Họa Vô Đơn Chí
Sạt lở lớn ở thượng nguồn đập Tam Hiệp
Mới đây, một đoạn video trên mạng xã hội Twitter cho thấy thượng nguồn đập Tam Hiệp bị sạt lở với diện tích lớn, tình thế đang ngày càng nguy cấp hơn. Vào năm 2019 cũng liên tục có tin rằng đập Tam Hiệp bị “biến dạng”, thậm chí là có thể “nổ tung”.Trên mạng lan truyền tin rằng ở thượng nguồn đập Tam Hiệp |
có sạt lở trên diện tích lớn.
Vào ngày 23/3, một học giả kinh tế độc lập với tài khoản Twitter “Bình luận Lãnh Sơn” (@goodrick8964) đã đăng một video và nói rằng, có lở đất với diện tích lớn ở thượng nguồn đập Tam Hiệp, và đề cập rằng tình trạng này có khả năng khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm, nếu vậy thì Vũ Hán lại là nơi đứng mũi chịu sào, sau đó đến Nam Kinh, Thượng Hải cũng không thể may mắn thoát khỏi.
三峡大坝上游大面积山体滑坡?这个千年大祸害位移加剧,
Trung Cộng đã hủy hoại long mạch ra sao thông qua đập Tam Hiệp?
Có cư dân mạng đã chuyển tiếp đoạn video và nói: “Đập Tam Hiệp đang ngàn cân treo sợi tóc!”Ngay từ tháng 7 năm ngoái, “Lãnh Sơn” đã sử dụng các phương pháp so sánh ảnh vệ tinh nói rằng, Đập Tam Hiệp có biến dạng, có thể vỡ và cảnh báo rằng, một khi Đập Tam Hiệp vỡ, một nửa Trung Cộng sẽ lâm vào lầm than, Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) và những đại gia tộc kia cũng sẽ xong đời.
Tin tức này đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng trong và ngoài nước. Không ít cư dân mạng xem qua bản đồ vệ tinh, phát hiện hình ảnh vệ tinh của con đập đúng là đã bị biến dạng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trước ồn ào của dư luận và sự lo lắng về tình trạng vỡ đập, truyền thông Trung Cộng đã tăng cường trấn an, nhưng các thông tin lại không đồng nhất: có thông tin nói đập Tam Hiệp không biến dạng, có thông tin nói một bức ảnh vệ tinh khác của Google cho thấy đập hoàn toàn bình thường, có thông tin nói đã biến dạng, nhưng là trạng thái “đàn hồi”, đập nước biến dạng là chuyện rất bình thường, thuộc về “phạm vi thiết kế cho phép”…
Kể từ khi bắt đầu Dự án Tam Hiệp, không ngừng xuất hiện các vấn đề về chất lượng. Trước khi đập Tam Hiệp chứa nước vào năm 2003, nhóm nghiệm thu công trình Tam Hiệp của Quốc Vụ Viện đã phát hiện hơn 80 vết nứt phía ngoài đập. Từ năm 2008 đến năm 2012, đã xảy ra hơn 401 thảm họa địa chất ở khu vực hồ chứa nước Tam Hiệp.
Trung và hạ lưu sông Trường Giang thường xuất hiện khí hậu bất thường mấy năm liền: động đất, đại hạn, nhiệt độ cao, lũ lụt, hồ Bà Dương gần như khô cạn. Hàng triệu người dân trong khu vực đập Tam Hiệp ngày đêm sống trong sợ hãi, bởi vậy mà số lượt kiến nghị mỗi năm đã đạt hơn 80.000, liên tục không giảm trong mấy năm sau đó.
Năm 1992, khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân khởi động mạnh mẽ dự án đập Tam Hiệp, giới học thuật Trung Cộng từng xảy ra những tranh cãi gay gắt. Rất nhiều học giả cho rằng, việc xây dựng đập sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái và thảm họa địa chất, sự an toàn của bản thân đập nước này cũng rất khó được đảm bảo.
Trong “Nhật ký Tam Hiệp” do Lý Bằng xuất bản năm 2003 đã nói về Giang Trạch Dân: Sau năm 1989, tất cả các quyết sách lớn về công trình Tam Hiệp đều do Giang Trạch Dân chủ trì quyết định.
Tại lễ mừng hoàn thành công trình Tam Hiệp năm 2009, không có một lãnh đạo ĐCSTQ nào tới để chúc mừng, đây là điều cực kỳ hiếm thấy. Vào ngày 16/9/2013, Quân ủy Trung ương đã điều động 4.600 binh sĩ để bảo vệ sự an toàn của Tam Hiệp, đủ thấy những nguy cơ tiềm ẩn của Tam Hiệp.
.
Vương Duy Lạc tiết lộ, công trình Tam Hiệp là một thỏa thuận chính trị giữa Giang Trạch Dân và Lý Bằng vào thời điểm đó, ông Giang kiên quyết khởi động dự án, gây tổn hại cho đất nước.
Sự thật về đập Tam Hiệp là gì? Vương Duy Lạc, một chuyên gia về đập Tam Hiệp nói với Epoch Times rằng, chất lượng thi công ban đầu của Tam Hiệp rất kém, bao gồm cả bờ phải, “huyệt trống” phía dưới nền đê khá nhiều, bộ phận trống sẽ hình thành những khe nứt phía sau, dần dần sẽ rỉ nước. Sau đó, các vấn đề nghiêm trọng sẽ khiến toàn bộ con đập bị hủy bỏ.
Hoàng Tiêu Lục, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, người chủ trì quỹ ngân sách nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, ông cũng cho rằng, cho dù đập có biến dạng hay không, Đập Tam Hiệp sẽ gây ra một thảm họa rất lớn.
Năm 2019 đã có một trận lũ lụt ở lưu vực sông Tương Giang, Trường Giang, trong vòng bạn bè trên WeChat ở Đại lục có người nói: “Chuyên ngành thủy điện của Đại học Tứ Xuyên rất mạnh, có không ít sinh viên tốt nghiệp đã làm việc ở đập… Những cựu sinh viên này nói, không biết làm như thế nào, nổ, hủy đi, cũng không biết hủy ra sao, bảo vệ cũng không biết bảo vệ như thế nào, cực kỳ nguy cấp! Ngày nào cũng sống trong sợ hãi”.
Vương Duy Lạc nói, công trình Tam Hiệp bắt đầu thử vận hành vào năm 2003, đến nay vẫn chưa được nghiệm thu, không ai dám đảm bảo chất lượng của nó. Nếu Đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người sống ở Nghi Xương sẽ bị chết.
Ông nói, thực ra Đập Tam Hiệp hủy đi sớm cũng tốt, ông nói, hủy cũng rất đơn giản, chỉ cần mở tất cả các miệng cống để nước tự do chảy ra. Nhưng ĐCSTQ không muốn làm như vậy, nếu bây giờ hủy bỏ, công trạng trước đó cũng không còn nữa.
Vào giữa tháng 7/2019, trên mạng lan truyền đoạn đối thoại giữa một luật sư Trung Cộng và một người bạn về Đập Tam Hiệp, ông cầu cứu: “Nể tình hàng trăm triệu mạng sống người dân ở trung hạ lưu Trường Giang, cơ quan nhà nước tối cao nên thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt, tiến hành đánh giá chuyên nghiệp, cởi mở và có thẩm quyền về những ưu và nhược điểm của con đập, đây là một vấn đề ngàn cân treo sợi tóc!”.
Minh Huy