• Hoàng Long Hải, Về Nước, thấy gì? nghĩ gì? Chuyện chỉ có ở nước Mỹ


• Hoàng Long Hi, V Nước, thy gì? nghĩ gì?

Chuyện chỉ có ở nước Mỹ

    Câu chuyện bắt đầu từ em bé hơn 10 tuổi, bố em là một người lính Mỹ đã hy sinh khi em mới 5 tuần tuổi. Một hôm, trên đường từ bãi đỗ xe vào nhà hàng em nhặt được tờ 20 đô la. Mẹ bảo em có thể mua gì tùy thích, nhưng em đã làm một việc mà không ai nghĩ đến…

    Em gửi tờ 20 đô la đến một người lính Mỹ không quen biết gặp được ở nhà hàng để thanh toán cho bữa tối của anh, kèm theo một lời nhắn với nội dung: Bố cháu cũng là một người lính nhưng ông ấy đang ở trên Thiên đường. Cháu rất vui khi gửi tờ 20 đô la cho chú. Cảm ơn chú đã vì mọi người mà bảo vệ đất nước của chúng ta…

    Sau khi gửi lời nhắn và 20 đô la, cậu nói với mẹ là muốn gặp bố để nói cho bố biết. Khi mẹ đưa cậu ra nghĩa trang quốc gia, cậu ôm lấy ngôi mộ của người cha, vừa khóc vừa kể lại quá trình cậu nhặt được tờ 20 đô la và cuối cùng cậu gửi tờ 20 đô la cho người lính mà cậu không quen biết.

    Người lính Mỹ khi nhận được lời nhắn và tờ 20 đô la thì suy nghĩ: Tại sao một đứa trẻ xa lạ lại gửi cho mình tờ 20 đô la? Anh cảm thấy mình phải sống làm sao cho xứng đáng với tấm lòng của cậu bé. Anh bèn sao lại lời nhắn và gửi tới nhiều quỹ từ thiện, mỗi bức thư anh ấy lại kẹp một tờ 20 đô la vào trong.

    Sự việc ngày càng lan tỏa, rất nhiều người biết về hành động cao đẹp của cậu bé và của người lính. Một đài truyền hình địa phương đã làm chương trình về họ. Như vậy, ngày càng có nhiều người hơn nữa biết về câu chuyện đẹp mong muốn tặng cho cậu bé nhiều món quà giá trị. Tuy nhiên, cậu bé đã từ chối và nói rằng:
Có rất nhiều trẻ em có bố hoặc mẹ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Cậu muốn có một quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những đứa bé đã mất cha, mẹ khi làm nhiệm vụ cao cả.

    Thật không ngờ, quỹ từ thiện của cậu bé không lâu sau đã quyên góp được hơn 2 triệu đô la. Số tiền đó nhằm giúp đỡ cho những em bé đã mất bố hoặc mẹ khi họ tình nguyện hy sinh vì “Những giá trị” mà nước Mỹ theo đuổi.



    Cậu bé trong câu chuyện trên là Myles Eckert và người lính nhận được “món quà 20 USD” là anh Frank Daley. Họ đều sống tại bang Ohio của nước Mỹ. Câu chuyện xảy ra từ tháng 2/2014, nhưng cho đến nay nó vẫn là một giai thoại đẹp về nước Mỹ được nhiều người ca tụng.

    Dù nước Mỹ chưa phải là hình mẫu lý tưởng của thế giới, nước Mỹ càng không phải là thiên đường, nhưng nước Mỹ có những công dân tử tế, những đứa trẻ thuần khiết và lương thiện, đủ để họ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Phải chăng, “giá trị thực” của nước Mỹ không phải nằm ở khối tài sản khổng lồ, mà chính ở những con người sẵn sàng sẻ chia với người khác…

Câu chuyện đứa bé Mỹ nói trên làm cho tôi thích thú. Tôi in ra và hôm về VN, tôi mang theo, dấu dưới đáy vali. Tôi cũng ngại chớ, “bóng tối bao giờ cũng sợ ánh sáng làm lộ ra những cái xấu xa của nó”.  Tôi muốn người bạn Saigon của tôi đọc nó, và con cháu anh ta đọc nó. Tôi không làm cái công việc “cho tuổi trẻ” như đã từng xảy ra hồi xưa. Ngồi “vách đốc củ tỏi” ở văn phòng mà không đến thẳng với bọn trẻ là chuyện tào lao, là công việc của cái chế độ gọi là Việt Nam Cộng Hòa từng làm: Thắt cà-vạt đỏ, mặc áo vét xanh, đọc diễn văn, ban huấn từ, ăn tiệc nhồm nhoàm là hình ảnh thối hoắc của mấy ông lớn hồi đó. Thối vô cùng!

    Người bạn hỏi tôi:
   

 -“Anh có biết cái gì làm cho thằng bé có một “Tâm Hồn Cao Thượng” như thế?
   

Tôi trả lời:
   

-“Tôn giáo. “Bác Ái Công Giáo” là vĩ đại! Nếu không có “Bác Ái Công Giáo”, người Mỹ không giang rộng tay đón người tỵ nạn Việt Nam mấy chục năm nay.”
   

Người bạn hỏi lại:
   

-“Người Mỹ hay chính phủ Mỹ?”
   

 Tôi trả lời:
   

-“Chính phủ Mỹ trước khi làm chi, họ đặt đô la lên bàn cân để xem lời hay lỗ. Dân Mỹ thì khác, họ nghe theo tiếng đập của trái tim.”
   

Người bạn lại hỏi:
   

 -“Nếu anh nói vậy, người Việt Nam không vì “Lòng Từ Bi” mà giúp người nghèo khổ hay sao?”
   

 Tôi chống chế:
   

 -“Nói như thế không phải tôi muốn “ca ngợi” một tôn giáo nào? Vấn đề là lòng nhơn ái của tôn giáo đã thấm vào lòng các dân tộc tin theo tôn giáo đó. Người Châu Âu phần đông theo đạo Thiên Chúa nên họ có “bác ái của Chúa”, cũng như người Á Đông thấm nhuần “Từ Bi của Phật vậy!”
   

Người bạn tôi cười:
   

 -“Nói như thế là anh mới thấy cái bông hoa mà chưa thấy gốc của cây hoa. Ngày nay, những người tu hành chỉ cho người ta thấy cái hoa để “chiêu dụ” tín đồ, ấy là tôi chưa nói tới cái “ẩn ý” hay “âm mưu” của mấy ông gọi là “thầy”, gọi là “cha” ở trong chùa hay trong nhà thờ. Điều ngày nay người ta gọi là ác, là vô cảm, vô lương tâm, vô nhân đạo… đều bắt nguồn từ một cái gốc, như cái gốc của một cái cây vậy. Người Tây phương thường hay nói đến cái gốc nầy. Gốc là sự thông cảm. Thông cảm là cây cầu nối liền giữ hai người, làm cho hai người hiểu nhau, hay ít ra, chỉ một phía cũng vậy: Người nầy hiểu va thông cảm người kia. Không có cây cầu thì làm sao biết được phía bên kia, giống như một người bên nầy bờ sông ngó sang bên kia bờ sông mà không biết bên kia sông như thế nào. Huy Cận viết: “Không cầu nối lại niềm thông cảm, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” là với cái ý ấy. Vậy mà Huy Cận theo Cộng Sản được; thế cũng lạ. Ông ta bị “ăn cháo lú” rồi, trở thành người cuồng tín; đáng tiếc thật!
  

