Người Việt khắp nơi và dịch COVID-19
Tạm dừng đường bay Nam Hàn - Việt Nam kể từ 5 tháng 3/2020
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khuya ngày 2.3, Vietnam Airlines thông báo tạm dừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Nam Hàn từ ngày 5.3.2020.Theo đó, các chuyến bay của hãng trong hai ngày 3 - 4.3 từ Seoul (sân bay Incheon), Busan (sân bay Gimhae) về Hà Nội, TP.HCM sẽ hạ cánh tại sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cần Thơ, Phù Cát (Quy Nhơn) theo yêu cầu của nhà chức trách. |
Hiện Vietnam Airlines chưa cho biết ngày khai thác trở lại đường bay Nam Hàn , Việt Nam. Mà hãng cho biết sẽ thông báo rộng rãi tới khách hàng về kế hoạch khai thác trở lại các đường bay tới Nam Hàn ngay khi dịch Covid-19 diễn biến khả quan hơn.
Gọi điện thoại tới đường dây nóng của hãng hàng không Vietjet, phóng viên cũng nhận được câu trả lời tương tự. Các chuyến bay từ Nam Hàn về Việt Nam chỉ bán vé tới ngày 4.3. Sau đó, tới ngày 29.3 mới mở bán vé trở lại. Tuy nhiên, trong ngày 4.3, cũng không có vé chặng từ Busan về TP.HCM.
Người Việt ở Nam Hàn : Đi hay ở?
Nhân viên khử trùng máy bay của hàng hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 21/02/2020. REUTERS/Kham
(RFI) Daegu, thành phố lớn thứ tư của Nam Hàn có hơn 2,5 triệu dân, bỗng trở thành tâm dịch virus corona (Covid-19), với 3.601 ca nhiễm trên tổng số 5.186 ca tính đến ngày 03/03/2020. Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới hàng ngày tại Daegu còn cao hơn cả tại tâm dịch Vũ Hán của Trung Quốc.
Từ khi dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng ở Nam Hàn , chị Thanh Hoài, một phụ nữ Việt, sống cách nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu chỉ hơn một cây số nơi « bệnh nhân số 31 » vẫn đi lễ, thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Facebook cá nhân về tình hình dịch tại Daegu và để trấn an người thân, bạn bè.
« Là một người sống tại Daegu, ngay lúc này mình hiểu hơn bất cứ ai hết những gì Daegu đang trải qua. Mình cố gắng mọi cách để an tâm, nhưng một tiếng có 5 đến 6 xe cứu thương chạy quanh nhà, mình rất đau lòng. Khi mình sợ hãi và trốn biệt trong nhà, cách ly cả người thân, thì những bác sĩ, y tá, những nhân viên cứu hộ... đang ngày đêm chống lại căn bệnh quái ác này ».
Giống như đa số người dân Nam Hàn , ban đầu chị sợ, « hai hôm đầu tiên sau khi bùng dịch thì cả nhà cũng cuống và quá sốc, mất ăn mất ngủ », hạn chế tối đa ra khỏi nhà. Nhưng sau đó chị đã lấy lại tinh thần, « thay vì ngồi than và khóc như hai hôm trước thì cả nhà mở cửa thông thoáng, cùng dọn nhà », « tuy trong một gia đình nhưng mọi người cũng cố gắng không tiếp xúc quá gần nhau », « chỉ nghe thời sự lúc 10 giờ sáng và 4 giờ chiều thay vì cả ngày như trước ». Và điều quan trọng là « cả nhà đang cùng lạc quan qua cơn dịch, thay vì nói chuyện tiêu cực và lo sợ ».
Có nên về Việt Nam « tránh dịch » ?
Có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và lao động tại Nam Hàn theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Hàn , trong đó có 8.285 người sống tại thành phố Daegu. Đợt dịch này khiến rất nhiều người đặt câu hỏi : Ở lại Nam Hàn hay về Việt Nam « tránh dịch » ?
Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Quốc gia Nam Hàn ở Seoul, giải thích với RFI Tiếng Việt :
« Cộng đồng người Việt ở Nam Hàn sẽ được chia ra làm nhiều nhóm, như nhóm cô dâu người Việt, hầu như họ xác định rằng họ cưới chồng, thì họ ở theo chồng. Và những người đã có quốc tịch rồi thì chắc chắn họ sẽ ở lại để chung lưng đấu cật với người Nam Hàn .
