ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 5 THÁNG 5, 2020
làn sóng ‘chống Trung Cộng’ trên toàn cầu
Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Jim Jordan
Một báo cáo nội bộ của đảng cộng sản Trung Hoa (ĐCSTK) cảnh báo rằng Bắc Kinh đang phải đối mặt với làn sóng ngày càng gia tăng sau cuộc bùng phát của virus corona, theo bản tin đặc biệt của Reuters ngày 5 tháng 5, 2020.
Hãng tin này trích dẫn một số nguồn tin giấu tên trong nội bộ ĐCSTK cho biết tài liệu trên được Bộ An ninh Trung Cộng báo cáo Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào tháng 4, trong đó kết luận rằng quốc gia này đang đối mặt với làn sóng “chống Trung Cộng ” trên toàn cầu, chưa từng có kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Đảng Cộng sản Trung Cộng do ông Tập dẫn đầu đang là tâm điểm của những chỉ trích trên khắp thế giới vì chính quyền này đã che giấu dịch COVID-19, đàn áp những người tiết lộ thông tin, khiến dịch bệnh lây lan tới 212 quốc gia, 251.947 người tử vong (tính đến sáng nay), hàng trăm triệu người mất việc làm hoặc tổn thất tài chính, hàng tỷ người phải chịu thiệt thòi ở các mức độ khác nhau.
TC ‘đầu độc’ sinh viên Mỹ bằng tuyên truyền?
Một nhóm các dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một bức thư hôm thứ Hai 4 tháng 5 buộc tội chính quyền Trung Cộng đang tìm cách đưa những luận điệu tuyên truyền của họ vào các trường đại học ở Mỹ. Đây là động thái phản đối Trung Cộng mới nhất của những người ủng hộ Tổng thống Trump.Nghị viên Jim Jordan, dẫn đầu các dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện, đã gửi thư cho Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ, Betsy DeVos, yêu cầu cung cấp thông tin và cáo buộc chính quyền Trung Cộng cung cấp tiền cho các trường đại học Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh truyền bá luận điệu của Đảng Cộng sản Trung Cộng và hạn chế các nghiên cứu về dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trung Cộng đang là nước gửi nhiều sinh viên nhất tới học tập tại Mỹ, với khoảng gần 370.000 người vào năm 2018, chiếm một phần ba trong tổng số sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ. Những người có xu hướng chống Bắc Kinh tại Nghị viện Mỹ từ lâu đã đặt ra câu hỏi rằng liệu những nghiên cứu viên và sinh viên Trung Cộng tại Hoa Kỳ có phải là lực lượng đe dọa an ninh quốc gia hay không.
''Cuồng phong Covid-19'' nhắm vào Bắc Kinh
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 27/04/2020, đã tuyên bố có nhiều khả năng Bắc Kinh phải bồi thường vì đã để đại dịch Covid-19 lan tràn toàn thế giới. MANDEL NGAN / AFP
Tính đến hôm nay, 05/05/2020, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, để chống đỡ đại dịch Covid-19 chỉ còn được 5 quốc gia áp dụng, trong đó có Pháp. Chánh phủ Macron đang dò dẫm chuẩn bị khởi sự giai đoạn ra khỏi phong tỏa đầy gian nan, bắt đầu ngày 11 tháng 5.
Trước xin giới thiệu một số bài về quan hệ thế giới với Trung Cộng. Đặc biệt có bài nhận định của báo Le Figaro có một bài quan điểm tấn công Trung Cộng tương tự như chính sách của chánh phủ Trump trong mấy ngày qua: “Trong trận cuồng phong Covid-19, bão đang đổi chiều nhắm vào Bắc Kinh ».
« Bão đang đổi chiều, và bắt đầu thổi mạnh về hướng Trung Cộng . Khắp nơi trên hành tinh, càng ngày càng có nhiều tiếng nói đòi mở điều tra quốc tế để xác định nguồn gốc đại dịch Covid-19. Các sức ép ngày càng gia tăng chống lại chế độ cộng sản Trung Cộng , do Bắc Kinh từ chối cung cấp các kết quả điều tra dịch tễ học và mở cửa cho các chuyên gia quốc tế…. Nghiên cứu về các nguồn gốc của virus được giới khoa học và giới chính trị xem như là một nhiệm vụ cấp thiết để ngăn ngừa một đại dịch mới ».
