Trúc Giang MN
Tòa Hình sự Quốc tế
với những bản án không thể thi hành
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC=International Criminal Court) là tòa án thường trực, độc lập, không phụ thuộc vào Liên Hiệp Quốc, để truy tố những cá nhân phạm các tội ác như sau: tội diệt chủng (Genocide), tội chống nhân loại (Crime against humanity), tội ác chiến tranh (War crimes).
Trong cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine Hamas, thì Thủ tướng Do Thái là Benjamin Netanyahu và thủ lãnh Hamas là Yahya Sinwar bị tòa ICC phát lịnh truy nã vì vi phạm các trọng tội. Tổng thống Nga là Vladimir Putin cũng bị tòa ICC buộc tội, vì bắc cóc hang tram ngàn thiếu niên người Ukraina trong chiết tranh giữa hai bên.
I. Tòa án Hình sự Quốc tế
Tòa ICC ra đời vào ngày 1-7-2002. Trụ sở chính đặt tại Amsterdam, Hà Lan. (Netherlands) Tòa ICC có 123 quốc gia thành viên, bao gồm tất cả Nam Mỹ, gần như tất cả châu Âu, gần phân nửa các nước châu Phi
Tòa án Hình sự Quốc tế là tòa duy nhất trên thế giới, có quyền truy nã những cá nhân bị cáo buộc tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, và tội diệt chủng. Truy nã tội phạm là tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn, hoặc chưa đủ điều kiện để bắt giữ.
Tòa ICC không có lực lượng cảnh sát riêng, thay vào đó, dựa vào 123 thành viên bao gồm các nước châu Âu, ngoại trừ Do Thái và Hoa Kỳ.
Tòa ICC cũng không có quyền xử vắng mặt.
Lịnh bắt của ICC chỉ gây trở ngại cho việc đi lại của những người bị truy nã. Những người bị truy tố có thể bị bắt giữ khi họ đến một trong 123 thành viên của ICC, bao gồm hầu hết các nước châu Âu.
Trên thực tế, hiện có những quốc gia liên minh, liên kết và thân hữu với nhau, nên những người bị truy nã đến một quốc gia thân hữu mà không bị bắt. Cụ thể như Tổng thống Nga Vladimir Putin, bị tòa ICC cáo buộc về việc bắt cóc thanh thiếu niên người Ukraina, đã đến Trung Quốc, và Tập Cận Bình tiếp đón nồng hậu.
II. Những bản án không thể thi hành
3.1. Lịnh truy nã những lãnh đạo Do Thái
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt - Ảnh: AFP
Những lãnh đạo Do Thái là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Tham mưu trưởng Herzi Halevi.
Cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine Hamas bắt đầu từ ngày 7-10-2023, đến nay hơn 10 tháng. Hamas mở màng cuộc chiến bằng cách phóng 5,000 rocket vào khu vực đông dân cư làm thiệt mạng cho 1,200 người Do Thái và bắt 240 người làm con tin.
Do Thái phản công, thả 18,000 tấn bom vào những khu vực đông dân cư, cũng bắn sập các tòa nhà trong những thành phố. Và đã giết 10,800 người Palestine ở Dải Gaza. 70% là phụ nữ và trẻ em.
Máy bay chiến đấu và xe tăng Do Thái, đánh chiếm miền bắc của Dải Gaza, phá hủy những tòa nhà như trường đại học, nhà máy điện, nhà thờ Hồi Giáo, nhà máy sản xuất vũ khí, và các nơi đông dân cư…
Bộ Y tế Hamas ở Dải Gaza cho biết, số người Palestine bị giết lên tới 1,400 người, trong đó có 447 trẻ em và 248 phụ nữ.
Như vậy, đã có trên 11,000 người Palestine đa số là phụ nữ và trẻ em trên Dải Gaza bị giết bằng bom đạn của Do Thái.
Trong trận chiến, Do Thái đã ngăn chặn con đường dọc theo biên giới Ai Cập để chận đứng con đường tiếp tế vũ khí của Iran đến Palestine Hamas. Những đoàn xe cứu trợ thực phẩm và y tế không thể đến tay người Palestine ở Dải Gaza, như vậy Do Thái bị cáo buộc tội bỏ đói người Palestine ở Dải Gaza.
Thủ tướng Do Thái là Benjamin Netanyahu,
Do hai sự kiện trên, Tòa Hình sự Quốc tế đã buộc Thủ tướng Do Thái là Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Tham mưu trưởng Herzi Halevi, về hai tội, một là tội giết trên 11,000 người Palestine là tội diệt chủng, tội ác chiến tranh (War crimes), và tội bỏ đói người Palestine trên Dải Gaza.
