Liên Hệ Mỹ-Trung: Không có thỏa thuận thương mại 'giai đoạn 2'
Tổng thống Donald Trump vào ngày 10/7 đã tuyên bố rằng ông không cân nhắc đến việc đàm phán một thỏa thuận thương mại "giai đoạn hai" với chính quyền Trung Cộng , trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã xấu đi vì đại dịch và các vấn đề khác.
Khi được phóng viên phỏng vấn trên chiếc Air Force One về khả năng của một thỏa thuận thương mại giai đoạn hai, Tổng thống Trump cho biết: "Bây giờ tôi không nghĩ về điều đó", ông cũng nói thêm rằng ông đang có nhiều vấn đề khác cần suy nghĩ.
"Mối quan hệ với Trung Cộng đã bị tổn hại nghiêm trọng. Họ đã có thể đã ngăn chặn được bệnh dịch, họ đã có thể ngăn chặn nó. Nhưng họ đã không ngăn chặn nó", ông Trump nói.
Hai nước đã ký một thỏa thuận giai đoạn một vào đầu năm nay, trong đó Bắc Kinh cam kết sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại cho đến tháng 5 cho thấy Trung Cộng đã không đi đúng hướng để đáp ứng các cam kết mua hàng.
Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Tổng thống Trump đã gia tăng áp lực lên Bắc Kinh về việc nước này đã xử lý sai lầm dịch bệnh virus Corona Vũ Hán, tăng cường kiểm soát Hong Kong và lạm dụng nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Vào ngày 9/7, Hoa Kỳ đã trừng phạt bốn viên chức Trung Cộng về vai trò của họ trong việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Trong số những người bị trừng phạt có Bí thư Đảng ủy khu vực Tân Cương Chen Quanguo, người trở thành viên chức cấp cao nhất của Trung Cộng bị áp dụng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Từ tháng 5, chính quyền Mỹ cũng bắt đầu quá trình loại bỏ vị thế thương mại đặc biệt của Hong Kong theo luật của Hoa Kỳ, do Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia đối với vùng lãnh thổ này, đặt dấu chấm hết cho sự tự trị của thành phố. Một dự luật mớiđược Quốc hội nhất trí phê chuẩn để xử phạt các thực thể hỗ trợ chính quyền Trung Cộng lạm dụng quyền tự do của Hong Kong đã được gửi tới bàn của Tổng thống Trump. Nhưng Nhà Trắng không cho biết khi nào dự luật sẽ được ký.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng trước đã tuyên bố rằng họ có thể sẽ từ chối nhập cảnh đối với các viên chức Trung Cộng , cũng như gia đình của họ, liên quan đến việc nghiền nát tự do và nhân quyền ở Hong Kong.
Trong những tuần gần đây, các viên chức cấp cao của Mỹ đã tăng cường lập luận chống lại Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) - các nhà quan sát cho rằng nó thể hiện một quyết tâm ngày càng tăng trong chính quyền để đẩy lùi các mối đe dọa đến từ chế độ Trung Cộng . Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien cho biết Hoa Kỳ sẽ không còn thụ động trong việc đối phó với ĐCSTQ, trong khi Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christopher Wray mô tả các hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ và các hoạt động ác tính của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với đất nước.
Ngoại Trưởng Vương Nghị:
Trung Cộng không có ý định thách thức Mỹ
Họ Vương nhấn mạnh Trung Cộng không có ý định thách thức Mỹ, và người dân rất ủng hộ chính quyền Đại lục, đáp lại, cư dân mạng ví ĐCSTQ như “một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”.
Gần đây, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh (COVID-19) và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Trong bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” hôm mùng 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung-Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ)”.
Theo truyền thông của ĐCSTQ, trong diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ ngày 9/7, Ông Vương Nghị đã tuyên bố, Trung Cộng dưới thời ĐCSTQ không sao chép mô hình nước ngoài và cũng không xuất khẩu mô hình Đại lục. Trung Cộng sẽ không và không thể biến thành một nước Mỹ khác. Con đường thành công của Trung Cộng sẽ không tạo ra xung kích hay uy hiếp đối với phương Tây, Mỹ không nên tìm cách thay đổi các chính sách của ĐCSTQ.