Đối với nhóm lao động, được xuất khẩu lao động sang đây, thì lại chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm lao động bình thường, đi sang đây theo visa E7 hoặc visa E9 thì chắc chắn họ sẽ ở lại. Còn về nhóm lao động bất hợp pháp, một số người lao động bất hợp pháp lâu năm thì họ muốn về đợt này, bởi vì về đợt này sẽ rất là dễ. Còn nhóm bất hợp pháp mới ở lại chưa được lâu năm, chắc chắn họ sẽ ở lại Nam Hàn để họ lao động và kiếm thêm tiền cho tới khi nào họ đủ tiền trả nợ thì họ mới về.
Về sinh viên, thì có hai nhóm sinh viên. Nhóm sinh viên học tiếng được bố mẹ cho sang đây và họ đóng tiền để đi học, cho nên tâm lý của nhóm này là bất ổn hơn là các nhóm khác. Và có một số bạn đã về rồi, còn một số bạn chưa về bởi vì nhóm này, sau khi về thì các bạn sẽ bị hủy visa. Nếu họ muốn quay trở lại đây học tiếng, thì phải làm lại visa B4 từ đầu.
Trong nhóm đại học, cao học và tiến sĩ, có sinh viên được học bổng và có sinh viên đi làm thêm để trang trải cuộc sống, thì hầu như chắc chắn họ sẽ ở lại bởi vì họ còn có công việc ở bên này và các dự án của giáo sư vẫn còn đang dang dở, cho nên có lẽ những sinh viên đang học cao học và tiến sĩ sẽ không trở về ».
Đối với những người có ý định về Việt Nam, thì có rất nhiều lý do thôi thúc họ, như bố mẹ ở Việt Nam lo lắng, muốn con về nước cho an toàn, cũng có người « mượn cớ » dịch Covid-19 để về thăm gia đình hoặc sợ bị trầm cảm nếu cứ tiếp tục phải ở nhà suốt một tháng…
Nhưng chính ý định về Việt Nam « tránh dịch » lại trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người tại Việt Nam tỏ ra lo sợ trước « khả năng lây nhiễm » rất cao từ kiều bào trở về từ Nam Hàn nên « nhắn nhủ » : « Nếu các bạn suy nghĩ cho đất nước thì nên ở lại Nam Hàn ». Họ sợ Việt Nam vỡ trận. Điều này từng được ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ : « Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần có 1.000 người bị nhiễm bệnh thì không thể tìm đủ bác sĩ, y tá để phục vụ, chữa bệnh. Một nghìn người bệnh là giới hạn đỏ của thành phố Hồ Chí Minh. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận ».
Từ ngày 23 đến 29/02, tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã có gần 8.000 người Việt Nam trở về từ Nam Hàn . Con số này có thể sẽ còn tăng trong những ngày tới và tạm ngừng khi Vietnam Airlines tạm ngừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Nam Hàn từ ngày 05/03. Thành phố Saigon đã đề nghị phối hợp với Quân khu 7 và Cảng Hàng Không Việt Nam để lập hai bệnh viện dã chiến ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếp theo, khu cách ly quy mô khoảng 1.000 giường ở Trường Quân sự Quân khu 7 đã sẵn sàng tiếp nhận hành khách cần cách ly từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Thành phố Hà Nội cũng có ý định lập thêm hai bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh, dự phòng phương án dịch bệnh lan rộng có thể đáp ứng 3.000 bệnh nhân.
Du học sinh VN tại Nam Hàn
băn khoăn chuyện ở hay về
(BBC News Tiếng Việt) 28 tháng 2 2020Chia sẻ
trên ga tàu ở Daegu
Nam Hàn đã thành quốc gia thứ hai chỉ sau Trung Hoa về số người nhiễm virus corona, với hơn 2.000 ca nhiễm (số liệu sáng 28/2). Du học sinh Việt Nam ở Nam Hàn , nhất là ở tâm dịch Daegu, đang hoang mang không biết nên về hay ở lại nước này.
Trên trang facebook của các nhóm du học sinh Nam Hàn , chuyện được bàn tán nhiều nhất vẫn là việc nên tiếp tục ở lại Nam Hàn hay trở về Việt Nam và việc cách ly nên như thế nào.
