• Trang Trào Phúng, Đoàn Xuân Thu: CỨ BỬA TỚI!

Đoàn Xuân Thu

 

Cứ bửa tới!



Học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Mẹ đẻ là một điều không dễ dàng là vì nó khó… (Nói huề vốn!)
Chuyện rằng: Con chuột mẹ dẫn hai chuột con đi dạo. Bỗng một con mèo đánh hơi được mùi chuột, liền nhón cẳng núp sau cánh cửa chuẩn bị vồ ba mẹ con nhà chuột, tha về về đánh chén tối nay.
Trong lúc thập phần nguy cấp, thập tử nhứt sanh, chuột mẹ vội kéo hai chuột con nấp vào phía nên nầy cánh cửa, sủa rõ to: “Gâu, gâu! gâu! Gừ! gừ! gừ! Gâu!”
Mèo ta tưởng là chó, nên vội vàng tam thập lục kế dĩ đào vi thượng, lên đường bôn tẩu .
“Đó các con thấy chưa? Biết được ngoại ngữ thật là có lợi vô cùng vì đôi khi nó cứu được mạng sống của mình!”
Chính vì vậy khi thế giới toàn cầu đã trở thành một cái làng, việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác tiếng Mẹ đẻ vô cùng cần thiết… thực! Nhứt là đi cưới vợ.
Mấy thằng chuẩn rể Tây, tức da trắng nói chung, lỡ phải lòng với con gái Việt Nam là phải rán mà học tiếng Việt, (dẫu đâu có dễ), để lấy điểm với Bố Mẹ nhà em…
Bố Mẹ ngoài một mớ đô bộn bộn bù của còn phải có một chàng rể Tây dẫu mắt xanh mũi lỏ, nhưng biết húp nước mắm, và phun ra tiếng Việt… để hãnh diện với xóm làng…
Nàng là sinh viên đi Mỹ học, sau khi tốt nghiệp không muốn về nước mà muốn ở lại cái nước tư bản bóc lột nầy nên quăng chài tứ tung mới bắt được một thằng Mỹ lù khù, dễ dụ.
Em sẽ dắt chàng về Hà Nội ra mắt bố mẹ và bà con nội ngoại để chứng tỏ rằng em chẳng lấy làm chơi mà làm thiệt. Nhưng anh lại đực mặt ra đó, một câu tiếng Việt chào hỏi cũng bù trất thì thiên hạ sẽ cho rằng anh ỷ là dân đế quốc Mỹ đem cái thẻ xanh ra nhử nhử trước mặt mà gạt gẫm tiết trinh em!
Nàng dạy chàng ngôi thứ nhứt, tiếng Anh là “I”, thì tiếng Việt không “ai” gì ráo mà phải tùy người đối diện để mình xưng cho thích hợp: là con, là cháu, là anh, là tôi.. v.v…
Lúc nói chuyện với nàng, chàng xưng là anh và âu yếm gọi em. Nhưng với ông bà, cha mẹ là khác! “Nhớ chưa con bò! Cha! Khó dữ vậy hè!”
Về tới Hà Nội, gặp bố em, chàng cung kính, gật đầu chào “Anh muốn cưới con Bố. Bố có đồng ý không?”
Rồi quay sang bà già vợ tương lai khen ngợi vài câu xã giao là: “Giò Mẹ căng lắm!” Quay sang con em vợ thì: “Em đẹp, sexy lắm!”
Con vợ tương lai nghe vậy, bèn rầy: “Anh ngốc như con bò!”

