mà Trang Tử nói chính là bản chất của tự do. Tự do của Trang Tử còn đi xa hơn quan niệm tự do của các triết gia phương tây. Đối với ông, tự do của người này không chỉ không xâm phạm đến tự do của người kia mà còn không được xâm phạm đến cả tự do của chim muông cây cỏ. “Trâu ngựa có bốn chân, ấy là Trời. Khớp đầu ngựa xỏ mũi trâu, ấy là Người”.
Ông dị ứng với mọi thứ “nhân tạo”. Đàn sáo kèn trống là nhân tạo, phụ thuộc vào chúng sẽ làm hỏng tai người. Tai người phải cảm thụ được tiếng nhạc của trời là tiếng gió, tiếng gầm thét của biển cả, tiếng vi vu của cây lá.
Trang Tử không phải là người vô chính phủ. Ông chỉ coi thường những lý thuyết gia dạy người ta về nhân nghĩa lễ trí tín như Khổng Tử, thực chất là dạy cho người ta về đạo ăn trộm mà thôi. Một chính quyền tốt, đối với ông, là chính quyền không xâm phạm đến cái đạo đức tự do thường hằng của người dân, là chính quyền giữ cho dân “ăn no vỗ bụng đi chơi” mà không hề biết đến cái tốt của chính quyền.
Không có nhiều người hiểu được Trang Tử. Nhưng vua chúa hiểu ông đều coi ngai vàng là đôi giày rách, công hầu khanh tướng hiểu ông đều lũ lượt giũ áo từ quan về nấu cơm cho vợ, sư sãi hiểu ông đều rời khỏi chùa chiền “thõng tay vào chợ”.
Một nhị tổ Thiền tông Huệ Khả sau khi đại ngộ được truyền y bát hẳn hoi, đã suốt đời lang thang lao động kiếm sống, uống rượu ăn thịt như một phàm phu. Không phải Trang làm cho Phật đảo điên. Phải chăng hội tụ với Trang, Phật trở lại với cái vô biên vốn có của đời thường “Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai”? (Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai)
Hoàng Hải Vân
Không họp thì không biết làm gì…
Saigon Cô Nương
Mấy hôm nay, báo chí trong nước kêu rêu việc công chức nhà nước phải đi họp liên miên, chẳng còn thời gian nào làm việc. Ngay từ chiều thứ Sáu cuối tuần là đã có lịch làm việc cho tuần tới, trong đó, nhất định không thiếu phần họp cho từng ngày.Trừ nhân viên họp lai rai chứ ban lãnh đạo, người có chức tước thì lịch họp lúc nào cũng kín mít. Họp hành đủ nội dung với đủ thành phần. Họp trong cơ quan với ban lãnh đạo hay nhân viên, với các trưởng phó phòng, họp ngoài cơ quan với các thành phần theo ngành dọc từ trên xuống dưới, theo ngành ngang từ trái sang phải…
Họp ban ngày không đủ nên họp thêm ngoài giờ, có khi phải họp giấc tan sở hoặc nơi xa phải đi từ sáng sớm, chiều tà mới về, xa hơn nữa thì đi từ hôm trước, ngủ lại để hôm sau kịp họp, không kể có khi họp luôn cả buổi tối.
Với những cơ quan gặp sự việc đang “hot” thì khỏi nói. Mỗi ngày họp mấy cữ suốt từ sáng đến chiều. Nhằm dịp báo cáo sáu tháng đầu năm hay cuối năm thì hầu như cấp nào bất kể cao hay thấp cũng đều bù đầu đi họp hội nghị, liên hoan khen thưởng sơ kết, tổng kết…
Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tổng kết: “Với 4 người trong ban giám đốc, trong 7 tháng đầu năm 2017, lãnh đạo sở phải dự hơn… 2.000 cuộc họp”, bình quân mỗi lãnh đạo sở họp 3 – 4 cuộc/ngày là bình thường, chưa kể họp đột xuất, họp phát sinh. Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc cũng cho hay, từ đầu năm đến nay, giám đốc, 3 phó giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của Sở QH-KT phải dự hơn 1.500 cuộc họp.
