COVID-19: Mỹ chuẩn bị 4.000 tỷ hỗ trợ kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và bộ trưởng Tài Chính trả lời họp báo tại Nhà Trắng, Washington, 17/03/2020. REUTERS - Jonathan Ernst
Phát biểu trên đài truyền hình Fox News ngày 22/03/2020, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo chuẩn bị một kế hoạch kích cầu trị giá 4.000 tỷ đô la, tương đương với 20 % GDP của Mỹ để cứu nguy kinh tế, khắc phục hậu quả Covid-19 gây nên.
Theo giải thích của bộ trưởng Mnuchin, chính phủ Mỹ « phối hợp với Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang để có thể huy động được đến 4.000 tỷ đô la nhằm hỗ trợ kinh tế (…). Trong tình huống khẩn cấp hiện tại, Federal Reserve có thể cấp tín dụng kể cả cho các doanh nghiệp tư nhân ».
4.000 tỷ đô la tương đương với 1 phần 5 GDP của cả nước Mỹ. Covid-19 đe dọa nhiều doanh nghiệp Mỹ, đứng đầu là ngành hàng không dân dụng, khách sạn, và kể cả lĩnh vực giải trí.
Washington lo ngại virus corona cướp đi việc làm của hàng chục triệu người lao động Mỹ nhất là khi tiêu thụ bị chựng lại, vì đã có gần 100 triệu dân Hoa Kỳ bị kêu gọi ở trong nhà, giới hạn các sinh hoạt hàng ngày. Cũng trong cuộc nói chuyện trên Fox News, ông Steven Mnuchin thông báo chính quyền Trump sẽ cấp cho mỗi người dân Mỹ 1000 đô la để khuyến khích tiêu thụ, trẻ em được 500 đô.
Boeing cầu cứu chính phủ Mỹ
Ảnh minh họa : máy bay Boeing 737 Max Hoa Kỳ GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP/File
(RFI) Vận xui chưa buông tha với Boeing. Vào lúc dịch virus corona đang tiếp tục lây lan tại Mỹ, làm hơn 340 người chết, và gần 26.750 người bị nhiễm, chính quyền nhiều bang ra lệnh phong tỏa, hãng máy bay hàng đầu của Mỹ - Boeing, ngày thứ Sáu 20/03/2020, cầu cứu chính phủ, đồng thời thông báo ngưng chia cổ tức và ngừng mọi chương trình mua lại cổ phiếu cho đến khi có lệnh mới.
Theo AFP, ông David Calhoun – tổng giám đốc và ông Larry Kellner – chủ tịch hội đồng quản trị còn tạm ngưng tiền thưởng của mình cho đến cuối năm. Ông Calhoun, 62 tuổi, trở thành lãnh đạo hãng Boeing từ ngày 13/01/2020, thay ông Dennis Muilenburg, bị sa thải hồi tháng 12/2019, lẽ ra sẽ được trả mức lương cơ bản 1,4 triệu đô la.
Trên nguyên tắc, ông sẽ được trả thêm 7 triệu đô la nếu như ông thuyết phục được Cơ quan quản lý hàng không dân dụng dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay, ban hành ngày 13/03/2019 đối với loại Boeing 737 MAX sau hai vụ tai nạn hàng không làm 346 người thiệt mạng.
Uy tín đã bị tổn hại vì vụ tai tiếng 737 MAX, giờ đây lại cộng thêm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, làm nhiều hãng hàng không phải tạm ngưng việc nhận hàng hay hoãn các đơn đặt hàng mới, và làm hãng Boeing thêm khó vực dậy. Boeing đề nghị chính quyền liên bang hỗ trợ 60 tỷ đô la và chuỗi cung ứng nhằm tránh bị phá sản dây chuyền và sa thải ồ ạt.
Lời cầu cứu này đang gây chia rẽ chính quyền Washington. Nhiều cầu hỏi đang đặt ra: Có nên cứu trợ hãng này bằng tiền đóng thuế của dân hay không? Nếu có, dưới những hình thức nào?
Các hãng chế tạo máy bay khác của Mỹ như Lockheed Martin hay Northrop Grumman có thể đang thu hút sự chú ý và đang làm dấy lên nhiều lời đồn thổi trên thị trường.
covid-19 làm đảo lộn các chiến dịch quân sự mỹ
Vẫn theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper trả lời kênh truyền hình Mỹ hôm thứ Sáu 20/03/2020 cho biết các chiến dịch quân sự của Mỹ trên thế giới trong thời gian sắp tới có thể sẽ có những thay đổi.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tạm ngưng rút 5.000 binh sĩ về nước theo như các thỏa thuận ban đầu với phe Taliban. Tại Irak và Syria, các chương trình huấn luyện binh sĩ cũng sẽ bị ngưng và cho hồi hương một số chuyên gia đào tạo. Các chương trình tập trận chung như với Hàn Quốc, tại châu Phi hay cuộc tập trận lớn Defender-20 với châu Âu hoặc bị hủy, hoặc bị giảm quy mô.
Binh sĩ Mỹ được lệnh ở trong trại, và bị cấm mọi di chuyển quốc tế, từ việc đi du lịch ở nước ngoài hay về nước thăm gia đình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định: “Nhiệm vụ số một đối với quân đội Mỹ vẫn là bảo đảm việc bảo vệ người dân Mỹ, bảo vệ đất nước và các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài.”