  -“Người cuồng tín là người tin vào một tôn giáo. Từ niềm tin tuyệt đối ấy, trái tim người ta khép lại, nên không có sự thông cảm. Không thông cảm thì không thể có từ bi hay bác ái được.” Tôi giải thích.
   

 -“Người Cộng Sản thì sao? Họ không có tôn giáo mà họ cũng cuồng tín vậy?” Người bạn tôi hỏi ngược lại.
  

  -“Sai rồi! Tới bây giờ, không ai phủ nhận Cộng Sản là một tôn giáo. Người ta định nghĩa tôn giáo là phải thờ một thần linh, như Chúa là “đấng tối cao”. Thánh Ala là một “đấng tối cao”. Đạo Phật không có “đấng tối cao” vì ai cũng thành Phật được cả. Trong ý nghĩa đó, chủ nghĩa Cộng Sản là một tôn giáo. Họ cũng có “đấng tối cao” của họ vậy!”
   

 -“Anh muốn nói “đấng tối cao” của họ là “đảng” chớ gì!” Người bạn tôi xác nhận.
   

 -“Nhờ ơn “đảng”, nhờ ơn “bác”. Đó là cách nói thông thường của người ngoài Bắc khi “bác” chưa “ngủm củ tỏi”. Bây giờ không còn “bác” nữa thì “nhờ ơn “đảng” nhờ ơn chính phủ”, tức là nhờ ơn “anh Trọng lú” và nhờ ơn “ma-dze in Việt Nam”.
   

-“Người Việt Nam trong nước bây giờ, nghe anh nói như thế, chắc muốn “tức trào máu họng” đối với “đảng”.
   

 -“Sai! Nói như thế là nói tới dân chúng. Còn ba triệu đảng viên vẫn cần tới “đảng”, bởi vì có “đảng” mới có địa vị, chức vụ, mới có quyền lợi. “Đảng” không chỉ là nồi cơm, mà “đảng” chính là sự sang trọng, giàu có, “vinh quang” của họ. “Đảng vinh quang họ mới vinh quang!” Có “đảng” là có tất cả, không có “đảng” là không có gì hết”. Cho nên người đảng viên phải một lòng một dạ với “đảng”, kính trọng “đảng”, bảo vệ “đảng”, tôn thờ “đảng” như tôn thờ một “đấng quyền năng” trong tôn giáo vậy.”
   

 -“Có phải cầu xin “đảng”?”
   

 -“Cần phải cầu xin “đảng” để “đảng” biết mà cho. Anh có biết cái tôn giáo cầu xin là tôn giáo gì không? “Cầu xin” là tôn giáo nguyên thủy và sơ đẳng nhứt của nhân loại. Đó là tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi. Sợ hãi mưa nên phải cầu xin “ông thần mưa”. Sợ gió bão nên cầu xin “ông thần gió”. Sợ mất mùa nên cầu xin “vua thần nông”. Năm tôi ở chiến khu, đi với người dân địa phương vào rừng kiếm củi, tôi nghe người ta gọi đá trong khe núi là “khoai”, không dám gọi là đá. Vì vậy, tôn giáo nguyên thủy của nhân loại là “đa thần”. Khi nhân loại tiến bộ hơn, họ gom chung lại một thần, gọi là Trời, ông Trời, chúa Trời…
  

  -“Anh nói vậy là Cộng Sản đưa nhân loại đi trở ngược lịch sử hay sao?! Thay vì nhân loại thờ Trời hay phủ nhận luôn cả ông Trời thì Cộng Sản dẫn nhân loại trở lui thời kỳ nguyên thủy mà “đảng” là ông thần duy nhất?”
   

 -“Chớ còn gì? “Đảng” nghiêng đồng đổ nước ra sông, nghiêng sông đổ nước vào đồng. “Đảng” làm được như vậy thì “đảng” là cái gì, không phải là Trời sao?”
  

  -“Khi nào thì người ta đến với tôn giáo mà không phải cầu xin?”
   

 -“Tôn giáo cao hơn là tôi giáo rèn luyện con người, gọi là “tu”. “Tu thân, tề gia…” Ông “thầy tu” không phải là ông “thầy chùa”. Người ta vô “Trường Dòng” để tu, không phải để cầu nguyện. Tu được hay không là do ở mình, không phải ở Chúa. Có tu thì có “ơn kêu gọi”, có nghĩa là ơn kêu gọi là ở mình. “Có trời mà cũng có ta!” Tôi lấy ví dụ Cha Thích của Huế chẳng hạn. Sảng Đình Nguyễn Văn Thích là một linh mục nổi tiếng ở Huế. Gia đình ông nguyên là Phật tử. Sau khi học xong trung học, ông làm việc ở Bưu Điện Huế. Một hôm, ông ghe hai người phu kéo xe tay đang ngồi chờ khách phía ngoài văn phòng ông cãi nhau. Một người mắng người kia: “Mi (mày) có đạo mà mi ăn nói như rứa hả?” Câu nói đó làm ông suy nghĩ. Có đạo là không được “ăn nói như rứa”, có nghĩa là có đạo là phải giữ lời ăn tiếng nói, là phải có luân lý, đạo đức… Vậy rồi ông đi tu “theo đạo”. Gia đình ai cũng can ngăn nhưng chí ông đã quyết. Ông thành linh mục, nổi tiếng là người đức hạnh, lại tinh thông Nho Học. Khoảng thập niên 1950, ông được mời làm  giáo sư môn “Công Dân Giáo Dục” ở trường “Khải Định nhỏ” (sau nầy là trường Nguyễn Tri Phương). Trong gia đình, chỉ có một mình ông là người có đạo.

    -“Đảng là cái gì thì ai cũng biết! Nhưng có một cái nguy hiểm nhất của “đảng”. Anh có để ý không?”

    -“Là cái gì?”

    -“Hận thù! Hận thù! Hận thù giai cấp, hận thù giàu nghèo, hận thù hạnh phúc của người khác, hận thù người có gia đình ấm êm!.. Hận thù tất cả, tất cả những cái gì không thuộc về “đảng”, không thuộc về ta! Cái gì không thuộc về “đảng” thì phải ghét nó, hận thù nó, tiêu diệt nó. Không có hận thù, không có Cộng Sản.
    -“Không có từ bi, không có bác ái, không có tình thương?”
    -“Có chứ! Sao không? Từ bi hả? Từ bi với ai? Bác ái hả? Bác ái với ai? Thương hả? Thương ai mới được chớ! Cách mạng triệt để mà!