BBC News Tiếng Việt trò chuyện với các du học sinh Việt Nam tại Nam Hàn : Thùy Trang, Hoàng Long, Thanh Phương, Khương Duy, Phương Lan và Hoài Mai để tìm hiểu về nỗi niềm của họ.
Bâng khuâng chuyện ở hay về
Cô Thùy Trang, sinh viên Trường Đại học Keimyung, ở Deagu, nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 25/2: "Khi dịch bùng phát ở Deagu, ai cũng lo lắng. Trường mình ở gần bệnh viện có người dương tính với virus corona nên mình rất lo sợ. Mình và bạn bè đều mua đồ tích trữ sẵn trong nhà và không dám ra ngoài nữa".
"Mình chưa đổi được visa, trước đó visa của mình để học tiếng Hàn là D4. Tháng 3 này, mình sẽ lên học đại học nên phải đổi thành visa loại D2, nên chưa về Việt Nam được. Nếu không đổi được visa mà vẫn về Việt Nam, mình sợ sẽ không thể qua lại Nam Hàn " - Thùy Trang giải thích.
Cách nhà của Khương Duy ở Daegu 500m, có người dương tính với virus corona nên Duy rất lo lắng. Duy kể với BBC News Tiếng Việt:"Gần nhà mình có siêu thị và có người dương tính với virus corona, nên cơ quan y tế đã đến phong tỏa và khử trùng toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, mình vẫn rất sợ khi phải về nhà dọn đồ để chuyển đi nơi khác. Đến khi số người nhiễm ở Nam Hàn đã trên 500 người, mình liền đặt vé bay về Việt Nam".
Dù số người nhiễm virus corona tăng từng ngày tại Nam Hàn nhưng với Hoài Mai, đang làm việc tại Bệnh viện ngoại khoa ở Gangnam, thì cho rằng, việc về hay ở tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng của mỗi người:
"Bạn bè mình có nhiều người đã về Việt Nam nhưng mình vẫn chọn ở lại. Những bạn qua đây học tiếng sẽ dễ về hơn, vì trường học cũng lùi lịch học hay tạo điều kiện cho học sinh bảo lưu kết quả. Còn mình, do đã xác định lập nghiệp ở đây, đã ký hợp đồng thuê nhà và sắm sửa mọi thứ, lại mới vào làm việc nên khó mà bỏ tất cả để quay về được".
Ở Nam Hàn đã được 4 năm, Hoàng Long, đang học thạc sĩ tại Seoul, tâm sự rằng, khi Nam Hàn đã có tới hàng trăm ca dương tính với virus corona, Long bắt đầu thấy lo lắng và cân nhắc chuyện đi hay ở:
"Gia đình và bạn bè ở Việt Nam hỏi liệu có thể về tạm thời không. Nhưng với tôi, lo thì lo thật nhưng có lẽ vẫn chọn việc tiếp tục ở lại. Bởi việc học đang dang dở, tôi đã đi được hơn nửa chặng đường rồi, giờ mà về thì bao công sức, cố gắng thời gian qua hóa ra vô nghĩa".
Tự cách ly
Ngày 26/2, trên trang Facebook của Hội du học sinh Nam Hàn , gồm hơn 60.000 thành viên, một số bạn đã bắt đầu kêu gọi những du học sinh từ Nam Hàn trở về Việt Nam trong mùa dịch đừng vì sợ cách ly mà khai báo sai địa chỉ thực sự ở Nam Hàn .
Một bạn viết:
"Các bạn ở Daegu chuẩn bị bay về Việt Nam nếu có đọc được bài của mình viết, xin các bạn hãy tuân thủ theo đúng quy định... 14 ngày cách ly có to tát bằng tính mạng của chính bạn, của gia đình bạn, của người thân bạn, và cả một cộng đồng người dân Việt Nam?".