Covid-19 : Vì sao tỷ lệ tử vong tại Đức cực thấp ?
Một điểm xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19, quận Reinickendorf, Berlin, ngày 23/03/2020. REUTERS - FABRIZIO BENSCH
(RFI) Với hơn 22.670 ca nhiễm, nước Đức đứng hàng thứ 4 trên thế giới bị ảnh hưởng nặng dịch virus corona đứng sau Trung Cộng , Ý và Tây Ban Nha. Nhưng ở Đức chỉ có 94 ca tử vong thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Pháp (672 người), Ý (5.476), Tây Ban Nha (1.772) hay Trung Cộng (3.270). Chiến lược « chủ động đối mặt với dịch bệnh » đã giúp Đức tạm thời dễ dàng đối phó với dịch bệnh.
Nhìn những số liệu do Viện Sức Khỏe Cộng Đồng Robert-Koch của Đức công bố mỗi sáng, và so sánh với các nước bị dịch bệnh hoành hành nặng nề nhất, quả thật tỷ lệ tử vong vì virus corona mới tại Đức là cực thấp : 0,3% so với mức 3,6% ở Pháp, 4% tại Trung Cộng và 8,5% của Ý.
Vì sao như vậy ? Báo Le Monde (21/03/2020) đưa ra ba giải thích chính.
Thứ nhất, Đức tiến hành chẩn đoán và xét nghiệm Covid-19 sớm theo đà lây lan của dịch bệnh. Chỉ riêng trong tuần 02/3, trong khi vẫn chưa có ca tử vong nào, Đức đã cho tiến hành xét nghiệm 35.000 người và hơn 100.000 người trong tuần kế tiếp. Giờ đây, theo viện trưởng viện Robert-Koch, nước Đức có thể tiến hành xét nghiệm 160 ngàn người/tuần, tương đương với con số tại Ý hiện nay.
Cách biệt về độ tuổi trung bình người bệnh là điểm khác biệt thứ hai so với Ý. Phần đông những bệnh nhân phát hiện dương tính ở Ý là người cao tuổi và đã có bệnh nền. Tại Đức, số người nhiễm bệnh trẻ tuổi hơn so với Ý và ít có vấn đề sức khỏe. Độ tuổi trung bình của người bệnh tại Ý là 63, trong khi ở Đức là 47. Phần lớn nạn nhân của virus corona là người già, do vậy việc phát hiện dương tính ở một số đông người trẻ tuổi cũng giải thích phần nào vì sao cho đến lúc này tỷ lệ tử vong vẫn cực thấp ở Đức.
Cuối cùng là tăng viện khả năng y tế. Trái với thái độ chủ quan và có phần xem nhẹ dịch bệnh như thừa nhận những ngày gần đây của một số chuyên gia của Pháp trên các kênh truyền thông, giới chức Y tế Đức hiểu rằng tỷ lệ tử vong vì dịch Covid-19 sẽ sớm tăng vọt, nhưng không biết sẽ tăng đến đâu. Chính vì vậy, chính quyền Berlin chủ động tăng cường thêm 28.000 giường bệnh, tức ở mức 6 giường/1.000 cư dân. Với tỷ lệ này, Đức xếp hàng thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Hàn Quốc, bỏ xa Pháp (3,1/1.000 dân, xếp hàng thứ 19) hay Ý (2,6 cho 1.000 người, xếp thứ 24), đồng thời thông báo trưng dụng khách sạn hay các trung tâm hội nghị để thiết lập các cơ sở chăm sóc tăng cường.
Chìa khóa quan trọng thứ hai trong bước cuối này là số lượng máy trợ thở. Chính phủ Đức đã chủ động đặt mua 10 ngàn máy. Chỉ có điều, lượng thiết bị này chủ yếu sẽ được giao dần vào cuối năm, đây chính là điểm khiến cho giới Y tế Đức băn khoăn.
Một bài học đáng suy ngẫm cho Pháp, Ý và Tây Ban Nha ?
Thủ tướng Đức đi cách ly vì tiếp xúc người nhiễm virus Vũ Hán
Hôm Chủ nhật (22/3), ngay sau khi công bố các biện pháp mới để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 cho nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã đi cách ly vì một bác sĩ từng tiếp xúc với bà gần đây cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, theo Fox News.
Người phát ngôn của bà Merkel, ông Steffen Seibert, cho biết, nữ thủ tướng 65 tuổi đã được tiêm vắc-xin phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn vào thứ Sáu. Tuy nhiên bác sĩ tiêm vắc-xin cho bà Merkel sau đó có kết quả dương tính với nCoV.
Ông Steffen nói bà Merkel đã được thông báo về kết quả xét nghiệm của bác sĩ này ngay sau khi tổ chức một cuộc họp báo vào Chủ nhật công bố các biện pháp mới để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Ông Seibert cho biết thêm rằng Thủ tướng Merkel sẽ trải qua “các xét nghiệm thường xuyên” trong những ngày tới và làm việc ở nhà trong thời gian cách ly.
Đức cấm tụ tập hai người trở lên
Hôm Chủ nhật (22/3), chính phủ Đức đã tăng cường thêm các biện pháp dập dịch COVID-19 bằng việc cấm tụ tập từ hai người trở lên, Fox News đưa tin.
