ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 26/2: Lính Mỹ tại Hàn Quốc nhiễm COVID-19

Tin Tức

 

 

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 26/2

Lính Mỹ tại Hàn Quốc nhiễm COVID-19


Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) hôm nay thông báo một lính lục quân 23 tuổi nhiễm COVID-19 tại căn cứ Carroll, nằm cách thành phố Daegu khoảng 20km về phía Bắc. 
Đây là lính Mỹ tại ngũ đầu tiên nhiễm virus corona tại Hàn Quốc, người này đang tự cách ly ở nhà riêng ngoài căn cứ. Quân đội Mỹ không tiết lộ tình trạng sức khỏe của người lính nhiễm bệnh.

Algeria ghi nhn ca nhim COVID-19 đầu tiên

Theo AFP, chính quyền Algeria ở Bắc Phi hôm 25/2 công bố trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch bệnh trên thế giới lên 43.
“Trường hợp dương tính với nCoV này là một trong hai người nghi nhiễm mang quốc tịch Italy”, Bộ Y tế Algeria hôm 25/2 cho hay, xác nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên ở nước này là một công dân Italy nhập cảnh hôm 17/2.

Thư ký ca phó th trưởng Daegu nhim COVID-19

Tờ Kookmin Ilbo cho biếtLee Seung-ho, thư ký của phó thị trưởng thành phố Daegu, và một đồng nghiệp được xác định nhiễm COVID-19, khiến tòa thị chính bị phong tỏa một phần.
Chính quyền thành phố Daegu, Đông Nam Hàn Quốc, cho biết thư ký Lee Seung-ho có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona vào hôm qua. Cùng ngày, một nữ nhân viên trong văn phòng của phó thị trưởng Daegu cũng được xác nhận nhiễm virus.

Tù nhân Iran lo sợ sẽ bị chuyển đến buồng giam có người nhiễm COVID-19


Sherry Izadi và người chồng Anoosheh Ashoori (ảnh: Sherry Izadi / Telegraph).
Các phạm nhân trong nhà tù Evin ở Iran, bao gồm một tù nhân quốc tịch kép Anh – Iran, đang phản đối kế hoạch bị chuyển đến một buồng giam mà họ tin rằng trước đó là nơi giam những người nghi nhiễm virus corona, theo The Guardian ngày 26/2.
Bà Sherry Ashoori có chồng mang quốc tịch kép, ông Anoosheh Ashoori, 65 tuổi, bị chính quyền Iran kết án 12 năm tù. Bà cho biết đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Anh để báo với họ về việc chồng bà và những tù nhân khác có thể bị chuyển đến buồng giam số số 4 nghi nhiễm COVID-19.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết đang điều tra sự việc, và đại sứ Vương quốc Anh tại Tehran, Robert Macaire đã được thông báo nhưng không có xác nhận chính thức nào về cáo buộc của các tù nhân.
Ông Richard Ratcliffe có vợ bị giam ở nhà tù Evin, cũng bày tỏ mối lo ngại về kế hoạch chuyển buồng giam.
“Chúng tôi hy vọng thông tin này là sai”, ông nói. “Điều này nhấn mạnh hoàn cảnh bấp bênh mà vợ tôi và tất cả các tù nhân khác đang đối mặt, tình huống rất đáng sợ khi cả nước này thiếu thuốc men, thiếu khả năng quản lý và hầu như thiếu sự minh bạch”.
Bà Sherry Ashoori cho biết các tù nhân bắt đầu lo sợ sau khi xe buýt của nhà tù đưa một tù nhân đến bệnh viện Taleqani ở Tehran. Họ kể rằng một lính gác nhà tù được xích chung với tù nhân này đã phản ứng rằng anh ta không được thông báo rằng tù nhân đó bị nghi nhiễm virus corona. 
Các nghị sĩ ủng hộ cải cách Iran đã kêu gọi tạm thời thả các tù nhân chính trị trong đợt dịch này. 
Trước những áp lực chính trị ngày càng tăng đối với nguy cơ lây nhiễm trong các nhà tù, ông Gholam Hossein Ismaili, Phát ngôn viên cơ quan tư pháp Iran, đã yêu cầu các nhân viên nhà tù nâng cao cảnh giác trước những dấu hiệu của dịch bệnh. 
Ông nói ông đang kích hoạt một loạt biện pháp phòng ngừa ngăn chặn dịch, trong đó có việc cắt giảm số tù nhân và cho phép một số tù nhân được thả trước thời hạn.
Thứ trưởng Y tế Iran, Iraj Harirchi và chính trị gia Mahmoud Sadeghi hôm 25/2 thông báo họ dương tính với COVID-19.
Theo worldometers, tính đến chiều 26/2, Iran ghi nhận 19 ca tử vong, 139 ca nhiễm COVID-19. 