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo: “Sự can thiệp của ICC sẽ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, là đe dọa binh lính và quan chức của tất cả nền dân chủ, khi chống lại chủ nghĩa khủng bố man rợ và gây hấn bừa bãi”
Na Uy là quốc gia đầu tiên, tuyên bố sẽ bắt giữ Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Tham mưu trưởng Herzi Halevi, nếu 3 người Do Thái kể trên đến Na Uy. (Norway)
II.2. Tòa án Hình sự Quốc tế phát lịnh truy nã lãnh đạo Hamas về tội bắt 240 người Do Thái
Yahya Sinwar
Phía Palestine Hamas thì có thủ lãnh Yahya Sinwar, Mohammed Deif và Ismail Haniyeh bị tòa ICC buộc vào các tội, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người về các tội, như tàn sát, giết người, bắt cóc 240 người Do Thái làm con tin, cưỡng bức, tấn công tình dục trong trại giam.
III. Những quốc gia thành viên của Tòa Hình sự Quốc tế có quyền bắt giữ những người bị truy nã
Tòa Hình sự Quốc tế cho biết, những người bị truy nã đến các quốc gia thành viên của ICC, thì các thành viên nầy có quyền bắt giữ.
Na Uy và Campuchia cho biết, họ sẽ thi hành việc bắt giữ những cá nhân bị tòa ICC truy nã.
Việc nầy vô lý và không thực tế. Vì lãnh đạo của hai nước muốn gặp nhau, thì trước hết, sứ quán của hai bộ ngoại giao phải làm việc với nhau, để thỏa thuận một chương trình về nội dung của cuộc gặp gỡ, sắp xếp chương trình gồm có thời gian, địa điểm, nghi thức tiếp đón…và ký kết những mối liên hệ tương quan giữa hai nước. Cụ thể là hợp tác về kinh tế, thuế vụ, quân sự, và số lượng xuất nhập cảng giữa hai bên.
Ông Campuchia nầy có gì đặc biệt để Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu “lén” đến xứ chùa Tháp để bị ông Hunsen bắt. Bắt rồi áp giải cho ai? Áp giải bằng phương tiện gì?...
Cha nội Hun Sen nầy bị tẩu hỏa nhập ma nên nói sảng, để lòi cái dốt của mình.
IV. Tòa Hình sự Quốc tế phát lịnh truy nã Tổng thống Nga Vladimir Putin
5.1. Ukraina tố cáo Nga đã bắt cóc 260,000 trẻ em Ukraina đưa sang Nga
Một thượng nghị sĩ Nga, ông Grigory Karasia cho biết, đã có khoảng 700,000 thiếu niên ở vùng xung đột Ukraina-Nga đã được đưa vào Nga, ông tuyên bố: “Trong những năm gần đây một số trẻ em Ukraina đã tìm được nơi ẩn náu, an toàn ở đất nước chúng tôi. Chương trình đưa trẻ em Ukraina sang Nga là mục đích bảo vệ những trẻ em mồ côi vì cha mẹ đã chết trong chiến tranh. Ngoài ra còn có những trẻ bị cha mẹ bỏ rơi trong cuộc chiến ác liệt giữa hai nước.
Hồi tháng 7 năm 2022, Hoa Kỳ ước tính Nga đã cưỡng ép 260,000 trẻ em rời khỏi nhà của họ. Trong khi Ukraina cáo buộc 19,492 trẻ em bị bắt cóc, di chuyển bất hợp pháp sang Nga.
Nga cho biết, đó là những trẻ em mồ côi vì cha mẹ bị chết trên các mặt trận, là những trẻ em bị bỏ rơi trong khi cha mẹ bỏ chạy lánh nạn vì chiến tranh.
Trẻ em Ukraina bị Nga bắt, được cấp giấy mang quốc tịch Nga, bị tuyên truyền, nhồi sọ và giáo dục lòng yêu nước Nga và phải chấp nhận làm con nuôi của các quan chức và nhà giàu người Nga.
Sự phức tạp về trẻ em Ukraina.
Trong thời gian Ukraina thuộc Liên Xô, các quan chức của người gốc Nga và người Ukraina làm việc chung với nhau trong các tổ chức chánh quyền và cả trong quân đội.
Hôn nhân diễn ra trong các gia đình, gồm người cha là người gốc Nga, và người mẹ gốc Ukraina, và trái lại, người cha gốc Ukraina, người mẹ gốc Nga, nên những đứa con mang hai dòng máu. Thời Liên Xô, tiếng nói và chữ viết hoàn toàn là tiếng Nga và chữ Nga.
IV.2. Tòa Hình sự Quốc tế phát lịnh truy nã Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Do Ukraina và Hoa Kỳ tố cáo, nên ngày 17-3-2023, công tố và thẩm phán tòa Hình sự Quốc tế ban hành lịnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, về tội bắt cóc trẻ em và đưa trái phép về Nga trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraina từ năm 2022.
Tổng thống Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên là ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, bị tòa ICC ra lịnh bắt giữ.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính của LHQ để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hội Đồng Bảo An LHQ có 5 ủy viên thường trực gồm có Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
HĐBA có quyền điều tra các nguy cơ đe dọa nền hòa bình quốc tế, sắp xếp giải hòa các xung đột, và yêu cầu các nước thành viên LHQ thi hành lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao, quân sự.
