Thế Giới lên án Trung Cộng Không tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông như đã cam kết qua Luật An Ninh Quốc Gia HK
Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ: Dự Luật An Ninh Quốc Gia ở Hong Kong là một hành động 'trơ tráo' của Trung Cộng
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi (D-CA) phát biểu trong cuộc họp báo hàng tuần vào ngày 28/5/2020 tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, DC."Tất cả chúng ta cần lên tiếng lên án luật an ninh đó, không chỉ Hoa Kỳ. EU, mọi người trên khắp thế giới cần lên tiếng lên án luật này. Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đang thực hiện những hành động tàn bạo ở Trung Cộng đại lục, Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong", Bà Pelosi kêu gọi các nước khác sát cánh với Hong Kong.
Vào ngày 28/5, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, đã lên án hành động của Bắc Kinh nhằm phá huỷ quyền tự trị của Hong Kong. Bà nói rằng Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt bao gồm các hạn chế về thị thực và trừng phạt về kinh tế.
"Đó là hành động 'trơ tráo' của chính phủ Trung Cộng ", bà Pelosi nói trong một cuộc họp báo.
Vào ngày 28/5, Quốc hội Trung Cộng đã thông qua dự thảo luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, trong khi quốc tế chỉ trích kịch liệt.
Động thái này được thực hiện sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố ngày 27/5 rằng Hong Kong không còn đủ quyền tự trị vì chính quyền Trung Cộng đã cố gắng kiểm soát thành phố này.
Nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" đã được thoả thuận làm cơ sở cho quan hệ giữa Hong Kong và Bắc Kinh đến năm 2047. Nguyên tắc này cho phép Hong Kong giữ quyền tự chủ và tự do trên phạm vi rộng, bao gồm một hệ thống pháp lý riêng biệt. Do đó, Mỹ có thể đối xử với Hong Kong như một quốc gia riêng biệt và áp dụng các đặc quyền trong các lĩnh vực thị thực, thương mại và đầu tư.
Bà Pelosi cũng kêu gọi hợp tác trong việc đáp trả Bắc Kinh trong một tuyên bố:
"Bước tiếp theo là để chính quyền Mỹ làm việc với Quốc hội Trung Cộng . Chúng ta cần phải xem xét tất cả các lựa chọn có thể, bao gồm các hạn chế về thị thực và hình phạt kinh tế".
"Nếu nước Mỹ không lên tiếng vì nhân quyền ở Trung Cộng chỉ bởi vì lợi ích thương mại, thì chúng ta sẽ mất tất cả thẩm quyền về mặt đạo đức để lên tiếng ở nơi khác" bà Pelosi nói.
Đặng Tiểu Bình cam kết điều gì về Hồng Kong?
Nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không thay đổi trong 50 năm và sau 50 năm cũng không thay đổiNgày 24/9/1982, ông Đặng Tiểu Bình đã gặp Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher. Hai bên đã hội đàm về vấn đề Hồng Kông. (Ảnh từ Xinhua)..
Phản đối mạnh mẽ của đông đảo người Hồng Kông
Vào ngày 22/5, hội nghị Nhân đại (Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc) của ĐCSTQ đã thúc đẩy thảo luận “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, sự kiện đã khiến giới xã hội dân sự và các nhà lập pháp phe dân chủ Hồng Kông phản đối mạnh mẽ. Có 388 nghị sĩ phe dân chủ đã tham gia diễu hành phản đối, họ cùng phát động ký tên yêu cầu Nhân đại Trung Cộng rút ngay dự luật.Tuyên bố ký tên cho biết, năm ngoái Chính phủ Hồng Kông đã tùy tiện tung ra “Dự luật Dẫn độ” gây chia rẽ xã hội Hồng Kông, gây tình trạng thù địch giữa Chính phủ và người dân. Nhưng những người nắm quyền lực không những không phản tỉnh về trách nhiệm của họ mà còn kết tội người Hồng Kông đấu tranh cho tự do là những người phá hoại an ninh trật tự, giờ đây lại tạo ra dư luận và hợp tác với ĐCSTQ để bỏ qua quy trình lập pháp tại Hồng Kông, qua đó trực tiếp đưa ra “Luật Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào Phụ lục III của Luật Cơ bản Hồng Kông, khiến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và nền tự do của Hồng Kông gặp nguy cơ trở thành sáo rỗng.
Tuyên bố chỉ trích gay gắt rằng việc thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” của chính quyền ĐCSTQ có thể nói là “trắng trợn hủy bỏ cam kết, tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ không làm ngơ”. Hội nghị Liên lạc Dân chủ tại Hồng Kông sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh các khu vực và kết nối với đông đảo người dân Hồng Kông để cùng nhau phản đối.