COVID-19 khiến thành phố Milan, Ý vắng tanh

Người dân Milan không quen khi nhìn thấy thành phố nhộn nhịp của họ bị trầm xuống đến như vậy vì dịch COVID-19.
“Thành phố vô cùng vắng vẻ”, cô Angela Trapani nói khi đứng bên ngoài một nhà thuốc đối diện với nhà thờ Gothic nổi tiếng của thành phố Milan. “Tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì như thế này”.
Tính đến chiều 26/2, Ý có 374 ca nhiễm virus corona, với 12 người đã tử vong, trong đó có 1 một người đàn ông chết ở thành phố Milan. Ý đang là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu và thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản.
Thủ đô tài chính và thời trang của Ý chưa bị phong tỏa nhưng đã rơi vào bế tắc sau khi chính quyền cách ly một số thị trấn ở Lombardy nhằm ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp chính được hưởng lợi trong mùa dịch bệnh ở Milan là các siêu thị và nhà thuốc. Người dân đổ xô đi mua thực phẩm để dự trữ, làm trống trơn các kệ hàng của siêu thị, trong khi các nhà thuốc đã bán hết khẩu trang.
Nhà thờ chính tòa Milan và nhà hát Opera La Scala, cũng như các rạp chiếu phim, trường học trong thành phố đã đóng cửa. Nhiều nhân viên làm việc tại nhà, những quán bar và nhà hàng vốn đông đúc ở khu trung tâm trở nên yên tĩnh. Số người đi tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt giảm khoảng một nửa. Dịch vụ xe lửa trong và ngoài thành phố cũng giảm.
Một số phóng viên truyền hình, khách du lịch và học sinh đi lang thang quanh quảng trường Duomo. Erika Casellapo, 16 tuổi, là người duy nhất trong số ba người bạn của cô đeo khẩu trang khi họ ngồi trên các bậc thang của nhà thờ.
“Ban đầu, chúng tôi rất vui khi trường học đóng cửa”, cô nói. Nhưng sau đó, điều này có nghĩa là các chuyến dã ngoại cũng bị hủy bỏ … Không có gì để làm và thật nhàm chán khi ở nhà. Thật kỳ lạ khi thấy Milan như thế này, nhưng nó khiến chúng tôi nhận ra rằng có gì đó không ổn; bây giờ vấn đề có vẻ nghiêm trọng hơn”.
Một du khách Thổ Nhĩ Kỳ đeo khẩu trang, vừa đến Milan cùng một người bạn sau khi tới Rome và Florence. “Chúng tôi đã cố gắng hủy chuyến đi nhưng không thể”, du khách này nói. “Chúng tôi rất lo lắng, chúng tôi sẽ  không đến Milan nếu chuyến bay về nhà của chúng tôi không xuất phát từ đây”.
Hơn 50% lượng đặt phòng khách sạn trong thành phố đã bị hủy kể từ 21/2. Ngành du lịch Ý, chiếm khoảng 13% GDP, dễ bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19. Chính phủ ở một số quốc gia đã cảnh báo công dân không đi du lịch đến đất nước này, đặc biệt là những người có sức khỏe kém.
Phần lớn các vụ hủy đặt phòng khách sạn ở Milan cho đến nay đều đến từ các khách hàng doanh nghiệp đã từng tham dự các cuộc hội thảo hoặc các cuộc họp tại khách sạn của thành phố.
Maurizio Naro, chủ tịch của hiệp hội khách sạn Milan nói: “Ngành khách sạn chúng tôi đang làm tổn hại đến nền kinh tế Ý. Các chủ khách sạn đã cho nhân viên về nhà và tạm ngừng kinh doanh, hoặc ít nhất là giảm quy mô hoạt động. Milan như thể là trung tâm của khu vực bị phong tỏa, mặc dù không phải vậy”.
COVID-19 bắt đầu khiến nền kinh tế của Ý gặp khó khăn kể từ tháng 1/2020, khi hai khách du lịch Trung Quốc ở Rome được xác nhận nhiễm virus corona, khiến chính phủ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cấm các chuyến bay giữa Ý và Trung Quốc.
Khu vực Bologna và Veneto, nơi báo cáo phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh, nằm trong số những khu vực giàu có nhất ở Ý và chiếm từ 25% đến 30% GDP của đất nước.
“Yếu tố chính và cũng đáng lo ngại nhất là nguồn cung, cụ thể là, mọi người sẽ không đi làm và do đó sản lượng sẽ thấp hơn bình thường”, ông Francesco Giavazzi, giáo sư kinh tế tại Đại học Bocconi cho biết. “Thương mại cũng đã bị gián đoạn, các sản phẩm không được chuyển đến nơi cần đến”.
Enrico Giovannini, một nhà kinh tế và giáo sư tại trường đại học Tor Vergata ở Rome cho hay khả năng hạn chế thiệt hại từ dịch COVID-19 của nước Ý chủ yếu phụ thuộc vào phản ứng chính trị. Ông nói: “Dịch virus corona đến vào thời điểm mà các doanh nghiệp đang rất thận trọng. Bên cạnh đó, nền kinh tế bị tác động ngay lập tức bởi sự hủy bỏ các sự kiện văn hóa và thể thao, cũng như cắt giảm dịch vụ xe lửa. Phản ứng chính trị mạnh mẽ, đặc biệt là liên quan đến các chính sách tài khóa, sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc đối phó với cú sốc kinh tế”.

