Cựu lãnh đạo Trung Cộng, Giang Trạch Dân qua đời

Tin Tức

Cựu lãnh đạo Trung Cộng  

Giang Trạch Dân qua đời

Theo AP, Hoàng Đông Bích

Ông Giang Trach Dân, lãnh tụ Trung Cộng được coi là người lãnh đạo sự trỗi dậy kinh tế của Hoa Lục, bao gồm cả sự hồi sinh của các cải cách theo định hướng thị trường và sự trở lại của Hồng Kông từ ách thống trị của Anh vào năm 1997 vừa qua đời ở tuổi 96. Điều đáng được ghi nhận là ông Giang là người đã lãnh đạo Trung Cộng  thoát khỏi sự cô lập sau cuộc đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên đòi hỏi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 trong khi giới quan sát viên quốc tế tiên đoán một điều ngược lại.



Cựu chủ tịch Trung Cộng  Giang Trạch Dân ở Hồng Kông năm 2001 (Ảnh Reuters)

Ông Giang đã qua đời tại thành phố Thượng Hải, quê hương của ông ngay sau buổi trưa ngày thứ Tư 30 tháng 11 vì bệnh bạch cầu và suy tụy tạng, theo tin của Tân Hoa Xã. Bản tin đồng thời cũng công bố một bức thư gửi người dân Trung Cộng  mô tả cái chết này là "một mất mát khôn lường" đối với Đảng Cộng sản Trung Cộng.

Bức thư mô tả "đồng chí Giang Trạch Dân kính yêu của chúng ta" là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại, một chính khách, nhà chiến lược quân sự và nhà ngoại giao. Các trang báo của các phương tiện truyền thông nhà nước bao gồm Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã chuyển sang màu trắng và đen để tang.

Ông Giang Trạch Dân là một lựa chọn bất ngờ của đảng Cộng sản Trung Hoa để lãnh đạo một Đảng Cộng sản bị chia rẽ sau cuộc hỗn loạn Thiên An Môn năm 1989. Vậy mà ông  Giang đã chứng kiến ​​Trung Cộng  thành công sau khi trải qua những thay đổi mang tính lịch sử bao gồm sự hồi sinh của các cải cách theo định hướng thị trường, sự trở lại của Hồng Kông từ sự cai trị của Anh năm 1997 và việc Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 1997.
Song song với sự  mở cửa với thế giới bên ngoài, chính phủ của Giang Trạch Đông đã đóng chặt các cánh cửa tự do, Dân chủ bằng cách dập tắt tất cả mọi phát biểu bất đồng chính kiến ​​ở trong nước. Nhà nước của Giang Trạch Đông đã  bỏ tù tất cả mọi tiếng nói nhân quyền, lao động và dân chủ, đàn áp dã man phong trào Pháp Luân Công sau khi nhân định rằng phong trào này là mối đe dọa đối với sự độc tôn về quyền lực và tư tưởng của Đảng Cộng sản.


Chủ tịch Trung Cộng  Tập Cận Bình, trái, và Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 vào ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Bắc Kinh. (Lintao Zhang/Getty Images)

Mặc dù chính thức từ bỏ chức vụ chủ tịch vào năm 2004 nhưng họ Giang vẫn là một lực lượng đứng sau hậu trường trong các cuộc tranh cãi giữa sự kiểm soát chính trị độc tài nghiêm ngặt của Giang và sự mở cửa của Trung Cộng về tự do hóa kinh tế để sống còn dẫn đến sự trỗi dậy của Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình, người lên nắm quyền vào năm 2012. Tập coi như đã kết hợp được những thế lực của đảng và quân đội để loại trừ những vây cánh tham nhủng kinh khủng của Giang Trạch Dân để chiếm địa vị Tổng Bí Thư trọn đời mà Giang Trạch Dân không làm được.
 
