Từ ‘lây nhiễm cộng đồng’  đến ‘đại dịch toàn cầu’

Tin Tức



Từ ‘lây nhiễm cộng đồng’  đến ‘đại dịch toàn cầu’





WHO cảnh báo, thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng khi dịch COVID-19 từ trạng thái lây nhiễm cộng đồng (Epidemic) có thể trở thành đại dịch toàn cầu (Pandemic).

Số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng từng ngày. Đến nay dịch đã lan ra 66 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nếu như ở thời kỳ đầu của dịch COVID-19, Trung Quốc là điểm nóng nhất thế giới, tình hình hiện nay đã có chút thay đổi, thêm nhiều tâm dịch mới trên thế giới xuất hiện. Ổ dịch COVID-19 lớn nhất (ngoài Trung Quốc) tại châu Á là Hàn Quốc với số ca nhiễm virus SARS CoV-2 đã gần 4.000 người. Iran là quốc gia có số người thiệt mạng vì COVID-19 chỉ sau Trung Quốc với 54 trường hợp. Ý trở thành tâm dịch của châu Âu với tổng số ca tử vong do COVID-19 lên đến 29 ca. 


Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc (màu hồng) và trên thế giới (màu xanh). Nguồn: https://twitter.com/jodigraphics15.

Virus corona có thể đã lây ở bang Washington trong nhiều tuần qua

Bang Washington ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng trước, là một bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 19/1.
Nhưng một ca nhiễm khác được ghi nhận trong tuần này [cuối tháng 2], được xác định là bắt nguồn từ bệnh nhân đầu tiên kia, theo phân tích về trình tự di truyền của virus bởi các nhà khoa học.
Các phát hiện gợi ý rằng virus đã lây lan ở cộng đồng trong vòng gần 6 tuần qua, theo phó giáo sư Trevor Bedford đến từ Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thuộc Đại học Washington, người đã so sánh trình tự gen virus từ hai bệnh nhân.
Nếu điều này là sự thật, có thể đã có từ 150 đến 1.500 người nhiễm bệnh, theo ông Mike Famulare, nhà nghiên cứu chính của Viện Mô hình hóa Bệnh tật ở Bellevue, Washington, người thực hiện phân tích. Và điều đáng lo ngại là những trường hợp này có thể vẫn chưa bị phát hiện.


Bệnh nhân COVID-19 đã tử vong ở Mỹ bị lây nhiễm qua cộng đồng

Các quan chức của bang Washington hôm 29/2 phát đi một bản tin ngắn gọn thông báo về ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 là một người đàn ông ở độ tuổi 50. Theo AP, bệnh nhân qua đời tại Trung tâm Y tế Evergreen Health ở vùng ngoại ô Kirkland của thành phố Seattle. Thống đốc bang Washington tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 29/2. 
“Bệnh nhân tử vong vì COVID-19 dường như bị nhiễm bệnh do lây lan trong cộng đồng” – CNN dẫn lời bác sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.
“Cuộc điều tra tại thời điểm này cho thấy không có bằng chứng nào về việc bệnh nhân này có lịch sử đi lại tới vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đã được xác nhận bị nhiễm virus COVID-19” – ông Redfield nói.

Các quan chức y tế ở các bang California, Oregon và Washington đang lo lắng về COVID-19 lây lan trong các cộng đồng ở Bờ Tây nước Mỹ sau khi xác nhận ít nhất 3 bệnh nhân bị nhiễm virus không rõ nguồn gốc. Họ không đến khu vực có dịch bệnh và dường như không tiếp xúc với bất cứ ai có bệnh.
Những trường hợp như vậy đang xảy ra rải rác ở Mỹ, khi người nhiễm được phát hiện nhưng không thể truy tìm nguồn gốc nhiễm, cho thấy là trong cộng đồng “đang” có một số người nhiễm bệnh nhưng không được phát hiện. Do không phải tất cả những người nhiễm virus này đều bị bệnh nặng, nhiều người vẫn khỏe, chỉ bị bệnh nhẹ và qua nhanh nên họ thậm chí không biết mình đã nhiễm virus này. Những người này sẽ dễ dàng lây cho người khác trong cộng đồng của mình.
Hiện tượng lây nhiễm cộng đồng có thể sẽ làm khó khăn hơn việc ngăn chặn virus phát tán. Một tình huống giống Hàn Quốc hoặc Ý có thể sẽ xảy ra ở Mỹ. Đây là lý do mà gần đây Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết đây không phải là câu hỏi “nếu” mà là câu hỏi “khi nào” dịch virus nCoV lan rộng ở Hoa Kỳ. Các quan chức CDC kêu gọi mọi người “chuẩn bị tinh thần cho điều xấu này xảy ra”.
Tiến sĩ David Agus, cố vấn về y tế của CBS News cho biết nên chuẩn bị cho sự lây lan của virus tương tự như cách chuẩn bị cho một cơn bão lớn đang tới. Ông khuyến nghị mọi người dự trữ những nhu yếu phẩm như lương thực, nước uống, thuốc men đủ để có thể sử dụng trong 2 tuần trong trường hợp xấu như tình trạng lây nhiễm tăng cao và phải hạn chế ra đường trong một thời gian. CDC cũng đã kêu gọi mọi người lập kế hoạch trước cho việc chăm sóc trẻ em và làm việc tại nhà nếu trong trường hợp các trường học và doanh nghiệp cần phải đóng cửa vì dịch bệnh.
TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư ở California khuyên: “các bạn nên giữ gìn vệ sinh thật kỹ trong thời gian này, ráng giữ cho mình một sức khỏe tốt để chống chọi lại với virus. Do đặc tính của virus nCoV lây nhiễm dễ dàng, thời gian ủ bệnh lâu, nhiều người mắc virus chỉ bị bệnh nhẹ hoặc không biểu hiện bệnh nên ngày càng khó khăn trong việc cô lập và phòng tránh lây nhiễm. Vì thế, một khả năng bùng phát dịch bất ngờ là điều rất có thể xảy ra ở bất cứ nước nào. Mong mọi người luôn cẩn trọng, đề phòng và chuẩn bị sẵn sàng cho mình như sắp đón một cơn bão!”

 
Nguyễn thị Cỏ May: Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trử
An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng  và hung hản.  Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần. Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẫn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top