Dịch COVID-19 ở Đức
Bang Bắc Rhine-Westphalia chịu ảnh hưởng nặng nề vì mối liên hệ mật thiết với Trung Cộng ?Duisberg, một trong những thành phố công nghiệp lớn nhất của Đức, tham gia vào Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh.
Đức là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ tư tại Châu Âu trong đợt bùng phát dịch virus Vũ Hán với hơn 113.000 người bị nhiễm bệnh. Bang Bắc Rhine-Westphalia của Đức là một trong những nơi có số ca nhiễm cao nhất: gần 23.000 ca (tính đến 9/4). Nguyên nhân đa phần là do mối liên hệ của vùng đất này với chính quyền tại Trung Cộng Đại Lục....
Bang Bắc Rhine-Westphalia là bang đông dân nhất của Đức, là cái nôi của vùng công nghiệp Rhein-Ruhr nổi tiếng. Đây cũng là cụm đô thị lớn nhất châu Âu với nhiều thành phố quan trọng. Bang Bắc Rhine-Westphalia có hai thành phố kết nghĩa với Trung Quốc, một là thành phố Duisburg kết nghĩa thành phố chị em với Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19. Thành phố còn lại là Cologne kết nghĩa thành phố chị em với Bắc Kinh.
Vùng đất thân ĐCSTQ
Duisburg là một trong những thành phố đầu tiên tham gia vào Sáng kiến ‘Một vành đai Một con đường’ của chính quyền Trung Cộng . Một dự án chính thuộc Sáng kiến này là cảng Duisburg, cảng nội địa lớn nhất thế giới. Từ tám cảng container tại đây, hàng hóa sẽ được vận chuyển ra khắp Châu Âu. Mỗi tuần có khoảng 35 chuyến tàu Trung Cộng đến khu cảng nội địa rộng lớn ở Duisburg, mang theo những container chất đầy vải vóc, đồ chơi và thiết bị điện tử từ Trùng Khánh, Vũ Hán hay Nghĩa Ô, rồi chuyển xe hơi Đức, rượu Scotland, rượu vang Pháp và đồ dệt may Milan trên đường quay về.Duisberg, thành phố kết nghĩa chị em với Vũ Hán, tham gia vào Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh...
Tại Dusseldorf, thủ phủ của bang Bắc Rhine-Westphalia, có hơn 600 doanh nghiệp nhận tài trợ từ Trung Quốc. Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như ZTE, Huawei v.v... đều đặt văn phòng ở Dusseldorf. Ước tính có hơn 1100 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại khu vực này, đổi lại cũng có hơn 1000 doanh nghiệp từ Bắc Rhine-Westphalia đầu tư vào Trung Quốc. Về mặt thương mại, Trung Quốc cơ bản là đối tác lớn nhất của bang Bắc Rhine-Westphalia. Do tầm ảnh hưởng của Trung Cộng đối với thành phố này của Đức lớn đến vậy, dẫn tới việc người dân nơi đây tiếp xúc với nhiều người Trung Cộng là điều khó tránh khỏi, đồng thời cũng có nhiều người Đức tại đây lui tới Trung Quốc. Hệ quả là bang Bắc Rhine-Westphalia đã trở thành một điểm nóng của dịch COVID-19.
Bang Bắc Rhine-Westphalia cũng ghi nhận 3 ca tử vong đầu tiên tại) Đức. Dù tỷ lệ tử vong của Đức không trầm trọng như các nước khác, chỉ khoảng 2% so với con số hơn 12% tại Ý và hơn 3% tại Hoa Kỳ tính đến ngày 9/4, nhưng cũng đủ để gây hoang mang khi đây là nước chịu ảnh hướng lớn thứ tư tại lục địa già.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp ở Đức là nhờ vào khả năng thực hiện các xét nghiệm cũng như điều trị rộng rãi, kịp thời. Ngoài ra, Đức có nhiều giường hồi sức có thể đáp ứng được nhu cầu y tế trong đại dịch COVID-19 đang hoành hành và sự tin tưởng của người dân vào chính phủ, thể hiện ở việc tuân thủ thực hiện các hướng dẫn cách ly xã hội, theo tờ The New York Times.
Nước Đức trong đại dịch
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng virus Vũ Hán là thách thức lớn nhất nước này gặp phải kể từ sau Thế chiến thứ 2: “Tình hình thật nghiêm trọng. Hãy thận trọng. Kể từ khi nước Đức thống nhất, không, phải là kể từ sau Thế chiến thứ 2, đất nước chúng ta mới đối mặt với một thách thức mà phụ thuộc rất nhiều vào sự đoàn kết của tập thể...Tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể chiến thắng trong nhiệm vụ này, nếu mọi công dân thực sự hiểu được nhiệm vụ của bản thân”.Chính phủ Đức đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực nhằm ngăn chặn virus ĐCSTQ lan rộng, đồng thời khuyến cáo người dân nên ở nhà cho đến khi có thông báo mới. Tại bang Bắc Rhine-Westphalia, nhiều đội xử lý khủng hoảng được thành lập để đối phó với sự lây lan của virus Vũ Hán. Các tòa án quận đóng cửa, trường học cũng đóng cửa và dự kiến sẽ mở lại vào tháng 4, các cửa hàng phần lớn trống trơn dù vẫn còn mở. Người dân nơi đây đa số hợp tác với chính quyền và không tỏ ra quá hoảng sợ. Nhiều người đã tự cách ly.
Suy thoái kinh tế do virus SARS-CoV-2 gây ra khiến chính phủ Đức quyết định cắt giảm 36.4 tỷ USD tiền thuế năm 2020. Chính quyền Berlin còn đề xuất gói cứu trợ 894 tỷ USD nhằm giúp các công ty vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Nước này cũng sẽ gỡ bỏ chính sách kinh tế duy trì cân bằng ngân sách, đồng thời yêu cầu nghị viện đồng thuận nâng giới hạn vay thường niên.
Về y tế, trước thực trạng thiếu hụt máy thở và khẩu trang, chính phủ Đức đã yêu cầu các nhà máy sản xuất thiết bị y tế tự động trong nước đảm nhận trách nhiệm sản xuất các vật tư y tế thiết yếu này. Nhà nước không áp đặt lệnh ràng buộc mà nhấn mạnh doanh nghiệp có thể tự do thực hiện theo ý muốn. Một vài nhà sản xuất như tập đoàn ô tô Daimler và Volkswagen đã từng bước nhận trách nhiệm. Hai công ty này cũng đồng ý quyên góp hơn 300.000 khẩu trang từ nguồn sẵn có cho các tổ chức y tế.
Trong khi đó, theo các báo cáo mới nhất, Thủ tướng Đức Merkel đã quay lại làm việc sau thời gian tự cách ly tại nhà, khi bà có kết quả âm tính với COVID-19. Quyết định cách ly được đưa ra sau khi có thông tin công khai rằng bà đã tiếp xúc với một bác sĩ thử nghiệm dương tính với virus Vũ Hán.
Đại Hải