Ngoại trưởng Hoa Kỳ MIKE POMPEO
kêu gọi thế giới chống Trung Cộng
kêu gọi thế giới chống Trung Cộng
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo gặp Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab tại London, Vương quốc Anh, vào ngày 29/1/2020
Trong cuộc họp báo sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại Luân Đôn ngày 21/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi các nước trên thế giới chung tay chống lại mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Hoa.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo cho biết cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh đã “bắt đầu bằng việc thảo luận về thách thức mà Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đặt ra và dịch virus COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Cộng ”.
Ông Pompeo nói: “Việc ĐCSTQ lợi dụng thảm họa này để trục lợi hơn nữa cho bản thân họ thật là đáng ô nhục. Thay vì giúp đỡ thế giới, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã cho cả thế giới thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ”.
Nhà ngoại giao hàng đầu chính quyền Tổng thống Donald Trump nói tiếp: “Chúng ta đã thấy các quyền tự do của Hồng Kông bị nghiền nát. Chúng ta đã thấy ĐCSTQ bắt nạt các nước láng giềng, quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông và xúi bẩy một cuộc đối đầu chết người với Ấn Độ”.
Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng chính phủ Anh đã đưa ra quyết định đúng đắn khi cấm tập đoàn Huawei của Trung Cộng tham gia vào mạng viễn thông 5G của Anh Quốc.
Ông cũng ca ngợi Luân Đôn về việc lên án ĐCSTQ vi phạm hiệp ước “một quốc gia, hai chế độ” dành cho Hồng Kông, thành phố từng là thuộc địa của Anh Quốc. Theo hiệp ước này, Hồng Kông phải được hưởng các quyền tự do theo chế độ tư bản chủ nghĩa ít nhất cho đến năm 2047. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã vi phạm lời hứa với Anh Quốc bằng việc thông qua luật an ninh quốc gia Hồng Kông vào ngày 30/6/2020.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng toàn bộ thế giới cần phải hợp tác để đảm bảo rằng mọi quốc gia, gồm cả Trung Cộng , hành xử trong hệ thống quốc tế theo những cách thức phù hợp và nhất quán với trật tự quốc tế”.
Ngoại trưởng Mỹ nói tiếp trong lời ám chỉ rõ ràng tới Trung Cộng : “Các vị không thể đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các khu vực hàng hải mà các vị không có chủ quyền hợp pháp. Các vị không thể đe dọa các quốc gia và bắt nạt họ ở dãy Himalaya. Các vị không thể tham gia vào các hoạt động bưng bít và chỉ định thành viên của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã giành được chức vụ này nhờ sự tiếp sức của Trung Cộng , đó là một trong các nguyên nhân khiến vị quan chức Ethiopia giúp đỡ Bắc Kinh trì hoãn cảnh báo thế giới về dịch COVID-19, khiến dịch bệnh lây lan khắp tới hơn 200 quốc gia và tới nay đã khiến hơn nửa triệu người tử vong.
Trong cuộc họp báo hôm 21/7, Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi: “Chúng tôi muốn thấy mọi quốc gia hiểu được tự do, dân chủ, trân trọng những giá trị đó, và biết rằng điều quan trọng để người dân của họ, quốc gia có chủ quyền của họ thành công, là cần hiểu được mối đe dọa mà Đảng Cộng sản Trung Cộng đang đặt ra cho họ, đồng thời cần tự hành động và phối hợp để khôi phục lại những điều hợp pháp vốn thuộc về chúng ta.”
Các nhà phân tích nhận định chính quyền Tổng thống Trump đang hình thành một liên minh quốc tế để chống lại các thách thức của ĐCSTQ, và một trong những bước đầu tiên là phơi bày bản chất của ĐCSTQ ra công chúng thế giới.
“Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có hiểu biết chung về mối đe dọa do ĐCSTQ đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố hôm 25/6.
Viên chức Mỹ gọi Lãnh sự quán Trung Cộng là ‘trung tâm tình báo’
Trái: Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stillwel , phải: Lãnh sự quán Trung Cộng tại thành phố Houston
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel nói Tổng lãnh sự quán Trung Cộng tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội, trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi cơ quan này là nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp.
“Quân đội Trung Cộng đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ trong thế giới kinh tế và các lĩnh vực khác”, ông David Stillwel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với tờ NYTimes hôm 22/7. Ông nhấn mạnh lãnh sự quán Trung Cộng ở Houston đứng sau tất cả hoạt động này và “có lịch sử tham gia vào hành vi gây hại”.
