Babui
Mẹ VNCH và Tháng Tư Đen… Vào, Vơ, Vét, Về
Tháng tư đen, nhớ điệu ru bolero của Mẹ
Virus Corona nổi giận
• Kỳ Văn Cục
Biểu tượng CÔNG LÝ VN: vua sản Lú Thả Tổ.• Phiếm luận Nguyễn Tường Thụy
Tàu cộng bị ông Đồng lừa
Chỉ đến khi quan hệ Việt – Trung bị đẩy lên tới mức căng thẳng nhất vào cuối 1978, đầu 1979 thì vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mới được phía VN đặt ra một cách ráo riết.
Việt Nam đưa ra được nhiều bằng chứng, đặc biệt là bằng chứng lịch sử như: VN đã thực hiện chủ quyền trên thực tế trong nhiều thế kỷ, các văn bản, bản đồ cổ thể hiện chủ quyền, các dấu tích thực hiện chủ quyền trên các đảo. Trong khi đó, Trung cộng chẳng có bằng chứng nào ngoài công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 (gọi tắt là công hàm Phạm Văn Đồng). Công hàm này, TC coi như báu vật, giữ khư khư, ướp hóa chất bảo quản cẩn thận có lẽ giữ được vài vạn năm. Mỗi khi bí, họ lại lôi ra để khẳng định chủ quyền của mình.
Hôm 17/4 vừa rồi, trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc, TQ lại thò công hàm PVĐ ra, không biết đây là lần thứ bao nhiêu. Người quan tâm lại giở ra đọc lại xem sao. Thì ra đó chỉ là mảnh giấy chẳng có giá trị gì về việc khẳng định chủ quyền hai quần đảo. Nhưng tại sao TQ lại coi như bảo bối để khẳng định chủ quyền của mình đối với các đảo ở Biển Đông? Hóa ra, Tàu cộng bị ông Phạm Văn Đồng… lừa. Không chỉ một mà còn bị lừa mấy lớp kia, cho nên có gỡ được lớp này, lại vướng vào lớp khác. Thế ông Đồng mới “tài”.
Đầu tiên là lớp lừa thứ nhất: Ông Đồng viết: “Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc”.
Vậy bản tuyên bố 4/9/1958 của Trung cộng có nội dung thế nào? Nó là một tuyên bố đòi lãnh hải 12 hải lý và đòi lắm thứ khác, trong đó có cả 2 quần đảo HS và TS. Nhưng câu trích trên trong công hàm PVĐ cho thấy ông chỉ tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc thôi còn lờ đi 2 quần đảo HS và TS. Soi kỹ thì đoạn trích thừa tới 3 dấu phảy có lẽ do thói quen chặt vụn ý khi hành văn, đọc tuy giật cục nhưng cũng không thể hiểu đoạn văn sang hướng khác được.
Nó tương tự như tay hàng xóm chỉ tay bảo ngôi nhà của hắn và vườn cây của nhà bên là của hắn. Trước tay hàng xóm lực lưỡng, lại bị phụ thuộc quá nhiều vào nó nên nhà bên nói, tôi đồng ý lời ông nói, công nhận ngôi nhà ấy là của ông mà không nói gì đến vườn cây nhà mình cả.
Thế nhưng, Chu Ân Lai chỉ đọc đến đoạn “tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958” là sướng quá rồi, sai thư ký cất vào trong tủ. Rồi ông ta yên tâm tiếp tục gửi viện trợ để VN đánh nhau với Mỹ, coi như trả dần tiền mua HS và TS. Cứ bảo Tàu thâm nho nhưng trong vụ này xem ra cũng ngố chẳng hơn gì Nga.
Nếu Chu An Lai tỉnh táo vặn lại: “Thế quan điểm của các đồng chí về chủ quyền của chúng tôi đối với HS, TS thì sao?”, không biết ông Đồng sẽ trả lời thế nào. Rất may, điều đó đã không xảy ra. Cho nên phàm cái gì thuộc về văn tự là phải cẩn thận. Vì thế mới có câu “bút sa gà chết”. Bác Đồng nhà ta viết như vậy, họ Chu chết là phải.
Đó là lớp thứ nhất. Còn nếu VN không cãi nổi hay thừa nhận bán HS, TS cho TQ đi chăng nữa thì TQ lại vướng vào lớp thứ 2. Đó là HS, TS khi ấy thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa, mà VNCH là một chính thể được quốc tế công nhận, lại là thành viên của Liên Hợp Quốc. Ở lớp này ông Đồng trong vai chú Cuội đem bán thứ mà mình không có.
