Tin Biển Đông:
Trung Cộng tăng gấp đôi chi phí quốc phòng
Bành trướng Biển Đông, Trung Cộng đã chi gần gấp đôi phí quốc phòngTrung Cộng tăng gấp đôi chi phí quốc phòng
Trung Cộng đã mở rộng phạm vi bành trướng trên khắp Biển Đông với việc tăng chi tiêu quốc phòng từ 143 tỷ USD lên 261 tỷ USD vào năm 2019, tờ Aljazeera ngày 11/7 trích dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.
Phán quyết Biển Đông tròn 4 năm tuổi, Philippines kêu gọi Trung Cộng tuân thủ luật pháp
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr.
Đã 4 năm kể từ ngày một tòa án quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Cộng ở Biển Đông. Philippines hôm 12/7 nhấn mạnh rằng phán quyết Biển Đông là điều “không thể thỏa hiệp”.
Vào đầu năm 2013, chính phủ Philippines đã nộp đơn kiện Trung Cộng nhằm phản đối yêu sách đường lưỡi bò (hay đường 9 đoạn) mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt đối với Biển Đông. Hơn ba năm sau, vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với toàn bộ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây được coi là một căn cứ quan trọng cho các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines trong việc phản đối sự bành trướng của Trung Cộng đối với các vùng lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố bác bỏ và không tuân thủ Phán quyết này.
Tròn 4 năm kể từ ngày Phán quyết Biển Đông được công bố, báo Inquirer trích lời Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. của Philippines tuyên bố: “Là một quốc gia tuân thủ luật pháp, yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Philippines nhân dịp này tái khẳng định việc tuân thủ và thực thi Phán quyết mà không có sự thỏa hiệp hay bất kỳ thay đổi nào”.
“Phán quyết [về Biển Đông] không thể bị đem ra thương lượng”, ông Locsin nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Philippines nhắc lại rằng Phán quyết này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cũng như đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Locsin kêu gọi Trung Cộng thiện chí tuân thủ Phán quyết Biển Đông, với tư cách là một quốc gia đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Tuân thủ Phán quyết một cách thiện chí sẽ là phù hợp với nghĩa vụ của Phillipines và Trung Cộng theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển mà hai nước đã ký”, ông Locsin nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines kết luận rằng Phán quyết Biển Đông là một chiến thắng, không chỉ đối với Philippines, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng các quốc gia luôn tuân thủ luật pháp.
Quyết định kiện Trung Cộng được đưa ra dưới thời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III với sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã đảo ngược chính sách thân Mỹ của những người tiền nhiệm.
Ông Duterte tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Trung Cộng , sau khi bị Washington và các nước phương Tây chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy khiến hàng ngàn người bị giết ngoài vòng pháp luật. Trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông Duterte từng tuyên bố rằng phán quyết Biển Đông chỉ là một “mảnh giấy”.
Úc tham gia tập trận hải quân cùng Ấn Độ Mỹ và Nhật
Ấn Độ đang lên kế hoạch mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm, khi nước này đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Cộng .
Nhật Bản và Mỹ đã được mời tham gia cuộc tập trận.
“Một quyết định như vậy không chỉ bao hàm các cân nhắc địa chính trị mà còn cả những vấn đề hậu cần bởi như vậy có nghĩa là có ít nhất bốn lực lượng hải quân tham gia” một nguồn tin quân sự Ấn Độ giấu tên chia sẻ với từ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
“Cả hai bên đều từng cân nhắc lựa chọn bao hàm Úc trong cuộc tập trận vì ý nghĩa địa chính trị của nó.
“Tuy nhiên, cả hai bên đều đồng ý rằng các mối quan tâm chiến lược hiện không thể bị bỏ qua”, một nguồn tin ngoại giao Ấn Độ cho biết, chỉ ra thái độ hung hăng của Trung Cộng trong khu vực và mối quan hệ căng thẳng với cả Ấn Độ và Úc.
Nga và Mỹ tranh nhau bán vũ khí cho Ấn Độ
Nga và Mỹ đang chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ khi New Delhi tìm cách tăng cường kho vũ khí để đối mặt với tình hình căng thẳng quân sự đang diễn ra với Bắc Kinh.
Chính phủ Ấn Độ tuần trước đã khẩn trương phê duyệt đề xuất mua 33 chiếc máy bay chiến đấu mới của Nga với giá trị 2,4 tỷ USD và nâng cấp thêm 59 chiếc khác, bên cạnh thỏa thuận 5,43 tỷ USD trước đó để thu mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, sau cuộc giao tranh chết người với quân đội Trung Cộng vào tháng trước tại biên giới tranh chấp giữa hai nước.
Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Trung Cộng đã đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của Moscow, trong khi Mỹ, nơi đang đẩy mạnh quan hệ với New Delhi thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, đang đẩy mạnh bán vũ khí cho Ấn Độ.
“Nhiều người tin rằng Ấn Độ không được bỏ tất cả trứng vào một giỏ, mà cần tiếp tục theo con đường cân bằng bằng cách thúc đẩy ngoại giao với cả Mỹ và Nga”, ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Sáng kiến Hạt nhân và Chính sách Không gian tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên ở New Delhi, nhận định.
Hoa Kỳ bán vũ khí trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan
Hoa Kỳ vừa chuẩn thuận kế hoạch trị giá 620 triệu USD để nâng cấp hỏa tiễn Patriot loại địa đối không cho Đài Loan, theo thông báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 10/7.
“Thương vụ vũ khí này phục vụ lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ bên mua tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình và duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy”, thông báo cho biết.
Nói về việc Hoa Kỳ bán vũ khí, Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết: “Việc bán vũ khí này là lần thứ 7 của chính quyền Tổng Thống Donald Trump cho Đài Loan, thể hiện đầy đủ tầm quan trọng gắn liền với an ninh quốc phòng của chúng tôi, củng cố quan hệ đối tác an ninh của chúng tôi với Hoa Kỳ và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và khu vực”.
Đài Loan hiện đang tăng cường khả năng phòng thủ trước những hành động ngày càng đe dọa của Bắc Kinh, như các cuộc tập trận không quân và hải quân thường xuyên của Trung Cộng gần Đài Loan.
Đạt Lai Lạt Ma khuyên Ấn Độ và Trung Cộng nên sống chung hòa bình
Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn với TIME100 Talks đã đưa ra một lời khuyên dành cho cả Ấn Độ và Trung Cộng rằng, cả hai nên cùng chung sống, nhấn mạnh cả hai nước đều hùng mạnh và không thể tiêu diệt nước kia. Lời bình luận hiếm hoi của lãnh thụ tinh thần Tây Tạng đưa ra tại thời điểm hai nước đang cố gắng giải quyết cuộc xung đột đã kéo dài 2 tháng dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở phía đông Ladakh, theo Hindustan Times.
Năm 1959, sau một cuộc khởi nghĩa của người Tây Tạng bị Bắc Kinh trấn áp tàn nhẫn, Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tùy tùng đã trốn khỏi Lhasa và được chính phủ Ấn Độ cung cấp tị nạn. Đạt Lai Lạt Ma đã bước sang tuổi 85 vào đầu tuần này.