Chiều ngày 24/5, đông đảo người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối. Hơn 10.000 người diễu hành giữa khu vực cửa hàng bách hóa Sogo ở Vịnh Causeway và Sân vận động Southorn ở Wan Chai. Mọi người giương cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” và hô to các khẩu hiệu như “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng Thời đại” và “Hồng Kông độc lập, Lối thoát duy nhất”. Đáp lại, một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động đã xua đuổi người biểu tình và trấn áp bằng hơi cay, huy động cả xe bắn nước và xe bọc thép.
Đối thoại giữa Đặng Tiểu Bình và Lý Gia Thành
Nhằm tố cáo hành vi tráo trở của ĐCSTQ, cư dân mạng cũng đã tweet đoạn video về cuộc đối thoại giữa ông Đặng Tiểu Bình với ông Lý Gia Thành, kèm theo lời nhắn: “Trước đây đã cam kết với Hồng Kông rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không thay đổi trong 50 năm, và sau 50 năm cũng không thay đổi, đến nay mới 23 năm đã thay đổi?”Đoạn phim đối thoại của ông Đặng Tiểu Bình với ông Lý Gia Thành khiến nhiều cư dân mạng bàn luận sôi nổi:
“Đối với lời hứa của ĐCSTQ, ngay cả một dấu chấm câu cũng không thể tin !!!”
“Lý Gia Thành biết rằng lời hứa chỉ có thể thực hiện được một nửa, vì vậy mà chỉ sau 20 năm đã bắt đầu bỏ đi.”
“Đặng Tiểu Bình nói rằng sẽ không thay đổi trong 50 năm. Nhưng Tập Cận Bình nói, dù sao tôi cũng không nói điều đó.”
“Hãy tin vào ĐCSTQ và chạy vào nhà hỏa táng.”
“Đại hội Nhân đại của Trung Cộng đã đưa ra dự thảo ‘Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông’, sự cố vi phạm cam kết này đã làm dấy lên quan ngại rộng rãi và phản ứng mạnh mẽ ở trong và ngoài nước. Nhiều nhà lập pháp của Hội đồng lập pháp Đài Loan cho rằng không nghi ngờ gì việc ĐCSTQ cố ý bỏ qua Hội đồng lập pháp Hồng Kông là vi phạm nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’, cũng là cảnh báo đối với quan hệ hai bờ eo biển. Phủ Tổng thống Đài Loan cũng có tuyên bố: ‘Điều này cũng chứng minh nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ là tuyến phòng thủ của dân chủ và tự do, qua đó càng khiến chúng tôi quyết tâm bảo vệ quyền tự do, dân chủ và chủ quyền của Đài Loan.’”.
“Khi họ lên tiếng họ đều thề thốt thành khẩn, nhưng bản năng của họ là dối trá từ đầu đến chân. Không phải là họ không muốn thực hiện, mà là họ hành động theo bản năng”.
198 chính trị gia từ 23 quốc gia lên án Trung Cộng
Kể từ năm ngoái khi chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ nổ ra ở Hồng Kông thì tình hình ở Hồng Kông đã cho thế giới thấy rõ không thể tin vào cam kết của ĐCSTQ. Nếu “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được Nhân đại của ĐCSTQ thông qua thì không khác gì việc thực thi “một quốc gia, một chế độ” đối với Hồng Kông, và Hồng Kông sẽ mất tự do dân chủ và chế độ pháp trị.198 chính trị gia từ 23 quốc gia đã cùng nhau ký một cảnh báo chỉ ra rằng, luật an ninh mới được ĐCSTQ thúc đẩy đối với Hồng Kông là một cuộc tấn công toàn diện vào nền tự do của Hồng Kông, đó là hành vi không thể chấp nhận được. Các chính trị gia từ các quốc gia Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu cũng đã đưa ra các tuyên bố về tình hình ở Hồng Kông. Tổng thống Mỹ Trump đã cảnh báo ĐCSTQ rằng Mỹ sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu vấn đề này được thực hiện.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi ĐCSTQ rút lại đề nghị “thảm họa” này, ông lên án Luật An ninh Quốc gia là “hồi chuông báo tử” cho “quyền tự trị cao độ” của Hồng Kông. Ông Pompeo nói rằng bất kỳ quyết định nào vi phạm quyền tự trị và tự do của Hồng Kông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của Mỹ về “một quốc gia, hai chế độ”.
Ngày 22/5 cố vấn kinh tế Kevin Hassett của Bạch ốc cho biết, việc Bắc Kinh thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” kiểu cưỡng chế sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Cộng , và tất cả những điều này là do hành vi khủng khiếp của chính ĐCSTQ. Ông nói rằng Mỹ đang nghiên cứu hình phạt kinh tế đối với ĐCSTQ đặc biệt kín kẽ, không để ĐCSTQ lách qua.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, nếu ĐCSTQ thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” thì Mỹ có thể hủy bỏ tư cách khu vực thương mại tự do ở Hồng Kông. Ông cũng đồng ý rằng Hồng Kông hiện đang bị buộc phải phát triển theo hướng “một quốc gia, một chế độ”.