    -“Từ bi, bác ái, tình thương, tình yêu… nhất nhất cái gì cũng chỉ dành cho “đảng”, người trong “đảng”, người của “phe ta”. Không thể có bác ái hay từ bi với người ngoài đảng. “Cách mạng triệt để” là phải triệt tiêu kẻ thù, từ “trong trứng nước”. Giết một thằng “ngụy” khi nó còn trong bụng mẹ dễ hơn giết nó khi nó đã khôn lớn. Như thế chính là “Cách mạng triệt để”. Xã hội Cộng Sản phải là một “xã hội sạch”, “sạch” là “tính đảng”, là từ con tinh trùng của người đàn ông cũng như “sạch” ở cái trứng của người đàn bà. Tôi nói “của người đàn ông”, “của người đàn bà” mà không nói “người cha” hay “người mẹ” là anh hiểu rồi. Xã hội Cộng Sản là “xã hội sạch”, “sạch” có nghĩa là không có người cha cũng như không có người mẹ, không có gia đình. Con là con của “đảng”. Còn gia đình là còn cục bộ.”

    -“Nói như anh, người Cộng Sản không có tình thương?”

    -“Người Cộng Sản nào? Người Cộng Sản cuồng tín, hay người Cộng Sản không cuồng tín? Bởi vì ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam, có hai thành phần khác nhau khá rõ: Những người Cộng Sản cuồng tín, tức là người Cọng Sản thật sự, như Hồ Chí Minh, và những người Cộng Sản “chưa thoát xác”.

    -“Người Cộng Sản cuồng tín, chỉ biết “theo đảng, vì đảng” thì tôi hiểu, còn những người anh gọi là “chưa thoát xác” là sao?”
-“Là những người mù, ăn cháo lú, theo Cộng Sản mà không biết gì về chủ nghĩa Marx cả. Anh nhớ không, hồi chế độ cũ, ở đại học, người ta vẫn dạy chủ nghĩa Marx. Dạy vô tư, không xuyên tạc, không méo mó. Còn ngoài thị trường, những sách báo về chủ nghĩa Marx vẫn được xuất bản, có cấm cản gì đâu, miễn là giảng giải mà không tuyên truyền. Cuốn sách đầu tiên tôi đọc nói về chủ nghĩa Cộng Sản là của giáo sư Trần Văn Toàn, sách do Đại Học Huế xuất bản. Tôi có đọc một tài liệu, nói rằng “tất cả” những người Cộng Sản Việt Nam, kể cả những người trong cái gọi là “Bộ Chính Trị”, không ai đọc hết bộ “Tư Bản luận” của Karl Marx.”
 -“Bộ Tư Bản Luận gồm 4 tập, gần ngàn trang, đọc cho xong đã khó, đọc mà hiểu được thì khó hơn nhiều. “Anh” Cộng Sản nào nói vậy “vạch áo cho người xem lưng”, là buồn cười đấy! Người Cộng Sản có những cái giống nhau như đúc: “Anh” nào cũng làm như ta đây giỏi “lý thuyết đảng”, “kinh điển đầy mình” nhưng thực tế thì nói như con vẹt, hiểu rất lờ mờ điều mình nói, về “Chủ nghĩa Marx”. Tôi cho anh thấy một ví dụ điển hình. Trường Chinh chẳng hạn. Từ trước 1945, ông ta được coi như là một “lý thuyết gia” của đảng Cộng Sản, tức là người hiểu biết sâu sắc nhứt, tường tận nhứt về chủ nghĩa Marx để viết lách, giảng dạy cho đảng viên, quần chúng về chủ nghĩa Marx. Những người Cộng Sản thời kỳ Pháp thuộc ở ngoài Bắc như Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng… đều “tôn sùng” Trường Chinh như thế. Cái “bệnh” ấy lan vô tới mấy tay Cộng Sản miền Trung như Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… Nhưng ở trong Nam, Cộng Sản lại sợ đám “Đệ Tứ Quốc Tế”, bởi vì nhóm “Đệ Tứ Quốc Tế” không phải là những tay học hành “tơ lơ mơ” nhưng các lãnh tụ Công Sản ngoài Trung, ngoài Bắc. Người ta ai không biết Hồ Hữu Tường là người chữ nghĩa đầy mình. Còn như Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm… thì khỏi nói. Họ sợ nhứt là ai anh biết không? Tạ Thu Thâu. Tạ Thu Thâu là một trong những người bị giết sớm nhứt vì Tạ Thu Thâu là người Hồ Chí Minh rất ngán. Tạ Thu Thâu như con đại bàng, Hồ Chí Minh như con chim sẻ. Chim sẻ sợ là phải! Mấy tay “Troskyism” ở trong Nam là những nhà khoa bảng cả đấy.
   

 “Còn như Trường Chinh, đang học năm thứ ba - lớp 8 bây giờ - trường Bá Công Nam Định, bị đuổi học vì tham gia đám học sinh chận xe toàn quyền Varene để đưa “thỉnh nguyện thư”, nhân dịp các cuộc biểu tình diễn ra nhiều nơi, truy điệu cụ Phan Chu Trinh khi cụ Phan qua đời.

    “Cũng như nhiều lãnh tụ khác trong “đảng”, học lực của anh học trò lớp 8 làm sao đọc nỗi bộ “Tư Bản Luận” của Marx. Sau nầy, Trường Chinh “lộ” ra nhiều cái “dốt”. Cái mà Cộng Sản gọi là “Luận Cương nổi tiếng” của Trường Chinh. Đúng ra, tên gọi là “Luận Cương Cách Mạng Việt Nam” không phải do Trường Chinh viết ra mà chính Trường Chinh ôm “trọn gói” của Mao Trạch Đông mà viết lại. Ngay cái tên hiệu “Trường Chinh” của Đặng Xuân Khu, cũng từ lòng “ngưỡng mộ” của Xuân Khu với cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” của Mao Trạch Đông mà ra. Trong khi đó, ngay chính cái gọi là “Vạn Lý Trường Chinh” cũng “dổm” luôn. Thật ra, đây là cuộc “chạy trốn trối chết” của Mao khi bị Tưởng đánh đuổi năm 1934, chớ Mao có “chinh” ai đâu!
  

  -“Theo tôi nghĩ, khi lấy “đảng danh” là Trường Chinh, Đặng Xuân Khu biết hay không biết cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” là một cuộc trốn chạy. Ông ta biết thế nhưng vì cuồng tín mà ông ta “ca ngợi” Mao hay ông ta cũng vì cuồng tín mà nghe Cộng Sản Trung Hoa tuyên truyền.”
   

 -“Bằng cách nào chẳng được, cũng chứng tỏ ông ta là người “cuồng tín” Mao.
   

 -“Anh giải thích giùm tôi ý nghĩa của sự thông cảm đi.” Tôi đề nghị.
   