Nhiều người đã về Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng, họ tự cách ly dù không bị giữ tại sân bay hay bị đưa vào khu cách ly.
n bay Tân Sơn Nhất
Thanh Phương, du học sinh tại Busan, về sân bay Nội Bài vào sáng 24/2, nói:
"Ngày còn ở Nam Hàn , tôi đã từng đi qua những nơi sau dó được xác định là có bệnh nhân dương tính đi qua, nên cũng thấy sợ. Nhỡ không may bị nhiễm và lại đem bệnh về lây cho mọi người thì sẽ rất hối hận, nên tôi muốn tự cách ly dù không bị yêu cầu. Tôi cũng nhận được thông tin rằng, tỉnh Hải Dương có hỗ trợ việc cách ly tại nhà, nhưng tôi lại nghĩ, cách ly tại nhà sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt chung của cả gia đình. Hơn nữa, tại bệnh viện có y bác sĩ theo dõi sát sao, nên tôi thấy yên tâm hơn. Bởi thế, hiện tại tôi đang cách ly tại bệnh viện huyện ở tỉnh Hải Dương".
'Tôi bị cách ly như thế nào khi về từ tâm dịch Daegu?'
"Hiện tại, tôi không lo lắng cho bản thân mà lo lắng nhiều hơn cho bạn bè, bởi họ không đặt được vé để bay về Việt Nam", Thanh Phương chia sẻ.
Cũng trở về Việt Nam từ Busan hôm 25/2, Phương Lan (ở tỉnh Bình Phước) cho biết, bạn đang thực hiện việc tự cách ly tại nhà 14 ngày để đảm bảo an toàn cho gia đình:
"Khi tôi chưa về thì gia đình đã chủ động báo với cơ quan y tế ở xã và huyện về trường hợp của tôi. Tôi hoàn toàn không đi ra ngoài, không ăn chung cùng gia đình cũng như hạn chế giao tiếp với các thành viên khác trong nhà".
Ngọc An, sống tại Gyeongsan, Daegu trở về Việt Nam vào ngày 24/2 chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:
"Khi về tới sân bay Nội Bài, mình phải khai vào tờ khai y tế những nơi đã đi qua và tình trạng sức khỏe. Hiện tại mình vẫn tự cách ly tại nhà ở Thái Nguyên. Khi về tới địa phương thì được trạm y tế của phường kiểm tra thân nhiệt, được hướng dẫn tự cách ly. Mình ở trên phòng, không ăn chung với gia đình, không tiếp xúc với ai".
Về hay ở - ngổn ngang trăm mối
Dù đã về Việt Nam nhưng Thanh Phương vẫn lo lắng, cô tâm sự:
"Khi Daegu bùng phát dịch, ở Busan chưa xuất hiện ca dương tính nào. Vậy nhưng, ba mẹ tôi vẫn lo nên đã đặt vé máy bay cho tôi bay về ngay. Ban đầu thì lo không đặt được vé; đến khi về được rồi lại lo chuyện học hành trong tương lai không biết sẽ thế nào. Trường tôi học chưa thể thực hiện việc bảo lưu qua mạng, nên nếu muốn bảo lưu, tôi buộc phải quay về Nam Hàn trong khoảng 3 tuần nữa"iên Khương Duy lo lắng về khu cách ly
Vẫn còn kẹt ở Deagu do vướng về visa, Thùy Trang cho hay, hiện bạn rất lo bởi vừa phải làm visa, vừa lo không mua được vé máy bay, lại phải tìm mua khẩu trang:
"Tôi sợ tới lúc có kết quả visa lại không mua được vé máy bay để về Việt Nam. Còn về khẩu trang, ở Deagu hiện giá tăng rất cao mà vẫn không có hàng. Tôi chỉ mua được nước rửa tay, còn khẩu trang thì phải nhờ người mua hộ bằng cách đặt hàng cho những người bán hàng online nhập từ Trung Hoa sang" - Trang chia sẻ.
Phương Lan nói về việc đang tự cách ly tại nhà:
''Tôi tính sẽ quay lại Nam Hàn để tiếp tục việc học nhưng phải nghe ngóng xem trường có lùi lịch học tiếp hay không. Tôi lo nhất là trường khai giảng khi dịch bệnh chưa được kiểm soát. Còn bảo lưu kết quả thì khá phức tạp, vì tôi đã thuê nhà, mua sắm mọi thứ hết rồi. Ở Việt Nam thì không biết sẽ làm gì tiếp, nhược bằng quay lại Nam Hàn thì không biết có mua vé được không".ở Daegu vắng khách ngày 27/2
Trước đó, Khương Duy, đang được cách ly tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ (TP Đà Nẵng), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 25/2:
"Về Việt Nam thì yên tâm thật nhưng cách ly trong những khu có đông người thì tôi lại thấy hơi bấn loạn. Hôm nay, trung tâm lại đón thêm người từ những nơi khác ở Nam Hàn về. Dù mỗi người một giường, cứ ba giường thì bỏ một giường, nhưng tôi vẫn thấy sợ. Nếu chẳng may trong khu cách ly có một người nhiễm bệnh thì không biết sẽ thế nào".