Cộng đồng quốc tế giờ đây muốn biết rõ hơn về bệnh dịch, bùng lên từ Vũ Hán, khiến 3,5 triệu người lây nhiễm và ít nhất 230.000 người chết, theo các số liệu chính thức, buộc một nửa nhân loại sống trong phong tỏa, khiến kinh tế toàn cầu suy sụp.
Chính quyền Úc, vốn khá kín tiếng trên đấu trường ngoại giao quốc tế, cũng hứa hẹn sẽ gây áp lực với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhằm mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus. Bắc Kinh dọa trả đũa, với việc tẩy chay hàng hóa và đại học Úc.
Liên Hiệp Châu Âu cũng bắt đầu cao giọng với Trung Cộng , cho dù với sự dè dặt, vì Liên Âu hiện có nhiều hợp đồng kinh tế với Trung Cộng , đặc biệt trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Trước đó, Bruxelles đã phải chỉnh sửa một tuyên bố lên án việc Bắc Kinh bóp méo thông tin, với những lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, giờ đây Liên Âu tỏ ra kiên quyết hơn.
Bruxelles đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết cho một hội nghị toàn thể của WHO. Trong một cuộc trả lời báo Pháp, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Joseph Borrell, nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của việc làm sáng tỏ các bối cảnh cụ thể khiến đại dịch bùng phát », đòi hỏi một cuộc điều tra « độc lập » về những gì đã diễn ra. Cho dù coi Bắc Kinh là « một đối tác chiến lược », Liên Âu cần tìm ra được một « thế cân bằng về lợi ích ».
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mà từ đầu đến nay bị chỉ trích mạnh về thái độ thiên vị Trung Cộng , cũng bắt đầu thay đổi, với việc đề nghị Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc virus. Le Figaro đặc biệt chú ý đến « áp lực từ phía nhiều cơ quan tình báo » phương Tây. Một tài liệu điều tra của các cơ quan tình báo thuộc liên minh Five Eyes (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand) cáo buộc Bắc Kinh « phá hủy bằng chứng » về nguồn gốc virus, với nhận định thái độ của Trung Cộng là « một sự lăng nhục đối với đòi hỏi minh bạch quốc tế ».
Trung Cộng: ngoại trưởng Mỹ là « kẻ thù nhân loại»
Bắc Kinh đang tung ra chiến dịch tấn công ngoại trưởng Mỹ trên truyền thông, lên án ông Mike Pompeo là « kẻ thù của nhân loại ». Chiến dịch tấn công lãnh đạo ngoại giao Mỹ trên truyền thông Nhà nước Trung Cộng diễn ra liên tục từ ngày 27 đến 30/04: Pompeo là « kẻ dối trá », « kẻ vu khống »… Báo chí Trung Cộng coi Mike Pompeo là ngoại trưởng Mỹ tồi tệ nhất trong lịch sử.
« Bốn tội lỗi » của ngoại trưởng Mỹ mà truyền thông Trung Cộng bêu ra là cắt tài trợ cho WHO, che giấu thất bại của nước Mỹ trong việc phòng chống dịch Covid-19, đổ hết trách nhiệm cho Trung Cộng , và khiến thảm họa nhân đạo trên thế giới gia tăng, do các đàn áp quá mức nhắm vào một số quốc gia như Cuba hay Iran.
Tóm lại, ngoại trưởng Mike Pompeo là « kẻ gần như không còn nhân tính » và là « sự hổ thẹn cho nền ngoại giao Mỹ ». Trên thực tế, truyền thông Trung Cộng tránh đả kích công khai tổng thống Mỹ, mũi nhọn chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ được dồn sang viên ngoại trưởng.
Trump: đàm phán thương mại với TC là « thứ yếu »
Theo các nhà quan sát, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chưa bao giờ căng thẳng đến như vậy, kể từ khi hai nước nối lại quan hệ năm 1972. Theo Le Monde, truyền thông Nhà nước Trung Cộng , về mặt ngắn hạn, vẫn có thể tiếp tục dàn đồng ca về thành tích chống dịch hiệu quả hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây, nhưng Bắc Kinh cũng không hề ảo tưởng, khi hiểu rằng bối cảnh thế giới hiện nay là « khó khăn và phức tạp hơn nhiều » với chế độ cộng sản.
Một làn sóng đòi khởi kiện Trung Cộng đang dấy lên, trong đó có vụ kiện do bang Mỹ Missouri khởi xướng, với đối tượng là chính phủ và đảng Cộng sản cầm quyền. Nếu như Trung Cộng khó lòng bị kết án, nhưng cũng « khó có ai dám khẳng định các vụ kiện như vậy sẽ không để lại hệ quả gì ».
