Số người nhiễm Coronavirus tại Hoa Kỳ 29 tháng 7/2020/ Cựu ƯCV TT Mỹ Herman Cain qua đời vì COVID sau khi tham dự ​​​​​​​buổi vận động tranh cử tại Oklahoma

Tin Tức


 
Bắt buộc phải đeo khẩu trang bên trong Điện Capitol Hoa Kỳ

Hạ viện Hoa Kỳ ngày 30/7 bắt đầu chính sách bắt buộc đeo khẩu trang, theo lệnh của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để giải quyết những lo ngại về vấn đề an toàn cho các nhà lập pháp của Mỹ.
Bà Pelosi ban hành lệnh này vào cuối ngày 29/7 sau khi Dân biểu Đảng Cộng hòa Louie Gohmert xét nghiệm dương tính với virus corona. Ông Gohmert gần đây đã được nhìn thấy không đeo khẩu trang bên trong Điện Capitol.
Tin này loan đi trước khi ông Gohmert dự kiến sẽ bay về tiểu bang nhà Texas hôm 29/7 cùng với Tổng thống Donald Trump. Ông Gohmert không được lên máy bay sau đó.
Sau khi xét nghiệm, ông Gohmert nói với đài KETK ở Texas rằng ông đã đeo khẩu trang vài lần trong tuần qua và nói: "Tôi không thể không thắc mắc là phải chăng vì đeo khẩu trang suốt nên tôi có thể đã làm dính virus lên khẩu trang và hít vào hay không. Tôi không biết.”
Ông Gohmert nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào tháng trước rằng ông không đeo khẩu trang vì ông thường xuyên được xét nghiệm.
Theo quy định mới trong Hạ viện, tất cả các thành viên của Quốc hội và nhân viên được yêu cầu đeo khẩu trang mọi lúc bên trong Tòa nhà Quốc hội và các cao ốc văn phòng Quốc hội.
 
Cựu ứng cử viên TT Mỹ Herman Cain qua đời vì COVID sau khi tham dự
buổi vận động tranh cử của TT Trump tại Oklahoma

https://gdb.voanews.com/4EBCE9E2-8961-4828-BC94-88491D82C465_w1023_r1_s.jpg

Herman Cain, doanh nhân theo Đảng Cộng hòa và từng có lúc dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử ứng cử viên Tổng thống của đảng này vào 2012, qua đời hôm 30/7 do virus corona. Ông hưởng thọ 74 tuổi.

Ông Cain nằm viện một tháng ở thành phố Atlanta, lúc đầu có vẻ hồi sức nhưng sau đó suy sụp trong những ngày gần đây.

Ông Cain đã tham dự cuộc tập hợp vận động chính trị của Tổng thống Donald Trump tại Tulsa, bang Oklahoma, vào ngày 20 tháng 6, một sự kiện mà sau đó dẫn tới nhiều trường hợp nhiễm Covid-19.

Nhưng ông Cain, không đeo khẩu trang trong cuộc tập hợp đó, nói rằng ông đã đi nhiều nơi khác vào thời điểm đó. Không rõ ông đã nhiễm virus này ở đâu.

Khi qua đời, ông Cain là chủ tịch của một hội người da đen ủng hộ ông Trump mang tên Black Voices for Trump. Năm ngoái, Tổng thống đã đề cử ông Cain vào một vị trí trong Hội đồng Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, nhưng ông Cain rút lui sau khi vấp phải sự chống đối.


 
Úc có số ca nhiễm Covid-19 tăng cao kỷ lục

Úc hôm nay ghi nhận thêm số ca nhiễm nCov kỷ lục trong 24 giờ, hơn 700 ca nhiễm mới và ít nhất 13 ca tử vong, theo Reuters.
Theo thống kê của worldometers lúc 16h39 ngày 30/7 (giờ Việt Nam), số ca mắc nCov và tử vong ở Úc lần lượt là 16.298 và 189. Bang Victoria là vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Úc. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew cho biết số ca nhiễm mới tăng nhanh một phần đến từ các viện dưỡng lão. Hầu hết những ca tử vong gần đây đều ở độ tuổi 70-90.
 
Diêm Lệ Mộng: Virus Vũ Hán đáng sợ nhất từ trước tới nay,
không có miễn dịch, không mong đợi vào vắc-xin

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/dN7UBeySf0LbEHEYsXMhDtzSSFFeUs-VScZvdxShI6ktRJh0mOtnCRfBEfzTrqcC5iPBMZBd1IsYBjeXOU2niMkGt_OoEgw8snQZBdNwIz__hNpoPwCr=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/07/diemlemong-700x366.jpg

Ngày 13/7, nhà virus học Diêm Lệ Mộng đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Fox News một lần nữa: Chúng ta không có nhiều thời gian.

Khoảng hai tuần trước, sự kiện nhà virus học người Hồng Kông Diêm Lệ Mộng đào thoát đến Mỹ, vạch trần Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chung tay che giấu sự thật về đại dịch COVID-19 gây chấn động thế giới. Điều khiến mọi người rùng mình nhất là sự thật về virus mà cô tiết lộ hoàn toàn khác với những gì được ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới công bố.