Chỉ có những người trong cùng gia đình và những người thuê chung nhà mới là các đối tượng được miễn trừ khỏi lệnh cấm này, Thủ tướng Angela Merkel cho biết, theo Bloomberg News.
Tính tới hết ngày Chủ nhật, nước Đức có 24.852 người nhiễm virus Vũ Hán (tăng 2.488 so với 24 giờ trước đó), trong đó có 94 người tử vong, 23 bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch, 266 người đã hồi phục. So với các quốc gia khác đang là tâm dịch của châu Âu ở thời điểm hiện tại, Đức có số người chết/số người tử vong ở mức thấp.
Số người chết vì COVID-19 tăng cao,
Ý cấm đi lại trong nước
Vào Chủ nhật (22/3), Ý đã cấm người dân di chuyển giữa các địa phương trong nước nhằm làm chậm sự lây lan của virus Vũ Hán, khi số người chết vì loại virus nguy hiểm ở nước này tăng thêm 651 người, nâng số người tử vong lên 5.476, trong tổng số 59.138 người nhiễm bệnh, theo Reuters.Trước đó chính phủ Ý cũng đã đưa ra các biện pháp nhằm giữ tối đa người dân trong nhà để tránh lây lan virus nCoV, như việc hạn chế các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, trong đó ngành công nghiệp xe hơi, trang trí nội thất và may mặc bị nhắm mục tiêu.
Số người chết vì virus Vũ Hán ở Ý hiện đã vượt xa con số 3.261 người chết ở Trung Cộng , nơi khởi phát đại dịch COVID-19, mặc dù số người nhiễm bệnh ở nước này vẫn thấp hơn nhiều so với số 81.054 người nhiễm bệnh của quốc gia Đông Á.
Trong một video được đăng vào tối thứ bảy trên Facebook, Thủ tướng Ý Conte nói rằng, đất nước ông đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Linh Mục Ý khoác lại áo Bác Sĩ
để trợ giúp y tế tại trung tâm Covid-19
Báo Gazzeta di Reggio Emilia và các báo địa phương khác đã tường thuật quyết định của cha Alberto Debbi, 44 tuổi, cha sở giáo xứ Correggio thuộc tỉnh Modena của Ý. Ngày 18/03, cha Debbi trở lại phòng bệnh của bệnh viện ở Sassuolo để trợ giúp y tế tại khoa phổi, trung tâm Covid-19 ở khu vực Modena, cho đến cuối tháng Tư. Cha tạm cất chiếc áo dòng đen của linh mục vào tủ để mặc chiếc áo choàng của bác sĩ và phụ giúp điều trị cho những người bị nhiễm virus corona.
Trước khi vào chủng viện, cha Debbi đã học Y khoa tại bệnh viện đa khoa của tỉnh Modena và tốt nghiệp bác sĩ năm 2001, chuyên ngành các bệnh về hô hấp.
Cha đã làm việc tại khoa phổi ở bệnh viện Sassuolo gần 7 năm, nơi cha trở lại để trợ giúp trước tình trạng khẩn cấp này.
Năm 2018 cha được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm làm đại diện của tổ chức mục vụ ở Correggio.
Bàn thờ của tôi lúc này chính là giường của người bệnh
Cha Debbi đã gửi một tin trên Facebook để giải thích với các tín hữu về chọn lựa của mình:
“Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Từ thứ Tư (18/03) tôi sẽ lại bắt đầu (tạm thời) nghề bác sĩ tại bệnh viện Sassuolo, ở khoa phổi, trung tâm Covid-19.
Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn khó khăn và đau khổ này, đây cũng là một cách để ‘bẻ chính mình ra’ và sẵn sàng phục vụ với mọi thứ chúng ta có. Nó đã là một phần của tôi, vẫn còn sống động, và bây giờ hơn bao giờ hết, nó thúc đẩy tôi phải dấn thân.
Tôi cảm ơn Đức cha và cha Sergio đã cho tôi cơ hội để làm điều đó. Ngay cả khi ‘xa cách hơn một chút’ tôi vẫn có thể tiếp xúc bằng điện thoại di động và những cách khác ...
Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và cử hành Thánh lễ cho tất cả anh chị em. Bây giờ, như một người bạn đã nói với tôi, bàn thờ của tôi lúc này chính là giường của người bệnh. Tôi chào tất cả mọi người! Can đảm lên!”.
(Avvenire 17/03/2020)
Cuộc chiến truyền thông Mỹ – Trung
Cuộc chiến truyền thông ngày càng leo thang giữa hai siêu cường cho thấy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang trong trạng thái căng thẳng, mặc dù hai nước đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và Tổng thống Trump luôn khẳng định rằng, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình là bạn của ông.
Trong một động thái mới nhất, theo hãng Fox News, vào ngày 20/3, Bắc Kinh đã yêu cầu ít nhất 7 công dân Trung Cộng không được làm việc tại các hãng truyền thông của Mỹ. Theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ), các nhân viên người Trung Cộng làm việc cho tờ The New York Times, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và hai hãng truyền thông khác của Mỹ ở Trung Cộng phải nghỉ việc.
“Trung Cộng dường như quyết tâm bóp nghẹt các hoạt động thu thập tin tức của các hãng truyền thông lớn ở Hoa Kỳ tại Bắc Kinh lần này, bằng các biện pháp trừng phạt đối với nhân viên là người Trung Cộng . Hành động này sẽ không ngăn được tình trạng ăn miếng trả miếng đang diễn ra giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, và có thể leo thang. Trung Cộng nên ngừng cố gắng kiểm soát và đe dọa các văn phòng tin tức nước ngoài và cho phép họ thuê nhân viên Trung Cộng một cách tự do và trực tiếp”, Steven Butler, Điều phối viên chương trình châu Á của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho biết.