Ông Stilwell cũng cáo buộc lãnh sự Trung Cộng tại Houston và các nhà ngoại giao khác gần đây đã tham gia vào hoạt động đáng ngờ tại sân bay quốc tế Houston. Đây là nơi họ đưa công dân Trung Cộng lên các chuyến bay hồi hương của Air China giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tuy nhiên, The Times dẫn thông tin từ ông Stilwell cho biết, giấy tờ của hãng Air China thể hiện sai ngày sinh của các nhân viên ngoại giao. Đại sứ quán Trung Cộng tại Washington và Air China đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuyên bố của ông Stillwel đưa ra sau ngày Mỹ yêu cầu Trung Cộng đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong 72 giờ. Vài giờ sau đó, một vụ hỏa hoạn tại lãnh sự quán này đã xảy ra (sáng 22/7 giờ Việt Nam). Các nhân viên cứu hỏa đã tới hiện trường để chữa cháy, nhưng các quan chức Trung Cộng không cho họ vào làm nhiệm vụ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư (22/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Washington đã chỉ đạo đóng cửa lãnh sự quán Trung Cộng ở Houston “để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Cộng , viết trên Twitter: “Tổng lãnh sự quán Trung Cộng ở Houston không phải là một cơ sở ngoại giao. Đó là một nút trung tâm trong mạng lưới quy mô lớn các gián điệp và hoạt động gây ảnh hưởng ở Mỹ. Tòa nhà đó phải đóng cửa ngay bây giờ và các gián điệp có 72 giờ để rời đi hoặc bị bắt”.
Trung Cộng có một đại sứ quán và 5 lãnh sự quán ở Hoa Kỳ. Lãnh sự quán Trung Cộng tại Houston được khai trương vào năm 1979 – năm mà Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao, theo giới thiệu của Lãnh sự quán.
Ngủ Giác Đài cảnh báo Trung Cộng:
‘Không ai có thể’ ngăn chặn Mỹ hoạt động ở Biển Đông
‘Không ai có thể’ ngăn chặn Mỹ hoạt động ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cảnh báo Trung Cộng rằng “không ai có thể ngăn chặn” Hoa Kỳ hoạt động tại Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực.
Theo Business Insider, ông đưa ra tuyên bố này trong một sự kiện trực tuyến của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế hôm thứ Ba (21/7). Ông chỉ ra rằng Trung Cộng “đang tiếp tục tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật một cách có hệ thống, cưỡng chế và các hoạt động ác tính khác”.
Ông Esper cho biết: “Điều đáng quan ngại nhất, đối với tôi, là việc Quân Giải phóng Nhân dân tiếp tục hành vi hung hăng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”.
Bộ trưởng Esper nói thêm: “Chúng tôi hy vọng Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) sẽ thay đổi lối hành xử của họ, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống khác”.
Ông tuyên bố: “Chúng ta phải duy trì hệ thống tự do và cởi mở, bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho hàng triệu người, cũng như bảo vệ các nguyên tắc làm nền tảng cho nó”.
Bộ trưởng Quốc phòng nói rằng quân đội Hoa Kỳ đang triển khai các lực lượng để chống lại các hành vi của Trung Cộng và hỗ trợ các chính sách của Nhà Trắng. Ông tiết lộ rằng vào năm 2019, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều hoạt động tự do hàng hải để thách thức các yêu sách chủ quyền quá mức hơn bất kỳ năm nào trong bốn thập niên qua. Bộ trưởng cho biết: “Chúng tôi sẽ theo kịp tốc độ đó trong năm nay”.
Bộ trưởng Esper cũng đề cập đến một bài xã luận của tờ Hoàn Cầu, trong đó tờ báo của ĐCSTQ nói rằng “Biển Đông hoàn toàn trong tầm với của quân đội Trung Cộng ” và “bất kỳ hoạt động nào của tàu sân bay Mỹ trong khu vực đều chỉ khiến quân đội Trung Cộng thỏa mãn”.
Bình luận về bài xã luận này, ông Esper nói rằng ông “không biết Trung Cộng có ý gì khi đưa ra tuyên bố rỗng tuếch đó”.
Ông cho biết: “Các tàu sân bay Mỹ đã ở Biển Đông, ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II đến nay, và sẽ tiếp tục ở đó, không ai có thể ngăn chặn chúng tôi”.
