ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 27 tháng 4, 2020
Các tiểu bang Mỹ mở cửa trở lại bất chấp
cảnh báo của các chuyên viên về đại dịch
Một quang cảnh giao thông buổi sáng trên FDR Drive ở thành phố New York vắng người
(VOA) Các tiểu bang của Mỹ – từ Minnesota đến Mississippi – trong tuần này đã chuẩn bị theo gót các tiểu bang khác trong việc giảm bớt các hạn chế về đại dịch virus corona để tìm cách hồi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù một số chủ doanh nghiệp còn đang lưỡng lự trước các cảnh báo về sức khỏe.
Colorado, Montana và Tennessee cũng đã sẵn sàng để cho phép một số doanh nghiệp được coi là không thiết yếu mở cửa trở lại sau khi phải đóng cửa trong nhiều tuần, ngay cả khi các chuyên gia y tế ủng hộ việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh trên diện rộng hơn để đảm bảo an toàn.
Georgia, Oklahoma, Alaska và South Carolina trước đó đã khởi động lại nền kinh tế của họ sau nhiều tuần bị bắt buộc ‘bế quan toả cảng’ khiến hàng triệu công nhân Mỹ mất việc.
Số ca nhiễm virus corona được xác định cho đến nay tiếp tục tăng hôm 27/4, khiến Mỹ dẫn đầu thế giới với 970.000 ca dương tính và số người thiệt mạng vì căn bệnh hô hấp lây nhiễm cao do chủng virus mới gây ra, COVID-19, đã vượt qua con số 54.800.
Các viên chức y tế công cộng cảnh báo rằng việc tăng cường tương tác giữa người với người và hoạt động kinh tế có thể gây ra một làn sóng lây nhiễm mới trong khi các biện pháp giãn cách xã hội dường như đang kiểm soát sự bùng phát của virus corona.
Thống đốc tiểu bang New Jersey, Phil Murphy, trong một đăng tải trên Twitter vào cuối ngày 26/4 công bố lộ trình cho việc “mở cửa lại (nền kinh tế) một cách có trách nhiệm” của tiểu bang này tại một cuộc họp báo lúc 12 giờ trưa (1600 GMT) ngày 27/4.
Mặc dù các lệnh ở trong nhà chưa từng có tiền lệ trước đây đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào nguy hiểm, nhiều chủ sở hữu đã bày tỏ sự mơ hồ về việc hoạt động trở lại mà không có nhiều biện pháp bảo vệ hơn.
Việc đóng cửa kinh doanh đã dẫn đến việc 26,5 triệu người Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, một con số kỷ lục, kể từ giữa tháng 3 và Nhà Trắng đã dự báo một bước nhảy vọt gây sửng sốt về tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng trên toàn quốc.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, Kevin Hassett, nói với các phóng viên hôm 26/4 rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ đạt 16% hoặc hơn thế trong tháng 4, và rằng “vài tháng tới sẽ có thể khủng khiếp.”
Chính phủ Âu Châu chuẩn bị “mở cửa”
Theo chân các nước châu Âu, Pháp chuẩn bị các biện pháp tái lập sinh hoạt bình thường vào ngày 11/05/2020 trước khi kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Nhật báo kinh tế Les Echos đề tựa lớn trên trang nhất : « Kế hoạch chiến đấu cho ngày 11/05 ». Đó là kế hoạch chính phủ Pháp sẽ công bố vào trưa thứ Ba 28/04. Nhưng nói là một chuyện, áp dụng mới là chuyện khó.
Cụ thể, để bảo đảm an toàn cho học sinh, Hội Đồng Khoa Học Gia đưa ra 10 khuyến cáo về vệ sinh trường lớp : lau chùi tẩy trùng lớp học, lối đi, phòng vệ sinh nhiều lần trong ngày, tôn trọng khoảng cách một thước giữa hai học sinh, các em đeo khẩu trang, ăn trưa ngay tại bàn học, trường quản lý giờ ra chơi không để các em đến gần nhau ... Phản ứng chung của giới hiệu trưởng, theo Les Echos : Đây là « nhiệm vụ bất khả thi ».
Lạc quan hơn đồng nghiệp, La Croix giới thiệu ba vị hiệu trưởng đang năng nổ chuẩn bị ngày N : trang bị khẩu trang cho học sinh, tập trung dạy thêm và giúp con em gia đình nghèo không có máy vi tính học từ xa trong thời gian cách ly ... cùng các biện pháp khác để bảo đảm an toàn y tế cho học sinh, giáo viên và nhân viên.
