BS Hồ Ngọc Minh: Cái thời xăng thì nhiều mà giấy đi tiêu thì thiếu!

Thời đại Cô-Vi: S thiếu giy đi tiêu

BS Hồ Ngọc Minh




Từ những ngày đầu tiên của cơn đại dịch coronavirus, trước khi có lệnh cách ly ở nhà được ban bố trên toàn quốc, người ta ùa nhau vào các siêu thị, dẫm chân lên nhau, chưởi bới nhau, hành hung ẩu đả nhau… chỉ vì mấy cuộn giấy đi tiêu!
Và mãi cho đến hôm nay, giấy đi tiêu vẫn “vắng bóng giang hồ” ở nhiều cửa hàng lớn nhỏ.
Vài tuần trước, dưới cơn mưa tầm tã của California, vợ chồng tôi cũng vác dù và áo mưa đi xếp hàng ở Costco… để mua giấy đi tiêu! Mua, cho các con, vì sợ chúng không quen chịu khổ như mình.
Cái hàng người nối đuôi nhau chạy dài ra khỏi hàng hiên, ra đến sân đậu xe. Tôi bèn chạy lên phía trước phàn nàn với nhân viên cửa hàng là, chúng tôi thuộc diện cao niên, thế là, may phước, được phát một coupon có giá trị cho một bịch gồm 6 cuộn giấy đi tiêu, với giờ hẹn hẳn hòi, khỏi phải đứng chờ dưới mưa. Đến giờ hẹn vợ chồng chúng tôi, cùng với một số khách hàng khác, “hiên ngang” bước vào cửa tiệm để “ẵm” một, và chỉ một bịch giấy đi tiêu! Trong khi ấy, nhìn qua phía cây xăng, dưới cơn mưa còn rỉ rã, vắng ngắt, lưa thưa vài chiếc xe đậu.

Tại sao người ta lại sợ thiếu giấy đi tiêu như thế?

Theo một số nhà tâm lý học, lý do thật ra không phải cần đến giấy đi tiêu nhiều như thế. Nếu thật sự cần, người ta vẫn biết cách ứng phó. Giả thuyết, ở đây, cuộn giấy đi tiêu là một biểu tượng để trấn an cho nỗi lo âu sợ hãi. Đại loại như một em bé khi đi ngủ, để bớt sợ…ma, thường ôm theo một con gấu nhồi bông, hoặc một cái chăn nhỏ. Người Mỹ gọi là “security blanket.” Con gái tôi, khi còn bé, đi đâu cũng ôm theo một con gấu nhồi bông như thế, đến độ con gấu ấy rách teng beng, nhưng thiếu nó thì cháu sẽ khóc nhè tối ngày. Một ví dụ khác, một số người khi gặp chuyện không vui, thường hay đi mua sắm. Mua được một món đồ để bù đắp lại một sự mất mát nào đó trong tâm hồn. Thế thì tại sao lại giấy đi tiêu? Vì nó rẻ và nhẹ, dễ ôm, dễ ẵm. Một kẻ xướng, mười người họa. Ai sao ta vậy. Thế là một người mua, triệu người bắt chước. Từ giấy đi tiêu đến nhiều thứ nhu yếu phẩm khác, cứ tích trữ cho chắc ăn, tạo nên một cơn sốt thời đại.
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/HOANTKrjioFc_wtSlfreX_qVrWfkJim-UzsyoaPMPvQgA7rhy28P4wA4W2AseSeYAFlp0GNOKiYMALk9sR4HBh5Ey0LV3fFVUnVkfQmX3KTSjK2YxZJoQEFzj-Wn7w=s0-d-e1-ft#https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/04/PN-toilet-paper_2.jpg

Từ ngàn năm trước, nhân loại đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để dùng sau khi đi tiêu.
Người cổ đại Ai Cập, dùng sỏi đá hoặc mảnh sành. Không những vậy, họ còn có câu tục ngữ ngụ ý khuyên nên tiết kiệm: “Ba cục sỏi là đủ…” Theo tiêu chuẩn vệ sinh hiện nay, ba cục thì không sạch sẽ cho lắm.
Người La Mã, dùng một nắm bọt biển cột trên một que củi, và dùng đi dùng lại. Để “khử trùng,” que chùi nầy được nhúng vào nước dấm, hay nước biển.
Ở Châu Á, một số dân tộc dùng que gỗ để chùi, sau đó rửa với nước lạnh và dùng lại. Riêng ở Trung Hoa, giấy chùi được sáng chế vào khoảng thế kỷ thứ 6 và chỉ được sử dụng nhiều sau thế kỷ 14 nhưng chỉ giới hạn trong giới thượng lưu, giàu có.
Ở Mỹ, có lẽ đã từng trải qua các thứ như sỏi đá, bọt biển… nhưng vẫn dùng thêm các loại khác có tính cách “dịu êm” như chai lọ, ly nước, tẩu hút thuốc lá và kể cả khung cửa! Một số khác dùng cùi bắp, lá cây, rơm rạ, và vỏ sò. Có nghĩa là, thấy thứ gì tiện thì dùng thứ ấy. Về sau, khi sự sản xuất giấy bắt đầu, người ta dùng giấy báo, giấy gói hàng, đủ thứ mọi giấy in kể cả sách vở, tự điển.
Giấy đi tiêu mà chúng ta dùng ngày nay vẫn chưa được “phát minh” ra cho mãi đến những năm 1900’s. Cho dù đến năm 1930’s, giấy đi tiêu vẫn khó cạnh tranh vì những thứ giấy xài lại ở trên đây so ra rẻ tiền và thông dụng hơn.
Thế là, ngày nay, giấy đi tiêu thì không thể thiếu được.
Ở Việt Nam, sau 30 Tháng Tư năm 1975, tôi đã từng sống cảnh “xếp hàng cả ngày” để mua nhu yếu phẩm và xăng dầu. Qua Mỹ, năm 1979, cũng đã từng xếp hàng mua xăng vì khủng hoảng xăng dầu dưới thời Tổng Thống Carter. Bây giờ, dưới thời Tổng Thống Trump, có ai ngờ, xếp hàng mua giấy đi tiêu!
Rất có thể, sẽ có một năm tháng nào đó mai sau, khi hồi tưởng lại cơn đại dịch toàn cầu của năm 2020, bên cạnh những con số thống kê về số tử vong đi đôi với sự chao đảo của nền kinh tế và sự tụt giảm của thị trường chứng khoáng, sẽ có những mẫu chuyện cười ra nước mắt. Ví dụ như, “xăng thì rẻ mà xe thì rảnh,” hay, “xăng thì nhiều mà giấy đi tiêu thì thiếu”!

 
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top