Tập Cận Bình Thừa Nhận
Thiên Tai Nghiêm Trọng Ở Hoa Lục
Thiên Tai Nghiêm Trọng Ở Hoa Lục
Sau sự im lặng trong hơn một tháng, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình cuối cùng đã lên tiếng nói về lũ lụt đang hoành hành trên khắp miền trung và miền nam Trung Cộng và mô tả nó là “nghiệt ngã”.
Vào hôm 12/7, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Cộng đã dẫn lời ông Tập nói rằng “tình hình phòng chống lũ hiện tại là nghiệt ngã”. Sau đó, ông kêu gọi “những nỗ lực nghiêm túc” trong việc hỗ trợ cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để họ không “rơi vào cảnh nghèo đói vì những thảm họa”.
Theo CCTV News, ông Tập cho biết mực nước của sông Dương Tử, sông Hoài, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái Hồ gần đây đã vượt quá mức cảnh báo. Ông Tập cũng thừa nhận tình hình lũ lụt ở Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang là rất nghiêm trọng.
Ông Tập cảnh báo đất nước đang bước vào “giai đoạn quan trọng trong việc kiểm soát lũ” và nói rằng chính quyền các cấp phải cố gắng đối phó trong giai đoạn này. Ông nói rằng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Nước, Bộ Quản lý Khẩn cấp và các bộ phận khác nên tăng cường phối hợp và triển khai lực lượng cứu hộ cùng vật liệu cứu trợ theo cách “khoa học hơn”. Ông Tập cũng kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) và lực lượng cảnh sát vũ trang tham gia công tác cứu hộ và cứu trợ tại các khu vực bị lũ lụt.
Hiện tại, văn phòng kiểm soát lũ của chính phủ Trung Cộng đã nâng mức ứng phó khẩn cấp quốc gia từ mức 3 lên mức 2 trong hệ thống cảnh báo có 4 mức. Các nhà lãnh đạo ở cấp bộ trưởng đã dẫn các đội đến Giang Tây và những nơi khác để hướng dẫn cứu trợ thảm họa.
Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Cộng , kể từ đầu tháng 6, lũ lụt bất ngờ bùng phát trên khắp 27 tỉnh khiến 141 người thiệt mạng và 37,89 triệu người bị ảnh hưởng, 433 con sông có mực nước đã vượt quá mức nguy hiểm.
Mạng truyền hình CGTN, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Cộng đưa tin rằng, lũ lụt ở nước này đã khiến 22.000 ngôi nhà sụp đổ, buộc 1,721 triệu người phải di dời, gây thiệt hại lên tới 61,79 tỷ nhân dân tệ (8,82 tỷ USD).
Động đất lớn ở Đường Sơn
Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã làm rung chuyển thành phố Đường Sơn phía đông bắc Trung Cộng vào Chủ nhật. Tuy nhiên không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào, Fox News dẫn tin từ truyền thông Trung Cộng cho hay.
Dịch vụ đường sắt đến Tangshan, một địa danh cách Bắc Kinh 100 dặm về phía đông, đã được tạm ngưng để kiểm tra sau trận động đất, Tân Hoa Xã đưa tin.
Trận động đất xảy ra lúc 6h38′ ở độ sâu 6 dặm (khoảng gần 10m), Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Cộng thông tin. Trung tâm này cho biết thêm, chỉ ít phút sau, vào 7h02′, đã xảy ra trận động đất thứ hai có cường độ 2,2 độ richter.
Tại Đường Sơn vào năm 1976 từng xảy ra một trận động đất làm chết ít nhất 242.000 người, được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Hồ chứa nước xả lũ hệt như phim, người đàn ông biến mất trong 6 giây, vỡ đập khiến 15 làng xã bị nhấn chìm
Liên tục những hình ảnh về cảnh xả lũ ở Trung Quốc cho thấy một mùa mưa lũ bất thường, mang lại nhiều tai ương cho người dân nơi đây.
Những trận mưa lớn vẫn tiếp diễn ở miền nam Trung Quốc, trong đó các tỉnh Hồ Bắc, Chiết Giang và Giang Tây hứng chịu thảm họa nặng nề nhất. Hồ chứa Tân An, hồ chứa lớn nhất ở phía vùng Hoa Đông thuộc tỉnh Chiết Giang, xả lũ liên tục trong hơn 50 giờ đồng hồ, cảnh tượng giống như bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng.