-“Huy Cận nói rồi: “Không cầu nối lại niềm thông cảm”. Không có “thông cảm” thì không có gì hết. Không có thông cảm thì làm sao con cái hiểu được sự gian khổ cha mẹ nuôi con để con cái có hiếu với cha mẹ. Không có sự thông cảm làm sao hiểu được người nghèo mà giúp đỡ họ, tức là không có từ bi, bác ái. Chúa sinh ra trong một gia đình nghèo, Chúa thông cảm người nghèo, nên cuộc đời của Chúa là cuộc đấu tranh cho người nghèo, chống lại người giàu. Ông thái tử Tất Đạt Đa ra bốn cửa thành, thấy bốn cửa có cảnh “sinh, lão, bệnh, tử”, nên ông thái tử đi tu, tìm ra cái nguyên ủy của khổ đau mà dạy người ta “diệt khổ”. Ngay như bây giờ, người ngoài Bắc, người trong Nam, người hải ngoại, người trong nước, nếu không thông cảm được nhau thì kêu gọi “hòa hợp, hòa giải” làm chi cho mất công. Ở Mỹ, hễ nghe thấy ai ở trong nước ra, nhìn người ta không đỏ thì cũng hồng hồng, dễ chừng muốn mắng chưởi người ta cho bỏ tức. “Thua me gỡ bài cào” thì chỉ gây ra ghét bỏ thù hận mà thôi. Tôi không biết có ai nghĩ tới những nỗi gian khổ, đau đớn của những bà mẹ, người chị ngoài Bắc Việt Nam khi con em họ bị Cộng Sản bắt đi “nghĩa vụ” ở miền Nam hay không? Có ai thấy thương họ vì con em họ “xương trắng Trường Sơn” hay không? Suy cho cùng, họ cũng là nạn nhân của chế độ Cộng Sản Bắc Việt cả, chớ có sung sướng gì khi sống dưới chế độ đó! Ngược lại, người ngoài Bắc, có ai nghĩ tới người Miền Nam trước kia, đang sống trong cảnh thanh bình, “gạo trắng trăng thanh”, rồi Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam, đem lại tang tóc, đau đớn cho người miền Nam hay không?”
  

  -“Một là do Cộng Sản tuyên truyền, hai là do chiến tranh. Người ngoài Bắc, họ đang sống trong cảnh thanh bình, rồi máy bay Mỹ oanh tạc ngoài ấy, đánh bom miền Bắc, lại đem cả B-52 rải thảm - Thảm là thảm thương đấy! - Điều đó, không “củng cố” thêm cho cái “luận điệu tuyên truyền” của Cộng Sản hay sao? Máy bay Mỹ oanh tạc ngoài ấy, tức là “đế quốc Mỹ xâm lăng Việt Nam” chớ gì nữa. Cũng từ đó người miền Bắc có nghĩ rằng Mỹ đang cai trị miền Nam?”
    “Không đứng ở vị trí người dân thì không hiểu được người dân.”
   

 -“Nói như anh, người dân miền Nam không đứng ở vị trí người dân miền Bắc, làm sao hiểu được người dân miền Bắc. Hoặc, nói ngược lại, người dân miền Bắc không đứng ở vị trí người dân miền Nam, làm sao hiểu được người dân miền Nam gánh chịu những gì khi Cộng Sản xâm lăng miền Nam?”
   

 -“Anh nói “đứng ở vị trí” là ý nghĩa như thế nào?
   

-“Nghĩa là bằng nhiều cách: giao tiếp, quan hệ, chuyện trò, đọc sách báo, xem phim ảnh, nghe âm nhạc…. Tôi lấy ví dụ: Sách “Dương Thu Hương” chẳng hạn. Đọc sách của bà, người ta thấy phần nào tâm trạng “kẻ chiến thắng mà bị Cộng Sản lừa dối”, và thấy người miền Bắc sống trong hoàn cảnh như thế nào. Vì Cộng Sản tuyên truyền mà nhiều người bỏ cả một thời xuân xanh của họ trong rừng sâu núi thẳm. Hoặc là, nếu người Bắc không nghe Nhạc Vàng, nhạc Bolero thì làm sao họ hiểu được người miền Nam sống an lành như thế nào trước khi có cuộc xâm lăng miền Nam do Cộng Sản Bắc Việt gây nên. Gì thì gì, người ta phải thông cảm trước đã mới nói chuyện thương yêu, giúp đỡ, “lá lành đùm lá rách” được.”
  

  -“Lá lành đùm lá rách” gì nữa! Bây giờ, ở trong nước, nhất là ở thôn quê, nhà tranh vách lá ít đi. Nhà cửa khang trang hơn nhiều, lại có điện về tận nông thôn.”
   

-“Tôi thành thật nói, “điện về tận nông thôn” là điều đáng khen. Thời chiến tranh, tôi đi nhiều nơi. Ngoại trừ tỉnh lỵ, ngay các quận, xã không nơi nào có điện, chỉ có đèn dầu hôi. Tôi nản lắm. Đèn dầu hôi tỏa sáng lù mù. Khi thấy được mũi súng AK thì nó đã sát ngực mình rồi! Tuy nhiên, có một điều ai cũng biết mà không ai nói ra. Đời sống dân chúng, phần nhiều ở thôn quê, ngày nay có khá hơn, không ai cho rằng đó là “nhờ ơn đảng, nhờ ơn chính phủ” mà chính là nhờ hòa bình. Có hòa bình thì xây dựng được, không như thời chiến tranh, chỉ có phá hoại. Vì vậy, tinh thần chiến đấu, phản kháng… ngày nay yếu đi là vì người ta ngại chiến tranh.”
   

-“Anh quên rằng đó cũng là vì Cộng Sản “buông tay ra”, không nắm chặt, xiết cổ dân như thời kỳ “ngăn sông cấm chợ”.
   

-“Ghê thật! Mười năm “ngăn sông cấm chợ” làm đất nước thụt lùi năm mươi năm. Cái tội của Lê Duẫn lớn lắm. Nhìn cái mặt biết thằng ngu.”
   

-“Ở bên Mỹ, anh có nghe ai xem tướng mấy chả không?”
   

-“Cần chi nghe ai! Nhìn cái mặt biết ngay! Cái mặt dài “thoòng”, “Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa” mà thông minh sao được, láu cá thì có. Mặt Trường Chinh là cái “mặt mẹt”, chỉ giỏi ăn với nói phét; mặt Trọng thì người ta đã gọi là “Trọng lú”, là có người coi tướng của y giúp mình rồi. Còn như mặt “Phúc ma-dze” coi như đội cái dome trên đầu, ấy là dị tướng. Đàn ông tướng “đầu tròn mặt vuông”, tức là “mặt chữ điền” như ông Diệm là tướng mặt tốt nhứt, vừa tài ba, vừa đạo đức. Tướng Lê Đức Anh là tướng ác. “Nhứt voi một ngà, nhì người ta một mắt”. Con cọp què trong rừng là con cọp hung dữ nhứt. Sống trên rừng ai không biết vậy.
   

-“Tôi thấy chung một điều: “tham lam”. Ai cũng tham lam, giàu mấy cũng không vừa lòng.”
   

-“Thành ngữ nói “Lòng tham vô tận” mà anh!”
   

 -“Anh có biết tại sao bây giờ nhiều người “giàu khủng” không?”
   