Tạm dừng đường bay Nam Hàn -Việt Nam: Người Việt tìm cách đi vòng từ Campuchia
(THANH NIÊN ONLINE) Người Việt tại Nam Hàn đang cuống cuồng tìm cách để trở về nước trước ngày 5.3 - ngày các hãng tạm dừng đường bay Nam Hàn - Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19. Nhiều người còn tính bay về Campuchia rồi đi xe đò về nước.Người Việt từ Hàn trở về được đưa đi cách ly Ảnh: Độc Lập
Người Việt tại Hàn lo lắng
Ngay trong đêm 2.3, ở các nhóm cộng đồng người Việt tại Nam Hàn trên mạng xã hội, nhiều cô dâu Việt đã bày tỏ sự lo lắng khi nghe thông tin tạm dừng khai thác đường bay Nam Hàn , Việt Nam. Nhiều người nghĩ cách đi bằng con đường khác thay vì đường bay thẳng, nhưng cũng không dám chắc là sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam.
Một đại lý chuyên cung cấp vé máy bay cho người Việt tại Hàn cho biết, thông báo từ hãng Vietjet hủy chuyến chặng Incheon - Hải Phòng và ngược lại (từ 3.3 đến hết 29.3), Incheon - Cần Thơ (từ 1.3 đến hết 29.3). Đại lý này cũng thông báo hoàn lại toàn bộ tiền đặt vé hoặc đổi ngày miễn phí cho khách đã đặt vé.
Trước đó, người Việt từ Nam Hàn trở về sân bay Tân Sơn Nhất được kiểm tra gắt gao Ảnh: Độc Lập |
Trên nhóm dành riêng cho cô dâu Việt tại Hàn, chị Hami Nguyễn an ủi mọi người đừng quá lo lắng vì dừng đường bay Nam Hàn , Việt Nam. Thay vào đó, người Việt ở Hàn có thể bay qua nước khác rồi về như Thái Lan hoặc các nước Đông Nam Á miễn visa cho người Việt.
Anh Vũ Đức Huy (du học sinh tại Daegu, Nam Hàn ) thì tâm sự, đến hôm nay giáo sư hướng dẫn bài nghiên cứu của anh mới đồng ý cho anh được về nước. Đúng lúc này anh lại đọc được tin tạm dừng đường bay nên phải vội vàng tìm vé của tất cả các hãng hàng không để kịp về trước ngày 5.3, nhưng chưa biết kết quả thế nào.
Chị Sin San lại thắc mắc: "Tạm dừng đường bay Nam Hàn , Việt Nam thì mình có thể bay từ Hàn về Campuchia rồi đi xe đò về Việt Nam được không? Những ngày này ở đây mình lo lắng quá". Tuy nhiên, nhiều người khuyên chị San thay vì lo thì hãy ở nhà tại Nam Hàn để cách ly trong nhà sẽ tốt hơn là một chặng di chuyển dài giữa mùa dịch bệnh này.
Nhiều thông tin thất thiệt về
Covid-19 tại Nam Hàn
Dịch Covid-19 lây lan ở Nam Hàn cũng khiến thông tin sai lệch lan truyền với tốc độ nhanh, gây hoang mang trong cộng đồng. Rất nhiều người dân Nam Hàn không chấp nhận bị coi là « ổ dịch » lớn thứ hai, sau Vũ Hán (Trung Quốc). Ngay cả trang thông tin về dịch Covid-19 của Nam Hàn , cũng được đặt tên là wuhanvirus.kr, chỉ đích danh nguồn gốc xuất phát của virus corona là từ Vũ Hán. Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, giải thích :« Thực ra, người Nam Hàn , theo những bạn làm cùng Lab với tôi, cũng như ý kiến của những người dân đưa lên mạng xã hội, đương nhiên Nam Hàn là một nước mạnh, và khi họ bị cách ly như vậy và họ bị coi như là một Vũ Hán, đương nhiên là họ tức giận. Tuy nhiên, họ hiểu được vấn đề là đất nước họ đang gặp phải như thế nào, cách mà các nước khác đối xử với mình như thế nào. Đương nhiên là chính họ cũng đang rất sợ và cũng đang rất lo lắng.