Người đàn ông đánh bắt cá bị nước lũ “nuốt chửng” chỉ trong 6 giây
Thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam mưa bão liên tục trong nhiều ngày khiến mực nước ở nhiều con sông dâng cao. Ngày 8/7, một người đàn ông ở huyện Vũ Lăng Nguyên đã mạo hiểm thả lưới để đánh bắt cá. Kết quả không may rơi xuống dòng nước đang chảy xiết. Chỉ vỏn vẹn 6 giây, nước lũ đã nuốt chửng và cuốn trôi người đàn ông. Một người trên bờ tình cờ đã quay lại cảnh tượng kinh hoàng này.
Đoạn video cho thấy một người đàn ông thả lưới bên dòng sông chảy xiết để đánh bắt cá. Sau vài giây, anh ta bị nước lũ kéo xuống sông và ngay lập tức bị dòng lũ cuốn trôi. Mặc dù người đàn ông đã gắng sức vùng vẫy, nhưng vẫn không thắng được thế nước cuồn cuộn, kết quả anh đã biến mất trong dòng nước lũ.
Cùng ngày, chính quyền huyện Vũ Lăng Nguyên đã đưa ra thông báo, nói rằng người đàn ông rơi xuống nước họ Đường, là nhân viên bảo vệ của một công ty dịch vụ ở thị trấn Trương Gia Giới. Chiều ngày 8/7, sau giờ làm việc anh đã cùng đồng nghiệp đi bộ dọc bờ sông. Khoảng 4 giờ 15 phút, người đàn ông họ Đường bất ngờ rơi xuống nước, đến nay vẫn không rõ tung tích.
Mưa lũ ở miền nam Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng, tình hình lũ lụt ở nhiều tỉnh đã mở rộng thêm bước nữa. Ngoài ra, hồ chứa Tam Hiệp toàn lực xả lũ, mực nước dọc theo bờ từ đoạn sông Dương Tử từ cửa khẩu hồ Động Đình, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc đến cửa biển ở Thượng Hải, toàn bộ đều vượt ngưỡng báo động.
Từ những video được đăng tải trên mạng cho thấy, từ ngày 29/6, từ sau khi đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ, nhiều thành phố của tỉnh Hồ Bắc ở hạ du con đập như: Nghi Xương, Vũ Hán… đã bị ngập nặng. Đến ngày 7/7, mực nước sông Dương Tử đã tăng thêm 3 mét. Hiện tại, công viên Giang Than ở Hán Khẩu đã bị ngập hoàn toàn, với độ sâu gần 2 mét. Cồn đất Bạch Sa ở lòng sông Dương Tử gần như bị ngập hoàn toàn.
Hồ Bà Dương bị vỡ đập, 15 làng xã bị nhấn chìm
Mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Dương Tử đã lan đến vùng hạ du, khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao. Đài quan sát khí tượng số 8 Thượng Hải cũng đưa ra cảnh báo mưa bão màu xanh, chính quyền địa phương cũng nâng phản ứng khẩn cấp đối với lũ lên cấp 4.
Đập Tam Hiệp xả lũ khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao và đổ dồn về hồ Bà Dương, cộng thêm tác động của mưa lớn kéo dài liên tục. Ngày 8/7, mực nước hồ Bà Dương và các nhánh sông của nó đã tăng mạnh, gây lũ lụt nghiêm trọng, toàn bộ tỉnh Giang Tây đưa ra cảnh báo khẩn.
Ngày 9/7, mực nước của bờ đập Trung Châu, huyện Bà Dương đạt 23,39 mét, vượt quá mực nước báo động 3,89 mét; mực nước Cổ Huyện Độ, con sông bên ngoài bờ đập Trung Châu đạt 23,43 mét, vượt quá mực nước cao nhất năm 1998 là 0,25 mét. Do thời gian dài bị ngâm trong nước, cộng thêm đất ở thân đê chất lượng kém, khả năng chống thấm nước yếu, khoảng 9h35 tối ngày 19/7, bờ đập Trung Châu đã bị vỡ, 15 làng xã đã bị ngập, nước lũ ngập đến tận mái nhà.
