Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội Báo động: TQ đổi dòng, giữ nước Mekong trong mùa hạn hán

Tin Tức

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội Báo động:

TQ đổi dòng, giữ nước Mekong



Đập Đại Triều Sơn trên dòng Mekong ở tỉnh Vân Nam, Trung Cộng

(VOA) Các đập của Trung Cộng  trên sông Mekong giữ lại lượng lớn nước trùng vào đợt hạn hán tồi tệ hồi năm ngoái ở các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam, một công ty nghiên cứu của Mỹ cho biết trong một báo cáo vừa công bố.
Báo cáo của công ty Eyes on Earth, chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước, là kết quả của một cuộc nghiên cứu được chính phủ Mỹ tài trợ qua Sáng kiến Hạ vùng Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dẫn dữ liệu vệ tinh đo đạc “mức độ ướt trên bề mặt” ở tỉnh Vân Nam, Trung Cộng , nơi thượng nguồn sông Mekong chảy qua, báo cáo cho biết vùng này hồi năm 2019 có lượng mưa và nước tan ra từ băng tuyết “hơi cao hơn mức trung bình” trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10, là mùa ẩm ướt.
Nhưng trong cùng thời gian, mực nước đo ở hạ nguồn dọc theo biên giới Thái-Lào cho thấy có những lúc thấp hơn thông thường tới 3 mét, theo Eyes on Earth.
Chúng tôi hết sức quan ngại khi được biết kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Cộng  đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên đổ vào Lưu vực Hạ nguồn sông Mekong.
Điều này báo hiệu rằng Trung Cộng  “không xả nước vào mùa ẩm ướt, ngay cả khi việc tích nước của Trung Cộng  gây tác động rất nghiêm trọng đến nạn hạn hán mà vùng cuối nguồn phải chịu”, ông Alan Basist, một nhà khí tượng học và là chủ tịch của Eyes on Earth, nói trong một phóng sự hôm 14/4 của hãng tin Reuters viết về bản báo cáo.
Trung Cộng  có 11 đập trên sông Mekong nhưng họ không công bố các con số chi tiết về lượng nước các đập giữ lại trong hồ tích nước. Còn theo Eyes on Earth, tổng dung tích các hồ chứa đó lên đến hơn 47 tỷ mét khối.
Công ty Mỹ tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh thu thập được với công nghệ Cảm biến kế chuyên dụng vi sóng ghi hình/ghi âm (SSMI/S) để phát hiện nước mưa và nước băng tuyết tan trên bề mặt ở khu vực sông Mekong trên đất Trung Cộng  trong giai đoạn từ 1992 đến cuối 2019.
Dữ liệu này tiếp đến được so với các mực nước đo được tại Trạm Thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, là trạm gần Trung Cộng  nhất, để tạo mô hình mực nước “tự nhiên” khi có mưa hoặc băng tuyết tan ở thượng nguồn.
Trong những năm đầu của giai đoạn được nghiên cứu, mô hình dự báo và các mực nước đo được nhìn chung bám sát nhau.
Nhưng từ năm 2012, khi các đập thủy điện lớn của Trung Cộng  ở thượng nguồn Mekong hoạt động, mô hình và mực nước đo được bắt đầu lệch nhau trong hầu hết các năm, cũng là những giai đoạn các hồ chứa của các đập Trung Cộng  tích nước vào mùa mưa và xả nước vào mùa khô. Sự khác biệt rõ rệt nhất là vào năm 2019.


