Sự rạn nứt không thể dấu của ĐCSTQ
Lý Khắc Cường bất mãn với Tập Cận Bình
Lý Khắc Cường bất mãn với Tập Cận Bình
Tại “Lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) vừa qua, điểm nổi bật lớn nhất là Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường đã nhiều lần công khai bày tỏ “bất mãn” với Lãnh đạo Tập Cận Bình, đến nay vẫn được giới truyền thông bàn luận xôn xao. Đặc biệt là vào ngày bế mạc của phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nhiều lời nói và hành động của ông Lý Khắc Cường được cho là “trở mặt” công khai với ông Tập Cận Bình, cho thấy chia rẽ giữa Tập và Lý đã thể hiện rõ ra bề mặt.
Buổi họp báo Lưỡng hội ‘ngắn nhất trong lịch sử’
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ đã bỏ phiếu vào ngày bế mạc của phiên họp để thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vốn bị quốc tế lên án mạnh mẽ. Ngoài ra, 4 giờ chiều ngày 28/5, trong buổi họp báo với truyền thông, trả lời câu hỏi của phóng viên của Đài Truyền hình Phoenix, còn được gọi là kênh “Truyền thông Đảng Hồng Kông” (thân Bắc Kinh), phát biểu về “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, ông Lý Khắc Cường đã đưa ra câu trả lời được cho là “ngắn gọn nhất trong lịch sử” chỉ với 118 từ và trả lời vỏn vẹn trong 45 giây.Ông Lý Khắc Cường bày tỏ, Chính phủ trung ương cần thực hiện “một quốc gia, hai chế độ”, “hỗ trợ” chính phủ đặc khu và Đặc khu trưởng. Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua quyết định về Luật An ninh Quốc gia, cho thấy Trung ương muốn khiến “một quốc gia, hai chế độ” được ổn định và lâu dài.
Trong lúc trả lời phóng viên, ông Lý Khắc Cường đã ba lần liếc nhìn “câu trả lời chuẩn” trên bàn và từ bỏ cơ hội giải thích với cả thế giới với tư cách là Thủ tướng Trung Cộng . Ông dường như muốn bày tỏ rằng “Luật An ninh quốc gia đó vốn không liên quan gì đến tôi”.
Thời khắc biểu quyết thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, ông Lý Khắc Cường đã nhấn đèn xanh (biểu quyết ủng hộ) bằng ngón tay giữa, cũng làm dấy lên đồn đoán trên mạng.
Một số cư dân mạng đã đăng tải hình ảnh và bình luận: “Lý Khắc Cường biểu quyết bằng ngón giữa là để phát tín hiệu. Trung Nam Hải, liệu ai biết trước được rằng ĐCSTQ sẽ làm gì trong hai hoặc ba tháng tới, và không ai muốn trở thành tội đồ của lịch sử. Căn cứ vào những điều này cũng không khó phán đoán hàm ý của Lý Khắc Cường”. “Đây là thế tay cả thế giới muốn đưa ra với ĐCSTQ”.
“Ngón tay giữa” của ông Lý Khắc Cường là có ý bày tỏ sự bất mãn, hay là động tác theo thói quen, điều này không cần nghĩ cũng biết, có cư dân mạng bày tỏ dường như nó đã phản ánh nhận thức chung “Tập – Lý bất hòa” của người dân.
Lý Khắc Cường lột trần “giấc mơ” phồn thịnh giả tạo của Tập Cận Bình
Cũng trong buổi họp báo cùng ngày (28/5), khi được hỏi liệu nhiệm vụ “xóa đói giảm nghèo” năm nay có thể hoàn thành theo đúng kế hoạch hay không. Ông đã trả lời thẳng rằng, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Cộng là 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 96 triệu Việt Nam đồng), nhưng có đến 600 triệu người thu nhập hàng tháng chỉ tầm 1.000 Nhân dân tệ (tương đương khoảng 3,2 triệu VNĐ). Với 1.000 NDT mà nói, việc thuê trọ tại một thành phố cỡ trung bình còn khó khăn, hơn nữa hiện còn đang trong mùa dịch”.Ông Lý Khắc Cường còn cho biết thêm, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ngày càng nặng nề hơn vì một số người có thể lại rơi vào tình trạng nghèo đói do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện có khoảng 60 triệu người đang sống nghèo đói, sẽ cần nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội hoặc các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ để tồn tại. Con số này dự kiến sẽ tăng thêm trong năm nay.