Vốn có chút đỉnh rượu, (chớ bình thường là không bao giờ dám), chàng rể Tây sửa lưng vợ, để cho nhạc phụ và nhạc mẫu biết là tiếng Việt mình cũng giỏi hỏng thua ai
“Con bò không có ngốc! Em phải nói là: Anh ngốc như con ““donkey”“, con lừa, mới đúng!”
Trưởng tộc và cả nhà bên đàng gái thán phục, ồ lên cười vui vẻ.
Xong ông Bí thư xã ủy đến ăn chực để chia vui, đứng dậy giới thiệu cùng chú rể Tây của làng ta, chỉ tay vào vợ đang đứng kế bên trịnh trọng nói: “Đây là nhà tôi!”
Thằng rể Tây buộc miệng hỏi: “Rồi cái cửa ra vào, nó ở đâu?”
Thiệt là cái đồ đế quốc Mỹ mà! Toàn là dân cà chớn không hè!
Đó là Mỹ học tiếng Việt; còn Việt học tiếng Mỹ thì sao?
Mấy bữa nay, bên Little Saigon, bà con mình rôm rả bàn về cái vụ nói tiếng Mỹ giả cầy, ba rọi, nửa nạc nửa mỡ mà không chịu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong Cộng đồng người Việt…ở nước ngoài…Nghe vui quá chừng vui đi!
Đa số ông bà, chắc bằng cấp đầy mình mẩy, xúm lại xài xể, xì nẹt bà con mình nói tiếng Việt mà cứ chêm vô tiếng Mỹ, theo giọng đọc của tự điển Lê Bá Kông, Ziên Hồng, trường dạy Anh văn từ hồi năm nẩm ở Sài Gòn!
Ối tưởng cái gì? Chớ cái vụ sính nói tiếng Tây, tiếng U hòa đồng với tiếng Việt của dân mình có gần cả thế kỷ trước lận mà.
Tuồng cải lương Tô Ánh Nguyệt của soạn giả Trần Hữu Trang kể về chuyện tình giữa Nguyệt và Minh trắc trở rồi tan vỡ trong cái biến loạn của xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến qua chế độ thuộc địa, sự xung đột giữ cũ và mới!
Ông Cả, (ba của Nguyệt) thì thủ cựu bài tân: “Nhân bất học bất tri lý. Học giả như hòa như đạo. Bất học giả như cảo như thảo (Người không học không biết lẽ phải. Học như lúa nếp lúa mùa. Không học như cỏ dại cỏ khô ích gì?)
Còn bên ông chủ tiệm bazar Phát Đạt (ba của Minh) thì ““đã cựu nghinh tân”: bonjour, oui, non, pardon, merci! C”est par bien? tá lả.
Xách đít ra về, chủ tiệm bazar Phát Đạt còn ““Adieu”“ (tạm biệt) (A dơ). Ông Cả đáp lại: “Ai dơ” thì biết? He he!
Ông soạn giả Tư Trang đã mượn nhân vật Tân, em của Nguyệt, để phê phán ông chủ hiệu bazar Phát Đạt rằng: “Tây phải ra Tây! Việt Nam phải ra Việt Nam! Đừng mở miệng lai căng pha trộn nửa nạc nửa mỡ nghe không lọt lỗ tai!”
Chuyện đó xưa rồi! Còn bây giờ là thế kỷ 21, mình ở nước của người ta mà chỉ nên nói toàn bằng tiếng Việt, thì là tui sẽ dốt toàn tập tiếng Anh thì làm sao kiếm ra việc làm? Làm cu li, chớ đâu phải là diễn giả trường đại học đâu mà cần tiếng Anh lưu loát?
Mấy thằng Úc nó thường khuyến khích tui, chớ nó không hề dám chê bai, dạy đời như ông Tư Trang đâu! Nó nói: một người biết hai thứ tiếng là bilingual; còn người chỉ biết một thứ tiếng là thằng Úc!
Thì việc gì mà sợ quê chớ? Muốn giỏi tiếng Anh là phải thực hành, không có cách nào khác. Từ dở mới tới giỏi, biết chữ nào chơi chữ đó, từ ít mới có nhiều, dựa vào kinh nghiệm chiến trường chớ không phải trong sách giáo khoa, toàn là phi hiện thực…tế!
Đây là bài học thực tế nè: “Cô ơi, tôi muốn khám bệnh! Vậy bác “phiu ao” (fill out) cái “phom” (form) này dùm con nha bác!”” “OK Salem!”
“Thằng chả nói tui suốt ngày chỉ lo “sốp binh” (shopping), hỏng có “khe” (care) gì cho chồng con, cho nhà cửa!
“Nô mó nì” (no money) mà sốp binh (shopping) cái gì?Ai đi chợ “khút” (cook) cho cha con ông “ít” (eat)?
Khôn hồn đừng làm tui”ghét mát” (get mad) là tui “mu” ra (move) thì đừng có mà chạy theo khóc lóc năn nỉ kêu tui “mu” vô…” Đồ sì tu pit! ((stupid)”
(Ôi tui khoái cái chữ mu (move) ra, mu (move) vô nầy quá Trời! Mà nỡ lòng nào bắt em phải nói thuần tiếng Việt, không cho chen chữ “move “ nào vô hết trơn thì làm sao mà đã chớ?)
Mạnh vì gạo bạo vì tiền, thương vợ thương con; cái tình thương bao la đó đã làm tui không sợ mất mặt (ủa tui có mặt đâu mà sợ mất?)
Không sợ các bức thức giả chê tui là đồ vọng ngoại cộng với “kém thông minh pẹc- ma- năng (permanent) (thường trực).
Mười năm, hai chục năm nữa cái đám tụi tui sẽ đem cái “xi líp” (slip), “xú chiêng” (soutien-gorge), tiếng Tây ; “no star where” (không sao đâu), no medicine (không thuốc hút), master run (thầy chạy) tiếng Mỹ… đi luôn về bên kia thế giới.
Cái tụi tui để lại là đám con cháu nói tiếng Mỹ như Hoàng gia Anh dù da nó vẫn vàng khè.
Do đó cứ chê tui là tiếng Anh… ăn đong củ Tóm lại sĩ diện hảo mà làm gì? Ai chê tiếng Anh tui giả cầy, ba rọi thì kệ họ chớ. Tui chỉ cần biết chút đỉnh tiếng Anh đủ xài, không cần trúng giọng gì ráo, sao cho “boss” Úc hiểu, cho tui cái “job” để tui đi làm kiếm tiền về cống nạp cho con vợ, để trả tiền nhà, tiền bill, tiền con cái ăn học nữa là tui… OK rồi!
Chớ chờ tui nói tiếng Anh giỏi cỡ Donald Trump hãy nói (chắc tới Tết Congo)… thì vợ tui ai nuôi, con tui ai lo, tiền nhà tui ai trả?
Thử hỏi chê tui rậm rề thì mấy cái chữ tiếng Mỹ nầy quý ông, quý bà có xài không vậy?
Như đi ăn buffet, ăn hamburger, hot dog, pizza! Rồi OK, Cheers, Website, Cell, Ticket, IPhone, IPad, Computer… xe SUV, xe RV, xe Van…
Kêu tui nói bằng tiếng Việt thì nó ra làm sao hả? Chỉ cho tui nói với nhe bồ!
Chẳng qua, tiện là xài, tiếng Anh, tiếng Việt gì cũng được tất! Hoặc pha với nhau cũng được vì tui là một con người tha hương, đành đa văn hóa một phần mà phần khác tui học theo ông bà mình hồi xưa đấy thôi!
Có cái chuyện như vầy: Có anh bồi kia muốn báo động với ông chủ Pháp có một con cọp ngoài vườn, nhưng anh ta không biết con cọp tiếng Pháp là gì!
Không đi đường thẳng được, thì đi đường vòng, cốt cho ông chủ hiểu cái nguy hiểm cận kề, để hai người vọt cho lẹ!