Còn một bộ phận không nhỏ, đương nhiên họ tức giận. Nhưng những người tức giận, phản đối thường là ở tầng lớp lớn tuổi, khi mà họ gần như không hiểu được quá nhiều về bệnh dịch và họ cũng không có những biện pháp để đối mặt với sự thật như này ».
Chị Thanh Hoài là một trong những người tích cực cập nhật thông tin hàng ngày và cải chính tin thất thiệt như « cả thành phố Daegu đang chìm trong đen tối », « siêu thị hết sạch đồ ăn, trống trơn » hay « mọi công việc bị ngừng trệ, hàng quán đóng cửa, trường học phong tỏa ». Ngoài ra, chị còn khuyến khích bạn bè, người thân ủng hộ quỹ của Hội Chữ Thập Đỏ Nam Hàn dành cho nạn nhân của dịch tại thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk.
Hiện tại, chị đang phải sống cách xa chồng do chồng làm việc ở một thành phố khác và rời Daegu trước khi xảy ra dịch nên không thể trở về. Điều đáng quý là vì lợi ích chung của cộng đồng, chị đã từ chối đến đoàn tụ với chồng trong căn hộ thuê gần nơi làm việc vì nếu chẳng may bị nhiễm và lây cho chồng thì hoạt động sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ.
Đối với những người Việt ở lại Nam Hàn trong thời điểm này, đại sứ quán Việt Nam tại Nam Hàn lập một đường dây nóng riêng để cung cấp thông tin và trấn an tinh thần công dân. Nhưng theo anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul,đó chỉ là những thông tin khá chung chung, trong khi hai tổng đài « 1339 hoặc 1345 đều có người Việt trực nên khi cần thiết, người Việt có thói quen gọi trực tiếp đến các tổng đài của Nam Hàn hơn. Ngoài việc đưa ra một số đường dây nóng, thì hiện tại, đại sứ quán Việt Nam chưa thấy có một biện pháp gì như là gợi ý đưa công dân về nước ».
Trang Thông tin Nam Hàn , có rất đông độc giả, đưa ra nhận định : Dù bạn chọn cách ở lại Hàn hay về Việt Nam, chúng ta vẫn phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm thể hiện ý thức của một công dân vì cộng đồng. Riêng với Trần Công, anh sẽ ở lại :
« Bản thân tôi, tôi nghĩ rằng người Nam Hàn trước đây hay có câu nói với sinh viên du học là « ăn rồi chuồn », có nghĩa là chúng tôi đến đây học và sử dụng các cơ sở vật chất của họ. Sau đó, học xong, chúng tôi đi và chúng tôi chưa hề có cống hiến gì tại đất nước Nam Hàn . Cho nên, nếu như lúc này mà về, thì mình sẽ thể hiện rằng mình là một người sợ chết là nhát gan. Cho nên, câu nói đó rất là đúng !
Tuy nhiên, bản thân tôi, tôi nghĩ là mình sẽ ở lại Nam Hàn , ở lại cũng với những người Nam Hàn , để sau này mình cũng không phải hổ thẹn khi mà nhận tấm bằng, hay là không phải hổ thẹn khi mà mình quyết định định cư ở Nam Hàn , hoặc suy nghĩ đến tương lai ở Nam Hàn ».
Việt Nam diễn tập đối phó kịch bản
30,000 ca nhiễm bệnh
Một trạm canh gác lối vào xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, Việt Nam, trong thời gian bị cách ly. Ảnh chụp ngày 20/02/2020 Nhac NGUYEN / AFP(RFI-Trọng Thành) Hôm nay, 04/03/2020, Việt Nam tổ chức diễn tập quân sự để đối phó với dịch virus corona (Covid-19), theo 5 kịch bản. Lần đầu tiên truyền thông trong nước đưa tin về kịch bản ''cấp độ 5'', với khả năng 30 000 người bị nhiễm virus.
Trong lúc dịch virus corona có nguy cơ lan rộng, thông tin về kịch bản có đến 30 000 người nhiễm virus tại Việt Nam có thể gây hoang mang trong dư luận, trong lúc nhiều người rất hoài nghi về tính thiết thực của phương án đối phó nói trên.