M trng pht 13 nước vì h tr chương trình tên la Iran

Chính quyền Mỹ hôm 25/2 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 13 pháp nhân và cá nhân nước ngoài ở Trung Quốc, Iraq, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vì đã hỗ trợ chương trình tên lửa Iran.
Reuters dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết biện pháp trừng phạt mới có hiệu lực đối với 3 công ty Trung Quốc, 1 cá nhân Trung Quốc và 1 công ty Thổ Nhĩ Kỳ.
Cá nhân Trung Quốc bị trừng phạt là Luo Dingwen. Ba công ty Trung Quốc cũng nằm trong danh sách là: dịch vụ doanh nghiệp Baoding Shimaotong Enterprises Services, công ty công cụ Gaobeidian Kaituo Precise Instrument và công ty xuất nhập khẩu Wuhan Sanjiang Import and Export.Công ty Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ áp lệnh trừng phạt là công ty thương mại công nghiệp Eren Carbon Graphite Industrial Trading.

Dịch châu chấu đang tàn phá châu Phi


HÌnh ảnh Thứ trưởng Bộ Y tế Iran, Iraj Harirchi (người bên trái) và nạn châu chấu ở Kenya 
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết, dịch châu chấu đã tàn phá nhiều vùng ở Đông Phi và dịch này bắt đầu vươn tới Congo và Uganda, hai quốc gia thuộc miền trung châu Phi. Thiệt hại do châu chấu khiến Liên Hợp Quốc phải tăng mức viện trợ cho châu Phi từ 76 triệu đô la lên 135 triệu đô la, Fox News đưa tin hôm thứ Ba (25/2).
Những con châu chấu theo luồng gió đã tới được phía tây của hồ Albert, nằm giữa hai nước Uganda và Congo, vào thứ Sáu tuần trước, đánh dấu lần đầu tiên những con côn trùng phàm ăn được nhìn thấy ở hai quốc gia Trung Phi kể từ năm 1944.
Chính phủ Uganda hôm thứ Ba cho hay, họ đang cố gắng kiểm soát dịch châu chấu và sẽ cần nhiều nguồn lực hơn cho việc này. Các binh sĩ Uganda diệt châu chấu bằng cách sử dụng máy xịt thuốc diệt côn trùng cầm tay, trong khi các chuyên gia cho biết phun xịt từ trên không là biện pháp kiểm soát châu chấu hiệu quả duy nhất.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng châu chấu nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể sinh sôi rất nhanh và tăng số lượng của chúng lên gấp 500 lần vào tháng Sáu.

Số người nhiễm COVID-19 ở Ý vọt trên 300, Hàn Quốc thêm 169 ca nhiễm mới


Tính đến sáng nay (26/2), thế giới có 80.997 ca nhiễm, 2.764 người chết vì virus corona chủng mới (COVID-19), theo Worldometers.

Trung cộng ghi nhận tổng cộng 78.064 ca nhiễm, với 406 ca nhiễm mới, thêm 52 ca tử vong.
Hàn Quốc thêm 169 người nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.146, với 12 ca tử vong.
Số ca nhiễm ở Ý tăng vọt lên hơn 300 người. Theo Financial Times (26/2), phần lớn các ca nhiễm và tử vong ở Ý tập trung ở khu vực Lombardy và Veneto, những vùng chiếm 1/3 sản lượng cho nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro và khoảng một nửa xuất khẩu cả nước. 
Dịch bệnh đã lây lan sang 42 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thậm chí một tàu du hành quốc tế Diamond Princess neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản cũng thành một điểm thống kê riêng.