 -“Anh nói tham lam chớ gì?”
  

 -“Có hai điều mà anh! Tham lam và không có luật pháp. Hai cái đo kết hợp nhau.”
   

-“Giàu không là điều đáng nói. Cái đáng nói là giàu như thế nào?! Ở bên Mỹ, những người trúng số hàng chục triệu, hàng trăm triệu cũng chưa hẳn là người giàu. Người ta giàu là nhờ biết cách làm ăn và gặp thời, như Bill Gate chẳng hạn. Mỹ có hàng trăm, hàng ngàn người như Bill Gate. Người Việt bên đó cũng giàu tỷ phú mà có nhờ trúng số đâu. Tiền trúng số đi mau lắm. Tổ tiên mình gọi là “hoạnh tài”. Hoạnh là gì anh biết không? Hoạnh là thế lực, là không hợp lẽ. Lẽ phải đấy. Hoạnh tài là tài sản có được một cách không chính đáng, như đánh bạc hay ăn trộm. Tham nhũng, hối lộ cũng là một cách ăn trộm, ăn cướp vậy. “Đánh tư sản” cũng là cách ăn cướp hợp pháp vậy.”
   

-“Sao gọi là hợp pháp được?”
   

-“Pháp” đây là “pháp” của kẻ mạnh, kẻ chiến thắng, kẻ cai trị chớ đâu phải là “pháp” của mọi người, của dân chúng.”
   

 -“Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để… Thụy Sĩ”. Bây giờ không ai dại gì để “ngoài ngõ”. Để ngoài ngõ người ta lấy mất sao!”
   

-“Bây giờ ai có đất đai mà bán là mau giàu.”
   

 -“Ai cũng đi mua đất, giành đất. Người có quyền, núp bóng chính quyền mua được nhiều mà lại rẻ, bán lại giá cao, không giàu sao được. Không những “đất vàng, đất bạc” mà còn là “đất kim cương”. Kim cương mà có tiền thì kim cương cũng mềm. Nghe nó nói cũng thấy con chuột láu cá!”
   

-“Kim cương tuổi tý?”
    -“Con chuột theo Việt Cộng. Theo Việt Cộng để có thêm kim cương. Nghề theo Việt Cộng để buôn kim cương mau giàu chớ đời nghệ sĩ làm sao giàu. Quả là người cao kiến, “nhìn xa thấy rộng” từ trước 1975.”
   

-“Đất nước phát triển thì đất thành vàng. Xem phim, tôi thấy bên Nam Triều Tiên cũng vậy. Nhiều người giàu cũng nhờ có đất, nhưng tại sao bên họ không hỗn loạn như bên mình?”
   

 -“Không có gì khó hiểu cả. Luật pháp cả đấy.”
   

 -“Đất nước họ cũng nhờ kinh tế phát triển mà “đất thành vàng” như ở Việt Nam hiện nay. Ai có đất, mua đất, bán đất… đều phải trong luật pháp cả, không ai ở ngoài, ở trên luật pháp… Thành ra, bên họ đâu có tranh đoạt, giành giật nhau, tàn sát nhau để có đất đem bán mà làm giàu. Họ với ta khác nhau quan trọng ở một điểm, có luật pháp hay không có luật pháp. Ở nước ta thì ai mạnh nấy được, vậy thôi! “Ai” ở đây là người có quyền, đảng viên, cán bộ, cán bung. Ấy là chưa kể Nam Triều Tiên có những lãnh tụ có lương tâm, vì dân, yêu nước… Pak-Chung-Hy chẳng hạn, ông ta là nhà độc tài nhưng Nam Triều Tiên bắt đầu phát triển là nhờ ông ta. Chun-Đô-Hoan cũng vậy. Ông Chun làm sai, phải trốn vô chùa để xin dân chúng “khoan hồng”. Bà Phác Cận Huệ đang làm tổng thống, có tội là vô tù ngồi, dù là con gái của ông Phác-Chung-Hy. Nước mình, bao giờ mấy tay trong “Bộ Chính Trị” vô ngồi tù thì mới mong ngóc đầu lên được; còn như tình hình bây giờ thì… còn lâu.”
   

 -“Tui về nước lần nầy,” tôi nói, “thấy có một chuyện “buồn cười”. “Buồn cười” chỉ là cách nói. “Muốn chưởi” thì đúng hơn. Nhớ hồi mới ở “tù Cải Tạo” về, gặp một ông già chủ một quán may nhỏ trên đường “Bạch Đằng Gia Định”, ông già ấy nói một câu có hai ý chính, làm tôi nhớ đời: “Tui sinh ra lớn lên ở đất Gia Định nầy, từ hồi Tây còn cai trị cho tới bây giờ, không khi nào tờ giấy lau đít rồi mà còn lượm về để dùng lại. Cái đất nước gì mà kỳ cục.” Đó là ý thứ nhứt. Ý thức hai là: “Ông Hồ Chí Minh là ông nào? Ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Huệ là ông nào? Vậy mà đem ông Hồ Chí Minh trùm lên đầu ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Huệ mà làm được! Thiệt là không biết ai lớn nhỏ gì cả. Đúng là cái “thời lộn ngược.”

    “Bây giờ về, nghĩ tới ông già đó, có muốn đi thăm ổng chắc cũng không được. Có lẽ ông “qui tiên” rồi, nhưng câu chuyện thay tên thành phố Saigon thành tên “thành phố Hồ Chí Minh” bị phản ứng của một người dân Saigon cố cựu, lại còn ám ảnh tôi hơn nữa. Hồi ấy, người ta thay tên các ông Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, Trương Tấn Bửu… bằng những cái tên như Lê Văn Sĩ, Huỳnh Văn Bảnh, Lê Thị Riêng… đã thấy kỳ kỳ, cũng vì không biết “ông” Bảnh, “ông” Sĩ, “bà” Riêng là ai. Ai cũng được! Thôi kệ họ. Còn như bây giờ, những đường lớn, mới làm, mới xây, đặt tên mấy “ông lớn Cộng Sản” thấy cái trật của họ càng xa. Xứ Việt Cộng nầy, cái trật càng ngày càng xa…”
   

-“Ý bạn muốn nói…” Người bạn hỏi.
   