Diễn tập quân sự đối phó dịch Covid-19 hôm nay được thực hiện theo 5 cấp độ. Cấp độ 1 (có trường hợp bệnh Covid-19 xâm nhập), cấp độ 2 (dịch Covid-19 có lây nhiễm thứ phát trong nước), cấp độ 3 (dịch lây lan trên 20 người đến 1000 người mắc), cấp độ 4 (dịch lây lan trong cộng đồng với trên 1000 đến 3000 người mắc) và cấp độ 5 (dịch lây lan trong cộng đồng với trên 3000 đến 30 000 người mắc và lây lan vào một số đơn vị quân đội).
Cho đến nay, Việt Nam mới có kịch bản 4 phương án, với cấp độ cao nhất là hơn 1000 người nhiễm virus. Về mặt chính thức, hiện nay, tại Việt Nam hoàn toàn không còn ca nhiễm virus nào, toàn bộ 16 trường hợp dương tính đều đã hoàn toàn bình phục.
Hôm nay, tại sở chỉ huy bộ Quốc Phòng, phó thủ tướng Vũ Đức Đam – trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - trực tiếp theo dõi và chỉ đạo ''cuộc diễn tập thực binh chống dịch Covid-19 của các đơn vị quân đội''. Cùng dự ở điểm cầu truyền hình bộ Quốc Phòng có bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Tại khu vực phía bắc, Trung đoàn 916 thuộc Sư đoàn Không quân 371, quân chủng Phòng không - Không quân sử dụng máy bay trực thăng để vận chuyển tiếp ứng lực lượng, trang bị, vật chất phòng chống dịch Covid-19. Địa điểm diễn tập chính là Sơn Tây. Tại khu vực phía nam, buổi diễn tập sẽ diễn ra tại 13 điểm cầu gồm Quân khu 7, Bộ tư lệnh TP.HCM, Bộ chỉ huy quân sự 8 tỉnh, ba sư đoàn, diễn tập thực binh tại Sư đoàn 317.
Một trong các bài tập tại sư đoàn 317 là ''lực lượng vũ trang sẽ xử lý tình huống'' có 15 trường hợp có triệu chứng ho, sốt, khó thở; trong đó có 2 trường hợp nặng trong tổng 550 công dân Việt Nam cách ly.
Trả lời RFI Tiếng Việt, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (Thành phố Hồ Chí Minh) lưu ý là thông tin nói trên rất dễ gây hiểu lầm. Trên thực tế, con số 30 000 nói trên đúng ra là con số để chỉ phương án chuẩn bị 30 000 giường cách ly, để đón tiếp những người trở về từ vùng dịch, hoặc bị nghi ngờ có khả năng nhiễm virus, trong đó có thể bao gồm nhiều người được xét nghiệm dương tính với virus.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết : ''Thật sự ra cái đó là một thông tin mà mình đọc không kỹ, không phải là một nhà chuyên môn, thì chắc chắn mình sẽ hiểu lầm thôi. Hiểu lầm có nghĩa là bây giờ mà đã chuẩn bị đạt được 30 000 giường bệnh đó, thì bên ngoài đã phải là bao nhiêu người rồi mà mình không biết, cho nên người ta dễ hiểu lầm. Phải đính chính lại cái đó không phải là 30 000 bệnh nhân. Diễn tập quy mô 30 000 (giường cách ly), theo tôi, đó là dự trù cho kịch bản xấu nhất, chứ không phải là do tình hình của Việt Nam đâu, thật sự tình hình Việt Nam hiện nay cũng tương đối là ổn''.
Trong xã hội Việt Nam, nỗi lo âu về dịch Covid-19 đang gia tăng, đặc biệt với các thông tin về dịch bệnh đang tràn ra nhiều nước trên thế giới, cùng lúc với việc hàng ngàn người Việt từ Nam Hàn đang ồ ạt trở về nước, do dịch, hơn 10 000 người được cách ly, theo dõi, trong đó có khoảng 100 trường hợp bị nghi ngờ nhiễm virus. Trong bối cảnh này, việc truyền thông loan tải kịch bản phương án đối phó với tình huống ''30 000 người nhiễm virus'', nếu không được hiểu đúng, sẽ rất có thể góp phần gây thêm không khí hoang mang trong xã hội.