Cô Diêm Lệ Mộng cho biết: Đây là loại virus đáng sợ nhất mà nhân loại gặp phải từ trước đến nay; mọi người đến nay vẫn không hiểu về nó; chớ có hy vọng vào “khả năng miễn dịch quần thể”, cũng chớ mong đợi vào một loại vắc-xin ở giai đoạn này. Loại virus này vô cùng đặc biệt và đáng sợ. Tốc độ lây nhiễm cực kỳ nhanh. Hiện tại, bình quân cứ 600 người trên thế giới thì có 1 người bị lây nhiễm. Cho đến một ngày, cứ 10 người thì có 1 người bị lây nhiễm, và hầu như không ai có thể trốn thoát được. Cô đã kết luận rằng: “Thời gian đã không còn nhiều nữa”.

Với một người đã có nhiều nghiên cứu về virus như cô Diêm Lệ Mộng đưa ra kết luận rằng “thời gian đã không còn nhiều”, kỳ thực là đang cảnh báo thế giới, nghĩa là dựa trên mức độ hiểu biết trước mắt của con người về virus, mức đáng sợ của virus và tốc độ lây lan kinh người của nó, tại một thời điểm nào đó trong tương lai, số người bị lây nhiễm trên thế giới sẽ khó mà tính đếm được. Đây không phải chuyện giật gân. So với tỷ lệ tử vong hiện nay, số người chết có thể vượt quá cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918, vào thời điểm đó khoảng 1 tỷ người khắp trên thế giới bị nhiễm bệnh, ít nhất 25 triệu người đã tử vong.

Mặc dù tỷ lệ nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán trước mắt đang có xu hướng giảm ở nhiều quốc gia, nhưng virus này đang biến đổi mau chóng, hơn nữa nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng sau mùa thu năm nay, dịch bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nói cách khác, vào tháng 9 hoặc tháng 10, một làn sóng dịch bệnh mới có thể ập đến bất ngờ, và nó sẽ lan ra rộng toàn cầu với tốc độ mau lẹ và đáng sợ hơn. Chính phủ các nước và người dân thế giới cần có sự chuẩn bị cho nguy cơ sắp tới.
 
Không nên đến Mỹ học online



Khuôn viên vắng vẻ của Đại học Boston, bang Massachusetts, trong mùa dịch Covid-19

Theo quy định mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) được làm rõ hôm 24/7 thì các sinh viên quốc tế mới được các trường Mỹ nhận vào sẽ không được cấp thị thực đến Mỹ trong học kỳ thu tới đây nếu các trường đó dạy hoàn toàn qua mạng.
Sinh viên ‘mới’ là những ai được nhận vào các trường ở Mỹ sau ngày 9/3. Còn những sinh viên nào đã được nhận vào học trước thời hạn đó, nhưng đã rời khỏi nước Mỹ, thì nay vẫn có thể được cấp visa nhập cảnh lại cho dù trường họ dạy 100% online.
Theo bản ghi nhớ của ICE thì nếu trường nào ở Mỹ chuyển sang chương trình hỗn hợp – tức là vừa dạy trực tuyến vừa có lớp trực tiếp – thì thị thực cho các sinh viên quốc tế đến Mỹ nhập học ‘tùy thuộc vào sự phê chuẩn của Bộ Ngoại giao’.

‘Qua sau cũng không muộn’
Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Charles Cường Nguyễn thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington D.C. khuyên các sinh viên Việt Nam được nhận vào trường ở Mỹ sau ngày 9/3 mà trường chỉ dạy online thì ‘nên ở lại trong nước học online’.