Trong mấy ngày qua tổng thống Hoa Kỳ đã có « một đường lối cứng rắn hơn với Trung Cộng ». Sau một thời gian thậm chí ca ngợi Bắc Kinh trong việc đối phó với dịch, Donald Trump đã thay đổi hoàn toàn giọng điệu, với phát biểu gần như là cáo buộc đại dịch do virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Cộng ở Vũ Hán.
Nếu như trước đó tổng thống Mỹ còn dè dặt do chờ đợi các tiến bộ trong đàm phán hưu chiến thương mại với Trung Cộng, vốn được coi là lá bài chính trong cuộc chạy đua tái cử vào Nhà Trắng, thì giờ đây với ông Trump, qua đại dịch Covid-19, vấn đề này chỉ còn là « thứ yếu ».
Lập trường cứng rắn hơn với Trung Cộng của tổng thống Mỹ ngay lập tức đi kèm với hàng loạt biện pháp. Kể từ ngày mùng 1 tháng Năm, nhân danh an ninh quốc gia, nguyên thủ Mỹ ra lệnh cấm mua « các thiết bị điện tử » của các cơ sở nằm dưới sự kiểm soát của « các đối thủ nước ngoài ». Không nói trực tiếp, nhưng ai cũng rõ đó là Trung Cộng .
Hạ Viện Mỹ, với sự đồng thuận của lưỡng đảng, đã thông qua luật ủng hộ ngoại giao đối với Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là vùng đất thuộc Trung Cộng . Các thượng nghị sĩ Mỹ, với sự ủng hộ của tổng thống, cũng đang tìm cách ngăn cản Quỹ hưu trí của các viên chức liên bang đầu tư vào Trung Cộng …
Nhìn chung, thái độ đối kháng với Trung Cộng của tổng thống Trump chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay. Trước đó, khác với phó tổng thống Mike Pence, ông Trump chưa bao giờ trực diện lên án « bản chất của chế độ cộng sản Trung Cộng », như lúc này
Mỹ không trả nợ cho Trung Cộng là ‘kiểu chơi không đẹp’Tổng thống Trump trong cuộc họp hôm 14/4/2020 tại Vườn Hồng của Nhà Trắng Khi một số dân bi Đảng Cộng hòa cho rằng, để trả đũa việc Bắc Kinh đã lừa dối và che giấu sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán thì Hoa Kỳ không cần phải trả nợ cho Trung Cộng , Tổng thống Donald Trump đã không đồng ý và nói rằng đây là “kiểu chơi không đẹp”. Vào ngày 30/4, trong sự kiện “Bảo vệ người Mỹ cao tuổi” tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã đề nghị chính quyền của ông áp dụng thuế quan mới đối với hàng hóa của Trung Cộng để bù đắp những tổn thất mà Hoa Kỳ đã phải gánh chịu do đại dịch gây nên. Tuy nhiên, một số thành viên Đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng, Mỹ có thể bù đắp những tổn thất do đại dịch gây nên bằng cách không cần phải trả nợ hàng nghìn tỷ USD trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà Trung Cộng đang nắm giữ. Đáp lại ý kiến của các nghị sĩ, Tổng thống Trump cho rằng: “Đó là một kiểu chơi không đẹp. Chúng ta phải bảo vệ đồng đô la của Hoa Kỳ. Chúng ta phải bảo vệ sự tôn nghiêm và tầm quan trọng của đồng đô la của chúng ta. Đây là đồng tiền vĩ đại nhất trong lịch sử của thế giới”. “Đó là lý do tại sao chúng ta lại đang vay không lãi suất. Chúng ta có thể dựa vào thuế quan, hoặc dùng các cách khác, thậm chí còn tốt hơn nhiều, mà không cần dùng biện pháp đó. Trò đó không đẹp”, ông Trump cho biết. Khi được hỏi về khả năng Mỹ không thanh toán nợ trái phiếu cho Trung Cộng , cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow nói với tờ Politico: “Hoàn toàn không có chuyện đó. Uy tín và việc trả nợ đầy đủ đối với nợ Hoa Kỳ là bất khả xâm phạm. Và đồng đô la Mỹ cũng vậy, đồng tiền đáng tin cậy mới xứng đáng là đồng tiền dự trữ của thế giới”. Theo The Epoch Times, các nhà kinh tế cho rằng việc Mỹ hủy bỏ nghĩa vụ thanh toán trái phiếu đối với Trung Cộng sẽ làm tổn hại đến uy tín của chính phủ Hoa Kỳ. Một động thái như vậy sẽ làm giảm giá trị của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và làm tăng lãi suất. Điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, tính đến tháng 2/2020, Hoa Kỳ đã nợ Trung Cộng 1,09 nghìn tỷ USD. Trung