Người dân Vũ Hán: ‘Chúng tôi chỉ muốn sống, nhưng chính phủ lại cắt đứt đường sống của chúng tôi’

Tin Tức

 
Thành phố Vũ Hán đã bị phong tỏa do dịch bệnh. Các bác sĩ địa phương ước tính rằng hơn 100.000 người đã bị nhiễm bệnh và đang chết với số lượng lớn. Một cư dân mạng chạy trốn khỏi Vũ Hán nhưng lại bị mắc kẹt do phong tỏa đường sá mang tính toàn diện trên tỉnh Hồ Bắc đã đăng tải một bài viết trên trang “Pincong”, căm phẫn vạch trần bốn tội ác lớn của chính quyền ĐCSTQ: “Chúng tôi chỉ muốn liều mạng sống tiếp, nhưng chính phủ lại làm đủ mọi cách để cắt đứt đường sống của chúng tôi.”
1, Dối trên lừa dưới, che giấu tình hình dịch bệnh
Bài viết nói rằng: “Tôi sẽ không bàn luận về cách làm phong tỏa thành phố này, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trên dưới chính phủ vẫn đang nợ người dân chúng tôi một lời xin lỗi”. 
Cư dân mạng này chỉ ra rằng dịch bệnh bắt đầu lây lan vào đầu tháng 12 năm ngoái, nhưng chính phủ đã giấu nhẹm. Vào đầu tháng 1 khi mà 59 người đã bị lây nhiễm bệnh ở khu chợ hải  sản Vũ Hán, các quan chức chính phủ lại lộ mặt “bác bỏ tin đồn” và nhấn mạnh rằng đó không phải là SARS, ký giả truyền thông nhà nước thậm chí còn đến khu chợ hải sản vẫn đang diễn ra cảnh buôn bán làm ăn theo thường lệ tiến hành phỏng vấn để vỗ về người dân. Thậm chí đến ngày 20/1, chính quyền Vũ Hán vẫn tuyên truyền rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán “đang trong tầm kiểm soát, sẽ không truyền từ người sang người”, mọi người vẫn đi lại trên vùng đất Vũ Hán như thường lệ, cuối cùng khiến cho tình hình dịch bệnh đã nghiêm trọng đến mức phải phong tỏa cả thành phố.

2. Gấp gáp phong tỏa thành phố, mặc cho người dân tự sinh tự diệt

Cư dân mạng bày tỏ, trước khi phong tỏa thành phố, chính phủ nên cung ứng đầy đủ khẩu trang miễn phí, khử trùng cộng đồng, cung cấp thực phẩm nước uống, kết nối giao thông, v.v… Kết quả cái gì cũng không có, chỉ có tờ công văn lạnh như tiền.
Bài viết chất vấn rằng, sau khi giao thông bị gián đoạn, những người không có xe thì họ đi đến bệnh viện như thế nào? Các y bác sĩ đi làm thế nào? Bây giờ các y bác sĩ phải liên tục mặc quần áo bảo hộ dùng một lần. Các nhân viên khử trùng trong quá trình khử trùng quy mô lớn thậm chí không đeo mặt nạ, người dân phải liên tục đeo khẩu trang một lần sử dụng.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền và hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh của chính quyền không được thực hiện đến nơi đến chốn, để rồi mọi người vẫn đến thăm, tụ họp cùng người thân bè bạn trong dịp đầu năm.

3. Vật tư được cung cấp đầy đủ? – Công nhiên nói dối trắng trợn

“Bạn không thể đánh thức một chính phủ giả vờ ngủ”, cư dân mạng này chỉ ra.
Bài viết chỉ ra rằng các nhà chức trách tuyên bố rằng “sẽ vận động nguồn lực các cấp để tăng số lượng phòng cách ly theo dõi và giường bệnh, tất cả trường hợp nghi ngờ lây nhiễm sẽ được nhập viện cách ly điều trị vô điều kiện”. Tuy nhiên, thực tế là bệnh viện vào cái hôm trước khi thành phố bị phong tỏa đã chật kín người, dược phẩm không đủ, giường bệnh thiếu thốn. Nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán đành phải về nhà và tự mình cách ly, hoặc chạy sang các bệnh viện khác để thử vận may. Những người này di chuyển qua đám đông để tìm cơ hội sống sót, kết quả vô tình đã lây nhiễm cho nhiều người hơn nữa.
Một điều nữa, khẩu trang đã cạn kiệt dẫn đến giá cả tăng cao. Có thương nhân vô đạo đức thậm chí còn thừa dịp lấy mặt nạ bằng bông không có tác dụng phòng hộ để đánh lừa người trung niên và người già. Những người nguyên sống ở Vũ Hán vẫn còn may, có những người từ nơi khác đến còn phải đối mặt với vấn đề chỗ ở. “Chính quyền tuy tạm giữ bạn lại, nhưng các khoản ăn uống thì bạn phải tự mình lo lấy, tất cả mọi thứ bạn đều phải tự chi trả, không có ưu đãi gì cả, không tăng giá đã tốt lắm rồi. Tất nhiên, ở những nơi không giám sát được, việc tăng giá vẫn đang diễn ra”.

4. Điều trị miễn phí? – Hoàn toàn chỉ là trò hề

Bài viết còn chỉ ra rằng cái gọi là “miễn phí y tế” chỉ áp dụng cho những bệnh nhân được chẩn đoán là có “coronavirus mới”. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh viện đều đủ điều kiện để xác nhận. Ví dụ, thành phố Vũ Hán chỉ có bệnh viện Hán Khẩu, bệnh viện Kim Ngân Đàm và bệnh viện khoa phổi Vũ Hán là đủ điều kiện. Tuy nhiên, các bệnh viện này lại không có trách nhiệm chẩn đoán, mà chỉ phụ trách tiếp nhận những bệnh nhân đã được xác nhận. Kết quả cuối cùng là người dân muốn được chẩn đoán cũng rất khó khăn, “không có chẩn đoán, thì lấy đâu ra cái gọi là miễn phí đây?”.
Bài viết nói rằng Vũ Hán là một thành phố lớn mà còn như vậy, thế thì các thị trấn nhỏ khác xung quanh bị phong tỏa e rằng tình hình càng tồi tệ hơn. 
Cư dân mạng cũng lo lắng rằng chính quyền giam giữ những bệnh nhân, bác sĩ và những người khỏe mạnh trong một thành phố thiếu thốn vật tư y tế, đồ bảo hộ, giường bệnh và phương tiện đi lại,… tất cả với nhau như vậy, chẳng khác chi đang nuôi ngải độc, “Tôi đã chuẩn bị xong cho tình huống xấu nhất rồi!”.
Nguyễn thị Cỏ May: Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trử
An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng  và hung hản.  Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần. Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẫn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top