Hồ chứa nước Tân An xả lũ, cảnh tượng hệt như phim kinh dị
Không chỉ thảm họa ở lưu vực sông Dương Tử trầm trọng, mà “hồ chứa nước Tân An”, con đập lớn nhất vùng Hoa Đông, nằm ở thượng nguồn của sông Tiền Đường, cũng đang đối mặt với thử thách nghiêm trọng.
Theo dữ liệu mới nhất từ chính quyền Trung Quốc, việc xả lũ đã được thực hiện vào lúc 10h ngày 7/7 đến 15h ngày 9/7. Tổng lượng nước xả của hồ chứa Tân An (còn gọi là hồ Thiên Đảo) là 1,298 tỷ mét khối, trong đó lượng nước xả từ cửa cống là 1,063 tỷ mét khối. Dựa trên dung tích khoảng 14,5 triệu mét khối nước của Hồ Tây (Hàng Châu) mà tính, tổng lượng nước xả trong khoảng 53 giờ của con đập này bằng khoảng 90 lượng nước của Tây Hồ.
Hồ chứa Tân An được hoàn thành vào năm 1959 và là hồ chứa lớn nhất vùng Hoa Đông với tổng dung tích lưu trữ 21,626 tỷ mét khối nước. Đây là dự án kiểm soát nước quan trọng nhất ở thượng nguồn sông Tiền Đường.
Có video cho thấy tình huống hồ chứa Tân An mở toàn bộ 9 cửa cống xả lũ. Có thể thấy rằng nước lũ cuồn cuộn dâng trào, và một cây cầu ở hạ nguồn con đập đã bị dòng lũ đánh sập, cộng thêm sắc trời u tối, không ít cư dân mạng đã kêu lên “giống hệt như bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng vậy”!
Có người thậm chí đã quay lại video hiện trường thành phố dọc theo bờ sông Tân An trước và sau khi xả lũ. Khi mở 1 cửa cống xả lũ, cái đình nghỉ mát bên bờ sông bị ngập một nửa. Khi mở 5 cửa cống, cái đình chỉ còn lại phần mái. Khi mở 7 cửa cống, chỉ thấy phần chóp đỉnh của cái đình, đến khi mở toàn bộ 9 cửa cống, cái chòi nghỉ mát đã bị nhấn chìm hoàn toàn.
Báo cáo cho biết, tính đến 15h ngày 9/7, mực nước của hồ chứa Tân An đã giảm 0,17 mét so với mực nước cao nhất 108,39 mét khi “9 cửa cống xả lũ được mở hoàn toàn” vào ngày 8/7. Kỹ sư trưởng của Ủy ban tài nguyên nước thành phố Kiến Đức cho biết, dòng chảy vào hồ chứa thời điểm cao nhất từng đạt đến 22.000 m3/s. Sau khi “toàn bộ 9 cửa cống được mở”, dòng chảy vào hồ giáng hạ dần dần đến 5.770 m3/s của hiện tại. 23 làng quê và thị trấn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xả lũ Tam Hiệp, Bắc Kinh làm ngập Vũ Hán
để ngăn cản cuộc điều tra Covid-19 của WHO?
để ngăn cản cuộc điều tra Covid-19 của WHO?
Tác giả Akshay Narang đã có một bài bình luận trên TFI Post với tựa đề “Trung Cộng cố tình xả lũ làm ngập Vũ Hán để ngăn chặn cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO”. Dưới đây là toàn văn bài bình luận:
Không ai có thể đoán được Bắc Kinh đang mưu tính điều gì. Đầu tiên, Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đã giấu dịch cục bộ tại đại lục, khiến nó bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Và giờ đây, Trung Cộng có thể đang cố gắng xả lũ ngập thành phố Vũ Hán – tâm chấn ban đầu của đại dịch Covid-19 – nhằm ngăn chặn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến thành phố này tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 dự kiến vào tuần tới, trong bối cảnh nghi vấn virus này khởi phát từ Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm cấp cao đặt tại thành phố này.
Vũ Hán đang chứng kiến trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1961. Có 8 người đã tử vong và thành phố này do đó đã bị ‘phong tỏa’ một lần nữa. Cục Khí tượng Trung Cộng đã phát cảnh báo về mưa bão trong 31 ngày tới.
Nhưng nhiều nghi vấn đang được đặt ra xoay quanh ý định thực sự của Bắc Kinh và liệu những đợt lũ lụt tàn khốc ở miền Trung Trung Cộng , bao gồm cả ở Vũ Hán, có thực sự là một thiên tai hay không?