Cộng là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Hoa Kỳ, sau Nhật Bản (1,26 nghìn tỷ USD). Các nguồn tin nói với The Washington Post rằng, Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã thảo luận riêng về việc tước quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Cộng – tức đặc quyền cho phép các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác. Nếu Trung Cộng bị tước bỏ quyền này, Hoa Kỳ hay các nạn nhân khác chịu thiệt hại vì Covid-19 có thể khởi kiện để yêu cầu chính quyền Trung Cộng bồi thường thiệt hại liên quan đến đại dịch toàn cầu xuất phát từ thành phố Vũ Hán. Đài Loan: Trung Cộng không xứng đáng trong WHOTổng thống Thái Anh Văn kiểm tra tình hình chống dịch Covid-19 tại một đơn vị quân đội tại Đài Nam, Đài Loan, ngày 09/04/2020. REUTERS - ANN WANG \ Chỉ có Đài Loan, với một chính quyền được bầu một cách dân chủ mới xứng đáng đại diện cho nhân dân trong một định chế quốc tế. Trung Cộng là một chế độ không xứng đáng. Đài Bắc kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới loại Trung Cộng ra khỏi tổ chức vì thiếu trách nhiệm trong vụ đại dịch Covid-19. Bị Trung Cộng xem là một tỉnh nổi loạn và gây áp lực loại ra khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/ OMS, Đài Loan không ngừng vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ tái gia nhập. Bước thứ nhất là xin làm quan sát viên Hội Đồng Y Tế Thế Giới World Health Assembly (WHA), cơ cấu quyết định của WHO / OMS, cho dù Bắc Kinh sẽ ngăn chận. Hội Đồng sẽ nhóm họp trong tháng 5 này. Vấn đề Đài Loan là một trong những chủ đề sẽ được 194 thành viên thảo luận, theo bản tin của Reuteurs. Từ Đài Bắc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đài Loan Joanne Ou cho rằng việc Hoa lục giành chiếc ghế thành viên của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, cho đến nay chỉ giải quyết vấn đề ai là đại diện cho Trung Cộng . Nhưng Trung Cộng không có tư cách đại diện cho Đài Loan ở các định chế quốc tế khác. Theo bộ Ngoại Giao Đài Loan, chỉ có một chính phủ dân cử mới xứng đáng đại diện cho 23 triệu dân Đài Loan. Do vậy, Đài Bắc kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho phép Đài Loan tái gia nhập, không thể loại 23 triệu người ra khỏi cuộc chiến quốc tế chống Covid-19 mà Đài Loan đã chứng minh tiến hành hiệu quả hơn chính quyền Hoa lục. Hiện nay, ước nguyện của Đài Loan được nhiều cường quốc hậu thuẫn, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng như Đài Loan kêu gọi WHO thoát khỏi kiểm soát của Bắc KinhTổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus Reuters đưa tin, chính quyền Đài Loan nói rằng Trung Cộng không thể đại diện cho hòn đảo tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đồng thời kêu gọi tổ chức này thoát sự kiểm soát của Bắc Kinh trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. “Chỉ chính quyền được dân bầu của Đài Loan mới có thể đại diện cho 23 triệu người Đài Loan trong cộng đồng quốc tế”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đài Loan Âu Giang An (Joanne Ou) nói với các phóng viên tại buổi họp báo ở Đài Bắc hôm nay. Bà Âu nói thêm rằng, WHO nên thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ Trung Cộng và để Đài Loan tham gia đầy đủ vào cuộc chiến chống virus. “Đừng để sự can thiệp chính trị không đúng chỗ của Trung Cộng ngăn cản cuộc chiến đoàn kết của thế giới chống lại virus”, bà Âu phát biểu. Ông Steven Solomon, người phụ trách pháp chế của WHO, hôm 4/5 nói rằng WHO công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “một đại diện hợp pháp của Trung Cộng ” theo chính sách của Liên Hợp Quốc từ năm 1971, và vấn đề có cho Đài Loan tham dự hội nghị hay không sẽ được 194 quốc gia thành viên WHO thảo luận. Tuy nhiên, bà Âu cho rằng, quyết