Tình Trạng Dân Mỹ Da Trắng Ở Vùng Thôn Quê

Tin Tức

Tình Trạng Dân Mỹ Da Trắng Ở Vùng Thôn Quê

WHITE AMERICAN IN RURAL AREA
Nguyễn Minh Tâm  
dịch theo báo TIME ngày 10/6/2024


Hiện trường một vụ án ở ngoại ô Royal Oak, Michigan. Ảnh Brian B. Sevald—Getty Images

Hoàn cảnh nghèo khổ, và sự tức giận của người Mỹ da trắng vùng thôn quê nước Mỹ
Khi tôi lên 7 hay 8 tuổi, tôi đã biết rõ cha tôi dùng ma túy. Ông không hít bạch phiến trước mặt tôi - ông để dành ma túy cho tôi, khi tôi đến tuổi dậy thì. Ông hay nói chuyện về các loại ma túy một cách rôm rả, và tôi biết chắc ông có dùng ma túy. Đến khi tôi ở tuổi trưởng thành, hầu như mọi người trong gia đình cật ruột của tôi, cũng như họ hàng gần xa đều không ít thì nhiều bị ảnh hưởng của bạo lực, đánh nhau, vào tù ra khám, và nghiện ngập.


Tôi lớn lên ở Kentucky, vùng phía đông rặng núi Appalachian. Ở đây tình trạng nghèo khó mang tính chất cơ cấu, có hệ thống, và đã diễn ra trong nhiều thập niên. Chúng tôi vẫn thường nói đùa với nhau rằng so với những vùng khác của đất nước, Kentucky có mức sống thụt lùi khoảng 20 năm. Nhưng khi còn nhỏ, tôi không hiểu rõ những vấn đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải, chẳng hạn như : Trường học thiếu ngân sách, hệ thống chuyên chở công cộng không đầy đủ, tình trạng chăm lo y tế rất nghèo nàn, cơ sở cung cấp điện nước, hơi đốt lúc có, lúc không, rất bất thường. Thuốc dùng để chữa đau nhức kinh niên tràn ngập ở địa phương, và không ai nghĩ ra cách nào để giải quyết được nỗi đau tập thể của vùng này. Trái lại, mỗi cá nhân tự tìm cách xoay sở lấy, khiến cho những xung đột cá nhân và xã hội xảy ra ngày càng trầm trọng thêm.


Ngay từ lúc còn nhỏ, qua nhiều kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống hàng ngày, tôi đã hiểu rằng chúng tôi thuộc thành phần “White Trash”- Da Trắng Cặn bã - Người khác nghĩ về chúng tôi bằng những hình ảnh tiêu biểu chung chung, vơ đũa cả nắm -stereo type-. Họ xem chúng tôi là một thứ sâu bọ trong xã hội, đáng khinh bỉ, nên tránh xa. Hình ảnh đó vẫn còn tiếp tục cho đến nay, và sẽ còn trong tương lai. Xuyên qua dòng lịch sử Hoa Kỳ, rất nhiều lần người Mỹ vứt bỏ nhiều nhóm dân được xếp loại như dê tế thần để đổ thừa, dựa trên tiêu chuẩn về kinh tế xã hội. Không giống như những trường hợp bị thành kiến xấu khác, người dân vùng thôn quê gần rặng núi Appalachia chúng tôi, sự khinh rẻ hết sức thậm tệ, sâu xa, và bắt nguồn từ sự kỳ thị giai cấp xã hội. Theo nhận thức của chúng tôi, sự khinh bỉ đó đã đến một cách tự nhiên, và không bao giờ thắc mắc vì sao có tình trạng đó xảy ra.


Nhà hàng ăn Mễ nổi tiếng, và duy nhất ở trong tỉnh nhỏ Berea, Kentucky chỉ có vài cái máy bán hàng tự động. Ở đó người ta có thể mua những viên kẹo bi, vài món đồ chơi nhỏ, hay vài miếng giấy để xăm hình. Khi mấy đứa con tôi còn nhỏ, chúng thường hay năn nỉ cho vài đồng cắc “quarter” để chúng đút vào máy mua món quà nhỏ, hay một món ăn ngay tại chỗ. Nhưng mới đây, xảy một điều khiến tôi không muốn cho chúng tiền để mua quà vặt nữa. Đó là cái răng sún.

Chiếc răng sún không làm tôi khó chịu. Song nó gợi nhớ lại cho tôi niềm xấu hổ đau đớn của tôi từng có trong quá khứ. Tôi lớn lên trong thời kỳ kinh tế suy thoái, cái giếng mà cha tôi đào để lấy nước không bao giờ có nước trong, và lúc nào cũng cạn. Cha mẹ tôi thường phải bơm nước từ con suối ở trong vùng vào giếng để chúng tôi có nước dùng. Chúng tôi biết loại nước này không sạch, và không nên uống, nhưng chúng tôi vẫn cứ pha nước này với bột “Kool Aid”, hay cà phê, nấu ăn, và đánh răng với loại nước bẩn này. Phần lớn chúng tôi hay uống sữa, hay ngậm đá cục với loại nước đó.


