Trung Cộng Lợi Dụng
Khủng Khoảng Y Tế Để Tuyên Truyền
Dụng cụ y tế được đóng gói để gửi đến Ý nhằm giúp chánh phủ Ý chống dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 10/03/2020 tại một trung tâm hậu cần của sân bay quốc tế Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). REUTERS - CHINA DAILY
Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới. Báo chí khắp nơi đều nêu vấn đề Trung Cộng đang viện trợ nhỏ giọt cho một số quốc gia vào mục đích tuyên truyền hơn là lý do nhân đạo. Báo Les Echos tại Pháp để nêu vấn đề ý thức hệ trong bài quan điểm ngày 26 thang 3/2020 “Trung Cộng biến chiến tranh y tế thành chiến tranh ý thức hệ”
Thông tín viên của báo này tại Bắc Kinh Frédéric Schaeffer ghi nhận sự kiện là trong thời gian gần đây, Trung Cộng đã gia tăng đáng kể việc gởi khẩu trang và thiết bị y tế, thậm chí cả chuyên gia chống dịch đi khắp nơi trên thế giới. Truyền thông chính thức của Trung Cộng đã tuyên truyền rầm rộ về những hoạt động này. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đưa ra con số 82 quốc gia trên thế giới đã được Trung Cộng trợ giúp về y tế.
Ngoài các khoản viện trợ từ chính phủ, các đại tập đoàn Trung Cộng như Tencent, Alibaba, Huawei, Fosun… cũng tỏ ra rất hào phóng đối với các nước.
Tuy nhiên, theo nhận định của Les Echos, khi tiến hành “chính sách ngoại giao khẩu trang” đó, Bắc Kinh muốn tìm cách “thay đổi hình ảnh tiêu cực của họ trên trường quốc tế, làm cho mọi người quên đi rằng Trung Cộng là cái nôi của dịch bệnh và tái xuất hiện như một vị cứu tinh của nhân loại”.
Chính sách ngoại giao khẩu trang của Bắc Kinh bị khắp nơi chỉ trích
Frederic Schaeffer ghi nhận: “Chính sách ngoại giao khẩu trang của Bắc Kinh bị Washington cực lực chỉ trích”. Covid-19 đã xen vào cuộc đọ sức Mỹ - Trung. Theo lời Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một sử gia tại Bắc Kinh: “Vào lúc mà Mỹ cũng bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề, Trung Cộng nghĩ là đã đến lúc họ đứng lên giành quyền lãnh đạo thế giới”. Hiệp hội Jack Ma của Mã Vân, người sáng lập tập đoàn Trung Cộng Alibaba, thông báo sẽ giúp 24 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ.
Âm mưu chối tội
Đi xa hơn là cái gọi là “ngoại giao khẩu trang” đó, Trung Cộng tìm cách gỡ thể diện bằng cách cố viết lại lịch sử. Những ngày qua, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng và nhiều đại sứ đã gợi lên, nhưng không trưng ra bằng chứng, giả thuyết theo đó có thể là quân đội Mỹ đã đưa virus vào Hoa Lục.
Tổng thống Donald Trump thì dùng những từ ngữ làm Trung Cộng bực tức khi đã nhiều lần nói đến “virus Trung Quốc”. Ngày thứ Tư, 25/03, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã còn đi xa hơn khi nói sau cuộc họp nhóm G7 là: “Đảng Cộng Sản Trung Hoa – Trung Cộng là mối đe đọa quan trọng cho sức khỏe và cách sống của chúng ta ; như dịch bệnh đã chứng minh rõ ràng”.
Theo ông Pompeo: “Các quốc gia G7 rất ý thức về chiến dịch thông tin giả mà đảng Cộng Sản Trung Hoa đang lao vào để phủ nhận trách nhiệm”.
Khủng hoảng kinh tế núp bóng khủng hoảng y tế
Tại Pháp, bộ trưởng kinh tế Bruno Lemaire đã cố biện hộ cho một chính sách phong tỏa thông thoáng, cho phép guồng máy sản xuất tiếp tục vận hành. Một cách cụ thể, chính quyền Pháp đang chuẩn bị một loạt pháp lệnh nhằm nới lỏng các quy định về thời gian lao động và nghỉ phép ăn lương, cũng như tạo thêm thuận lợi cho việc áp dụng chế độ sa thải bán phần.
Trên bình diện quốc tế, trước bóng ma kinh tế sụp đổ như vào năm 2008 với vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản, thậm chí nguy cơ một trận đại suy thoái như vào thời 1929, các Nhà Nước và Ngân Hàng Trung Ương đang tiếp tục ồ ạt bơm thanh khoản vào các nền kinh tế.
Một ví dụ điển hình là sự kiện Thượng Viện Mỹ đã thông qua một kế hoạch cứu nguy kinh tế thời đại dịch Covid-19 trị giá 2000 tỷ đô la, với hy vọng giúp kinh tế tránh được nguy cơ sụp đổ.
Virus đổ ập xuống nước Mỹ
Tại New York, thống đốc của New York cho biết các bệnh viện đã quá tải tiếp theo nhận định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới theo đó “Hoa Kỳ sẽ là tâm chấn tiếp theo của đại dịch toàn cầu”. Dân chúng Hoa Kỳ đã kinh hoàng khi thấy những cái lều dựng lên phía sau các bệnh viện để di chuyển xác chết nhiễm bệnh giống như tình trạng sau khủng bố 911. Tuy tổng thống Trump tuyên bố ông có thể sẽ có quyết định “tháo khoán” từng vùng trên toàn nước Mỹ trước ngày Lễ Phục Sinh 12 tháng 4 sắp tới những theo các chuyên viên về y tế thì việc này khó thể xãy ra vì tình trạng lan rộng của COVID-19. Từ con số hàng đơn vị, gia tăng đến hàng trăm, một vài thành phố của Hoa Kỳ đã tăng vọt lên con số hang ngan như tại New York, New Orleans…