Động thái này được đưa ra sau khi Trung Cộng tuyên bố vào ngày 17/3 rằng, họ đã cho hơn một chục nhà báo Hoa Kỳ của tờ The New York Times, Washington Post, Wall Street Journal, Tạp chí Time Magazine và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) 10 ngày để rời khỏi Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu chi nhánh của các tờ báo này ở Trung Cộng phải báo cáo thông tin về nhân viên, tài chính, hoạt động và bất động sản của họ ở nước này. Đây được cho là hành động đáp trả Hoa Kỳ khi nước này liệt 5 hãng truyền thông thuộc nhà nước Trung Cộng là “các cơ quan ngoại giao”.
Cụ thể, vào đầu tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt 5 hãng truyền thông nhà nước Trung Cộng vào dạng “các cơ quan ngoại giao”, đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên người Trung Cộng của các hãng truyền thông này tại Mỹ.
Một quan chức Mỹ đã chỉ rõ các hãng truyền thông Trung Cộng , bao gồm Tân Hoa Xã và Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Cộng , là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ). Vào thời điểm đó, các quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ cho biết, những hành động này là nhằm đáp trả Bắc Kinh vì đã tiếp tục thực hiện việc “đe dọa nhằm bịt miệng các nhà báo của một nền báo chí tự do và độc lập”.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào ngày 5/3 nói rằng, Washington sẽ có động thái “tương xứng” nếu Bắc Kinh tiếp tục gây khó dễ cho các nhà báo Mỹ tại Trung Cộng : “Trong trường hợp ĐCSTQ áp đặt sự giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo độc lập và hoạt động trên phạm vi quốc tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả để có đi có lại”.
“Một nền báo chí tự do giúp vạch trần tham nhũng và bảo vệ người dân khỏi sự che đậy, cũng như giúp thế giới hiểu được suy nghĩ của ĐCSTQ”, ông Pompeo nói về ý nghĩa của tự do báo chí, và cảnh báo rằng việc kiểm duyệt báo chí của lực lượng cầm quyền ở Trung Cộng “có thể gây ra hậu quả chết người”.
Cuộc chiến truyền thông giữa hai siêu cường diễn ra trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành ở nhiều quốc gia và đến nay đã gây ra cái chết cho hàng ngàn người trên thế giới. Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã gọi chủng virus hiện đang gây khốn khổ cho nhiều người là “virus Trung Cộng ”. Khi được chỉ ra rằng cách gọi đó thể hiện thái độ “phân biệt chủng tộc”, ông cho biết: “Không hề phân biệt chủng tộc. Không, hoàn toàn không. Bởi vì nó bắt nguồn từ Trung Cộng . Đó là lý do. Tôi muốn nói thật chính xác”.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 19/3 ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói rằng hành động che giấu thông tin về dịch bệnh của Trung Cộng đã khiến cả thế giới phải chịu cái giá quá đắt khi giờ đây, dịch bệnh đang bùng phát khắp nơi trên thế giới, và lẽ ra “Nó đã có thể bị chặn lại ở ngay nơi mà nó bắt đầu” vào hồi tháng 12/2019 tại Vũ Hán.
Thượng Nghị sĩ Mỹ đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán
Theo Reuters, thông báo hôm 22/3 của Văn phòng Thượng Nghị sĩ Rand Paul cho biết, Thượng Nghị sĩ đã cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, trở thành thành viên đầu tiên của Thượng viện Mỹ nhiễm COVID-19.
Theo Tuyên bố từ văn phòng của Thượng nghị sĩ, dù không có các triệu chứng, ông Paul vẫn được xét nghiệm vì ông từng đi tới nhiều nơi.
Theo VOA, thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Thượng viện Mỹ đang cân nhắc một gói ứng cứu kinh tế lớn.
Nga dùng điện thoại di động theo dõi những người có nguy cơ mắc bệnh
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm thứ Hai (23/3) đã cho giới chức 5 ngày để phát triển một hệ thống theo dõi những người đã tiếp xúc với bất kỳ ai nhiễm virus Vũ Hán bằng cách sử dụng dữ liệu định vị địa lý của điện thoại di động.Điện Kremlin nói rằng biện pháp này là hợp pháp và là một phần trong một loạt các biện pháp mà Nga đang thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Biện pháp này sẽ truy tìm “công dân có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus corona mới trên cơ sở thông tin từ các nhà khai thác di động về việc định vị địa lý của điện thoại di động của một người cụ thể, cho phép công dân được thông báo (qua điện thoại) nếu họ đã tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới…”, Reuters trích dẫn văn bản ngày 23/3.
Giáo hoàng Francis dự định ban phép lành sớm
Tờ The Hill hôm nay thông tin, Giáo hoàng Francis hôm Chủ nhật (22/3) công bố sẽ ban phước lành “Urbi et Orbi” vào ngày thứ Sáu tuần này (27/3), trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây nhiễm cho hàng trăm ngàn người.
