ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 21/4
Quốc hội HOA KỲ đồng ý 500 tỉ đô la cứu trợ đại dịch
(Ngày 21/4) Các nhà lãnh đạo quốc hội và Tòa Bạch Ốc đồng ý gần 500 tỉ đô la hỗ trợ cho nền kinh tế bị thiệt hại vì virus corona, mang tổng số tiền phân phối để đối phó với cuộc khủng hoảng lên đến gần 3.000 tỉ đô la.Tổng thống Donald Trump thúc đẩy quốc hội thông qua nhanh chóng, dành việc trợ cấp cho các tiểu bang và địa phương bằng một luật khác.
“Tôi hoan nghênh thỏa thuận lưỡng đảng và hy vọng Thượng viện sẽ nhanh chóng thông qua một khi các nghị sĩ duyệt xét lại lần chót,” lãnh tụ khối đa số Cộng hòa, thượng nghị sĩ McConnell nói trong một tuyên bố.
Thỏa thuận cấp 321 tỉ đô la cho chương trình cho các doanh nghiệp nhỏ vay, 60 tỉ đô la cho chương trình cho vay tai họa khẩn cấp, cũng như 75 tỉ đô la cho các bệnh viện và 25 tỉ đô la cho việc xét nghiệm virus corona trên toàn quốc.
Thượng viện sẽ bỏ phiếu về kế hoạch này tối ngày 21/4 và Hạ Viện vào tuần này, hầu như chắc chắn là ngày 23/4.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội đã nói là tiến rất gần đến một thỏa thuận về một dự luật cấp thêm tiền để giúp các doanh nghiệp nhỏ, sau khi một ngân khoản sơ khởi 350 tỉ đô la nhanh chóng hết.
Dự luật đồng ý vào ngày 21/4 sẽ là thỏa thuận quan trọng thứ tư được thông qua vào lúc chính phủ liên bang tìm cách giảm bớt thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế cũng như cho cá nhân của đại dịch hiện đã giết chết hơn 42.000 người Mỹ và làm hơn 22 triệu người thất nghiệp.
Ông Trump nói ông ủng hộ những biện pháp này và yêu cầu các nhà lập pháp hành động nhanh chóng. Ôn nói đàm phán sẽ bắt đầu sau khi đã thỏa thuận thêm cứu trợ nữa trong đó có việc tài trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương để vực dậy từ việc mất lợi tức lớn lao do virus gây ra và chi tiêu về hạ tầng cơ sở mà phe Dân chủ đòi hỏi trong suốt cuộc khủng hoảng.
“Sau khi tôi ký luật, tôi sẽ bắt đầu thảo luận về Sáng kiến Luật kế tiếp với trợ cấp ngân sách cho Chính quyền Tiểu bang/Địa phương,” cũng như đầu tư hạ tầng cơ sở, Tổng thống Cộng hòa viết trên Twitter.
Trung Cộng: thế giới hãy lo chống dịch thay vì đòi bồi thường
Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung CộngHôm thứ Hai, Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi Washington ngừng lên án họ trong vấn đề dịch bệnh Covid-19, nói rằng Trung Cộng “cũng là một nạn nhân” của virus Vũ Hán, theo SCMP.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng , ông Cảnh Sảng, trong một phát biểu trước truyền thông đã đưa ra lời khuyên rằng cộng đồng thế giới nên đồng lòng chống dịch thay vì đổ lỗi hoặc yêu cầu bồi thường.
Ông Cảnh lưu ý, mọi người ở Mỹ nên hiểu rằng kẻ thù của họ là virus Vũ Hán chứ không phải Trung Cộng . “Trung Cộng đã bị virus tấn công và cũng là nạn nhân của virus này. Chúng tôi không phải là thủ phạm, cũng không phải là đồng phạm của virus”, ông Cảnh nói.
WHO khen Mỹ minh bạch thông tin về tình hình Covid-19
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gặp Tập Cận Bình vào tháng 1 tại Bắc Kinh sau khi tin đai dịch tại Vũ Hán không còn có thể che đậy được nữaTổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, hôm thứ Hai, nói rằng Hoa Kỳ đã minh bạch và không có gì “giấu giếm” trong hoạt động ứng phó với Covid-19, và rằng các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng vào nỗ lực của WHO, theo Reuters.
Ông Tedros đưa ra lời khen này sau khi Tổng thống Trump đình chỉ nguồn tiền Mỹ tài trợ cho WHO, chỉ trích tổ chức này thiên vị Trung Cộng và yếu kém trong cách phản ứng với dịch viêm phổi Vũ Hán.
Chính phủ Mỹ đã cử khoảng 15 nhân viên của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đến phối hợp chống dịch Covid-19 cùng với WHO từ tháng Một, bên cạnh hai quan chức chính phủ Mỹ làm việc dài hạn tại tổ chức này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Phải điều tra ĐCSTQ một cách toàn diện, chứ không chỉ vì đại dịch
Và không chỉ Hoa Kỳ, mà toàn thế giới đều phải đối mặt với việc này Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike PompeoMới đây (17/4), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông nói với người dẫn chương trình Hugh Hewitt rằng phản ứng của Bắc Kinh đối với dịch bệnh khiến mọi người không khỏi lo lắng, ông đưa ra chủ trương hủy bỏ quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 của chính quyền Trung Cộng .
Đảng Cộng sản Trung Cộng không phải là Trung Cộng
Ông Pompeo nói rằng trận đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng này, tất cả mọi người trên thế giới, kể cả người Trung Cộng đều là nạn nhân, và thủ phạm đầu sỏ chính là Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ).
Ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ không phải là Trung Cộng . Chính những người cầm quyền của ĐCSTQ đã trực tiếp gây ra trận đại dịch này. Chính quyền này “không thể giải quyết vấn đề một cách công bằng, cởi mở và minh bạch”, và “nhóm người đầu tiên bị giết hại, bị phong tỏa là hàng triệu người dân ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc”.
“Đại dịch lần này không liên quan gì đến người Trung Cộng hay người châu Á. Đó là do chính quyền đã không thực hiện lời hứa, sự cam kết và các biện pháp cần thiết cơ bản nhất”, ông nói.
Hủy bỏ quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông của ĐCSTQ
Ông Pompeo nói rằng trọng tâm trước mắt là làm thế nào để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về việc che giấu dịch bệnh, và phải chăng chúng ta cần xem xét lại việc có nên hủy bỏ quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông và xem đây như một cách để trừng phạt ĐCSTQ hay không?
“Đó là một quốc gia mà các quốc gia khác phải ra sức giám sát, và chú ý đến những gì họ (ĐCSTQ) làm thay vì lắng nghe những gì họ nói”, ông Pompeo nói. “Họ muốn trở thành một quốc gia lớn và muốn gia nhập hàng ngũ những quốc gia văn minh. Nếu muốn vậy thì họ phải cởi mở, họ phải minh bạch và trung thực”.
“Đây là những gì chúng ta trước giờ luôn mong đợi từ ĐCSTQ, nhưng họ thường không đáp ứng các yêu cầu”, ông nói thêm.
Đồng thời, ông Pompeo cũng liệt kê lại các lần thất hứa của ĐCSTQ. Ví dụ, khi ĐCSTQ đồng ý với “một quốc gia hai chế độ” khi Anh trao trả lại Hồng Kông, nhưng sau đó đã mở rộng các thủ đoạn đàn áp người dân Hồng Kông. Hay như bản thân Tập Cận Bình tại Vườn hồng Nhà Trắng đã hứa hẹn sẽ không xâm lấn các quần đảo ở Nam Thái Bình Dương, nhưng họ vẫn lập các công trình quân sự trọng yếu ở đó và tuyên bố các đảo của Việt Nam là của mình.
Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 17/4, Tổng thống Trump đã trả lời câu hỏi của các phóng viên rằng liệu ông có ủng hộ việc ĐCSTQ tiếp tục tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 hay không? “Chúng tôi đã có nhiều cuộc thảo luận với Trung Cộng . Nói như vậy đi, tôi rất không vui”.
“Tôi rất không vui, tôi đã nói với họ rằng điều này (dịch bệnh) vốn có thể ngăn chặn từ đầu và họ cũng biết điểm này”, ông nói, “còn chúng ta lại không thể vào (Trung Cộng ), công bằng mà nói, WHO cũng không thể vào. Đây là lý do tại sao tôi muốn họ (WHO) lựa chọn một lập trường khác, nhưng họ đã chọn lập trường rất buồn và rất yếu ớt”.
“Họ (WHO) nói rằng họ không thể vào, cuối cùng họ đã đi, nhanh hơn bất cứ ai, nhưng họ không báo cáo những gì đã xảy ra (ở Trung Cộng )”.
“Bây giờ tôi không rất hài lòng với Trung Cộng ”, ông Trump nói lại.