Tại sao cha mẹ chúng tôi không đi tìm nước sạch cho chúng tôi dùng, hay chăm lo răng miệng cho chúng tôi ? Lý do đầu tiên khiến cha mẹ chúng tôi bỏ qua việc chăm sóc này là vì cha tôi nghiện ma túy. Lý do thứ hai là cha tôi thường hay đánh đập mẹ và anh em chúng tôi. Việc đi gặp nha sĩ để chăm sóc răng, đeo niềng răng bị đưa vào quên lãng vì tật nghiện ma túy, và đầu óc hạn hẹp của cha tôi. Cái răng sún tôi trông thấy ở nhà hàng là một sự nhắc nhở tàn nhẫn, ác độc về giai cấp xã hội thấp hèn tôi được sinh ra. Những vấn đề của bọn nghèo hèn chúng tôi gặp phải được xem như là chuyện diễu cợt, không ai thèm ý đến.


Trong kỳ bầu cử năm 2016, một tâm lý quái ác khác trở thành quan trọng là vấn đề sử dụng thuốc ma túy Opioid, thường dùng để giảm đau, sau đó bắt ghiền không có nó thì chịu không được. Tôi nghĩ rằng ai đó đã cố tình tung ra chuyện này trong các mẩu chuyện hàng ngày. Họ thường kết thúc câu chuyện bằng câu nói : “Đáng đời lắm ! Bọn chúng nó phải chịu hậu quả vì thân phận nghèo hèn của chúng mày”.


Trong cuốn sách tựa đề White Rural Rage (Cơn thịnh nộ của người Mỹ Da Trắng ở vùng thôn quê). miêu tả khá hấp dẫn về những vấn đề nổi bật của người dân gần rặng núi Appalachian. Trong những trang đầu của cuốn sách, các tác giả của cuốn sách cho rằng : “Vùng thôn quê Mỹ sẽ trở thành mối đe dọa trầm trọng cho nền dân chủ Mỹ, sức đe dọa gấp bốn lần những tình huống bình thường”, và họ bắt đầu bằng cách miêu tả tình hình ở quận hạt Mingo County, tiểu bang West Virginia. Tác giả này phân tích cho thấy rõ đa số phiếu bầu người dân đều bỏ cho Donald Trump trong cả hai kỳ bầu cử năm 2016 và năm 2020. Nhưng những tác giả này không biết đến một sự kiện rất quan trọng là việc đi bỏ phiếu bầu ở vùng Appalachian, và nhiều vùng có nhóm dân lưng chừng lưỡng lự, chỉ có chưa đầy phân nửa cử tri đăng ký đi bầu là thực sự đến phòng phiếu sử dụng lá phiếu của mình trong cả hai kỳ bầu cử này. Họ được xem như một mục tiêu dễ dàng dùng để đổ lỗi. Đây là nhóm dân số da trắng nghèo hèn, một thứ da trắng cặn bã, rác rười, không được ai che chở, bảo vệ. Thực ra, nhóm dân miền quê ở Mỹ là một khối dân đa dạng.

Nhưng chủ nghĩa giai cấp không phải là vấn đề duy nhất mà tác giả cuốn sách muốn đề cập đến. Và không phải chỉ vì một vấn đề này mà người ta đổ lỗi kết quả bầu cử lên đầu nhóm công dân bị tước quyền bầu cử nhiều nhất. Chủ nghĩa giai cấp- classism- bảo chúng ta trút lỗi lên đầu cái đám Da Trắng vùng nông thôn về tất cả những xấu xa, những căn bệnh xã hội, chính trị của đất nước. Chủ nghĩa đó đã vẽ lên hình ảnh quỷ quái, xấu xa cho những người hàng xóm của chúng ta thay vì oán trách cái hệ thống công quyền thiếu trách nhiệm, làm việc không ra gì, và có lẽ nên đổ trách nhiệm vào những cá nhân có quyền bính lớn nhất về mặt chính trị và tài chính. Họ có trách nhiệm phải điều hành hệ thống chính trị và tài chính lành mạnh chung cho cả nước.

Vùng thôn quê nước Mỹ cũng phải vất vả vật lộn với những vấn đề tương tự như mọi người ở những nơi khác, như : Nạn Nghèo Đói, Bạo Lực, Nghiện Ngập và Xã Hội Băng Hoại. Không có lời biện bạch nào chấp nhận được cho sự cố chấp, hận thù. Chúng ta không thể đổ lỗi những khó khăn của đất nước lên đầu nhóm dân chẳng có quyền hành, quyền bính về mặt kinh tế xã hội. Đổ lỗi kiểu này chỉ tổ gây thêm chia rẽ. Thay vào đó, chúng ta nên xem xét lại mình về những thành kiến, khinh bỉ người dân sống ở vùng quê để từ đó giúp nhau vượt qua những thành kiến, tị hiềm này.

Nguyễn Minh Tâm 
dịch theo báo TIME ngày 10/6/2024

Ghi chú : Tác giả bài báo này là Bobbi Con vừa cho xuất bản cuốn sách tựa đề : Some Place Like Home.-           Ở một nơi nào đó giống như quê nhà.

 

Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top