“Urbi et Orbi” là cử chỉ ban phép lành của Giáo hoàng cho thành phố Roma và thế giới vào những dịp trọng đại. Nghi lễ thường được thực hiện từ ban công của Vương cung Thánh đường Thánh Pedro. Theo truyền thống Giáo hội, cử chỉ này chỉ xuất hiện trong dịp Giáng sinh và Phục sinh.
Hãng Reuters cho hay, Giáo hoàng đưa ra thông báo của mình từ bên trong Vatican và theo phương thức trực tuyến.
TT Maduro nói Venezuela sẽ nhận viện trợ nhân đạo từ Trung Cộng và Nga
Reuters cho hay, Tổng thống Nicolas Maduro hôm Chủ nhật (22/3) đã công bố một loạt các biện pháp kinh tế nhằm giải quyết vấn đề tài chính phát sinh do sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán tại đất nước, bao gồm cấm sa thải đồng thời hoãn thanh toán tiền thuê nhà và thanh toán tín dụng.Nước này xác nhận có 77 ca nhiễm virus corona chủng mới và không có ca tử vong. Chính phủ Venezuela đã ban bố tình trạng báo động, áp dụng cách ly cả tháng toàn đất nước.
Ông Maduro cho biết, các quan chức Venezuela tuần này sẽ gặp các quan chức Trung Cộng và Venezuela sẽ nhận được hỗ trợ nhân đạo từ cả Trung Cộng và Nga, sau khi 130 bác sĩ Cuba đến nước này vào tuần trước.
Nữ diễn viên Sophia Myles cho biết
cha cô đã qua đời vì viêm phổi Vũ Hán
Tờ ET online ngày 22/3 cho biết, nữ diễn viên Sophia Myles đã chia sẻ câu chuyện về “thực tế khắc nghiệt” của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây lan trên toàn cầu.Nữ diễn viên cho biết trong hôm 21/3 rằng, cha của cô đã qua đời vì virus chỉ hơn một tuần sau khi mắc bệnh. Cô đã chia sẻ lên Twitter tin tức đau lòng với bạn bè và những người đang theo dõi bệnh tình của cha mình.
“Peter Myles đã YÊN NGHỈ ️”, cô viết. “Cha thân yêu của tôi đã qua đời chỉ vài giờ trước. Virus Corona đã mang ông ấy đi”.
Croatia: Động đất mạnh trong bối cảnh dịch bệnh
Một trận động đất lớn đã xảy ra gần thủ đô Zagreb của Croatia vào Chủ nhật (22/3), làm một thiếu niên bị thương nặng trong một tòa nhà bị sập ở trung tâm thành phố, theo Reuters.Có 16 người khác bị thương, trong đó 1 trẻ vị thành niên khác bị thương nặng. Trận động đất mạnh 5,3 độ richter đã gây ra hỏa hoạn, mất điện ở nhiều khu vực của thủ đô Zagreb và làm sụp đổ khoảng 70 ngôi nhà.
Chính quyền cảnh báo người dân không nên đi lại gần các tòa nhà và cẩn thận với những mảnh vỡ rơi do gió mạnh. Họ cũng kêu gọi người dân giữ khoảng cách để tránh lây lan virus Vũ Hán.
“Hiện tại, chúng ta đang chiến đấu với hai kẻ thù, một là vô hình và một là không thể đoán trước”, Bộ trưởng Nội vụ Croatia, Davor Bozinovic, nói. Cho đến nay, Croatia đã báo cáo 254 trường hợp nhiễm COVID-19 và một trường hợp tử vong vì loại virus đến từ Trung Cộng .
Colombia: Bạo loạn trong tù: 23 người thiệt mạng
Vào cuối ngày thứ Bảy (21/3), một nhà tù ở thủ đô Bogota của Colombia đã xảy ra bạo động khiến 23 tù nhân chết và 83 người bị thương, Bộ trưởng Tư pháp Colombia cho biết thông tin hôm Chủ nhật. Reuters cho hay, các tù nhân bạo động vì không chấp nhận điều kiện ăn ở trong tù.Trong số người bị thương có 32 tù nhân phải nhập viện, Bộ trưởng Tư pháp Margarita Cabello nói trong một video, trong khi 7 lính canh cũng bị thương, và 2 bảo vệ nhà tù đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Colombia, nước này có 132 nhà tù có sức chứa 81.000 tù nhân nhưng số người bị giam giữ hiện có tại các nhà tù này là 121.000 người.
Trại cách ly virus Vũ Hán ở Pakistan: ‘Không có trang thiết bị, thiếu cư xử nhân đạo’
Trong khu trại bụi bặm ở biên giới Pakistan với Iran, nơi có thời điểm đã giữ hơn 6.000 người, mùi hôi thối của mồ hôi trộn lẫn rác rưởi cùng phân người bay lơ lửng trong không khí. Không có nhà ở thực sự, chỉ có 5 người với một cái lều rách, không có phòng tắm, khăn tắm hoặc chăn. Tất cả tạo thành một mùi kinh khủng.
Đó là những mô tả của Hannah Ellis-Petersen và Shah Meer Baloch đăng trên The Guardian ngày 19/3, về một khu trại ở thị trấn Taftan thuộc tỉnh Balochistan được dùng làm một điểm cách ly dịch tễ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán từ nước láng giềng Iran, nơi đã trở thành một trong những ổ dịch toàn cầu.