Cần thẩm tra ĐCSTQ một cách toàn diện
Ông Mike Pompeo chỉ ra rằng trong những tuần gần đây, ông đã nói chuyện với các quan chức của các quốc gia khác, gồm cả Tổng thống Trump. Điều khiến tất cả các quốc gia cảm thấy thất vọng nhất là mặc dù ĐCSTQ đã trực tiếp gây ra một thảm kịch lớn như vậy với thế giới, nhưng vẫn không có ý định thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.
“Đã đến lúc phải truy cứu trách nhiệm, và khi chúng tôi làm điều này, chúng tôi cần một phương thức để trả lời cho tất cả vấn đề, thẩm tra ĐCSTQ một cách toàn diện, chứ không phải chỉ vì đại dịch lần này”.
“Tổng thống Trump đã có những hành động. Ông ấy đã thấy được mối quan hệ thương mại không công bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng và đã cố gắng để giải quyết vấn đề này”.
“Thách thức này liên quan đến nhiều phương diện, không chỉ Hoa Kỳ, mà cả thế giới đều cần phải đối mặt với nó”.
Tạm chấm dứt mọi chương trình nhập cư vào Hoa Kỳ
Tư liệu- TT Donald Trump tham gia thảo luận bàn tròn về vấn đề nhập cư và an ninh biên giới tại Trạm kiểm soát Biên giới ở Calexico, California, ngày 5/4/2019. (AP Photo/Jacquelyn Martin)
Sắc lệnh mới của Tổng thống Donald Trump cấm di dân vào Mỹ sẽ kéo dài từ 1 tới 3 tháng với khả năng sẽ được gia hạn thêm và áp dụng đối với những ai xin định cư Hoa Kỳ, một giới chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cho Reuters biết.
Nguồn tin này cho hay sắc lệnh sẽ được Tổng thống ký hôm 21 hoặc 22/4.
Giới chức này nói khi nước Mỹ bắt đầu mở cửa lại kinh tế, dòng di dân sẽ tăng và chính quyền Trump muốn bảo đảm rằng các công ty mướn lại nhân công mà họ đã cho nghỉ việc vì đại dịch corona thay vì mướn di dân với lương bổng rẻ hơn.
Tổng thống Trump hôm thứ Hai cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm đình chỉ tất cả các chương trình nhập cư vào Mỹ để đối phó với đại dịch corona và bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ.
Qua quyết định được ông loan báo trên trang Twitter, Tổng thống Trump đã viện cuộc khủng hoảng y tế và hệ quả kinh tế của đại dịch để đạt được mục tiêu chính sách dài hạn của ông là hạn chế di dân, theo hãng tin Reuters.
Quyết định này đã lập tức bị một số nhân vật đảng Dân chủ lên án, họ cáo buộc ông Trump là tìm cách đánh lạc hướng để công chúng khỏi chú ý tới cách đáp ứng trễ nãi và sai lầm của ông Trump trước dịch COVID.
Ông Trump nói ông hành động để bảo vệ người lao động Mỹ. Hàng triệu người đang lâm vào cảnh thất nghiệp sau khi các công ty sa thải nhân viên trong cuộc phong tỏa trên toàn quốc để chặn sự lây lan của dịch COVID.
Ông Trump viết trên Twitter:
“Trước sự tấn công của kẻ thù vô hình, và nhu cầu bảo vệ công việc của các công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta, tôi sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm thời đình chỉ nhập cư vào Hoa Kỳ”.
Tòa Bạch ốc không cung cấp thêm thông tin về lý do sau quyết định, cũng như về thời điểm và cơ sở pháp lý của quyết định đó.
Bà Amy Klobuchar, cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ phản ứng trên trang Twitter:
“Giữa lúc đất nước chúng ta đang chiến đấu với đại dịch, khi mà các công nhân đang đánh cuộc với mạng sống của mình, Tổng thống lại tấn công người nhập cư và đổ lỗi cho những người khác về sự thất bại của chính ông.”
Các chương trình nhập cư vào Mỹ về phần lớn đã bị đình chỉ qua các biện pháp siết chặt biên giới và lệnh cấm các chuyến bay được ban hành giữa lúc virus COVID lây lan trên toàn cầu.
Nhưng vấn đề người nhập cư vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thành phần ủng hộ TT Trump.