Cũng trong hồ sơ y tế, Libération khá bi quan với một loạt tựa cảnh báo : Tái lập giao thông công cộng là du hành vào nơi vô định ; Mở cửa trường trong lúc còn dịch là nhiệm vụ bất khả. Để chứng minh, nhật báo cánh tả nhắc lại là bốn khuyến cáo của Hội Đồng Khoa Học Gia - "làm việc từ xa, đeo khẩu trang, xét nghiệm và theo dõi đường lây nhiễm, truy tìm ổ dịch " - phải được áp dụng sau ngày 11/05 để chặn trước đợt dịch thứ hai.
Le Figaro loan báo thủ tướng Anh trở lại làm việc sau khi thắng được siêu vi corona. Chính phủ Pháp cũng tăng tốc ra khỏi thời kỳ cách ly vào ngày 11/05. Tuy nhiên, ở trang trong, nhật báo thiên hữu cho biết nhiều giáo chức và học sinh (đúng hơn là phụ huynh các em) báo trước là sẽ chưa quay lại trường ngay vì họ không tin là sẽ được an toàn.
Về kinh tế, Les Echos phân tích chiến lược cải cách của Air France-KLM sau khi tập đoàn được nhà nước Pháp và Hà Lan thông báo giúp 10 tỷ euro để tránh bị phá sản. Điều chắc chắn là sẽ có kế hoạch giảm biên chế theo hướng tự nguyện ra đi và có đền bù.
La Croix nêu lên một thắc mắc và tìm hiểu : Tỷ phú, đại gia làm gì để tỏ tình liên đới trong hoàn cảnh đại dịch nhiễu nhương? Nhật báo Công giáo cho biết thành phần giàu có ở Pháp không vị kỷ. Họ giúp một cách gián tiếp qua công ty, hãng xưởng mà họ làm chủ: cụ thể là sản xuất khẩu trang, cồn sát trùng miễn phí. Tỷ phú Mỹ Bill Gate nhận định chí lý : « Đại dịch giúp chúng ta nhớ rằng giúp đồng loại không những là hành động thiện nguyện mà còn là một hành động thông minh ».
Một nhận xét khác cũng rất đáng để suy ngẫm và đã được Libération tóm lại thành tựa của bài phỏng vấn chủ tịch Quốc Hội Pháp Richard Ferrand. Người đứng đầu bộ máy lập pháp khen ngợi cơ quan hành pháp hết lòng đối phó với một đại dịch xuất hiện đột ngột và hung hiểm. Thế mà chính phủ lại bị đả kích không nương tay. Chủ tịch Quốc Hội Pháp kêu gọi mọi tác nhân trong xã hội biết khiêm tốn, đừng cho mình là người nắm chân lý bởi vì trước con siêu vi khủng khiếp này, phải nhìn nhận kiến thức của chúng ta còn kém và phải dò dẫm tìm hiểu.
Nam Hàn: ‘không dấu hiệu bất thường’ về Kim Jong Un Lãnh đạo Băc Hàn Kim Jong Un
Nam Hàn quả quyết ‘không dấu hiệu bất thường’ về sức khỏe Kim Jong Un
Các viên chức Nam Hàn cho rằng tin tức về nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tử vong hay bị hôm mê vì sự thật thì ông có thể bị đau ốm hoặc đang cách ly tránh dịch nCoV.
Hãng Reuters cho hay, tại một hội thảo kín hôm Chủ nhật (26/4), Bộ trưởng Thống nhất Nam Hàn Kim Yeon-chul quả quyết chính phủ Nam Hàn có đủ các thông tin tình báo để có thể tự tin nói về việc này và không có gì bất thường xảy ra.
Bộ trưởng Yeon-chul hoài nghi về những tin tức nói rằng Kim Jong Un trải qua phẫu thuật. Ông cho rằng bệnh viện được đề cập đến không có khả năng thực hiện một ca mổ như vậy.
Đại sứ Trung Cộng tại Úc dọa tẩy chay Úc
Theo AFP ngày 27/4, ông Cheng Jingye, Đại sứ Trung Cộng tại Úc đã dọa Úc rằng, các yêu cầu về cuộc điều tra về sự lây lan viruscorona có thể dẫn đến việc người tiêu dùng tại Hoa Lục tẩy chay rượu vang Úc cũng như các chuyến du lịch Úc châu.Úc đã cùng với Mỹ yêu cầu một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cách thức virus đã biến đổi từ một dịch bệnh ở địa phương trở thành một đại dịch khiến hơn 200.000 người mất đi sinh mệnh, buộc hàng tỷ người bị cách ly và làm tổn thương nhiều nền kinh tế toàn cầu.