-“Ví dụ họ đạt tên đường Phạm Văn Đồng. Đâu phải như khi mình không biết Huỳnh Văn Bảnh, Lê Thị Riêng là ai! Đằng nầy, mình biết rõ Phạm Văn Đồng là người thế nào chớ. Ông ta là một trong những người làm thủ tướng lâu nhứt thế giới mà cũng là một thủ tướng ngu nhứt thế giới. Bây giờ, bọn Tàu Cộng cứ vin vào cái “công hàm bán nước” do Phạm Văn Đồng Ký để mà giành Hoàng Sa. Mình cãi với chúng nó làm sao đây! Rõ ràng “giấy trắng mực đen” mà: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
    “Ấy là chưa kể những cái ngu khác. Chẳng hạn như ông Đồng không dùng “danh từ Hán Việt”, chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, tức là không nói “trực thăng” mà nói “máy bay lên thẳng”, hay không dùng “Thủy quân lục chiến” mà gọi là “lính thủy đánh bộ.” Thật ra, không dùng “danh từ Hán Việt” cũng không được. Khi nói “lính thủy đánh bộ” là dùng tới hai tiếng gốc Hán rồi: Thuỷ là nước, bộ là đất. Đã không muốn dùng “danh từ Hán - Việt” thì phải nói: “lính nước đánh đất” mới trúng cái ý của ông “hăng-rô” (Ông Đồng có hàm răng bàn nạo dừa của dân Bến Tre/ tg). Cách nói như thế chỉ làm cho tiếng Việt nghèo đi. Bên Âu Châu, ngôn ngữ nhiều nước giống nhau thiếu gì. Tôi nói một chữ thôi: Tiếng Anh là “develop”, tiếng Pháp “developer”, tiếng Tây Ban Nha là “desarollar”. Có lẽ cũng từ tiếng Latin mà ra cả chớ gì. Tiếng nói dân tộc nầy, dân tộc kia ảnh hưởng nhau cả, chẳng qua bên xứ họ không có… thủ tướng Phạm Văn Đồng. Một người thuộc hạng dân “Nước Đại Ngu” như thế mà có tên đường nằm chềnh ềnh ở “thành phố lớn nhất nước”, liệu có “chịu nỗi không”? Chưa đem ra hỏi tội là còn may, còn bày đặt đặt tên đường! Thối thật!”
   

 -“Trường Chinh thì sao?” Bạn tôi cười, hỏi.
   

 -“Hồi nãy nói rồi. “Lý Thuyết gia” của đảng Cộng Sản đó. Anh học trò lớp 8 trường Bá Công Nam Đinh. So với Ngô Đình Nhu mới thấy tội nghiệp cho ông Nhu. Xuất thân Ecole Des Chartres Paris đấy. Hai chục năm sau khi ông ta học xong, chưa có người thứ hai xuất thân trường ấy. Vậy mà chết thảm, nằm chèo queo trong xe M113. Tụi Mỹ nó ác không thể tưởng tượng được.”
   

-“Ông” nói tại Mỹ”
   

-“Vậy John Kennedy ai giết? Robert ai giết? Trong vòng 5 năm, chúng nó giết cả hai anh em. Edward biết thân, “rụt giò”, chớ không thì anh em theo nhau cả đấy! Chính trị Mỹ cũng ghê thiệt!”
   

-“Tui có một đề nghị?” Tôi nói.
   

-“Nói nghe coi!”
   

-“Thay vì “đường Trường Chinh” thì gọi tên là “đường Vạn Lý Trường Chinh”, cho đầy đủ “chiến công” của Mao, rồi đặt cái hình Mao lên đó, thế nào cũng được Tập Cận Bình cho làm Tổng Bí Thư như anh chàng Trọng lú.”
   

 -“Hôm tui về Huế, thấy một việc hết sức kỳ cục. Ngay trước cửa Ngọ Môn, tụi nó treo chình ình tâm hình ông Hồ Chí Minh. Không phải vì mình không ưa Cộng Sản mà thấy gai con mắt, nhưng khung cảnh Ngọ Môn “cô xưa” như thế, mà lại treo hình ông Hồ Chí Minh mặc áo lãnh tụ Tàu quả thiệt không giống ai. Họ nghĩ họ là kẻ thắng trận nên muốn làm gì thi làm hay sao! Anh thử nghĩ coi. De Gaule là anh hùng nước Pháp thêé nhưng bây giờ bọn Tây đem hình ông ta mà treo ở tháp Eiffel hay ở điện Tuileries thì ngó có được con mắt không? Vậy thì nói Việt Cộng văn minh hơn bọn Tây sao được!”
   

 -“Tôi thấy cách đặt tên đường ở Saigon bây giờ trái tai quá!”
   

-“Việc nầy đâu có thể làm ngẫu hứng, ưa ai thì đặt tên người đó. Nói chuyện đặt tên đường Saigon ngày trước, nhiều cái hay lắm, anh biết không?”
   

 -“Không rành!” người bạn trả lời.
   

-“Này nhé. Hồi còn Tây, tên đường là tên Tây, người mình “Việt hóa” những cái tên ấy. Đường Mac Mahon, dân Saigon gọi là đường “Bạc Má Hồng”. Nghe hay không? “Má hồng phận bạc”, triết lý lắm chớ có phải chuyện chơi đâu! Đường LeFèvre thì gọi là “đường Lòi Phèo”. Tên “Thực dân mặc áo thầy tu” nầy thì cho nó “lòi phèo” là đáng tội chớ gì! Hay không? Anh biết “xóm Vẹc” không? Hồi xưa, khu vực từ cầu Trương Minh Giảng đổ lên, người ta gọi là “Xóm Vẹc” vì đường Trương Minh Giảng hồi xưa là đường Eyriaud Des Verges. Nhiều tên đường lắm kể không hết. Thời Ngô Đình Diệm, “bài Phong, đả Thưc, diệt Cộng” nên các tên đường Thực dân phải đổi sang tên Việt. Ông nào đảm nhận công việc đặt tên mới phải là người giỏi lịch sử lắm, không chê được. Nhiều trường hợp rất tế nhị. Ví dụ tên đường Tôn Thọ Tường. Ông Tường theo Tây. Nhưng về văn học, ông là nhà thơ nổi tiếng “Đất Phương Nam”. Ông là “nguyên súy” “Bạch Mai thi xã”. Người ta ngưỡng mộ văn thơ ông. Chính người bút chiến với ông là Phan Văn Trị cũng phải nể tài của ông. Không thể không có tên đường Phan Văn Trị. Mà đã có Phan Văn Trị thì phải có tên Tôn Thọ Tường mới công bằng. Tuy nhiên, cuộc bút chiến giữa hai ông nầy khá gay cấn. Vậy thì chọn tên, chọn đường như thế nào để hai ông khỏi “ngó mặt nhau”. Chính trị là nhất thời, văn chương là vạn đại. Cho nên biết rằng người ta sẽ phản đối khi đặt tên đường Tôn Thọ Tường, người ta vẫn chọn tên ông vậy!”
   

-“Hay nhỉ!” Người bạn tôi nói. “Nhưng ông Huỳnh Quang Tiên?”
   

 -“Tôi có thấy báo chí hồi đó nói về ông nầy. Ông nầy vừa có tên ở Saigon, cũng có tên ở Gia Định. Hình như ông ta là người đi lính Tây, đánh nhau với Đức ở bên đó. Không biết ông Thuần Phong nhìn ông ta như thế nào mà chọn tên ông. Hay là “dân Nam bọ” với nhau cả”
     

   -“Năm tôi dạy “Văn Chương Bình Dân” cho học sinh, tôi có đọc sách ông nầy. Ông nghiên cứu khá tường tận về “Tục ngữ, phong dao”, không thua gì cuốn của ông Thanh Lãng.”
   

 -“Quan điểm của “ông” về việc đặt tên đường là sao?”
   