Ông O’Brien nói: “Năm 1997 ĐCSTQ đã hứa với Vương quốc Anh rằng, sau khi trả Hồng Kông về thì (một quốc gia, hai chế độ) không thay đổi trong 50 năm, người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục tận hưởng lối sống của hệ thống tư bản, hưởng chế độ pháp trị và tự do ngôn luận, tôn giáo, tự do biểu tình, và tất cả những lợi ích mà nền dân chủ mang lại. Thật không may là mới chỉ qua 27 năm kể từ khi cam kết, ĐCSTQ đã cho rằng Hồng Kông có quá nhiều tự do, vậy là họ quyết định tước đoạt lối sống theo hệ thống tư bản của người Hồng Kông.”
Ông nhắc lại: “Mỹ sẽ đáp trả nếu ĐCSTQ sử dụng ‘Luật An ninh Quốc gia’ mới để thực hiện các hành động cứng rắn đối với người dân Hồng Kông”.
Người Hồng Kông chỉ có 2 con đường: chấp nhận số phận hoặc đấu tranh đến cùng
Ngày 27/5, tại trung tâm Hồng Kông, cảnh sát Hồng Kông đã hành động nhằm giải tán những người biểu tình phản đối việc ĐCSTQ đẩy mạnh Luật Quốc ca.
Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) khiến thế giới tạm thời quên luôn đại dịch vẫn còn tấn công thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với truyền thông Đức, chuyên gia về các vấn đề Hồng Kông, ông Heribert Dieter đã thẳng thắn cho biết người Hồng Kông hiện chỉ có hai con đường: hoặc là lặng lẽ chấp nhận số phận hoặc đấu tranh đến cùng; Chính phủ Mỹ phải ngăn chặn hành động của Bắc Kinh, nếu không chỉ có thể hủy bỏ đãi ngộ đặc biệt của Hoa Kỳ dành cho Hồng Kông; về vấn đề này, Tổng thống Trump không có lựa chọn nào khác.
Ngày 26/5, Giáo sư Heribert Dieter, chuyên gia của Tổ chức Khoa học và Chính trị Berlin (SWP) vừa từ Hồng Kông trở về Đức, đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông Deutsche Welle. Trước tiên, ông Dieter bày tỏ ông "rất sốc” trước quyết định của chính phủ Trung Cộng về việc xây dựng cái gọi là "Luật an ninh quốc gia" đối với Hồng Kông. Ông thẳng thắn tuyên bố rằng hành động của ĐCSTQ rõ ràng là “đặt dấu chấm hết” cho vị thế đặc biệt của Hồng Kông trên thế giới, là một bước dịch chuyển lớn rời khỏi “một quốc gia, hai chế độ” và cáo biệt thể chế cũng như vị thế đặc biệt hiện tại của Hồng Kông. Ông nói: "Điều này có nghĩa là Hồng Kông mà chúng ta vốn quen thuộc sắp kết thúc".
Ông Dieter phân tích rằng ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy vào thời điểm hiện tại chủ yếu vì hai lý do: Thứ nhất, các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng năm ngoái tại Hồng Kông khiến Bắc Kinh rất lo lắng, sợ rằng xu thế này sẽ lan sang Trung Cộng đại lục; Thứ hai, phe thân Trung Cộng đã bị thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông vào tháng 11 năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh sợ rằng cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào đầu tháng 9 năm nay sẽ lặp lại những sai lầm tương tự, và sẽ không có khả năng thay đổi các quy định liên quan đến an ninh quốc gia thông qua Hội đồng này. Ngoài ra, hiện tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đang bận rộn chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở tại nước mình. ĐCSTQ cho rằng việc đưa ra Luật An ninh quốc gia Hồng Kông vào thời điểm này thì sự chú ý và áp lực từ cộng đồng quốc tế sẽ thấp hơn.
Ông Dieter nhấn mạnh rằng theo ‘Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984’, Trung Cộng có nghĩa vụ duy trì quyền tự trị của Hồng Kông, và Luật An ninh Quốc gia mà ĐCSTQ hiện đang lên kế hoạch sẽ phá vỡ nguyên tắc này. Đây là tiếng còi báo động cho cộng đồng quốc tế.
