Phản ứng của Washington và đồng minh: chế tài nhưng không can thiệp về quân sự
Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên, TTK Guterres kêu gọi ngưng bắn và trở lại bàn đối thoại.
Dù Đại hội đồng LHQ không lên tiếng vào ngày 23/2, nhưng phiên họp ngày hôm đó đã tạo điều kiện cho hàng chục nước lên tiếng bày tỏ quan điểm về cuộc khủng khoảng giữa Nga- Ukrain với hy vọng thấy là Putin nhìn thấy Nga sẽ bị cô lập trên trường quốc tế nếu có những hành động xâm lăng đối với Ukraine.
“Đã đến lúc thế giới không thể đứng ngoài lề nữa. Hãy cùng nhau cho Nga thấy là Nga sẽ bị cô lập và đơn độc khi có những hành động hung hăng,” Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield, nói trước Đại hội đồng.
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói “không ai có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng này” nếu ông Putin quyết định khiến tình hình tồi tệ hơn. Ngày hôm đó, Ông Kuleba vẫn tin rằng : “Ngoại giao tích cực, gửi các thông điệp chính trị mạnh mẽ, tuyên bố những chế tài về kinh tế, về công nghệ mạnh tay nhằm chứng tỏ một sự yểm trợ vững chắc cho Ukraine có thể buộc Moscow từ bỏ những kế hoạch gây chiến,”
‘Chiến tranh lựa chọn’
Tổng thống Mỹ Biden cho rằng biện minh của Nga rằng viêc điều động binh sĩ làm “lực lượng gìn giữ hòa bình” là “vô lý”. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres nói các binh sĩ Nga không phải là “lực lượng gìn giữ hòa bình.”Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc, Vassily Nebenzia, nói trước Đại hội đồng LHQ rằng: “Trước nạn diệt chủng trắng trợn và chà đạp lên các quyền quan trọng nhất của con người-quyền sống, chúng tôi không thể lạnh lùng trước số phận của bốn triệu dân gốc Nga ở Donbass.” v à cho rằng phát biểu của Tổng thư ký Guterres về đông Ukraine là “không phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của ông ấy theo Hiến chương Liên hiệp quốc.”
Đại sứ Trung Cộng tại Liên hiệp quốc Trương Quân nói lập trường của Bắc Kinh “về việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước là nhất quán và rằng phải cùng nhau giữ vững các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liện hiệp quốc.” Ông Trương kêu gọi tiếp tục đối thoại và các bên nên tự chế tránh làm cho căng thẳng thêm nghiêm trọng.
Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng chung của Anh, Tariq Ahmad, kêu gọi các nước khác sẽ cùng áp đặt chế tài lên Nga nếu Nga quyết định gây chiến và xâm lăng Ukrain.
“Điện Kremlin phải hiểu sức mạnh của việc thế giới lên án về lựa chọn chiến tranh của Tổng thống Putin.”
Quốc vụ khanh Đức, Tobias Lindner, thúc giục các nước trong Liên hiệp quốc bác bỏ hành động của Nga, với lời cảnh báo: “Nếu không thì việc xảy ra cho Ukraine hôm nay có thể xảy ra cho các nước thành viên khác của Liên hiệp quốc ngày mai.”
‘Vô cớ và phi lý »
Tổng thống Nga Vladimir ngày thứ Tư ra lệnh tấn công Ukraine đã bị lên án khắp nơi trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo thế giới ngày thứ Năm đã nhanh chóng lên án cuộc tấn công quân sự của Nga nhắm vào Ukraine. Lãnh đạo của các quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ leo thang các chế tài nhắm vào Moscow trong khi TTK Liên Hợp Quốc yêu cầu Nga chấm dứt cuộc xung đột ngay lập tức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm,"
"Cả thế giới đang cầu nguyện cho người dân Ukraine tối nay khi họ hứng chịu một cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga.Ông Biden cảnh báo "một mình Nga phải chịu trách nhiệm về sự tổn thất nhân mạng và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại."
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres: "Xung đột phải dừng lại ngay,"
Ông Guterres "nhân danh nhân loại." đưa ra lời thỉnh cầu trực tiếp và cá nhân tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, kêu gọi ông Putin dừng cuộc tấn công"Nhân danh nhân loại, xin đừng ra lệnh bắt đầu ở Châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ. Người đứng đầu LHQ nói thêm rằng đây là "ngày buồn nhất" trong nhiệm kỳ của ông.
Các nhà lãnh đạo EU: "Chúng tôi sẽ buộc Điện Kremlin chịu trách nhiệm."
"Trong những giờ phút đen tối này, chúng tôi nghĩ về Ukraine và những phụ nữ, đàn ông và trẻ em vô tội khi họ phải hứng chịu cuộc tấn công vô cớ này và lo sợ cho tính mạng của họ," các lãnh đạo EU Ursula von der Leyen và Charles Michel nói trên Twitter.Thủ tướng Đức Olaf Scholz: "một hành động vô đạo đức"
Nhà lãnh đạo Đức đả kích "hành động vô đạo đức" của ông Putin và đã điện đàm với ông Zelenskiy, tổng thống Ukrain để bày tỏ "sự đoàn kết hoàn toàn" của nước Đức với Ukrain.Ngoại trưởng Annalena Baerbock cảnh báo thế giới "sẽ không quên ngày hổ thẹn này."
"Cuộc tấn công này sẽ gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị nghiêm trọng đối với Nga," Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: Nga phải chấm dứt ngay.
"Nga phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự của mình," ông Macron viết trên Twitter và nói Nga đã đưa ra quyết định "gây chiến" với Ukraine."Pháp đoàn kết với Ukraine. Pháp đứng về phía Ukraine và đang làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để chấm dứt chiến tranh," ông nói thêm.
Thủ tướng Ý Mario Draghi
"Chính phủ Ý lên án cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine. Đó là hành động phi lý và không thể biện minh được. Ý sát cánh với người dân và các thể chế Ukraine trong thời điểm gay cấn này. Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh Châu Âu và NATO để đáp trả ngay lập tức, với sự thống nhất và quyết tâm," ông Draghi nói trong một tuyên bố.Thủ tướng Anh Boris Johnson
Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án "các sự kiện kinh hoàng ở Ukraine," nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã chọn con đường đổ máu và hủy diệt bằng cách phát động cuộc tấn công vô cớ này.""Vương quốc Anh và các đồng minh của chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát," ông viết trên Twitter và cho biết thêm rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau: "Những hành vi liều lĩnh và nguy hiểm này sẽ bị trừng trị."
"Những hành động vô cớ này là sự vi phạm rõ ràng hơn nữa đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như các nghĩa vụ của Nga theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc," ông Trudeau nói trong một tuyên bố.Ông cho biết sẽ gặp các đối tác từ G7 để định hình một phản ứng tập thể, "bao gồm cả việc áp đặt các chế tài bổ sung đối với những gì đã được công bố hồi đầu tuần."
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida: Chúng tôi lên án mạnh mẽ Nga
"Cuộc xâm lược mới nhất của Nga làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế, vốn không cho phép các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng," nhà lãnh đạo Nhật Bản nói sau cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia của ông."Chúng tôi lên án mạnh mẽ Nga. Chúng tôi sẽ phối hợp các nỗ lực với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, và ứng phó với vấn đề này một cách nhanh chóng," ông nói thêm.