-“Hai yếu tố quan trọng: Lịch sử và văn học. Chẳng hạn như chọn tên Nguyễn Du, về văn học, Lê Lợi, về lịch sử thì không ai phê bình được. Tên tuổi sẽ còn mãi mãi, dù chế độ mới có muốn thay tên khác cũng phải sợ. Còn như những tên tuổi có tính cách chính trị thì khi chế độ sụp đổ, tên sẽ “đi theo” luôn. Thành phố Saint Petersbourg, sau cái gọi là “Cách mạng Tháng Mười”, đổi thành Leningrad. Liên Xô sụp đổ, nó lấy lại tên cũ. Saigon cũng vậy thôi. Việt Cộng sụp đổ, Saigon lấy lại tên cũ của nó. Làm gì còn “thành phố “bát” hay “chén” hay “tô”… Có trường hợp không lấy lại tên cũ. Chẳng hạn như đường Công Lý. Tên thời Tây là Mac Mahon, thời Ngô Đình Diệm, có lẽ ông Ngô Văn Phát buộc phải chọn tên Ngô Đình Khôi. Người miền Nam có thể không biết Ngô Đình Khôi là ai, nhưng người miền Trung ai chẳng biết tổng đốc Ngô Đình Khôi đại gian ác. Ông Diệm chết rồi, nó có tên mới là Công Lý. Thực dân Pháp “đi đoong”, ai trở lại “Bạc Má Hồng” mà làm chi. Chê ông Thiệu độc tài, người Saigon gọi mỉa là “Công lý một chiều”.
   

 -“Khi Cộng Sản Việt Nam sụp đổ, những cái tên nầy cũng “đi” luôn chớ gì?”
   

-“Dân Saigon đóng bè rồi. Bỏ chung một bè, thả rôi sông, đẩy ra biển, cho lên Tây Bá Lợi Á, “bác, cháu” nó sống chung với nhau. Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… đều “cho lên bè” hết.”
   

 -“Saigon có những cái tên không ai đặt mà có! Anh biết không?”
   

-“Ngã ba ông Ta”, “Ngã tư Bảy Hiền”, “Ngã ba chú Ía”, “Ngã năm Chuồng Chó”… đều có tuồng tích cả đấy. Thông thường đó là tên những người được dân chúng khen ngợi, tán thưởng. “Ông Tạ” là người giàu có, làm thầy thuốc, hay làm việc “cứu nhơn độ thế”. “Ông Bảy Hiền” cũng là người giàu có, nhân đức… Những cái tên nầy khó chết lắm. Ông tổng đốc Ngô Đình Khôi tới, rồi ổng đi, “không kèn không trống”. Trong khi đó thì ông Tạ, ông Hiền có đi đâu! Dân chúng người ta giữ lại mà.”
  

  -“Hồi ở trong tù, chúng tôi có một trò chơi vui lắm. Kể tên người ở các khu vực Saigon.”
   

-“Ví dụ?”
   

-“Ví dụ tên đàn ông thì có “vườn ông Thượng”, “Lăng Ông”, “Cầu Ông Lãnh”… Bà thì có “Thị Nghè”, “Bà Chiểu”. “Bà Quẹo”, “Bà Điểm”. “Da Bà Bầu”. Tìm cho hết tên mà kể. Ai nhớ nhiều thì cho uống một ly trà. Kết cục, chúng tôi thấy Saigon là thành phố có văn hóa cao nhứt thế giới!”
   

 -“Tại sao?”
   

-“Âm thịnh dương suy”. Saigon “tên bà” nhiều hơn “tên ông”. Nhắm bộ Saigon không “nam nữ bình quyền” hơn bên Âu Mỹ hay sao, không tiến bộ hơn Âu Mỹ hay sao?”
   

 -Về văn học, nhứt là về lịch sử, dĩ nhiên đàn ông nhiều hơn đàn bà. Có lạ gì đâu!”
   

 -“Không! Những cái tên nầy là do dân chúng đặt ra từ hồi nảo hồi nào, đâu có phải do ông Thuần Phong mới đặt ra thời Ngô Đình Diệm.
   

 -Tôi thích nhất là những tượng đài của Saigon: Tượng Quách Thị Trang, Trần Nguyên Hãn, Phù Đổng Thiên Vương ở các ngã tư, ngã ba, các bùng binh…
  

  -“Và tựợng Đức Trần Hưng Đạo?”
   

-“Anh biết chuyện mất bình hương chớ gì?”
   

-“Biết!”
   

-“Âm mưu cả đấy!”
   

 -“Âm mưu gì?”
   

-“Ở địa điểm ngon lành đó, phải hạ tượng Trần Hưng Đạo xuống, dựng tượng Hồ Chí Minh lên. Vị trí đó phải là vị trí của tượng Hồ Chí Minh chớ chẳng ai khác. Chúng nó “thử một cái”, thấy dân chúng phản ứng mạnh, chúng nó tạm “lùi một bước”. Vài bữa nữa, chúng hô lên: Tượng bị nứt, bị bể, có thể sập, nguy hiểm cho dân chúng, xe cộ qua lại, phải hạ xuống và thay vào đó tượng… “bác”. Thế là xong. Anh không thấy “âm mưu” của tụi nó sao?
   

-“Ghê nhỉ?”
   

 -“Cộng Sản mà! Chưa bao giờ thua, “kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua”. Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, rồi cũng xong cả thôi. “Đảng ta” chưa bao giờ chịu lùi, chưa bao giờ đầu hàng ai! Thằng Chí Phèo làng Vũ Đại không thua ai trong làng. Thua thì mấy triệu bộ “xương trắng Trường Sơn” thành “vô nghĩa” cả hay sao? “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cũng phải giải phóng miền Nam. Chưa bao giờ chịu bó tay. Dù có “kinh tế thị trường” vẫn phải “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bằng cách nào cũng phải theo Tàu, theo Nga để “chủ nghĩa Cộng Sản trở thành hiện thực”. Đừng thấy Saigon bây giờ xe cộ, buôn bán ồn ào mà tưởng rằng ngon. Tàu Cộng nắm được vị trí hàng đầu thế giới thì Hà Nội quay trở lại 180 độ tức thì.”

    -“Tôi muốn hỏi anh một chuyện: Vụ “đổi mới”, mấy tay Cộng Sản già chống dữ lắm phải không?”
   

 -“Già là ai? Trường Chinh? Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười hay Võ Văn Kiệt? Làm sao những người “ăn cháo lú” đó chấp nhận “đổi mới” hay “cải cách”. Chỉ mới “khoán sản phẩm” của Đoàn Duy Thành mà cũng phải làm chui rồi! Anh biết tại sao không?”
   

 -“Không!” Tôi trả lời.
   