V. Tòa án Hình sự Quốc tế và Nga đấu nhau về mặt pháp lý.
6.1. Lịnh truy nã Tổng thống Vladimir Putin của Tòa ICC không có giá trị pháp lý đối với Nga
Phát ngôn viên của Điện Kremlin là ông Dmitry Paskov cho biết, Nga không phải là thành viên của tòa ICC nên không công nhận thẩm quyền của tòa. Vì thế, bất cứ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu quả về mặt pháp lý đối với Nga.
Ngày 20-3-2023 Liên bang Nga đã mở ra cuộc điều tra hình sự nhắm vào các công tố viên, (biện lý) và thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), đó là những người đã ra lịnh bắt giữ Tổng thống Nga, Vladimir Putin, về tội đã bắt cóc 260,000 thiếu niên tuổi từ 8 đến 16 tuổi người Ukraina đưa về Nga.
Ngày 8-11-2023, Bộ Nội vụ Nga đã phát ra lịnh truy nã đối với công tố trưởng Gergio Gerardo Godinez của Tòa Hình Sự Quốc tế.
Thẩm phán ICC Sergio Gerardo Ugalde Godinez (Ảnh: Twitter).
Công tố trưởng Godinez, 52 tuổi, đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu vào Tòa Hình sự Quốc tế hồi tháng 12 năm 2020.
Chính ông nầy đã ra lịnh truy nã Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủy viên phụ trách về vấn đề thanh thiếu niên Nga, là bà Maria Lvova-Belova, về tội bắt cóc và di chuyển trẻ em trái phép từ Ukraina sang Nga.
Maria Lvova-Belova
V.2. Nga truy nã công tố trưởng Tòa Hình sự Quốc tế.
Ngày 8-11-2023, Bộ Nội vụ Nga cho biết họ đã phát lịnh truy nã đối với công tố trưởng Tòa Hình sự Quốc tế, là ông Sergio Gerardo Ugalde Godinez (Người Costa Rica) theo điều khoản trong Bộ luật Hình sự của Nga.
Thẩm phán Godinez, 52 tuổi, là người của nước Costa Rica. Hồi tháng 12 năm 2020, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu ông vào Tòa án Hình sự Quốc tế. Chính ông nầy đã ra lịnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin và người phụ trách về các vấn đề trẻ em là bà Maria Lvova-Belova về tội bắt cóc trẻ em tại những khu vực Nga đã chiếm của Ukraine.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin, là ông Dmitry Paskov, nhấn mạnh, Nga không phải là thành viên của tòa ICC nên Nga không công nhận thẩm quyền của tòa nầy, vì thế bất cứ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu quả về mặt pháp lý. Và Nga sẽ lập tức mở cuộc điều tra hình sự chống lại thẩm phán trưởng Godinez.
Kết luận
Tóm lại, lực lượng Nga đã vào tận nhà trong các khu vực do Nga chiếm đóng để bắt trẻ em từ 8 tuổi đến 16 tuổi, tuyên truyền giáo dục nhồi sọ là phải yêu mến nước mẹ là Nga, và phải nhận làm con nuôi của các quan chức và nhà giàu người Nga. Những con số về trẻ em bị bắt theo thời gian đã khác biệt nhau, và do những bên trong nội vụ cho biết về số lượng khác nhau.
Những lịnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế không thể thi hành được. Nó chỉ hạn chế sự đi lại của những cá nhân, và làm mất uy tín và danh dự của người bị cáo.
Trong chiến tranh, một bên có chính nghĩa, như tự vệ chính đáng, một bên tấn công trước là phi nghĩa.
Chiến tranh cần phải có một biện pháp để chấm dứt cuộc chiến. Trong thế chiến thứ II (1939-1945), riêng về phía Quân phiệt Nhật và Hoa Kỳ, thì Nhật tấn công Hoa Kỳ trước ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) gây thiệt hại nặng nề cho Mỹ.
Cuộc chiến cần phải có một biện pháp để chấm dứt chiến tranh. Riêng về phía Mỹ và Quân phiệt Nhật, thì Nhật tấn công Mỹ trước ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor).
Thế chiến 2 chấm dứt do Mỹ thả hai trái bom nguyên tử, một trái tên Little Boy ở thành phố Hiroshima và một trái ở thành phố Nagasaki.
Theo chủ trương của Tòa Hình sự Quốc tế thì Mỹ bị kết tội diệt chủng, vì thả hai trái bom xuống đất Nhật. Theo nguyên tắc của tòa ICC, thì muốn tránh tội diệt chủng thì bị diệt chủng, vì không đánh trả lại.
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo: “Sự can thiệp của ICC sẽ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, là đe dọa binh lính và quan chức của tất cả nền dân chủ, khi chống lại chủ nghĩa khủng bố man rợ và gây hấn bừa bãi”
Trúc Giang MN
Minnesota ngày 28-6-2024