Mohammed Bakir, người từng bị giữ ở trại trong 2 tuần, nói rằng, nó không khác gì “một nhà tù, một nơi bẩn thỉu nhất mà tôi từng ở trong đời”.
“Đây là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời tôi”, ông Bakir nói. “Chúng tôi bị đối xử như động vật. Không có cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như không có tính nhân đạo và mọi thứ lộn xộn. Họ đã không chuẩn bị, không có chỗ cho chúng tôi ngủ ngoại trừ những cái lều xiêu vẹo”.
Hàng ngàn người đã được giữ trong các khu vực gần nhau trong điều kiện nóng bức, tồi tàn ở Taftan, thậm chí không có biện pháp phòng ngừa cơ bản để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo các bác sĩ ở trại này, ngay cả những người có triệu chứng cũng không được kiểm tra hoặc cách ly, và thiếu hụt trầm trọng y bác sĩ cùng trang thiết bị y tế, thậm chí, một vài bác sĩ tại khu vực đã tự trả tiền cho các loại thuốc cần thiết. Mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức các cuộc phản kháng nổ ra giữa những người bị cách ly.
“Không có hoạt động kiểm dịch hay quy trình xét nghiệm nào là thỏa đáng cả”, một bác sĩ yêu cầu giấu tên cho biết.
“Trong 20 ngày đầu tiên, nhiều người có triệu chứng, nhưng không có xét nghiệm nào cả. Chúng tôi không có trang thiết bị xét nghiệm y tế trong ba tuần. Một bé trai đã được gửi đến [một] bệnh viện ở Quetta, đã cho kết quả xét nghiệm dương tính. Nhưng không có sự cách ly hoặc xét nghiệm cho bất cứ ai khác nữa”, vị bác sĩ nói.
“Có những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, viêm gan và các bệnh khác được cách ly trong 14 ngày nhưng dùng thuốc không đúng cách. Tình trạng của họ ở đó rất tệ và họ bị đối xử như động vật”.
Lỗ hổng biên giới Iran – Pakistan
Biên giới giữa Pakistan và Iran có chiều dài hơn 600 dặm và thường xuyên có các di chuyển đi lại giữa hai nước, đặc biệt là những cư dân thuộc người Hồi giáo Shia ở Pakistan, họ đi qua biên giới để tới Iran du lịch hành hương tôn giáo. Đây cũng là một tuyến thương mại quan trọng.Nhưng trong hai tuần qua, biên giới này đã trở thành một điểm nóng của bệnh độc virus Vũ Hán, với hàng chục ca lây nhiễm tăng lên mỗi ngày.
Pakistan đã báo cáo 302 người nhiễm bệnh, được xem là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất Nam Á.
Mặc dù các ca lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Iran đã bắt đầu gia tăng nhanh chóng kể từ vài tuần trước, chính phủ Pakistan chỉ chính thức đóng cửa chưa đầy một tuần trước.
Và biên giới này vẫn còn những lỗ hổng khi vào tối 17/3 có ít nhất 100 người hành hương đã vượt qua nó để vào Balochistan từ Iran, sau khi mua chuộc lính biên phòng.
Trong số những người bị giữ tại trại ở Taftan có Abid Hussain, người này đến từ vùng Gilgit-Baltistan thuộc thung lũng Nagar, và bị cách ly trong hai tuần sau khi trở về từ Iran.
“Tôi như thể được ra tù”, Hussain nói. “Họ gọi đó là cách ly y tế nhưng chúng tôi không rửa tay, không đeo khẩu trang hay bất kỳ thiết bị vệ sinh nào khác. Họ chỉ kiểm tra duy nhất vào buổi sáng, một bác sĩ đi vòng quanh đo thân nhiệt của mọi người. Tình trạng đó diễn ra trong 13 ngày. Mọi người đều muốn ra khỏi đó”.
Nhiều người ở Taftan đã được cho rời đi hoặc chuyển đến các cơ sở khác, nhưng vẫn còn 1.200 người ở lại.
Kiểm dịch lỏng lẻo
Hàng trăm người được cho là đang cách ly đã rời khỏi trại để đi mua sắm ở các chợ và cửa hàng địa phương, mua thức ăn và trở về trại mà không có bất kỳ sự kiểm tra nào.“Xung quanh những quầy hàng trái cây giống như cảnh tượng trong một phiên chợ thứ Sáu bận rộn được hoạt động bởi những người đáng lẽ bị cách ly trong trại”, một người chứng kiến cho biết.
Tình hình cũng tồi tệ không kém ở các bệnh viện ở Balochistan, tỉnh kém phát triển nhất và nghèo nhất Pakistan, nơi được giao nhiệm vụ đối phó với dịch bệnh.
Một bác sĩ tại bệnh viện ở Quetta cho biết, các nhân viên y tế đã từ chối điều trị hoặc thậm chí kiểm tra một cô gái trẻ có các triệu chứng của virus Vũ Hán, cô có người cha làm việc ở Trung Cộng vừa trở về. Cô gái được thông báo đã chết vài ngày sau đó.
Pakistan vốn có hồ sơ năng lực yếu kém trong khống chế dịch bệnh, là một trong hai quốc gia trên thế giới thất bại trong việc loại trừ bệnh bại liệt. Chính phủ nước này từng từ chối việc sơ tán 600 sinh viên Pakistan mắc kẹt ở tỉnh Vũ Hán, Trung Cộng , nơi đại dịch bắt đầu.