“Đợi đến học kỳ xuân năm sau, khi tình hình dịch bệnh đã ổn định rồi, các trường đại học thay đổi cách dạy và học thì lúc đó từ Việt Nam qua Mỹ học sẽ chưa muộn,” ông nói.
“Giả dụ bây giờ thay vì đến trường để học 5 lớp nhưng mà 5 lớp đó đều học trực tuyến hết thì mình cứ ở Việt Nam lấy lớp và thông báo cho trường là mình vẫn tiếp tục học chương trình,”
Riêng đối với các ngành kỹ thuật và công nghệ mà sinh viên phải sử dụng các phòng thí nghiệm, Tiến sĩ Cường thừa nhận sẽ là bất lợi cho các sinh viên học qua mạng. Tuy nhiên, ông cho rằng chương trình học kéo dài đến 4 năm nên việc thực tập trong phòng thực nghiệm trong năm đầu có thể dồn sang những năm sau. “Khi dịch bệnh đã ổn rồi thì sinh viên sang học, lúc đó vào phòng thí nghiệm bù cũng được,” ông nói.
“Cái lợi là sinh viên ở nhà đỡ được tiền đi qua đây học, tiền ở ký túc xá và tiền ăn nữa,” nguyên Hiệu trưởng Trường Kỹ sư, Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho biết thêm.
Ông nói các tân sinh viên không phải lo vì không được tham dự các buổi ‘định hướng’ (orientation) khi khai giảng vì các trường sẽ tổ chức các buổi định hướng thực tế ảo (virtual) để sinh viên có thể được hướng dẫn từ Việt Nam.
Theo lời ông thì trước tình hình mới, các trường đại học ở Mỹ đang thiết lập các nền tảng ‘thực tế ảo’ vốn cho phép các sinh viên học qua mạng ‘nhưng cảm thấy như là đang ở trong lớp học’.
Về các buổi thảo luận nhóm hay thuyết trình, ông cho biết các nền tảng như Zoom có thể tạo ra trải nghiệm thảo luận ‘thấy mặt tất cả bạn bè và giáo sư’.
Còn nếu sinh viên lo ngại rằng học trực tuyến thì kết quả học tập không được tốt, vị giáo sư này cho biết bên cạnh chấm điểm theo chữ cái, các trường đại học Mỹ còn cho phép sinh viên chọn hình thức đậu/rớt (pass/fail). Chọn hình thức này, sinh viên kết thúc môn học không thể hiện điểm. Do đó, nếu đậu mà điểm xấu thì điểm xấu này cũng không bị ghi vào điểm trung bình chung của sinh viên (GPA). Còn nếu rớt thì sinh viên có thể học lại môn đó.
“Các sinh viên Việt Nam cứ học online như vậy nếu cuối cùng cảm thấy không học nổi thì có thể xin hình thức pass/fail,” ông nói.
‘Quy định công bằng’
Về khả năng tới học kỳ mùa xuân các trường vẫn duy trì online toàn phần, Giáo sư Cường thừa nhận rằng ‘các trường không thể nào ổn định được cho đến khi nào có vaccine’.
“Trong mấy tháng tới thì các trường đại học sẽ quyết định cách đối phó với dịch bệnh, chẳng hạn trường của chúng tôi đã cho sinh viên mùa thu tới trở lại học bằng hình thức hỗn hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Nếu thành công thì sẽ tiếp tục, còn nếu dịch bệnh hoành hành trở lại thì chắc chắn sẽ học online hết,” ông cho biết.
Một số sinh viên băn khoăn liệu việc học trực tuyến có đáng số tiền họ đã bỏ ra để được tới lớp tiếp thu kiến thức hay không. Giáo sư Cường cho biết hiện giờ một số đại học đã ‘có chương trình giúp đỡ để giảm bớt học phí cho sinh viên’.
Ông cũng khuyên các sinh viên Việt Nam đừng chỉ vì học trực tuyến ở Việt Nam một hay vài học kỳ mà bỏ luôn việc học ở Mỹ.
“Mục đích đi học ở Mỹ là cuối cùng ra cái bằng của trường đại học nào đó, nếu bị khó khăn ngay ban đầu chỉ khoảng 1 năm hay 1 năm rưỡi thôi mà bỏ thì coi như bỏ mất dịp được học vào một trường tốt ở Mỹ, sẽ uổng đi,” ông nói.
Vẫn theo lời vị giáo sư lâu năm của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, sinh viên có thể ‘chọn nhảy qua trường khác (có lớp học trực tiếp) hay học trước ở Việt Nam rồi chuyển tiếp sang chương trình Mỹ. “Nhưng đã quyết định chọn trường để có được tấm bằng của trường đó, thì mình nên kiên nhẫn,” ông khuyên.
Với tư cách là giáo sư đại học, ông Charles Cường Nguyễn cho rằng quyết định của ICE ‘là công bằng’ trong tình hình dịch bệnh virus corona.
“Chính quyền Mỹ chỉ muốn bảo vệ người dân Mỹ và giảm bớt người nước ngoài có thể mang bệnh tật vào,” ông nói.
“Sẽ là bất công nếu buộc các sinh viên đã ở Mỹ rồi phải về nước vì học hoàn toàn online, vì họ về nước không được mà ở lại Mỹ cũng bị trục xuất,” ông đề cập đến quyết định gây tranh cãi trước đây mà ICE đã rút lại.
“Nhưng đối với những sinh viên chưa tới Mỹ thì chính phủ Mỹ thừa sức biết rằng nếu các chương trình online đã được thiết lập rồi thì bất cứ ở đâu các sinh viên cũng không bị thiệt hại gì,” ông giải thích và cho biết ‘không có lý do gì các trường đại học chống lại quyết định này của chính phủ’.
Theo thống kê của Chronicle of Higher Education qua theo dõi kế hoạch học kỳ mùa thu của hơn 1.250 trường đại học ở Mỹ thì có 12% trường chuyển sang dạy online hoàn toàn, 34% đưa ra chương trình hỗn hợp và phân nửa sẽ mở lớp lại bình thường.
Đại học danh giá Harvard của Mỹ đã gửi email cho sinh viên thông báo rằng sinh viên quốc tế sẽ không được phép đến trường vào học kỳ mùa thu vì các lớp học sẽ hoàn toàn qua mạng. Sinh viên có thể chọn học online hay hoãn việc học lại.




 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top