Số ca nhiễm mới ngoài Hồ Bắc, và trên thế giới (nguồn: https://twitter.com/jodigraphics15).
Quốc gia/Vùng lãnh thổ: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Hàn Quốc: 1.146 / 12
Nhật Bản: 852 / 5 (trong đó Dimond Princess: 691/ 4).
Italy: 323 / 11

Singapore: 91 / 0
Hồng Kông: 85 / 2
Mỹ: 57 /0
Iran: 61 / 12
Thái Lan: 37 /0
Đài Loan: 31 / 1
Úc: 22 / 0
Malaysia: 22 / 0
Đức: 18 / 0
Việt Nam: 16 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 13 / 0
Pháp: 14 / 1
Ma Cao: 10 / 0
Canada: 11 / 0
Anh Quốc: 13 / 0
Philippines: 3 / 1
Áo: 2 / 0
Israel: 2 / 0
Ấn Độ: 3 / 0
Kuwait: 11 / 0
Nga: 2 / 0
Tây Ban Nha: 9 / 0
Oman: 4 / 0
Afghanistan: 1 / 0
Algeria: 1 / 0
Bahrain: 23 / 0
Iraq: 5 / 0
Bỉ: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Croatia: 1 / 0
Ai Cập: 1 / 0
Phần Lan: 1/ 0
Lebanon: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
Sri Lanka:1 / 0
Thụy Điển: 1 / 0
Thụy Sĩ: 1 / 0
Brazil: 1 / 0.

 

Costa Rica: tranh chp đất, thêm mt th lĩnh b sát hi

Một thủ lĩnh người bản địa ở Costa Rica đã bị sát hại vào tối thứ Hai (24/2) trong một cuộc tranh chấp đất đai dữ dội giữa nhóm sắc tộc bản địa với nhóm người mới, cảnh sát nói với Reuters hôm thứ Ba.
Yehry Rivera, một thủ lĩnh của dân tộc Broran, đã chết vì những vết thương do súng bắn ở vùng Terraba, một năm sau vụ sát hại một thủ lĩnh thổ dân khác ở khu vực Salitre lân cận, cảnh sát cho biết.
Ông Rivera bị giết trong khi ông cố gắng yêu cầu nhóm người chiếm một phần đất được nhà nước cấp cho thổ dân, nhà chức trách địa phương nói.
Tổng thống Costa Rica, Carlos Alvarado, đã lên án vụ việc và bày tỏ sự hối tiếc về các hành động bạo lực trong khu vực xảy ra tranh chấp đất.

Th trưởng B y tế Iran nhim SARS-COVID-2

Thứ trưởng Bộ Y tế Iran, Iraj Harirchi, hôm thứ Ba (25/2), thừa nhận rằng ông bị dương tính với virus SARS-COVID-2, theo Business Insider.
Ông Iraj Harirchi tỏ ra mệt mỏi khi xuất hiện trong một cuộc họp báo vào hôm thứ Hai để thông báo cho giới truyền thông về tình hình dịch COVID-19 ở Iran. Cuộc họp báo được tổ chức nhằm xua tan tin đồn rằng Iran giấu diếm thông tin về dịch.
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 22:45 GMT, ngày 25/2, Iran đã có 16 người tử vong vì chủng mới của virus corona và 95 người nhiễm loại virus nguy hiểm này, trong đó có 25 người được ghi nhận đã hồi phục.

Thiếu tin, chính ph Cuba bán xe hơi cũ

Reuters đưa tin, vì thiếu tiền mặt, chính phủ Cuba hôm thứ Ba (25/2), lần đầu tiên, đã quyết định bán các loại xe hơi qua sử dụng tại một cửa hàng duy nhất ở thủ đô Havana.
Vào năm 2014, chính phủ Cuba lần đầu tiên hợp pháp hóa việc mua bán xe hơi được sản xuất sau cuộc cách mạng năm 1959. Hiện tại chính quyền Cuba vẫn duy trì sự độc quyền trong ngoại thương và bán lẻ. 
Trước đây, những chiếc xe mới và đã qua sử dụng ở Cuba có giá cao hơn bốn lần so với giá xuất xưởng. Chính phủ Cuba cho biết họ sẽ giảm giá 10% so với giá cũ khi mở thêm cửa hàng bán xe.
Nền kinh tế Cuba đang trải qua một cuộc khủng hoảng thanh khoản, một phần do việc Mỹ thắt chặt các lệnh cấm vận thương mại với nước này, đặc biệt dưới thời Trump, Hoa Kỳ cho rằng Cuba ủng hộ chính phủ thiên tả ở Maduro ở Venezuela nên các biện pháp cấm vận đối với Havana đã được đẩy lên cao hơn.

 
Nguyễn thị Cỏ May: Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trử
An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng  và hung hản.  Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần. Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẫn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top