Họp hành chứng tỏ công việc nhiều lắm, bận rộn lắm chứ không họp té ra rảnh rỗi ngồi chơi à. Nhiều cuộc họp quá, cái nào cũng quan trọng khó phân thân nên người được mời phải chọn lựa xem cuộc họp nào có Giám đốc, Chủ tịch chủ trì thì mới đích thân xuất hiện. Thí dụ cuộc họp cấp thành phố nếu có mặt Chủ tịch, Bí thư thành phố chủ trì thì các giám đốc sở răm rắp có mặt đúng giờ.
Với những cuộc họp không quan trọng thì sếp cho đại diện đi thay. Đám nhân viên được cử đi họp thế cũng vui vui vì tuy phải chịu khó ngồi nghe cuộc họp thường là nói dai, nói dài cả buổi, nhưng coi như giải trí một chút khi có cớ rời khỏi công việc nhàm chán hàng ngày một chút. Đặc biệt là sau đó được lãnh một phong bì đóng góp thêm vào lợi tức thu được trong tháng. Trước kia, người đi họp thường được phát quà là cặp, bút, sổ tay, lịch… nhưng sau này ai cũng thấy những món quà đó tốn tiền mà vô ích, chẳng ai dùng đến bao giờ khi đã có ipad nên cuối cùng, cứ phong bao là tiện nhất. Tùy cuộc họp mà phong bao từ một, hai đến năm trăm ngàn… Một tháng mấy cuộc họp thì anh nhân viên quèn cũng thêm chút tiền chợ cho vợ con.
Anh phân tích:
– Có họp mới có hành, có thêm việc mới để làm. Mỗi cuộc họp đều có phong bì mong mỏng nên ai nấy đều vui. Còn phong bì của sếp chắc… dày hơn.
Riêng ông giáo sắp về hưu thì than thở:
– Tôi cũng họp đủ thứ. Nào họp khối, họp tổ bộ môn, họp thao giàng, họp Công đoàn, họp khối Khuyến học… triền miên mà có thấy đồng bạc nào đâu.
Trong thực tế, không phải cuộc họp nào cũng cử nhân viên thay thế được. Ví dụ cuộc họp do ông Chánh văn phòng “cầm chịch” thì chỉ có đại diện của quận, huyện là cấp dưới nghiêm chỉnh tuân lệnh còn cấp sở tức ngang hàng thì… ầu ơ coi thường. Điều này khiến ông Chánh cáu kỉnh, dọa sẽ về… mách sếp trên để xử.
Bị phê bình thì cũng tội nghiệp cho mấy ông bà đó vì bản thân họ cũng chịu nhiều áp lực nặng nề. Thư mời họp nào cũng đóng dấu “khẩn”, cũng “mật”, cũng “quan trọng”, “đúng thành phần”… cũng bắt buộc phải có mặt đầy đủ thì biết sao bây giờ. Cứ răm rắp đi dự hết các thư mời, chắc ai nấy trở thành chuyên viên chuyên đi họp. Thời giờ dành hết cho hết họp lại hành liên tục, đâu còn lúc nào rảnh làm công việc chuyên môn chính của nhiệm sở nữa.
Họp hành chứ đâu có phải đi ăn tiệc cưới mà xuất hiện mỗi nơi mươi phút. Họp nhanh quá té ra buổi họp chẳng có gì quan trọng à. Nếu không họp vài ngày, vài buổi thì ít nhất cũng vài tiếng mới ra dáng một buổi họp, mới bõ công người ta xe cộ đường sá chỉn chu đến dự. Vả chăng đâu phải cuộc họp nào cũng tổ chức gần gụi. Từ phường này qua xã khác, từ quận huyện lên thành phố và ngược lại. Bao nhiêu người từ bốn phương tám hướng quy tụ lại buổi họp chứ ít đâu. Thành thử dù cuộc họp có ngắn cũng mất toi cả buổi đi tới đi lui.