Nam Hàn kỷ niệm 2 năm HN Thượng đỉnh liên Triều
Nam Hàn đã tổ chức một buổi lễ tái khẳng định cam kết nối lại tuyến đường sắt liên Triều. Sự kiện nhằm đánh dấu 2 năm Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un ngày 27/4/2018.Theo Yonhap, buổi lễ diễn ra hôm thứ Hai (27/4), tại nhà ga Jejin ở cực bắc Nam Hàn tại bờ biển phía đông.
Nam Hàn có kế hoạch đầu tư 2,3 tỷ USD để xây dựng tuyến đường dài hơn 110 km từ thành phố ven biển phía đông Gangneung đến thị trấn Jejin, vốn ngừng hoạt động từ năm 1967.
Buổi lễ diễn ra trong bối cảnh ông Kim Jong Un vắng bóng trước công chúng.
Thủ tướng Anh quay trở lại làm việc
Hãng tin Reuters cho hay, vào hôm thứ Hai (27/4), khi quay trở lại làm việc, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cảm ơn người dân nước Anh vì đã tuân thủ lệnh phong tỏa.Đầu tháng này, ông Boris đã được đưa vào bệnh viện St.Thomas ở trung tâm London sau khi nhiễm virus corona với các triệu chứng ho và sốt kéo dài. Sau vài ngày điều trị ở khu chăm sóc đặc biệt, Thủ tướng Anh đã dần hồi phục sức khoẻ và được xuất viện khi tái xét nghiệm với kết quả âm tính.
Thủ tướng Boris, 55 tuổi, sẽ giành lại quyền kiểm soát chính phủ.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Dịch bệnh
phơi lộ ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler
Việc “tiếp tục phong tỏa sự thật” của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Hành vi này cũng là một phần trong chiến dịch khủng bố người dân mà chính quyền Trung Cộng thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler nói.
“Đại dịch này thực sự là hệ quả của các hành vi kiềm tỏa dư luận của ĐCSTQ, từ việc bắt bớ và làm biến mất những người cố gắng nói lên sự thật – bất kể là những bác sĩ hay những người bất đồng chính kiến, bên cạnh một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu và đổ lỗi cho các quốc gia khác cho những gì đang xảy ra”, ông Cotler nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn.
Đại dịch toàn cầu này là biểu hiện mới nhất của “thứ văn hóa hủ bại và tội ác” về bản chất của ĐCSTQ, ông Cotler nhận xét, viện dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Cộng , như việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, cũng như các nhà báo và các nhà hoạt động dân chủ, theo The Epoch Times.
Bắc Kinh đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế trong cách thức xử lý dịch bệnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh tính minh bạch và chính xác của số liệu chính thức về số ca nhiễm và tử vong Covid-19 ở đại lục. Một số nước phương Tây, bao gồm Mỹ và Úc, đã yêu cầu mở các cuộc điều tra về nguồn gốc của nCoV và cách thức lây lan của nó.
Nhưng việc COVID-19 có thể bùng lên thành đại dịch cũng có một phần nguyên nhân từ thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho các vụ lạm dụng y tế trong nhiều năm, theo David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, cựu Quốc vụ khanh của Canada phụ trách khu vực châu Á–Thái Bình Dương, nhìn nhận.
“Nếu thế giới nhấn mạnh vào tính minh bạch và trách nhiệm trong việc xử lý vấn nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng của Trung Cộng , và Trung Cộng hứng chịu đủ áp lực quốc tế để buộc phải đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của hệ thống y tế của nó trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng ghép tạng ở nước này, thì bây giờ chúng ta đã không có đại dịch Covid-19”, ông Matas nói.
“Hiện tại chúng ta đang phải chịu hậu quả của việc nhắm mắt làm ngơ”, ông Matas, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Cộng , cho biết thêm. Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh (The Epoch Times) là kênh truyền thông đầu tiên đưa tin về vấn nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Cộng vào năm 2006.
Phải chịu trách nhiệm
Mỹ gần đây tuyên bố sẽ dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mở một cuộc điều tra về tổ chức này, vì cho rằng WHO yếu kém trong phản ứng trước đại dịch và có mối quan hệ mờ ám với Bắc Kinh.
WHO liên tục hạ thấp nguy cơ lây lan của virus Vũ Hán và lặp lại số liệu ca nhiễm và tử vong chính thức do Covid-19 của chính quyền Trung Cộng , ngay cả khi có các bằng chứng về việc giấu dịch của chính quyền này.