TT Trump đã trở thành ông chủ của Tòa Bạch ốc hồi năm 2016 một phần nhờ lời hứa của ông là sẽ hạn chế nhập cư bằng cách xây một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ với Mexico. Chính quyền của ông Trump đã dành ba năm đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng Thống của ông để trấn áp thành phần nhập cư bất hợp pháp cũng như di dân hợp pháp vào Mỹ.
.
Bắt thêm nghi can vụ 39 người Việt trong xe đông lạnh
Hôm thứ Hai, cảnh sát Ireland đã bắt giữ Ronan Hughes, 40 tuổi, một nghi phạm liên quan tới cái chết của 39 người Việt trong thùng đông lạnh ở Essex, thuộc vùng đông nam nước Anh, hồi tháng 10/2019, cảnh sát cho biết trong một tuyên bố, Reuters đưa tin.Hughes đã bị buộc tội ngộ sát cũng như vi phạm quy định nhập cư, cảnh sát Essex thông tin. Anh này sẽ xuất hiện tại Tòa án Tối cao Dublin vào thứ Ba.
Vào đầu tháng này, tài xế người Bắc Ailen, Maurice Robinson, người cầm lái chiếc xe tải đông lạnh chở 39 người Việt, đã nhận tội ngộ sát.
Mỹ yêu cầu Trung Cộng cho luật sư Vương Toàn Chương
gặp gia đình sau khi phóng thích
Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Hai kêu gọi Bắc Kinh cho phép luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang) đoàn tụ với người thân sau nhiều năm ông Vương bị cầm tù mà “không được xét xử”, SCMP đưa tin.Luật sư Vương bị bắt giữ trong chiến dịch đàn áp nhân quyền của Bắc Kinh hồi năm 2015 và chỉ mới được thả ra khỏi nhà tù vào hai tuần trước tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, ông Vương vẫn không được chính quyền Trung Cộng cho gặp lại người thân, theo thông tin từ vợ của ông Vương, bà Lý Văn Túc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biét: “Chúng tôi vẫn rất quan ngại về các báo cáo cho biết tình trạng sức khỏe và tinh thần suy giảm của ông ấy, và về những gì ông ấy bị đầy đọa trong nhà tù”.Trung Cộng đưa máy bay tuần tra tới quần đảo Trường Sa
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng gần đây đã triển khai máy bay tuần tra săn ngầm KQ-200 tới bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hôm 20/4, công ty vệ tinh dân sự ISI – ImageSat International (Israel) đã tiết lộ thông tin này trên Twitter thông qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 10/4
Các nhà quan sát nhận định chính quyền Trung Cộng đang tranh thủ gia tăng các hoạt động ở Biển Đông khi các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đang bận ứng phó với dịch viêm phổi Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Cộng .Bên cạnh đó, động thái này là nhằm che đậy điểm yếu của quân đội Trung Cộng , theo ông Patrick Cronin, nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện an ninh châu Á-Thái Bình Dương Hudson.
Ông Cronin cho biết: “Cách tiếp cận này có thể là do điểm yếu của họ. Trung Cộng có thể cố gắng che đậy sự thật rằng họ thực sự rất lo lắng và rất mong manh. Đồng thời, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội, bởi vì mọi người đều bị phân tâm bởi dịch bệnh”.
Hoa Kỳ hôm 19/4 đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Cộng không thực hiện các hành vi “bắt nạt” ở Biển Đông. Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng lên án mạnh mẽ việc tàu hải cảnh Trung Cộng đâm chìm tàu ngư dân của Việt Nam trong vùng biển Quảng Ngãi vào ngày 2/4.
‘Kim Jong Un gặp vấn đề sức khỏe sau phẫu thuật’
CNN dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đang tìm hiểu thông tin trên. Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Quốc gia và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ từ chối bình luận.Kim Jong Un không dự lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của ông nội là cố chủ tịch Kim Nhật Thành vào ngày 15/4, điều này đã dấy lên những suy đoán về sức khỏe của Kim Jong Un.
Kim Jong Un xuất hiện lần cuối trong một cuộc họp của chính phủ vào 4 ngày trước.
“Gần đây đã có một số tin đồn về sức khỏe của Kim (hút thuốc, tim và não). Nếu Kim phải nhập viện, điều đó sẽ giải thích được vì sao ông ta không có mặt trong lễ kỷ niệm quan trọng ngày 15/4”, hãng CNN dẫn lời Bruce Klingner, nhà nghiên cứu tại viện chính sách Heritage Foundation và cựu phó trưởng đơn vị phụ trách Triều Tiên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).