“Chúng tôi sẽ đưa tàu biển, lái máy bay và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, Bộ trưởng Esper nói, “và chúng tôi sẽ lặp đi lặp lại những điều đó để khẳng định luật pháp, ủng hộ chủ quyền của các bạn bè và đối tác của chúng tôi, đồng thời trấn an họ rằng chúng tôi sẽ có mặt ở đó để bảo vệ những điều này”.
Trung Cộng đối đầu với tàu chiến Úc ở Biển Đông
Tàu khu trục Úc HMAS Brisbane (DDG 41) (phía trên) và tàu khu trục Hải quân Hoa Kỳ USS John S. McCain (DDG 56) đi cùng nhau tại vùng biển của Úc trong Chiến dịch tập trận Tandem Thrust 2001 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Hải quân Trung Cộng đã đối đầu với các tàu chiến Úc ở Biển Đông trong một chuyến đi mà các tàu Úc tiến gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo hãng Truyền thông Quốc gia Australia (ABC).
Hãng tin này cho biết, một nhóm đặc nhiệm chung của Lực lượng Quốc phòng Australia gồm 5 tàu chiến tuần trước đã đi qua Biển Đông và tiến gần quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm đóng phi pháp.
Các tàu chiến Úc đã không tiến vào phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo tranh chấp, không như các tàu chiến Mỹ từng tiếp cận vào phạm vi này để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, thách thức yêu sách của Bắc Kinh.
Hiện không rõ chính xác vị trí mà quân đội Trung Cộng đối đầu với nhóm tàu Úc, nhưng Bộ Quốc phòng xứ sở chuột túi xác nhận rằng tuần trước nhóm tàu này đã đi gần các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Úc tuyên bố: “Tất cả các tương tác ngoài kế hoạch với các tàu chiến nước ngoài trong khi triển khai hành trình này đều được tiến hành một cách an toàn và chuyên nghiệp”.
ABC trích lời một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Úc cho biết: “Australia cam kết đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương an toàn, cởi mở, thịnh vượng và kiên cường. Chúng tôi thường xuyên làm việc với các đối tác trong khu vực để giải quyết các thách thức an ninh chung”.
Nhóm tàu Úc do tàu HMAS Canberra dẫn đầu, đang tiến đến Biển Philippines để tham gia các cuộc diễn tập với hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sau đó các tàu này, gồm HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius, sẽ tới Hawaii của Mỹ để tham gia cuộc tập trận quốc tế quy mô lớn RIMPAC.
Năm ngoái, Hải quân Hoàng gia Úc đã bị quân đội Trung Cộng theo sát trong quá trình vận chuyển tương tự ở Biển Đông.
Philippines tăng cường giám sát Biển Đông
Các ngư dân Philippines trên một chiếc tàu đang chìm ở Biển Đông trước khi được Hải quân Hoa Kỳ giải cứu ngày 19/7/2015
Philippines đã cài đặt các thiết bị theo dõi được cải tiến ở Biển Đông để bảo vệ các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, BenarNews cho biết thông tin từ Bộ trưởng Quốc phòng của nước này hôm 22/7.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Delfin Lorenzana cho biết Philippines sẽ theo đuổi “chính sách đối ngoại có nguyên tắc nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo có lập trường chống Trung Cộng tuyên bố động thái này là nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Philippines.
Ông Lorenzana nói: “Trong khi giải quyết những vụ căng thẳng và quấy rối thường xuyên của các tàu quân sự và dân sự Trung Cộng , Philippines đã có những hành động ngoại giao để phản đối Trung Cộng có các hoạt động chống lại chủ quyền quốc gia của chúng tôi”.
Ông cũng cho biết: “Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đã cải thiện khả năng nhận dạng, phát hiện và can thiệp thông qua các radar giám sát phòng không mới được lắp đặt của chúng tôi, đồng thời cũng cải thiện các cuộc tuần tra trên không và trên biển rộng lớn hơn, thiết lập thêm các toán biệt kích tại các địa điểm chiến lược”.
Các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông gồm Việt Nam, Trung Cộng , Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan.
Tháng trước, quân đội Philippines đã lắp đặt một đoạn đường nối và một cảng có mái che cho ngư dân Philippines trên một hòn đảo ở Trường Sa mà Việt Nam gọi là Thị Tứ, còn Philippines gọi là Pag-asa. Manila có kế hoạch chi 26 triệu USD để xây dựng thêm các công trình trên đảo Thị Tứ.
Hòn đảo này là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Cộng . Vào những năm 1970-1971, Philippines đã cho quân bí mật chiếm một số đảo ở Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.