Ở trung tâm của toàn bộ cuộc tranh luận này là một con đập khổng lồ nằm cách Vũ Hán 368 km. Đó là đập Tam Hiệp – nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới được xây dựng trên sông Dương Tử.
Nằm ở huyện Di Lăng, làng Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, con đập này được giới quan sát cho là nguyên nhân gây ra tình cảnh lũ lụt tàn khốc ở miền Trung Trung Cộng khiến hàng triệu người đối mặt với nguy hiểm.
Theo nhận định của tờ TFI Post, các báo cáo cho thấy tình trạng lũ lụt ở Vũ Hán và các nơi khác là kết quả trực tiếp của việc thủy điện Tam Điệp mở các cửa xả lũ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố rằng con đập này không có liên hệ gì đến tình trạng lũ lụt hiện nay.
Theo Taiwan News, người dân ở dưới hạ lưu con đập đã lên án chính quyền âm thầm xả nước ở thượng nguồn để cứu con đập khỏi bị vỡ. Họ còn có văn kiện mật được lưu hành nội bộ về việc này. Vào ngày 29/6, chính phủ Trung Cộng rốt cục đã thừa nhận việc họ đã thực hiện việc xả nước lũ lần đầu vào năm ngoái.
Chính phủ Trung Cộng cũng nhấn mạnh rõ rằng một làn sóng nước lũ mới đang tràn vào khu vực lưu vực Tam Hiệp.
Chính quyền Trung Cộng nói rằng con đập đang trên bờ vực sụp đổ. Tình hình này thúc bách phải mở các cửa xả lũ của con đập. Do đó, các thành phố Nghi Xương và Vũ Hán ở Hồ Bắc vốn nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, bên dưới đập Tam Hiệp đều đang bị nước lũ hoành hành.
Các nhà hoạt động Trung Cộng lo ngại rằng việc xả nước lũ từ đập Tam Hiệp là có chủ đích. Jennifer Zeng, một nhà hoạt động Trung Cộng tại Mỹ nhận định rằng hành động xả lũ này được thực hiện có chủ đích.
Bà Zeng tin rằng chính quyền Trung Cộng muốn xóa sổ bằng chứng chống lại Trung Cộng và vai trò của nó trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trung Cộng có rất nhiều điều để che giấu. Bắc Kinh đã và đang báo cáo giảm số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 của họ. Chính quyền Trung Cộng tuyên bố rằng có ít hơn 100.000 ca nhiễm và chỉ có 3.300 trường hợp tử vong trên cả nước vì căn bệnh này.
Nhưng những con số này thật sự đáng tin cậy. Trong suốt tháng 12 và tháng 1, Trung Cộng đã tất bật che giấu hơn là khống chế đại dịch.
Các báo cáo về việc Vũ Hán phân phối 40.000 chiếc bình đựng hài cốt trong 10 ngày đã kể cho chúng ta biết một câu chuyện hoàn toàn khác. Và sau đó vào đầu tháng 6, đã có báo cáo về 200 bệnh nhân không có triệu chứng có kết quả xét nghiệm dương tính ở tâm dịch Vũ Hán. Một lần nữa đây mới chỉ là những con số chính thức của Bắc Kinh. Chúng ta không bao giờ có thể biết được nếu Vũ Hán vẫn còn vật lộn với dịch Covid-19 vốn khởi phát ở đây.
Không chỉ vậy, Bắc Kinh cũng muốn đánh lạc hướng sự chú ý khỏi phòng thí nghiệm đáng ngờ thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Trên khắp thế giới, đã có nhiều quan điểm cho rằng nCoV bắt nguồn từ đây, nơi hoạt động nghiên cứu liên quan đến virus corona được triển khai từ nhiều năm về trước. Với tình hình lũ lụt lan rộng, Trung Cộng có thể dễ dàng hơn trong việc ngăn chặn thế giới tiếp cận phòng thí nghiệm đáng ngờ này.
Vũ Hán vì thế đang trở thành bí ẩn lớn nhất đối với thế giới nói chung. Cho đến nay, song song với việc tự hỏi liệu virus Vũ Hán có phải là nhân tạo hay không, chúng ta giờ cũng nên tự hỏi liệu tình cảnh lũ lụt ở Vũ Hán hiện nay có phải do con người tạo ra hay không.