Vì thế kẹt quá, sếp mới đành kêu nhân viên đi thay. Thì đã có lần bí thư đuổi cổ một người đi dự không đúng thành phần.
Để tránh việc bị quở trách vì người không đúng nhiệm vụ, chức vụ đi họp nên nảy ra cách giải quyết linh hoạt như sau.
Thành phố do ngày càng đông dân nên công việc ngày càng nhiều. Công việc càng nhiều họp hành tất liên tục. Các cuộc họp đều muốn lãnh đạo chủ chốt tham dự mới tỏ rõ giá trị chứ nhân viên đi họp thì lèng xèng quá. Thành thử đó là một trong những lý do hiện nay các cơ quan lạm phát… cấp phó.
Do một ông trưởng đi họp không xuể. Nay đề cử phó đi họp, chức vụ cũng ngang ngang, không ai điều tiếng gì. Đề bạt chức vụ để khi đi họp tiếng nói có trọng lượng, có thể quyết định ngay chứ cử nhân viên đi thế không xong, anh nhân viên chỉ có mặt điểm danh, không dám có ý kiến hay lắc gật gì cả vì sợ trách nhiệm. Chuyện gì anh cũng chỉ ghi chép rồi mang về báo cáo lên cho ông sếp giải quyết.
Thật ra lấy cớ đi họp cũng dễ “tranh thủ”. Chỉ cần gắn cái bảng “đi họp” trước cửa phòng, tuyên bố đi họp đây là chẳng ai dám thắc mắc gì nữa. Sau đó kết hợp với công tác “đi họp” ấy chính là tư tác. Trên đường đi họp tha hồ rẽ ngang rẽ dọc làm việc riêng, mua sắm, gặp gỡ người quen… Nếu không việc riêng thì cũng tạt vào đâu đó uống nước, tám chuyện giải lao. Miễn sao tận dụng tối đa thời gian đi họp danh chính ngôn thuận ấy vào những việc ăn theo, giải trí là được.
Công việc ngay trong cơ quan đã rườm rà rồi, thêm những việc đột xuất nảy ra, nổi bật nhất là dính dáng vào các hội đồng, ban chỉ đạo… Ví dụ những chương trình lớn cần lập ra ban chỉ đạo kết hợp nhiều sở, ban, ngành chuyên môn như dự án xây cầu, đào kênh… kèm các ngành giúp đỡ như tài chánh, điện, nước… Lại có những việc khó khăn, phức tạp, đơn vị chuyên ngành ôm một mình thì sợ trách nhiệm nên đề nghị lập ban chỉ đạo để lỡ có rủi ro thì còn chia đều… hậu quả.
Bởi vì hậu quả chia đều có nghĩa chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả. Quyền lợi cá nhân hưởng nhưng hậu quả lại thuộc về tập thể vốn là một ý niệm mơ hồ. Thành thử từ lúc nào không biết, Ban chỉ đạo đã thành lạm phát. Bất kỳ chuyện gì muốn làm, mặc dù đã có các Sở đủ mọi lãnh vực đảm nhiệm, đáng lẽ những Sở này giải quyết vừa đúng chuyên môn gọn lẹ nhưng theo thói quen vẫn phải lập ban chỉ đạo cho… chắc ăn. Thành thử không lạ khi một số người ở vị trí lãnh đạo kêu họ có chân trong hàng chục, thậm chí cả trăm ban chỉ đạo chứ ít đâu.