Ông Vương Nghị đặc biệt nhấn mạnh, “Các cuộc thăm dò dân ý do cơ quan bỏ phiếu quốc tế thực hiện cho thấy, sự ủng hộ của người dân Trung Cộng đối với đảng và chính phủ Trung Cộng đứng hàng đầu trên thế giới”.
Ngoài ra, Ông Vương Nghị cũng chỉ ra rằng chính sách của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ không thay đổi. Trung Cộng vẫn sẵn sàng thiện chí và chân thành phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Trung Cộng chưa bao giờ có ý định thách thức hoặc thay thế Mỹ, cũng không có ý định đối đầu hoàn toàn với Mỹ.
Tiếp đó, Ông Vương Nghị kêu gọi kinh nghiệm lịch sử về sự phát triển quan hệ Trung-Mỹ nên được xem xét một cách chính xác, kiên trì theo con đường hợp tác đối thoại. Quan hệ Trung – Mỹ từng là đồng minh trong Thế chiến II. Trong 40 năm thiết lập ngoại giao song phương đã phát huy được ưu thế của 2 bên. Trung Cộng có được lợi ích là do hợp tác mở cửa với các nước trên thế giới trong đó có Mỹ, mặt khác sự phát triển của Trung Cộng cũng cung cấp cho Mỹ động lực tăng trưởng bền vững và thị trường rộng lớn.
Trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ, Ông Vương Nghị đề xuất “mở tất cả các kênh đối thoại”, “tổ chức và đàm phán trao đổi, lập ba danh mục: hợp tác, đối thoại và kiểm soát song phương”, đồng thời “tập trung triển khai hợp tác chống dịch” để tái thiết quan hệ Trung-Mỹ.
Jack Ma rút vốn khỏi Alibaba
Jack Ma, người đồng sáng lập công ty thương mại điện tử Alibaba (Trung Cộng ), đã cắt cổ phần của mình trong công ty trong 5 năm qua xuống còn 4,8% từ 6,4%, quy ra khoảng 9,6 tỷ USD ở mức giá cổ phiếu hiện tại, hồ sơ thường niên của công ty phát hành hôm thứ Sáu (10/7) cho thấy, theo Reuters.Việc thoái vốn diễn ra khi Ma đã nghỉ hưu ở Alibaba hồi tháng 9. Giá cổ phiếu của Alibaba tăng khoảng 40% kể từ khi Ma báo cáo mình nắm giữ 6,4% cổ phiếu trong công ty vào một năm trước.
Trung Quốc đáp trả lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
qua vụ Tân Cương
qua vụ Tân Cương
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh.
Hôm 13/07, Trung Quốc công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Hoa Kỳ, trong đó có hai thượng nghị sĩ để trả đũa các lệnh trừng phạt của Washington đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc về việc đối xử với người dân tộc thiểu số Uighur theo Hồi giáo, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra những gì bà gọi là “trừng phạt tương ứng” đối với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz và Marco Rubio, Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback và Ủy ban Quốc hội – Hành pháp về Trung Quốc.
Ủy ban Quốc hội – Hành pháp về Trung Quốc chuyên giám sát nhân quyền và vấn đề thượng tôn pháp luật ở Trung Quốc. Uỷ ban này đệ trình một báo cáo thường niên lên Tổng thống Donald Trump và Quốc hội.
“Các hành động của Hoa Kỳ can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại nghiêm trọng các mối quan hệ Trung-Mỹ,” bà Hoa nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo hàng ngày.
“Trung Quốc sẽ có những phản hồi tiếp theo dựa trên các diễn biến xảy ra,” bà Hoa nói.
Bà Hoa không nói rõ những lệnh trừng phạt đó là gì, nhưng các biện pháp của Washington trừng phạt các quan chức Trung Quốc bao gồm việc đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ, cấm thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ và cấm người Mỹ làm ăn với họ, bao gồm cả Bí thư Đảng Cộng sản khu vực Tân Cương.
Các chuyên gia và nhà hoạt động LHQ nói rằng ít nhất một triệu người dân tộc Uighur và những người Hồi giáo khác bị giam giữ tại các trung tâm giam giữ ở Tân Cương. Trung Quốc cho rằng đây là các trung tâm đào tạo giúp dập tắt khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, cũng như cung cấp các kỹ năng mới về nghề nghiệp.