Chuyện kể rằng một hôm Cuội đến Mường Vang chơi, gặp đàn vịt giời đang bơi lội tung tăng dưới hồ nước rộng, xung quanh là núi, đúng là non xanh nước biếc. Thấy phong cảnh hữu tình, Cuội liền dừng chân ngắm. Một quan lang đi qua tưởng Cuội đang chăn vịt. Mê đàn vịt đẹp, quan liền gạ mua. Cuội giả vờ sợ uy quan miễn cưỡng bán. Nhận tiền xong, Cuội buồn rầu dặn dò cẩn thận rồi chào quan đi. Quan nghe theo lời Cuội, đợi chiều tối mới lùa đàn vịt về thì chúng bay tán loạn lên giời hết cả, còn Cuội thì đã cao bay xa chạy.
Nếu lớp này mà TQ vượt qua được thì lại vấp phải lớp thứ ba. Đó là TC đã chắc 2 quần đảo VN đã bán cho mình rồi, sao cuối tháng 4, đầu tháng 5/1975, VN ra Trường Sa đánh chiếm và tiếp quản các đảo của VNCH, sao TC không ra mà tranh?
Chưa hết, vẫn còn một lớp nữa khó nhằn không kém. Đó là ông Đồng có quyền gì mà bán được lãnh thổ của Tổ quốc? Việc liên quan đến lãnh thổ quốc gia phải có hiệp định giữa hai bên, rồi phải thông qua quốc hội, rồi lại phải bàn giao trên thực địa, chứ đâu phải một ông dù là thủ tướng đi chăng nữa trong lúc thần kinh không bình thường viết bừa mấy chữ vào giấy biên nhận mà được. Nó cứ phải đủ thủ tục như Nga hoàng bán bán đảo Alaska cho Mỹ chứ.
Mới biết bác Đồng nhà ta kín kẽ khôn ngoan phải biết. Ông lừa Tàu cộng có lớp lang cẩn thận và sẵn sàng chịu tiếng lừa đảo để đẩy Tàu cộng vào thế cay đắng và khó cãi. Nếu ông nói toạc ra “HS, TS là của chúng tôi, không phải của các đồng chí” thì lấy đâu ra viện trợ 17 năm tiếp theo để thắng miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Còn nếu viết thẳng trong công hàm công nhận HS, TS của TC thì mang tiếng bán nước, hậu thế nó đâu có tha. Mà mới chỉ ký cái công hàm ỡm ờ kia nhưng TC dựa vào đó đánh chiếm HS và 7 đảo TS, ông đã bị chửi là bán nước, bắt ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, ầm ỹ tên mạng kia kìa. Mà đâu chỉ riêng ông, cả “ông cụ” và lãnh đạo chóp bu hồi ấy cũng bị réo tên. Nếu không nhận viện trợ của TC, không viết công hàm, tóm lại không giao du, chơi bời với bọn đầu trộm đuôi cướp thì đâu đến nỗi.
Lời thị phi độc hơn rắn rết, bén hơn gươm đao?
Có liều thuốc nào chữa được 'bệnh thị phi' không?
Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán... vậy hỏi có liều thuốc nào chữa được 'căn bệnh' thị phi không?
Tích cũ kể rằng: Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trượt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng có những kẻ trộm cắp lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ!
Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị mà cơn nắng mưa, sáng tối vẫn bị thế nhân trách hận ghét thương. Còn như hạ thần đây: ‘Nhân bất thập toàn’ thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích?
Cho nên ngu thần trộm nghĩ: đối diện với tiếng thị phi trong thế gian thì cần bình tâm suy xét, đừng nên vội tin, nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu, quả là đáng sợ lắm thay!
Đối diện với tiếng thị phi trong thế gian thì cần bình tâm suy xét, đừng nên vội tin, nghe.
Có liều thuốc nào chữa được 'bệnh thị phi' không?
Không có - bệnh trầm kha thường không có thuốc chữa. Không có thuốc chữa, ấy mới gọi là bệnh trầm kha! Tuy nhiên khi con người ta biết lánh dữ chuộng lành, lời chân ý thiện, phân biệt được rõ đúng sai phải trái, lại không quên hàm dưỡng tâm tính thì hẳn bệnh thị phi sẽ không thuốc mà tiêu tán vậy.
Thị phi sinh ra bởi những kẻ chuyên gây chuyện thị phi. Vì sao lại có những kẻ chuyên gây ra những chuyện thị phi này? Là vì vẫn còn có nhiều người thích nghe chuyện thị phi, thích đưa chuyện thị phi, thậm chí là tin theo chuyện thị phi. Xưa nay có ‘cầu’ thì mới có ‘cung’. Vậy phải chăng không nghe, không đưa, không tin chuyện thị phi... thì thị phi cũng sẽ không còn có môi trường để phát tác nữa?
Đường Phong