-“Khoán sản phẩm là “tư hữu hóa” nông dân. “Tư hữu” ngắn hạn hay dài hạn cũng là “tư hữu”. “Khoán sản phẩm” là giao đất ruộng cho nông dân. Nông dân giữ đất ruộng mà canh tác. Canh tác xong, ngoài số đóng cho hợp tác xã, còn bao nhiêu xã viên giữ lại dùng. Dùng không hết thì bán. Đó là mầm mống của “tư hữu”. “Tư hữu” là nền tảng của chủ nghĩa tư bản, là đi ngược, là không thể xây dựng xã hội vô sản, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Ngay cái nhà anh ở, “thẻ đỏ”, “thẻ xanh” là gì? Là “quyền xử dụng” đất, không phải là “quyền tư hữu” đất! Đất là của chung, không ai có đất riêng. Khi Hồ Chí Minh còn sống, đi thăm “hợp tác xã”, ông ta khuyến khích xây dựng “hợp tác xã cấp thấp”, xong tiến lên “hợp tác xã cấp cao”. Sau hợp tác xã là “nông trường”… Pol-Pốt không làm thế, y đi tắt, đi nhanh hơn. Chiếm xong Phnom-Pênh, Khmer Đỏ đuổi hết dân chúng về thôn quê, thành lập nông trường, không “kinh qua” hợp tác xã cao, thấp gì hết. Pol-Pốt theo gương Mao nhưng làm mạnh hơn Mao, đến nỗi Mao phải khen “Các đồng chí tài giỏi hơn chúng tôi.” (1) Kết quả xây dựng nông trường là bên Tầu hơn 37 triệu người Tàu chết đói; còn ở Kampuchia dân tộc Khmer 7 triệu chỉ còn hơn phân nữa.”
   

-“May mắn cho người Việt Nam! Phải không?”
   

 -“May mắn gì!  Bao nhiêu người là nạn nhân của Kinh Tế Mới, bạn biết không?”
   

-“Biết rồi! “bần cùng hóa” nhân dân là chính sách của Cộng Sản. Ở Việt Nam có làm được đâu!”
   

-“Anh nói vậy thì “ngăn sông cấm chợ” là thời kỳ gì?”
   

-“Trong Đại Hội IV, Lê Duẫn ra lệnh: Mỗi tỉnh tự xây dựng Chủ nghĩa Xã hội cho tỉnh của mình, từ hợp tác xã, “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội”. Không một tỉnh nào có người đói, người chết đói. Vì vậy, mỗi tỉnh tự lo sản xuất, giữ sản phẩm của tỉnh lại, không cho qua tỉnh khác. Trung ương tự lo lấy hay hợp tác với tỉnh; thành phố lo xây dựng các nông trường… Kết quả là Saigon đói to. Sau mười năm “giải phóng”, “thành phố “bác” trên đường chết đói. Nếu không có bà Bà Thi và những người chế độ cũ làm tham mưu cho bà thì Saigon giống như Hà Nội năm Ất Dậu, như câu thơ “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc.”
   

 -“Vậy là họ theo con đường Gorbachev?”
   

-“Dĩ nhiên. Và “tư bản đỏ” xuất hiện?”
   

-“Tư bản là tư bản. Đỏ với xanh gì? Trong xã hội tự do của “Thế giới Tự do”, có người giàu, có người nghèo là đương nhiên. Tại sao ghét người giàu?”
   

-“Thôi! Thôi! Nói nhiều quá! Nhức cả cái đầu!” Tôi than.
   

-“Anh đừng về Việt Nam nữa thì hay hơn!” Người bạn khuyên.
   

-“Đừng về!?” Tôi ngạc nhiên. “Về để thăm chớ!” Tôi nói.
   

 -“Thăm ai? Bà con anh! Ai còn? Một là người ta cũng “đi” như anh. Đi hết rồi. Cả Saigon nầy, 9 triệu dân. Anh có ai để mà thăm. Ít nữa đây, ai không “đi” như anh, thì cũng “rụng” cả thôi. Già rồi! Già hết rồi. Còn nói thăm quê. Ngay Saigon, anh thấy nó “thay đổi” hay “khác lạ hoàn toàn”, nói chi tới Quảng Trị của anh, “đất cày lên sỏi đá”. Sỏi đá cũng không còn đâu! Sự tiến hóa của xã hội buộc nó thay đổi. Nhưng cái thay đổi bây giờ làm cho anh “gai con mắt”. Tại sao không làm cầu qua Thủ Thiêm mà lại làm hầm? Anh biết rồi đấy. Cả Saigon, ai không biết, làm cầu phải đẹp hơn không? Nhiều thủ đô trên thế giới, nhiều thành phố trên thế giới, nằm bên bờ sông! Nó có nhiều cầu. Những cái cầu làm cho thành phố đẹp thêm. Ngay Việt Nam cũng vậy thôi. Cầu Long Biên làm cho Hà Nội đẹp hơn. “Nhịp cầu cong mà con đường thì thẳng”. Hết cong tới thẳng, lẫn lộn. Thẳng thì thẳng một đường nên “Anh trước, em sau, không bao giờ gặp gỡ”. Cong thì chạy vòng quanh hoài, “đôi ta như chỉ lộn vòng”, chạy hoài không hết, nên làm cho người ta “một thuở tìm em mà không thấy!” Cầu đẹp lắm, nhất là khi thấy em qua cầu, khi mấy cô Đồng Khánh đi học ngang qua cầu, khi “nắng lên từ phía nón em nghiêng, qua cầu”. Nếu như đào cái hầm thì vô hầm, người ta thấy cái chi? Đứng trên cầu mới ngắm sông nước được chớ! Giả như không có sông thì cũng đứng trên “bắc Cần Thơ” mà ngó sông Hậu như Trần Thiện Thanh ca chớ: “Hậu giang ơi! Em vẫn đẹp ngàn đời.”
   

-“Tại sao không làm cầu?”
   

-“Cầu ở trên mặt nước, dễ bị địch ngắm bắn hơn hầm. Hầm ở sâu dưới nước.”
   

-“Thằng nào lý luận mà không chịu cho ai “ngu hơn” vậy?”
   

 -“Thằng “hoạn lợn” lãnh đạo đất nước thì cả nước ngu chớ không riêng gì y.”
   

-“Cả nước nào mà ngu? Người ta biết cả chớ! Bốn trăm triệu “đô” thì “lại của” nhiều hơn ba trăm triệu “đô”! Cả nước khôn! Y biết tính toán cách “lại của” như thế thì y ngu thế nào được.”
   

-“Tình trạng như vậy thì tui không nên về hỉ?”
   

-“Quê hương là chùm khế ngọt!” Không chừng gặp khế chua, mà chua lét. Cái ngọt chỉ còn lại trong tâm tưởng mà thôi. Anh có “tìm một ngày về” thì đó cũng chỉ là “Một ngày về trong tâm tưởng” mà thôi! (2)
   

-“Nói vậy là “Một lời là một vận vào khó nghe!”
   

-“Khó nghe nhưng là thật mới chết mình!”

(còn tiếp)

hoànglonghải


(1)    “Brother Enemy” của Nayan Chanda.
(2)    “Một ngày về trong tâm tưởng” là một bài viết của tg đăng trong “Tập San Học Sinh Quốc Học”, n/k 1957-58.
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top