Mỹ: Một số người lâm bệnh,
tử vong vì uống nước rửa tay sát khuẩn
Công nhân kiểm tra thuốc rửa tay sát khuẩn tại nhà máy của công ty Conmart ở vùng ngoại ô Lagos, Nigeria, ngày 19/3/2020.
Mười lăm trường hợp ngộ độc chất methanol do uống thuốc rửa tay có cồn tại Arizona và New Mexico trong tháng 5 và 6, dẫn tới 4 ca tử vong, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết ngày 5/8.
Thuốc rửa tay được quảng bá như một cách thức quan trọng để ngăn sự lây lan của virus corona tại Mỹ, và CDC khuyến cáo sử dụng các sản phẩm có cồn để rửa tay nếu xà phòng và nước không có.
Tất cả thuốc rửa tay có cồn được FDA chấp thuận chỉ được chứa chất ethanol hay isopropanol, nhưng một số sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có chứa chất methanol, CDC nói trong một phúc trình.
Cuộc nghiên cứu cảnh báo là bị ngộ độc nặng vì methanol có thể làm mù mắt hay chết, và yêu cầu mọi người kiểm tra xem thuốc rửa tay có chất methanol hay không. Ba trong số mười lăm bệnh nhân bị ngộ độc cư ngụ tại các tiểu bang Tây Nam đã được xuất viện với thị giác kém, CDC nói.
CDC đã làm việc với hai tiểu bang vừa kể để kiểm tra hồ sơ các cuộc gọi vào trung tâm ngộ độc và phát hiện 15 bệnh nhân trưởng thành đã dùng thuốc rửa tay có cồn. Tất cả những người này đã nhập viện vì uống các sản phẩm rửa tay có cồn.
Một cuộc thăm dò trước đây của CDC được thực hiện ít lâu sau khi Tổng thống Donald Trump công khai nêu câu hỏi là liệu tiêm thuốc sát trùng có chữa được COVID-19 hay không và đã phát hiện là hơn một phần ba người Mỹ sử dụng sai những sản phẩm như vậy để ngừa lây nhiễm.
Các nhà nghiên cứu nói phát hiện của họ cho thấy có khả năng tương tự tại các tiểu bang và những địa phương khác, và khuyến cáo nên tiếp tục phổ biến thông điệp an toàn để tránh tái diễn trường hợp tương tự.
Mỹ trả 1 tỉ đô la mua
100 triệu liều vaccine của J&J
100 triệu liều vaccine của J&J
Một chai thuốc bột xoa trẻ em của Johnson & Johnson là công ty hiện đang thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19.
Chính phủ Mỹ sẽ trả cho công ty Johnson &Johnson hơn 1 tỉ đô la cho 100 triệu liều vaccine tiềm năng ngừa COVID trong lúc Hoa Kỳ dự trữ vaccine và thuốc trị COVID để khống chế dịch.
Hợp đồng mới nhất có giá khoảng 14,5 đô la mỗi liều vaccine, trong đó có 456 triệu đô la trước đây mà chính phủ Mỹ hứa cấp cho J&J để chế tạo vaccine hồi tháng 3 năm nay. Giá hợp đồng mỗi liều Mỹ trả cho vaccine do Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức hợp tác sản xuất là 19,50 đô la.
J&J hiện đang nghiên cứu cả hai dạng một liều và hai liều vaccine. Ứng viên vaccine của Pfizer và BioNTech đều đòi hỏi mỗi cá nhân cần tiêm hai liều.
Chính phủ Mỹ cũng có thể mua thêm 200 triệu liều theo một thỏa thuận tiếp theo. J&J không tiết lộ trị giá thỏa thuận đó.
Trong lúc cuộc chạy đua tìm vaccine và thuốc chữa trị COVID-19 gia tăng mạnh mẽ, chính phủ Mỹ đã ký thỏa thuận mua các loại thuốc này qua chương trình Operation Warp Speed. Các hãng dược khác cũng đã ký thỏa thuận gồm có Sanofi SA và Regeneron.
Vaccine của J&J hiện được thử nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh tại Mỹ và Bỉ trong cuộc nghiên cứu giai đoạn đầu.
Hiện chưa có vaccine COVID-19 nào được chấp thuận. Hơn 20 ứng viên vaccine đang được thử ngiệm lâm sàng.
Thêm 2 người chết vì Covid-19,
số ca tử vong của Việt Nam tăng lên 8
VOA Tiếng Việtsố ca tử vong của Việt Nam tăng lên 8
Các hoạt động chống dịch được đẩy mạnh ở Hà Nội, 30/7/2020
Hai bệnh nhân qua đời vào những giờ đầu ngày 4/8 tại Huế và Đà Nẵng vì dịch Covid-19, trang Facebook Thông tin Chính phủ thông báo, dẫn lại thông tin của Bộ Y tế Việt Nam. Đến sáng 4/8, Việt Nam có tổng cộng 8 ca tử vong vì dịch.
Tin cho hay người thứ 8 vừa chết vì dịch là một người đàn ông 65 tuổi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng.
Là người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, ông này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 vào ngày 28/7, được đánh số là bệnh nhân 496 trong đại dịch ở Việt Nam, và được chuyển đến Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.
Vào hồi 8h30 sáng 4/8, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán “suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và COVID-19”, Bộ Y tế nói.
Trước đó 6 tiếng, một phụ nữ 62 tuổi, cũng có quê quán ở Hòa Vang, Đà Nẵng, là người thứ 7 qua đời vì dịch. Bệnh nhân này bị suy thận mạn tính 10 năm, Bộ Y tế cho biết.
Ít ngày trước khi xuất hiện các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Đà Nẵng, người phụ nữ kể trên nhập viện, điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 18/07. Sau đó, từ ngày 30/7, bà được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Trang Thông tin Chính phủ và Bộ Y tế không nói cụ thể bệnh nhân nữ này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây ra Covid-19 vào ngày nào, chỉ cho biết bà được đánh số là “bệnh nhân 426” trong số những ca nhiễm bệnh.
Vẫn thông báo của cơ quan nhà nước cho biết sức khỏe của nữ bệnh nhân chuyển biến xấu vào ngày 1/8, và vài giờ sau nửa đêm 3/8, bà qua đời với chẩn đoán tử vong mà Bộ Y tế đưa ra là “Suy thận mạn giai đoạn cuối, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và Covid-19”.
Trang Thông tin Chính phủ sáng 4/8 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết “hiện nay còn một số bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao”.
Chỉ trong vòng hơn 10 ngày qua, dịch Covid-19 ở Việt Nam đột ngột lây lan nhanh, làm 8 người chết và 284 người có kết quả dương tính hiện đang được theo dõi, điều trị. Bên cạnh đó, hơn 133.000 người đang phải cách ly.
Dù dịch bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn, chính phủ Việt Nam hiện nhắm mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế, thay vì phong tỏa diện rộng như cách đây vài tháng. Nhà chức trách các cấp sẽ khoanh vùng những nơi có dịch và “dập tắt”, nhưng sẽ khoanh vùng với bán kính “nhỏ, vừa đủ để dập dịch”, đồng thời, “vẫn đảm bảo để kinh doanh, thông thương nền kinh tế”.
Đến nay, nhiều nhà kinh tế đánh giá rằng tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam là nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây.
Một trong các chỉ số là tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2019, theo Tổng cục Thống kê.