Hễ có ban chỉ đạo tức công việc chính phải là… hội họp. Công việc ít thành phần tham dự thì chóng đưa đến quyết định nhưng càng nhiều thành phần, lắm ý kiến, càng họp nhiều để đưa đến thống nhất. Cứ thế mà họp không ngơi nghỉ. Họp xong, đâu phải một lần mà nhiều lần, nào là họp góp ý, họp dự thảo, họp triển khai thực hiện, họp thông qua, họp giao ban, họp kết luận… Nhất trí rồi nhưng sau đó công việc ì ạch, không tiến triển nổi hoặc gặp trục trặc. Mỗi lần như thế là lại gom đủ người tiếp tục họp nữa. Mỗi lần họp hàng chục ban, ngành. Nếu không đủ người, không đủ ý kiến thì lại họp…
Nói chung khó mà tưởng tượng một công việc muốn thi hành mà thiếu họp hành cho dù cuộc họp nhiêu khê đó cũng chẳng giải quyết được mấy. Không kể mỗi ban lại tạo nên bộ máy, ê kíp riêng. Thế là lại tốn ngân quỹ vận hành cái bộ máy mới ra đời đó. Mà ngân quỹ cũng không phải tiền túi ai móc ra nên không cần lưu ý làm chi mất công. Chưa kể ban chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ, trước khi giải tán phải có màn lập thành tích thi đua, khen thưởng. Nào là giấy khen, bằng khen, tiền thưởng cấp cho cá nhân, tập thể đơn vị, rồi liên hoan văn nghệ và… ẩm thực tổng kết. Tức là lại họp và họp nữa!
Nghe báo cáo tình hình rối rắm chứ thật ra, giải quyết công việc chuyên môn chẳng đáng là bao (so với kinh phí bỏ ra).
Như Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm gồm sở Y tế, sở Công thương, sở Nông nghiệp. Còn Ban chỉ đạo điều tra đời sống công nhân phải đầy đủ mặt mũi sở Công thương, sở Y tế, sở Giáo dục, cục Thống kê, sở Công an, sở Điện lực, công ty cấp nước, sở Tài chánh… Liệt kê ra đã thấy nhức cả đầu. Tình hình này thường được diễn tả gọn là “chồng chéo”, tức, rối lắm. Mặc dù rất chu đáo với một ban bệ bao gồm rất nhiều sở như vậy thế mà vẫn xảy ra luôn tình trạng công nhân ngộ độc thực phẩm, lãn công vì tăng ca, lương thấp…
Tại nhiều thành phần quá nên rốt cuộc đâu có ai làm chủ.
Sắp tới lại có ban chỉ đạo chống “ùn tắc giao thông” ở SG và Hà Nội. Chuyện gì cũng có Ban chỉ đạo huống hồ kẹt xe là vấn đề nóng bỏng hàng đầu của hai thành phố lớn này nên thành lập Ban chỉ đạo hẳn là điều bắt buộc!
Chắc nhà nước cũng bắt đầu thấy mệt mỏi vì quá nhiều Ban chỉ đạo chỉ tổ họp hành mà giải quyết công việc thực sự không bao nhiêu. Thành phố Đà Nẵng tuyên bố tiên phong trong việc tiết kiệm tiền bạc, thời giờ và công sức mà vẫn hoạt động hiệu quả bằng dự kiến sẽ xóa sổ bảy mươi lăm ban chỉ đạo, hội đồng. SG cũng yêu cầu giảm bớt hội họp trong phòng máy lạnh để thay vào đó đi xuống các nơi nắm tình hình xem chừng thực tế hơn.
Cơ quan đã bận rộn lại còn dính chân vào ban chỉ đạo. Mà thật ra công việc của ban chỉ đạo chỉ giữ vị trí thường trực, thành phần còn lại lâu lâu đi họp để nghe báo cáo tình hình. Do đó có cơ quan giới thiệu những người ngồi chờ sắp về hưu hoặc bị kỷ luật đang ngồi chơi xơi nước sang ngồi ban chỉ đạo. Tức là không còn làm việc gì nữa, có chỗ chuyên họp hành cho qua thời giờ.
Khó tưởng tượng đời sống mà thiếu họp hành!