Ông đặc biệt đề cập rằng Hoa Kỳ đã thông qua "Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ - Hồng Kông" khoảng 30 năm trước. Theo đạo luật này, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp cho Hồng Kông đãi ngộ đặc biệt so với các khu vực khác của Trung Cộng đại lục. Điều kiện quan trọng để được hưởng ưu đãi đặc biệt này là phải duy trì quyền tự trị của Hồng Kông, hoặc ít nhất là Hồng Kông có sự trung lập về tư pháp. Nếu Bắc Kinh tiếp tục can thiệp trực tiếp vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông như hiện tại, Tổng thống Mỹ sẽ phải hủy bỏ ưu đãi đặc biệt với Hồng Kông. “Đối với vấn đề này, Tổng thống Mỹ không có cách nào khác, ông phải làm như vậy", ông Dieter cho biết.
Nói về tác động chính trị mà Luật An ninh Quốc gia có thể đem tới cho Hồng Kông, ông Dieter nói rằng cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa người biểu tình Hồng Kông và chính phủ là "có thể tưởng tượng được".
Ông đã phân tích và chỉ ra: Đầu tiên, năm ngoái, các cuộc biểu tình vẫn chưa mang lại kết quả khả quan cho người dân Hồng Kông. Nhiều người Hồng Kông tức giận và tuyệt vọng về một báo cáo vào tuần trước đến từ Ủy ban Độc lập nhằm bênh vực cảnh sát trong cuộc biểu tình năm ngoái. Cùng với dịch bệnh năm nay, nhiều người Hồng Kông cảm thấy bất lực và thất vọng, và cảm xúc phức tạp này có thể khiến một số người "hành động".
Cuối cùng, ông Dieter kêu gọi các quốc gia dân chủ phương Tây cần có hành động đối với vấn đề Hồng Kông. Đặc biệt, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ nên bày tỏ "sự hối tiếc" đối với sự phát triển ở Hồng Kông, mà nên cùng với Hoa Kỳ "xem xét các giá trị cốt lõi của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương", cần có hành động thiết thực để hỗ trợ chế độ dân chủ cũng như nỗ lực vì quyền lợi tự do của Hồng Kông và người dân Hồng Kông.
Ông nói rằng cuộc đối đầu giữa các nước dân chủ phương Tây và chính quyền ĐCSTQ "ngày càng hung hăng" là không thể tránh khỏi. Từ lâu, EU đã chìm đắm trong huyễn tưởng, cố gắng duy trì "mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi" với cả chính phủ Hoa Kỳ và Trung Cộng . Nhưng cho đến bây giờ, nếu EU "không muốn bán đứng linh hồn của chính mình", thì không thể tiếp tục duy trì quan hệ với chính quyền độc tài này như trước. Hiện tại, EU không có tuyến đường trung gian để đi.
Ông nói: "Trong tài liệu chiến lược tháng 3 năm 2019, EU rõ ràng đã tách rời khỏi Trung Cộng và coi Trung Cộng là đối thủ cạnh tranh về thể chế. Bây giờ đã đến lúc phải có hành động đối với những đánh giá sơ bộ này".
Ngoài ra, điều đáng nói là thế giới đã lên án kế hoạch đưa ra Luật An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. Hiện đã có 198 chính trị gia từ 23 quốc gia đã cùng đưa ra một tuyên bố kêu gọi các chính phủ dân chủ phương Tây đoàn kết chống lại chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ.
Một bài bình luận có chữ ký của tổng biên tập kênh truyền thông Le Monde của Đức đã thẳng thừng tuyên bố: "Hồng Kông là Tây Berlin", mối đe dọa đối của ĐCSTQ đối với tự do còn nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Bài báo viết: "Sớm hay muộn chúng ta sẽ đánh bại virus Corona Vũ Hán, nhưng sự theo đuổi quyền lực của chính quyền Bắc Kinh luôn là một mối nguy hiểm". Bài báo nhấn mạnh rằng "chế độ độc tài và chuyên quyền luôn có ý đồ lợi dụng phương thức bạo lực để đặt ngày càng nhiều người dưới quyền kiểm soát của mình. Lịch sử thế giới đã cho chúng ta thấy điều này: để có thể ngăn chặn chế độ độc tài không thể dùng tới sự thỏa hiệp, mà là một bàn tay sắt kiên quyết không di chuyển".
Báo Epoch Times chỉ ra rằng sau khi chứng kiến thảm họa lớn do đại dịch virus Corona Vũ Hán gây ra cho Hoa Kỳ, người dân Mỹ đã cảm thấy chế độ toàn trị ĐCSTQ là mối đe dọa chết người đối với người Mỹ. Việc đưa ra Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông càng gia tăng thêm sự phản đối ĐCSTQ trong dân chúng Mỹ. Tất cả điều này cho thấy rằng bất kể ai trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay, việc "đối phó cứng rắn với ĐCSTQ" sẽ trở thành quốc sách của Hoa Kỳ.