“Lui non buffle, lui pas boeuf, lui “tí ti” jaune, lui “tí ti” noir, lui “gầm” lui “gừ”, lui beaucoup méchant, lui mangé monsieur , lui mangé moi!”

“Lúy nông buýp, lúy pa bớp, lúy tí ti dôn, lúy tí ti noa, lúy gầm lúy gừ, lúy bố-cu mê-xăng, luý măng giê mông-xừ, lúy măng giê cả moa!”
(Chẳng phải trâu chẳng phải bò, nó một tí vàng, nó một tí đen, nó gầm nó gừ, nó dữ lắm, nó xực ông, nó xực cả tui luôn).
Do đó, tui rất hoan nghinh bà con mình ở bên Mỹ, bên Canada, bên Úc nầy đây nên nói tiếng Anh khi có dịp. Dù nói chỉ để khoe, để nổ thôi… cũng được mà!
Vì một con người có đầu óc rộng mở, luôn luôn muốn du nhập cái mới! (Chớ không cực đoan thủ cựu, cứ bám riết vào cái cũ, không thèm học thêm cái mới vì sợ thiên hạ chê là nhà quê, dốt hay nói chữ) là tiến bộ rồi hè!
“Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” mà!
Vậy là không cần chờ đến giỏi tiếng Anh mới nói, cứ bửa tới, bửa tưới hột sen đi bà con!
Ngay cả lúc cự nự em yêu, tui chơi tiếng Anh ba rọi không hè. Vì em không hiểu, nên tui an toàn trên xa lộ, còn xả được cơn tức… giận trong tình nghĩa vợ với chồng.
Nhưng đau đớn thay những ngày hoa mộng đó qua mau; khi đám cháu nội của tui lớn lên đi nhà trẻ, mẫu giáo rồi vào lớp “prep”.
Về nhà tụi nó líu lo tiếng Anh và con vợ tui chạy lăng xăng chạy xuống bếp lo cho tụi nhóc từng miếng ăn, thức uống…
Mới đầu thì tụi nó ra dấu, đút ngón tay trỏ vô mồm… là đòi bú tí sữa….Riết rồi em yêu học và hiểu tiếng Anh cũng kha khá!
Vậy mà tui cứ ngây thơ không biết. Cứ theo cái mửng cũ, xài xể em bằng tiếng Anh ba rọi của tui như “you sì tu pịt” chẳng hạn!
Ai ngờ em trừng trừng nhìn tui với đôi mắt hình viên đạn. “What? How dare you?”
“Chết Tía tui rồi bà con ơi!” Vậy mà tui cứ tưởng em yêu ù ù cạc cạc như hồi xưa chớ! Chớ dân Phước Lộc Thọ mà hay khoe. “Ai đông khe!” (I don”t care). He he!
Tóm lại sĩ diện hảo mà làm gì? Ai chê tiếng Anh tui giả cầy, ba rọi thì kệ họ chớ. Tui chỉ cần biết chút đỉnh tiếng Anh đủ xài, không cần trúng giọng gì ráo, sao cho “boss” Úc hiểu, cho tui cái “job” để tui đi làm kiếm tiền về cống nạp cho con vợ, để trả tiền nhà, tiền bill, tiền con cái ăn học nữa là tui… OK rồi!
Chớ chờ tui nói tiếng Anh giỏi cỡ Donald Trump hãy nói (chắc tới Tết Congo)… thì vợ tui ai nuôi, con tui ai lo, tiền nhà tui ai trả?
Thử hỏi chê tui rậm rề thì mấy cái chữ tiếng Mỹ nầy quý ông, quý bà có xài không vậy?
Như đi ăn buffet, ăn hamburger, hot dog, pizza! Rồi OK, Cheers, Website, Cell, Ticket, IPhone, IPad, Computer… xe SUV, xe RV, xe Van…
Kêu tui nói bằng tiếng Việt thì nó ra làm sao hả? Chỉ cho tui nói với nhe bồ!
Chẳng qua, tiện là xài, tiếng Anh, tiếng Việt gì cũng được tất! Hoặc pha với nhau cũng được vì tui là một con người tha hương, đành đa văn hóa một phần mà phần khác tui học theo ông bà mình hồi xưa đấy thôi!
Có cái chuyện như vầy: Có anh bồi kia muốn báo động với ông chủ Pháp có một con cọp ngoài vườn, nhưng anh ta không biết con cọp tiếng Pháp là gì!
Không đi đường thẳng được, thì đi đường vòng, cốt cho ông chủ hiểu cái nguy hiểm cận kề, để hai người vọt cho lẹ!