Ông cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng chính phủ Trung ương cần phải đi đầu trong việc “thắt lưng buộc bụng”, cần phải “giảm bớt hơn một nửa những khoản chi không gấp gáp và không cần thiết”, đồng thời ông cũng yêu cầu “tất cả các cấp chính phủ đều phải thắt lưng buộc bụng”. Câu “thắt lưng buộc bụng” xuất hiện nhiều lần trong bài phát biểu được cho là đang “chọc thủng” giấc mộng Trung Hoa “xây dựng một xã hội trung lưu toàn diện” vào năm 2020 do ông Tập đưa ra.
Tại Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017, ông Tập Cận Bình tuyên bố xóa đói giảm nghèo được đưa vào thành một mục tiêu chủ yếu và tất cả người nghèo ở nông thôn sẽ thoát nghèo vào năm 2020.
Trong đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, khi ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị xóa đói giảm nghèo vào ngày 6/3/2020, ông nhấn mạnh một lần nữa rằng đến năm 2020 tất cả những người nghèo ở nông thôn theo các tiêu chuẩn hiện tại phải thoát nghèo theo đúng lịch trình.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo lần này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phơi bày hiện trạng tồi tệ mà Trung Cộng đang phải đối diện.
Kinh tế vỉa hè và kế hoạch ‘Made in China 2025’
Trong “Hai phiên họp”, ông Lý Khắc Cường còn đưa ra những lời phát biểu hiếm hoi rằng, ông đọc được bình luận trên trang web của chính phủ ĐCSTQ, “Khoảng một phần ba trong số đó đều bàn về việc làm”. Ông còn nhấn nút like cho mô hình “kinh tế vỉa hè” ở thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên giúp giảm bớt áp lực thất nghiệp.Được biết, thành phố Thành Đô đã bắt đầu cho phép một số người bán hàng rong di động bố trí quầy hàng trên đường phố, hành vi này trước đây thường được xem là “lấn chiếm lòng đường vỉa hè” và bị cấm. Truyền thông địa phương đưa tin rằng “kinh tế vỉa hè” này đã giúp tạo thêm 100.000 việc làm cho người dân.
Tại buổi họp báo, ông Lý Khắc Cường bày tỏ sự ủng hộ đối với cách làm của Tứ Xuyên. Tuy nhiên nếu đem so với chủ trương dốc sức khôi phục sản xuất, đảm bảo xuất khẩu trong tình hình dịch bệnh, dường như còn cách quá xa mục tiêu lớn “Made in China 2025” mà ông Tập đưa ra.
Về vấn đề này, học giả kinh tế có tài khoản Twitter có tên “Mắt lạnh Tài chính” nhận xét: Kể từ khi bản Kế hoạch tăng trưởng “Kinh tế học Khắc Cường” năm 2013 bị Tập Cận Bình vùi dập, quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã liên tục bị thu hẹp, không thể so bì với “Sa hoàng kinh tế” Chu Dung Cơ và còn tồi tệ hơn cả Ôn Gia Bảo. Cho dù dùng ngón giữa bỏ phiếu bầu lần này hay nói sự thật về 600 triệu người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 Nhân dân tệ, có thể nói đó là một sự phản kháng, tát nước lạnh vào “giấc mộng Trung Hoa” với mục tiêu đưa Trung Cộng trở thành xã hội tương đối thịnh vượng vào năm 2020 của họ Tập. Điều này cho thấy Lý Khắc Cường đã không thể nhịn được nữa, và đấu đá nội bộ có thể sẽ càng gay gắt hơn trong tương lai.