Trong nỗ lực giải quyết đại dịch, thế giới cần dừng việc lấy thông tin từ Bắc Kinh một cách không chất vấn, và phải có biện pháp buộc chính quyền Trung Cộng chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ, ông Matas nói.
“Chúng ta phải cảnh giác với hệ thống y tế của chính quyền Trung Cộng , cũng như những thông tin mà họ cung cấp. Chúng ta không thể dựa vào dữ liệu của họ, chúng ta không thể tin tưởng những tuyên bố của họ”, ông Matas nói.
“ĐCSTQ đang viện đến sức ảnh hưởng của mình để tuyên truyền trên toàn cầu, tạo áp lực, và đe dọa các nước khác dựa vào lợi ích kinh tế và đòn bẩy chính trị. Mục đích là để che đậy, phủ nhận, tung hỏa mù và tô vẽ một câu chuyện sai thực tế về dịch bệnh. Tuy nhiên, trên bình diện kinh tế chính trị, rất nhiều nước trên thế giới lại bị Trung Cộng dẫn dắt một cách rất thuận tay”.
Ngày 17/4, chính quyền Trung Cộng đã “bổ sung” thêm 50% số ca tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán, viện lý do số bệnh nhân tử vong này bị đếm sót do “nguồn lực y tế bị quá tải”. Tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi con số mới được cập nhập này của Bắc Kinh còn cách xa sự thật.
Mặc dù một số nước phương Tây đã công khai chỉ trích việc xử lý đại dịch của chính quyền Trung Cộng , nhưng nhiều quan chức Canada cho tới nay vẫn chọn cách im lặng.
Trong một cuộc họp báo ngày 17/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi được hỏi ông suy nghĩ thế nào về số ca tử vong mới được cập nhập ở Vũ Hán, và liệu con số đó có phải bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã che giấu quy mô thật sự của dịch. Ông Trudeau đã từ chối trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng “đây không phải lúc” bàn về vấn đề xử lý dịch bệnh của “các nước khác”.
Cựu thượng nghị sĩ Consiglio Di Nino cho rằng Canada cần có lập trường cứng rắn hơn đối với thái độ thiếu minh bạch và phát tán thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán, đồng thời cần độc lập điều tra số liệu dịch bệnh được chính quyền Trung Cộng công bố.
“ĐCSTQ thậm chí không cho phép thế giới hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra ở đây”, ông Di Nino nói. “Nếu chúng ta đồng lòng như một gia đình, chúng ta có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của bản thân … Nhưng Trung Cộng lại không coi chúng ta như các thành viên bình đẳng trong gia đình này”.
Di Nino nói rằng ông hy vọng ủy ban phụ trách quan hệ Canada – Trung Cộng mới thành lập của Nghị viện sẽ điều tra cách thức phản ứng của Bắc Kinh đối với dịch Covid-19 vào thời điểm ban đầu.
“Tôi nghĩ rằng chính phủ Canada nên toàn diện ủng hộ ủy ban này, hỗ trợ họ, tạo điều kiện cho họ tiến hành các nghiên cứu cần thiết để thu thập các nhân chứng trên phạm vi toàn cầu. Việc này có thể giúp chúng ta có được đánh giá tốt hơn về những gì đang xảy ra”, ông nói.
Ông Cotler cho biết, điều “tối thiểu” mà Canada cần phải làm được là áp dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, những người chủ động tham gia chiến dịch giấu dịch và đàn áp những người thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về Covid-19, như bác sĩ Lý Văn Lượng.
“Những cá nhân đó phải chịu trách nhiệm đối với hiện trạng bi thảm do đại dịch toàn cầu hiện nay”, ông Cotler nói.
Ông Cotler lưu ý cũng có những bước tiến pháp lý khác mà Canada có thể xem xét để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho những việc làm của họ, ví như một số biện pháp được các nhà lập pháp Mỹ theo đuổi.
Một ví dụ là trường hợp một nghị sĩ kiến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ kiện Trung Cộng ra Tòa án Công lý Quốc tế, trong khi ở một trường hợp khác, một nghị sĩ đề xuất dự luật cho phép người Mỹ trực tiếp kiện chính quyền Trung Cộng . Vừa qua, tiểu bang Missouri của Mỹ cũng đã nộp đơn kiện chính quyền Trung Cộng che giấu sự thật khiến đại dịch bùng phát, gây thiệt hại “hàng nghìn tỷ USD” cho thế giới.
Ông Cotler cho rằng, điều quan trọng là chúng ta cần lên án chính quyền Trung Cộng , cùng lúc “ủng hộ những người dân Trung Cộng ” vô tội.