“Lui non buffle, lui pas boeuf, lui “tí ti” jaune, lui “tí ti” noir, lui “gầm” lui “gừ”, lui beaucoup méchant, lui mangé monsieur , lui mangé moi!”

“Lúy nông buýp, lúy pa bớp, lúy tí ti dôn, lúy tí ti noa, lúy gầm lúy gừ, lúy bố-cu mê-xăng, luý măng giê mông-xừ, lúy măng giê cả moa!”
(Chẳng phải trâu chẳng phải bò, nó một tí vàng, nó một tí đen, nó gầm nó gừ, nó dữ lắm, nó xực ông, nó xực cả tui luôn).
Do đó, tui rất hoan nghinh bà con mình ở bên Mỹ, bên Canada, bên Úc nầy đây nên nói tiếng Anh khi có dịp. Dù nói chỉ để khoe, để nổ thôi… cũng được mà!
Vì một con người có đầu óc rộng mở, luôn luôn muốn du nhập cái mới! (Chớ không cực đoan thủ cựu, cứ bám riết vào cái cũ, không thèm học thêm cái mới vì sợ thiên hạ chê là nhà quê, dốt hay nói chữ) là tiến bộ rồi hè!
“Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” mà!
Vậy là không cần chờ đến giỏi tiếng Anh mới nói, cứ bửa tới, bửa tưới hột sen đi bà con!
Ngay cả lúc cự nự em yêu, tui chơi tiếng Anh ba rọi không hè. Vì em không hiểu, nên tui an toàn trên xa lộ, còn xả được cơn tức… giận trong tình nghĩa vợ với chồng.
Nhưng đau đớn thay những ngày hoa mộng đó qua mau; khi đám cháu nội của tui lớn lên đi nhà trẻ, mẫu giáo rồi vào lớp “prep”.
Về nhà tụi nó líu lo tiếng Anh và con vợ tui chạy lăng xăng chạy xuống bếp lo cho tụi nhóc từng miếng ăn, thức uống…
Mới đầu thì tụi nó ra dấu, đút ngón tay trỏ vô mồm… là đòi bú tí sữa….Riết rồi em yêu học và hiểu tiếng Anh cũng kha khá!
Vậy mà tui cứ ngây thơ không biết. Cứ theo cái mửng cũ, xài xể em bằng tiếng Anh ba rọi của tui như “you sì tu pịt” chẳng hạn!
Ai ngờ em trừng trừng nhìn tui với đôi mắt hình viên đạn. “What? How dare you?”
“Chết Tía tui rồi bà con ơi!” Vậy mà tui cứ tưởng em yêu ù ù cạc cạc như hồi xưa chớ!
Đoàn xuân Thu, Melbourne

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top