Vài năm trở lại đây, mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường luôn dấy lên nhiều đồn thổi. Vào thời đầu khi đại dịch viêm phổi bùng phát, ông Lý Khắc Cường đã đến tâm dịch Vũ Hán làm Tổng chỉ huy và hướng dẫn công tác chống dịch, nhưng thực tế hiếm thấy tờ báo nào đăng. Ngược lại phía chính phủ không ngừng nhấn mạnh ông Tập Cận Bình đã “đích thân chỉ huy, đích thân sắp xếp” công tác phòng chống dịch bệnh. Vào thời điểm đó, đã có những bình luận từ ngoại giới nói rằng ông Lý Khắc Cường bị cho ra ngoài rìa trong việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại dịch bệnh.
Thêm 1 bác sĩ Vũ Hán tử vong vì Covid-19
Hồ Vệ Phong, bac sĩ ở bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã qua đời ở tuổi 42
AFP dẫn tin từ kênh truyền thông nhà nước Trung Cộng CCTV hôm nay cho biết, bác sĩ Hồ Vệ Phong (Hu Weifeng) làm việc tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, đã qua đời vào tuần trước sau 4 tháng điều trị Covid-19.
Bác sĩ Hồ đã qua đời hôm 29/5 ở tuổi 42. Anh là bác sĩ thứ 6 ở Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán tử vong vì dịch Covid-19.
Anh và đồng nghiệp là Dịch Phàm (Yi Fan), một bác sĩ tim mạch, đã nhiễm nCoV trong khi điều trị cho các bệnh nhân và nhập viện hồi tháng 1. Da của cả hai chuyển màu nâu sẫm sau khi nhiễm bệnh.
37% người Hồng Kông muốn di cư
Theo kết quả cuộc khảo sát được tờ Minh Báo (Ming Pao) công bố hôm nay, 37% người Hồng Kông được hỏi cho biết họ đang xem xét việc di cư sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia cho đặc khu.
Cuộc khảo sát đã hỏi 815 người về phản ứng của họ đối với luật an ninh quốc gia Hồng Kông. 37,2% số người được hỏi cho biết sẽ xem xét di cư, tăng 13% so với 24,2% được ghi nhận bởi một cuộc thăm dò tương tự vào tháng 3, CNA đưa tin.
Cuộc khảo sát cũng cho biết, nhiều người trẻ Hồng Kông muốn di cư tới Đài Loan, trong khi một số người khác muốn tới Mỹ hay Canada.
Khoảng 63% số người tham gia khảo sát đồng ý rằng luật an ninh quốc gia Hồng Kông đe dọa vị thế trung tâm tài chính quốc tế của đặc khu, ảnh hưởng đến tự do và các quyền khác của người dân, đồng thời phá vỡ cam kết mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ”.
Nhật ban hành cảnh báo mới về Covid-19
Tờ Japan Times đưa tin, chính quyền Tokyo cân nhắc ban hành cảnh báo Covid-19 mới sau khi ghi nhận thêm 34 trường hợp nhiễm Covid-19 hôm nay.Đây là số ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao nhất được báo cáo ở Tokyo kể từ ngày 14/5. Theo lộ trình dỡ bỏ các biện pháp đối phó với dịch bệnh được công bố vào tháng trước, cư dân sẽ được cảnh báo qua hệ thống Tokyo Alert nếu có hơn 50 ca nhiễm bệnh mới mỗi ngày.
Giới truyền thông cho biết, Tokyo có thể kích hoạt hệ thống cảnh báo vào hôm nay, chỉ một ngày sau khi chính quyền thủ đô đang chuyển sang giai đoạn hai trong kế hoạch mở cửa ba bước, nhằm nới dần các biện pháp cách biệt cộng đồng và đưa các hoạt động kinh doanh trở lại bình thường.