định năm 1971, theo đó Trung Cộng tiếp quản ghế của Đài Loan tại Liên Hợp Quốc, chỉ giải quyết vấn đề ai đại diện cho Trung Cộng , chứ không trao cho Trung Cộng quyền đại diện cho đảo Đài Loan trên trường quốc tế. Trong khi đó, từ Genève, một chuyên gia trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới bác luận điểm của Mỹ, theo đó, siêu vi corona chủng mới gây đại dịch "lọt" ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Cộng tại Vũ Hán. Bác sĩ Michael Rayan, giám đốc Chương trình Khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng cho đến thời điểm này, không có bằng chứng xác minh corona chủng mới có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Chính phủ Mỹ chưa cung cấp "bằng chứng và sự kiện"; Nói cách khác những cáo buộc của HOA KỲ LÀ VO2CA1N CỪ Nga: 3 bác sĩ tuyến đầu ngã từ cửa sổ bệnh việnBác sĩ cứu thương Alexander Shulepov (trái), 37 tuổi, và nhân viên cứu thương Alexander Kosyakin, (phải). Shulepov đang giành giật sự sống của mình sau khi ngã từ cửa sổ bệnh viện Hai trong số họ đã thiệt mạng và người còn lại đang nằm viện, theo một bản tin ngày 4/5 của CNN. Ba vụ việc đang được các cơ quan hành pháp Nga điều tra, đã dấy lên các cuộc tranh luận căng thẳng trên báo chí và truyền thông xã hội Nga. Alexander Shulepov, một bác sĩ cứu thương ở thành phố Voronezh, cách Moscow hơn 500 km, đang ở trong tình trạng nghiêm trọng sau khi ngã từ cửa sổ bệnh viện vào ngày 2/5. Truyền hình nhà nước địa phương đã dẫn lời quan chức y tế khu vực nói rằng ông Shulepov bị ngã từ cửa sổ tầng 2 của bệnh viện Novousmanskaya, nơi ông làm việc và đang được điều trị sau khi có xét nghiệm dương tính với nCoV. Shulepov nhập viện vì nhiễm nCoV vào ngày 22/4, cùng ngày ông và đồng nghiệp là Alexander Kosyakin đăng tải một video nói rằng Shulepov bị ép tiếp tục làm việc dù đã có kết quả dương tính với Covid-19. Kosyakin trước đó cũng chỉ trích ban lãnh đạo bệnh viện vì sự thiếu hụt thiết bị bảo hộ trên trang mạng xã hội cá nhân và bị cảnh sát thẩm vấn, với cáo buộc lan truyền tin giả. Kosyakin đã xác nhận những chi tiết này với CNN trong một cuộc phỏng vấn. Bệnh viện Novousmanskaya cho biết trong một thông cáo rằng Shulepov đã được nghỉ làm ngay sau khi vị bác sĩ thông báo với bệnh viện về việc ông nhiễm Covid-19 và được đưa vào điều trị trong khoa bệnh truyền nhiễm. Ba ngày sau, Shulepov rút lại những phát biểu trước đó, ông nói rằng trong video của ông với Kosyakin, ông “bị cảm xúc lấn át”. Shulepov đã quay video thứ hai, trong đó có mặt ông Igor Potanin, bác sĩ trưởng khoa bệnh viện Novousmanskaya, ông này nói rằng các nhân viên y tế của ông có đầy đủ thiết bị bảo hộ. Shulepov là nhân viên y tế thứ ba ở Nga rơi từ cửa sổ bệnh viện trong 2 tuần qua. Trước đó, vào ngày 1/5, Elena Nepomnyashchaya, quyền trưởng khoa một bệnh viện ở thành phố Krasnoyarsk, Siberi, đã chết sau một tuần được điều trị đặc biệt, Bộ y tế khu vực cho biết trong một tuyên bố. Thời điểm đó, đài truyền hình địa phương TVK Krasnoyarsk đưa tin rằng Nepomnyashchaya bị ngã từ một cửa sổ trong cuộc họp với các quan chức địa phương trong thời điểm họ thảo luận việc chuyển đổi phòng khám thành cơ sở điều trị Covid-19. Tin tức cho rằng Nepomnyashchaya đã phản đối những thay đổi đó do thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong bệnh viện. Bệnh viện đã bác bỏ cáo buộc đó và thêm rằng đây là bệnh viện dự phòng cho các bệnh nhân Covid-19 và các nhân viên đã được đào tạo cũng như trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ. Tương tự, vào ngày 24/4, Natalya Lebedeva, người đứng đầu khoa cấp cứu tại Star City, cơ sở đào tạo các phi hành gia Nga, đã qua đời tại bệnh viện sau một cú ngã từ cửa sổ. Bệnh viện cho biết Lebedeva đã được điều trị vì nghi ngờ mắc COVID-19, họ ra thông báo nói rằng “một tai nạn bi thảm đã xảy ra”, mà không có lời giải thích về vụ việc. Tàu chiến Mỹ lần đầu đến Biển Barents sau 30 nămCNN đưa tin, ba tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Barents ở phía bắc Nga hôm 4/5, đánh dấu lần đầu hải quân Mỹ hiện diện tại đây từ thập niên 1980.Theo thông cáo của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu (USNFE), tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook, USS Porter và USS Roosevelt cùng tàu hộ vệ tên lửa Anh HMS Kent hôm qua tiến vào Biển Barents nhằm “thực thi quyền tự do hàng hải và thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đồng minh”, Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu (USNFE) ra thông cáo cho biết. Úc mất 2,5 tỷ USD mỗi tuần vì Covid-19AFP dẫn các số liệu chính thức do chính phủ Úc công bố ngày 5/5 cho hay, Úc đang mất đi 4 tỷ AUD (tương đương 2,5 tỷ USD) mỗi tuần nếu các biện pháp phong tỏa do dịch Covid-19 tiếp tục được áp dụng.Số liệu của cục Thống kê Úc (ABS) cho thấy 7,5% việc làm, tương đương khoảng 700.000 triệu lao động Úc trong tổng số gần 13 triệu lao động của nước này đã mất việc làm trong vòng 5 tuần, từ 14/3 đến 18/4. Chính quyền Trump thúc đẩy sáng kiến đưa các công ty sản xuất rời Trung CộngChính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy sáng kiến rút các công ty sản xuất thuộc chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu khỏi Trung Cộng , trong bối cảnh Mỹ đang cân nhắc việc áp thuế trừng phạt Bắc Kinh vì cách ứng phó với dịch Covid-19.Ông Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa hoạt động sản xuất ở nước ngoài trở lại Mỹ. Hiện tại, thiệt hại kinh tế và số người tử vong cao do Covid-19 tại Mỹ đang thúc giục Washington đẩy mạnh việc thoát khỏi sự phụ thuộc về sản xuất và chuỗi cung ứng vào Trung Cộng , và có thể hướng tới các quốc gia thân thiện hơn, các nguồn tin nói với Reuters. “Chúng tôi đã nỗ lực (giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào Trung Cộng ) trong vài năm qua nhưng hiện tại chúng tôi đang đẩy mạnh sáng kiến này”, Thứ trưởng đặc trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường tại Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters. “Tôi nghĩ rằng cần phải hiểu rõ những lĩnh vực chủ chốt cũng như những nút thắt mấu chốt nằm ở đâu”, ông Krach nói thêm và nhấn mạnh đây là vấn đề thiết yếu với an ninh của Mỹ và chính phủ có thể sẽ sớm thông báo biện pháp mới. Các quan chức cũng nói với Reuters rằng, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao Mỹ và các cơ quan khác đang tìm cách thúc đẩy các công ty loại bỏ nguồn cung và sản xuất khỏi Trung Cộng . Các ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp đang được xem xét để thực hiện thay đổi này. “Toàn bộ chính phủ đang thúc đẩy việc này ”, một quan chức giấu tên nói với Reuters. Các cơ quan Mỹ đang thăm dò việc sản xuất nào nên được coi là trọng yếu và cách sản xuất những hàng hóa này bên ngoài Trung Cộng . “Thời gian này như một cơn bão hoàn hảo, đại dịch đã làm sáng tỏ toàn bộ những quan ngại của mọi người khi làm ăn với Trung Cộng ”, một quan chức cấp cao của Mỹ phát biểu. “Toàn bộ khoản tiền mọi người nghĩ rằng họ kiếm được khi làm ăn với Trung Cộng trước đó, thì giờ đây đã bị thiệt hại gấp nhiều lần vì tác động kinh tế do Covid-19”, vị quan chức này nói thêm. Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông có thể áp thêm thuế vào mức 25% đối với hàng hóa trị giá 370 tỷ USD hiện tại của Trung Cộng . Các công ty Mỹ phải trả thuế đã phàn nàn vì mức thuế suất đang được áp dụng, đặc biệt là khi doanh số giảm mạnh trong thời gian nền kinh tế bị khóa vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết, điều này không có nghĩa là Tổng thống Trump sẽ chùn bước trước những kế hoạch mới. Ngoài ra, Washington có thể trừng phạt các quan chức hay các công ty Trung Cộng , đồng thời quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan. Một quan chức Mỹ cho biết, chính quyền Washington đang nỗ lực tạo ra một liên minh gồm các đối tác đáng tin cậy được gọi là Mạng lưới thịnh vượng kinh tế. Mạng lưới sẽ bao gồm các công ty và các nhóm xã hội dân sự vận hành theo cùng một bộ tiêu chuẩn, từ kinh doanh kỹ thuật số, năng lượng và cơ sở hạ tầng đến nghiên cứu, kinh doanh, giáo dục và thương mại. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 29/4 phát biểu rằng chính phủ Mỹ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nam Hàn và Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên. Các cuộc thảo luận bao gồm “cách chúng tôi có thể tái cấu trúc chuỗi cung ứng để ngăn chặn những điều tương tự xảy ra”, ông Pompeo cho biết. Ấn Độ đánh ‘thuế corona’ 70% lên rượu để ngăn tập trung đông ngườiReuters đưa tin, chính quyền bang Delhi, Ấn Độ hôm 4/5 thông báo áp đánh thuế 70% lên mặt hàng rượu bán lẻ, gọi là “phí corona đặc biệt” có hiệu lực từ thứ Ba (5/5) để ngăn chặn lượng lớn người dân tập trung tại các cửa hàng bán rượu khi chính phủ nới lỏng lệnh phong tỏa.Các bang khác như bang Andhra Pradesh ở miền Nam Ấn Độ, chính quyền cũng đã tăng giá rượu khi hàng trăm người xếp hàng dài mua rượu, vi phạm các biện pháp giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19 |
« 5 quốc gia cuối cùng » chưa ra khỏi phong tỏa
Hiện nay chỉ còn 5 quốc gia, trong đó có bốn nước châu Âu, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Rumani (nước thứ năm là Maroc) còn sống trong phong tỏa.
Kể từ một hai tuần này, hàng loạt quốc gia bắt đầu ra khỏi phong tỏa. Tuy nhiên, ba quốc gia châu Âu Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha quyết định chỉ bắt đầu ra khỏi phong tỏa kể từ ngày 11/05. Les Echos lưu ý là cho dù ra khỏi phong tỏa, nhưng nhiều nước vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế tiếp xúc.
Đa số các nước cho biết nhiều biện pháp có thể được duy trì vô thời hạn, nếu như số lượng người nhiễm virus tiếp tục gia tăng mạnh trở lại. Và ngay cả các quốc gia không áp dụng phong tỏa cũng tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp giãn cách xã hội, xét nghiệm, thậm chí mang khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng.
Vì sao xứ nóng, nước ít phát triển ít tổn thất hơn?
Câu hỏi lớn ám ảnh các nhà địa lý học về y tế, các nhà dịch tễ học: Vì sao dịch bệnh lại diễn biến khác nhau theo một quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ ? Các tác nhân nào là chủ đạo? Đa số các nước thiệt hại nặng nề là các nước xứ lạnh, các quốc gia phát triển. La Croix cũng chú ý đến tình trạng bệnh dịch lan rộng khắp hành tinh, chỉ trừ « các quốc gia tí hon, các Nhà nước độc tài, bậc thầy về che giấu thông tin » (hay các nước không có đủ phương tiện chẩn đoán).
Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa nhiều nước xứ lạnh, nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước phía nam, các quốc gia xứ nóng?
Vấn đề các biện pháp phòng chống dịch khác nhau của chính quyền các nước chắc chắn là có những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều bí ẩn mà La Croix dẫn ra, như khả năng ảnh hưởng của nhiệt độ cao hạn chế tác hại của virus corona mới, cũng như cơ chế di truyền miễn dịch bẩm sinh, do phải sống trong môi trường mà hệ miễn dịch thường xuyên bị kích thích, do phải tiếp xúc không ngừng với các siêu vi.…
Đây có thể là điều khiến cho khu vực phía nam sa mạc Sahara dường như ít bị virus tấn công hơn hẳn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, được La Croix dẫn lời, tất cả những nhận xét nêu trên mới chỉ là giả thiết cần được kiểm chứng.