Biển Hồ (Campuchia) cạn nước hồi tháng 7/2019

Như VOA đã đưa tin, hồi tháng 7/2019, mực nước sông Mekong xuống đến mức thấp kỷ lục trong vòng 100 năm ở vùng biên giới Thái-Lào-Myanmar.
Khi đó, tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Đại học Cần Thơ nói với VOA rằng một trong những nguyên nhân chính là Trung Cộng  và Lào tích nước cho các đập thủy điện của họ ở thượng nguồn.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mekong, phân tích với VOA rằng tuy không làm thay đổi tổng thể tích nước của dòng sông, song các đập thủy điện có hồ chứa thường gây ra lũ chồng lũ vào những năm có mùa mưa nhiều nước; và làm tồi tệ thêm nạn hạn hán vì phải tích nước trong những năm rất khô hạn.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Eyes on Earth có thể làm phức tạp thêm các cuộc bàn thảo giữa Trung Cộng  với các nước khác ven dòng Mekong về cách thức quản trị con sông mang lại sinh kế cho 60 triệu người ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, phóng sự hôm 14/4 của Reuters viết.
Bình luận về bản báo cáo, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói trên trang Facebook chính thức của họ cùng ngày 14/4 rằng “Chúng tôi hết sức quan ngại khi được biết kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Cộng  đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên đổ vào Lưu vực Hạ nguồn sông Mekong, mà tình trạng gây gián đoạn dòng chảy lớn nhất cũng trùng với việc xây dựng và vận hành các đập lớn”.
Mỹ lâu nay vẫn cho rằng Bắc Kinh về thực chất đã nắm quyền kiểm soát sông Mekong. Về nạn hạn hán mà trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi năm ngoái, tại Bangkok, đã quy trách nhiệm cho việc “Trung Cộng  quyết định đóng nguồn nước lại ở thượng lưu”, theo phóng sự của Reuters.
Trung Cộng  bác bỏ bản báo cáo của Eyes on Earth, Reuters cho hay. “Lập luận cho rằng việc Trung Cộng  xây đập trên sông Lan Thương [tức sông Mekong] gây ra hạn hán ở hạ lưu là lập luận vô lý”, Bộ Ngoại giao Trung Cộng  nói trong một tuyên bố gửi đến Reuters.
Bộ này nói tỉnh Vân Nam cũng chịu hạn nặng hồi năm ngoái và mực nước tại các đập của Trung Cộng  đã tụt xuống mức thấp kỉ lục.
 

Bài đọc thêm



Các con đập tại Hoa Lục vẫn giữ lại nước

trong đợt hạn hán trầm trọng

tại hạ nguồn sông Mekong



Hạn hán khiến cho mùa màng của người dân ở hạ lưu sông Mekong rất khó khăn

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, mặc dù có mực nước cao hơn mức trung bình ở thượng nguồn sông Mekong, các đập của Trung Cộng  vẫn giữ lại một lượng nước lớn và gây thiệt hại nặng nề cho các nước hạ nguồn con sông này trong đợt hạn hán trầm trọng năm 2019, theo Reuters.
Ông Alan Basist, một nhà khí tượng học và chủ tịch của Eyes on Earth, người đã thực hiện nghiên cứu dưới sự tài trợ của dự án Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Trung Cộng  tuyên bố rằng họ không góp phần gây ra hạn hán [ở hạ nguồn sông Mekong] nhưng dữ liệu không hề cho thấy điều đó".
Nghiên cứu chỉ ra rằng các phép đo vệ tinh về “độ ẩm bề mặt” ở tỉnh Vân Nam, nơi Thượng nguồn sông Mekong, cho thấy khu vực này thực sự có lượng mưa và băng tuyết tan kết hợp trên trung bình một chút trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019.
Trong thời gian đó, mực nước đo được ở khu vực hạ lưu sông Mekong dọc biên giới Thái Lan-Lào có lúc cao nhất cũng chỉ tới 3 m, tức là thấp hơn so với mức thông thường.
Ông Basist cho biết, điều này cho thấy “Trung Cộng  không xả nước ngay cả trong mùa mưa, mặc dù việc này sẽ có tác động nghiêm trọng đến hạn hán tại khu vực hạ lưu".
Trong đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong đạt mức thấp nhất trong hơn 50 năm qua và đã tàn phá cuộc sống của hàng triệu nông dân và ngư dân. Một số đoạn sông khô cạn chỉ còn trơ cát, những đoạn khác nước chuyển từ màu nâu đục thường thấy sang màu xanh sáng do nước rất nông và thiếu trầm tích.