Virus corona: Trung Cộng và TGĐ WHO phải chịu trách nhiệm về đại dịch
Nhiều người chỉ trích lãnh đạo WHO quỵ lụy trước Trung Cộng . Ảnh chụp tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom (T) gặp chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020. Naohiko Hatta / AFP
(RFI) Giờ đây, gần 1 tỉ người trên hành tinh đang chịu cảnh phong tỏa. Con virus Vũ Hán đã làm cho gần 336.000 người bị lây nhiễm trên toàn thế giới, gần 15.000 người chết. The Hill nhấn mạnh, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm về đại dịch này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rốt cuộc cũng đã phải gọi nạn dịch virus corona chủng mới từ Vũ Hán, Trung Cộng nhanh chóng lan tràn trên toàn thế giới là « đại dịch ».
Giờ đây, gần 1 tỉ người trên hành tinh đang chịu cảnh phong tỏa. Con virus Vũ Hán đã làm cho gần 336.000 người bị lây nhiễm tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có gần 15.000 người chết. Câu hỏi đặt ra là tại sao WHO lại mất nhiều thời gian đến thế để hiểu được vấn đề mà nhiều viên chức ngành y tế và trong các chính phủ đã nhận ra từ rất lâu trước đó?
Hai tác giả Bradley A. Thayer, giáo sư đại học Texas-San Antonio và Hàn Liên Triều (Lianchao Han), phó chủ tịch tổ chức Lực lượng Công dân, trên tờ The Hill nhấn mạnh, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm về cách xử lý tệ hại trong đại dịch làm cho người chết như rạ này.
Tedros đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì diễn ra tại Vũ Hán và những nơi khác ở Trung Cộng . Sau khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng Giêng, ông tổng giám đốc WHO còn giúp Trung Cộng khỏa lấp sự trầm trọng, mức độ lây lan và tầm cỡ của nạn dịch virus corona chủng mới.
Ngay từ đầu, ông Tedros đã bênh vực Trung Cộng , bất chấp cách xử trí vô cùng tệ hại của Bắc Kinh trước nạn dịch siêu lây nhiễm này. Trong khi số trường hợp tử vong tăng vùn vụt, Tổ chức Y tế Thế giới phải mất nhiều tháng trời mới ra tuyên bố Covid-19 là đại dịch, cho dù các tiêu chí về lây nhiễm từ người sang người, tỉ lệ tử vong cao và đã lây lan khắp thế giới đều đã hội đủ.
Khi tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành một bước quan trọng để ngăn chận con virus Vũ Hán vượt qua biên giới Hoa Kỳ, với việc cấm du hành vào ngày 31 tháng Giêng, Tedros nói rằng cấm đoán đi du lịch các nơi và những hạn chế khác là không cần thiết cho việc chấm dứt nạn dịch. Rằng điều này có thể « làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, mà không có mấy lợi ích cho sức khỏe cộng đồng ». Ông ta cảnh báo, sự can thiệp vào vận chuyển và thương mại có thể gây hại cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng, và khuyên các nước khác không nên theo gương Hoa Kỳ.
Thay vì tập trung vào nỗ lực chống lại đại dịch trên toàn cầu, Tedros lại chính trị hóa cuộc khủng hoảng, và giúp cho Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm về một loạt những hành động sai trái trong việc giải quyết nạn dịch. Ông tổng giám đốc sử dụng phương tiện của WHO để bênh vực cho các hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Trung Cộng .
Chẳng hạn, từ khi phát hiện ra ca đầu tiên vào tháng 11 cho đến khi phong tỏa thành phố Vũ Hán, và ngay cả đến tận bây giờ, Trung Cộng vẫn gian trá về nguồn gốc và sự lây lan của con virus. Những ai cố gắng tìm hiểu sự thật đều bị bắt hoặc mất tích, những báo cáo và bài viết của họ trên mạng bị xóa sạch. Trung Cộng thông tin không đầy đủ và dối gạt thế giới, còn Tedros cũng tham gia nỗ lực này qua việc công khai ca ngợi « sự minh bạch » của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống nạn dịch lây lan.
Khi Tập Cận Bình ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Cộng gia tăng phát triển thuốc bằng cách sử dụng « đông y cổ truyền trên cơ sở thảo dược Trung Cộng phối hợp với tây y », tài liệu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới mang tên « Hỏi đáp về virus corona (Covid-19) » đã có sự thay đổi khéo léo.
Cư dân mạng Trung Cộng nhận ra có sự khác biệt giữa bản tiếng Hoa và bản tiếng Anh về danh sách những biện pháp không hiệu quả để chống con virus Vũ Hán. Phiên bản Anh ngữ liệt kê bốn loại hành vi : hút thuốc, mang nhiều lớp khẩu trang, dùng thuốc kháng sinh và thảo dược truyền thống. Nhưng trong bản tiếng Hoa không nêu ra việc sử dụng đông dược!
Gần đây Bắc Kinh hứa hẹn sẽ chi 20 triệu đô la để giúp Tổ chức Y tế Thế giới chống lại dịch virus corona, và ông Tedros đã cảm ơn Tập Cận Bình. Nhưng hai tác giả bài viết ghi nhận mối quan hệ giữa Trung Cộng và quê hương của ông Tedros là Ethiopia. Đất nước này nay được mệnh danh là « Tiểu Trung Cộng » của Đông Phi, vì đã trở thành đầu tàu lan tỏa ảnh hưởng Trung Cộng , và là mũi nhọn của Sáng kiến Vành đai & Con đường tại châu Phi. Trung Cộng đã đầu tư ồ ạt vào Ethiopia.