Bài tổng hợp về đại dịch của La Croix lật ngược lại nhiều quan niệm vẫn từng được coi là không cần đặt câu hỏi. Rất đáng quan tâm với những ai muốn thoát khỏi lối mòn đánh giá « thành tích chống dịch » của một số quốc gia, chỉ dựa trên các số liệu chính quyền đưa ra. Từ con số đến thực tế nhiều khi là một trời, một vực.
Nam Hàn phản đối hành động nổ súng của Băc Hàn
Nam Hàn hôm thứ Hai cho biết họ đang phản đối hành động có dấu hiệu gây hấn của phía Triều Tiên, nói rằng quân đội của Bình Nhưỡng đã khởi xướng một cuộc đụng độ vào cuối tuần qua tại khu phi quân sự nằm giữa hai miền, Fox News đưa tin.Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nam Hàn, Choi Hyun-soo, cho biết Seoul đã gửi một thông điệp tới Bình Nhưỡng yêu cầu họ giải thích về vụ việc, tuy nhiên Bắc Hàn chưa có phản hồi.
Nam Hàn cáo buộc quân đội Bắc Hàn đã bắn một viên đạn vào một trong những chốt bảo vệ của họ hôm Chủ nhật. Quân đội Nam Hàn đã đáp trả bằng 20 phát súng cảnh cáo. Không có thương vong được báo cáo ở cả hai bên. Vụ việc xảy ra hai ngày sau khi lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tái xuất sau 3 tuần mất tích.
Phòng Covid-19, Hy Lạp đưa người tị nạn lên đất liền
Hy Lạp hôm Chủ nhật đã bắt đầu di chuyển hàng trăm người di cư từ đảo Lesbos đến các cơ sở cách ly của chính phủ trên đất liền để giảm bớt tình trạng người tị nạn sống quá đông trong trại tị nạn khi dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa được kiểm soát, Fox News đưa tin hôm thứ Hai.Các nhà chức trách trên đảo đã lên kế hoạch di chuyển trước một nhóm khoảng 395 người di cư được coi là dễ bị tổn thương đến đất liền, một quan chức cảnh sát giấu tên nói với Reuters. Một quan chức của Bộ Di trú cho biết mục tiêu đặt ra là sẽ di chuyển khoảng 2.400 người tị nạn từ đảo lên đất liền.
Trước đó EU đã đề nghị Hy Lạp làm việc này. Athens từng cho rằng không cần thiết phải đưa người tị nạn từ đảo vào đất liền vì chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm bệnh nào trong những người di cư. Hiện Hy Lạp có 2.632 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 146 người chết.
Australia cam kết chi 352 triệu đô la
chế tạo vaccin chống COVID-19
SBS của Australia sáng nay đưa tin nước này cam kết chi 352 triệu USD vào quỹ nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống COVID-19 do Ủy ban Châu Âu khởi xướng.
Tanzania: Đu đủ và dê dương tính với Covid-19
Tổng thống Tanzania John Magufuli ngày 3/5 đã cho thải loại những bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona, bởi vì chúng cho kết quả dương tính với những mẫu thử lấy từ một con dê và một quả đu đủ.
Bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 được nhập khẩu từ nước ngoài, hãng tin Reuters dẫn lời ông Magufuli nói trong một sự kiện ở Chato phía tây bắc Tanzania.
Ông Magufuli không cho biết nguồn gốc của những bộ dụng cụ xét nghiệm này.
Tổng thống Magufuli cho biết, trước đó ông đã chỉ thị an ninh Tanzania kiểm tra chất lượng của bộ dụng cụ. Họ đã lấy ngẫu nhiên một số mẫu thử không phải của người, mà từ một quả đu đủ, một con dê và một con cừu, rồi họ đính lên mẫu thử đó tên của người và tuổi.
Những mẫu này sau đó được gửi tới phòng thí nghiệm của Tanzani để xét nghiệm virus corona. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm không được cho biết về nguồn gốc của mẫu thử.
Các mẫu từ đu đủ và dê đã cho kết quả dương tính với Covid-19, Tổng thống Magufuli nói.
Điều này đặt ra khả năng một số người đã bị xét nghiệm dương tính với nCoV trong khi thực tế họ không nhiễm virus.
“Có chuyện gì đó ở đây. Tôi đã nói từ trước rồi chúng ta không nên chấp nhận rằng mọi viện trợ đều có ý tốt cho quốc gia này”, ông Magufuli nói.