Hạn hán khiến một số đoạn ở hạ lưu sông Mekong trơ cát. 

Nguyên nhân của hạn hán

Ảnh hưởng từ 11 con đập của Trung Cộng  tại thượng nguồn sông Mekong đã được tranh luận từ lâu. Nhưng dữ liệu vẫn còn hạn chế vì Trung Cộng  không công bố hồ sơ chi tiết về lượng nước mà các con đập của nước này đang sử dụng để lấp đầy hồ chứa. Theo Eyes on Earth, các con đập này có công suất kết hợp là hơn 47 tỷ m3.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ Vi sóng Cảm biến Hình ảnh/Âm thanh (SSMI/S) để phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết tan ở khu vực thượng nguồn sông Mekong tại Trung Cộng  từ năm 1992 đến cuối năm 2019.
Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu vệ tinh với các lần đọc mực nước sông của Ủy ban sông Mekong tại Trạm Thủy văn Chiang Saen ở Thái Lan, trạm gần nhất với Trung Cộng , để tạo ra một mô hình dự đoán về mực nước “tự nhiên” của dòng sông với lượng nước mưa và tuyết tan tại thượng nguồn.
Trong những năm đầu đo đạc, từ năm 1992, mô hình dự đoán khá sát với mực nước dòng sông đo được trong thực tế.
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2012, khi các đập thủy điện lớn hơn trên sông Mekong của Trung Cộng  xuất hiện, mô hình dự đoán và mực nước sông đo được bắt đầu chênh lệch trong hầu hết các năm. Mực nước sông thay đổi trùng với thời kỳ các hồ chứa của đập Trung Cộng  lấp đầy trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô.
Ông Basist cho biết, sự khác biệt này đặc biệt rõ rệt vào năm 2019.
Hoa Kỳ, quốc giá luôn thách thức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng  tại Đông Nam Á, cho rằng Trung Cộng  về cơ bản đang kiểm soát sông Mekong. Năm ngoái tại Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc hạn hán xảy ra là vì "quyết định của Trung Cộng  về việc chặn nguồn nước ở thượng nguồn".

Sự bao biện của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Cộng  đã phản đối những phát hiện của nghiên cứu, cho rằng phần sông Mekong đi qua nước này cũng có lượng mưa thấp trong đợt gió mùa năm ngoái.
Theo Reuters, Trung Cộng  bác bỏ những phát hiện của nghiên cứu và Bộ Ngoại giao nước này cho biết trong một tuyên bố: "Lời giải thích rằng việc xây dựng đập của Trung Cộng  trên sông Mekong gây ra hạn hán ở hạ lưu là không hợp lý”.
Bộ này cho biết tỉnh Vân Nam cũng bị hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng hồ chứa tại các đập của Trung Cộng  trên sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Mặc dù cam kết sẽ hợp tác quản lý dòng sông cũng như điều tra nguyên nhân của tình trạng hạn hán kỷ lục năm ngoái, Trung Cộng  vẫn không ký hiệp ước nước chính thức nào với các nước hạ lưu sông Mekong.
Bộ này nói thêm: "Mặc dù vậy, Trung Cộng  vẫn tiếp tục làm hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý” cho các nước ở hạ nguồn.
Tuy nhiên, ông Brian Eyler, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Stimson tại Washington, cho rằng khẳng định của Trung Cộng  là không phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mới.
Ông Eyler nói: "Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối, một trong 2 cơ quan đã không nói sự thật".
Nghiên cứu này hiện mới chỉ tập trung vào các vùng nước chảy ra khỏi Trung Cộng , và chưa tiến xa hơn về phía hạ lưu, nơi Lào đã xây thêm hai con đập mới vào năm 2018 để ngăn dòng sông Mekong.
Văn Thiện

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top