Tedros được bầu làm tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, mặc dù ông xuất thân từ ngành sinh học chứ không phải là bác sĩ, không hề có kinh nghiệm quản lý y tế toàn cầu. Nguyên là bộ trưởng y tế và ngoại trưởng Ethiopia, Tedros là thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF). Đảng chính trị này lên nắm quyền sau những biến động năm 1991 và bị cho vào cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu.
Sau khi trở thành người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros bị chỉ trích vì các nỗ lực để bổ nhiệm nhà độc tài Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí của WHO, bất chấp những vi phạm nhân quyền của tổng thống Zimbabwe và sự xuống dốc của hệ thống y tế nước này (bản thân ông Mugabe cũng phải sang Singapore chữa bệnh).
The Hill kết luận, đại dịch virus Vũ Hán đã chứng tỏ ông Tedros không phù hợp với chức vụ người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới. Bởi vì dưới sự lãnh đạo của ông, thế giới có thể đã mất đi cơ hội chặn đứng nạn dịch hoặc giảm bớt sự hoành hành của nó.
Giờ đây con số người nhiễm bệnh không ngừng tăng lên trên khắp thế giới và chẳng biết đến bao giờ mới dừng lại, nhiều quốc gia đã phải tự phong tỏa, nhiều người vô tội đã mất mạng vì thảm họa virus Vũ Hán. Với tư cách tổng giám đốc WHO, ông Tedros phải chịu trách nhiệm về sự quản lý tồi tệ của mình.
Về phía Trung Cộng thì ra sức tung hỏa mù để « viết lại lịch sử » về đại dịch virus Vũ Hán. Sau khi lan truyền giả thiết con virus này đến từ…Mỹ hay từ Nhật Bản, đến lượt nước Ý đang tang tóc bị tờ báo hung hăng nhất của đảng Cộng Sản Trung Cộng là Global Times đổ tội. Hôm 22/03/2020 tờ này viết: « Tại Ý có thể đã xuất hiện chứng viêm phổi không thể giải thích được vào đầu tháng 11 và 12/2019, rất đáng nghi là triệu chứng của Covid-19 ».
Chuyên gia Valérie Niquet bình luận trên Twitter: « Ý đã mở đường bay trực tiếp tới Vũ Hán, và cho phép công dân Trung Cộng đến Ý sinh sống và làm việc trong các nhà xưởng. Hiện nay có hơn 300.000 người Trung Cộng sống tại Ý, theo Fortune Magazine, và hơn 90% trong số đó làm trong ngành may mặc. Đó là lý do khiến tình hình miền bắc Ý trở nên tồi tệ nhất.
Và nay thì Trung Cộng bắt đầu đổ cho Ý là nơi có ca đầu tiên từ tháng 11. Vâng, có lẽ thế, trường hợp đầu tiên có thể được nhập khẩu từ Trung Cộng , thông qua việc làm ăn và thăm thân nhân giữa cộng đồng người Hoa đông đảo này với quê quán của họ ở Trung Cộng ».
Croatia: Động đất mạnh trong bối cảnh dịch bệnh
Một trận động đất lớn đã xảy ra gần thủ đô Zagreb của Croatia vào Chủ nhật (22/3), làm một thiếu niên bị thương nặng trong một tòa nhà bị sập ở trung tâm thành phố, theo Reuters.Có 16 người khác bị thương, trong đó 1 trẻ vị thành niên khác bị thương nặng. Trận động đất mạnh 5,3 độ richter đã gây ra hỏa hoạn, mất điện ở nhiều khu vực của thủ đô Zagreb và làm sụp đổ khoảng 70 ngôi nhà.
Chính quyền cảnh báo người dân không nên đi lại gần các tòa nhà và cẩn thận với những mảnh vỡ rơi do gió mạnh. Họ cũng kêu gọi người dân giữ khoảng cách để tránh lây lan virus Vũ Hán.
“Hiện tại, chúng ta đang chiến đấu với hai kẻ thù, một là vô hình và một là không thể đoán trước”, Bộ trưởng Nội vụ Croatia, Davor Bozinovic, nói. Cho đến nay, Croatia đã báo cáo 254 trường hợp nhiễm COVID-19 và một trường hợp tử vong vì loại virus đến từ Trung Cộng .
Colombia: Bạo loạn trong tù: 23 người thiệt mạng
Vào cuối ngày thứ Bảy (21/3), một nhà tù ở thủ đô Bogota của Colombia đã xảy ra bạo động khiến 23 tù nhân chết và 83 người bị thương, Bộ trưởng Tư pháp Colombia cho biết thông tin hôm Chủ nhật. Reuters cho hay, các tù nhân bạo động vì không chấp nhận điều kiện ăn ở trong tù.Trong số người bị thương có 32 tù nhân phải nhập viện, Bộ trưởng Tư pháp Margarita Cabello nói trong một video, trong khi 7 lính canh cũng bị thương, và 2 bảo vệ nhà tù đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Colombia, nước này có 132 nhà tù có sức chứa 81.000 tù nhân nhưng số người bị giam giữ hiện có tại các nhà tù này là 121.000 người.