Một “Tổng Bí Thư” đột xuất…
Ban đầu khi được đưa lên vị trí chủ tịch nhà nước Trung Cộng, Ông Giang Trạch Dân được coi là một nhà lãnh đạo chuyển tiếp vì ông  đã đến tuổi nghỉ hưu. Lãnh đạo tối cao lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình đã nhìn thấy họ Giang như một lãnh tụ ôn hòa để đoàn kết được đảng và người dân Trung Hoa lại sau biến cố Thiên An Môn trước khi đảng Cộng sản Trung Cộng có thể tìm ra một lãnh tụ cứng rắn và nhất là có khả năng lãnh đạo Trung Hoa bước vào kinh tế thị trường.
Nhưng khi nắm quyền, ông Giang Trạch Dân đã cho thấy Đặng Tiểu Bình đã lầm lẩn. Giang Trạch Dân đã cầm quyền 13 năm trong chức vụ tổng bí thư Đảng Cộng sản, vị trí quyền lực cao nhất ở Trung Cộng.  Ông đã lãnh đạo Trung Cộng  vươn lên thành cường quốc kinh tế toàn cầu, cho các nhà tư bản Hồng Kong  được gia nhập Đảng Cộng sản và thu hút đầu tư nước ngoài sau khi Trung Cộng  gia nhập WTO.

Ảnh chụp Giang Trạch Dân  đi ngang qua một sĩ quan Cảnh sát Hoàng gia Canada sau khi đến Bảo tàng Nhân chủng học để tham dự hội nghị cấp cao APEC tại Vancouver vào tháng 11 năm 1997. (Andrew Win/Reuters)

Ông đã lãnh đạo sự trỗi dậy của Trung Hoa trong vị thế là nhà sản xuất toàn cầu, sự trở lại của Hồng Kông và Macao từ Anh và Bồ Đào Nha, và đạt được ước mơ mà ông ấp ủ từ lâu: giành quyền tổ chức Thế vận hội Olympic 2008 cho Bắc Kinh sau khi bị từ chối trước đó.

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926 tại thành phố Dương Châu giàu có phía đông Trung Hoa. Các tiểu sử chính thức của đảng đã hạ thấp xuất thân trung lưu tiểu tư sản của gia đình ông, thay vào đó nhấn mạnh chi tiết chú và cha nuôi của ông,  Giang Thế Hầu, là một cán bộ tiền phong của Đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh trong khi chiến đấu với quân Nhật, đã tử trận năm 1939 và được coi là một trong những lãnh đạo đầu tiên của đảng.
• Sau khi tốt nghiệp khoa máy móc điện của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 1947, ông Giang đã thăng tiến trong các ngành công nghiệp do nhà nước kiểm soát, làm việc trong một nhà máy thực phẩm, sau đó là nhà máy sản xuất xà phòng và ô tô lớn nhất Trung Cộng .
• Năm 1983, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngành công nghiệp điện tử, khi đó là ngành then chốt nhưng vô cùng lạc hậu ở Trung Hoa mà nhà nước Trung Cộng hy vọng sẽ vực dậy được bằng cách mời gọi đầu tư nước ngoài.
• Là thị trưởng của Thượng Hải từ năm 1985 đến 1989, ông Giang  đã gây ấn tượng với du khách nước ngoài với tư cách là đại diện cho một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Cộng thời mở cửa.
 
Dập tắt bất đồng chính kiến
Mặc dù tạo được hình ảnh tốt trước công chúng, Giang đã đối xử tàn bạo với những “thế lực” thách thức đối với quyền lực của đảng cầm quyền Trung Cộng.
Mục tiêu lớn nhất của Giang Trạch Dân là Pháp Luân Công, một nhóm thực hành thiền định. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng  đã hoảng sợ trước khả năng thu hút hàng chục nghìn người theo nhóm này trong một thời gian rất ngắn, bao gồm cả các sĩ quan quân đội. Các nhà hoạt động dân chủ cố gắng thành lập Đảng Dân chủ Trung Hoa đối lập, một động thái được luật pháp Trung Cộng  đã cho phép, cũng đã bị kết án lên đến 12 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền.


Khoảng 40 thành viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc biểu tình im lặng ở Hồng Kông vào ngày 1 tháng 10 năm 2004 kêu gọi pháp lý dành cho Giang Trạch Dân vì những hành động đàn áp dã man thành viên nhóm này ở Hoa Lục. Giang đã cấm phong trào này như một mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản Trung Cộng . (Hình ảnh Samantha Sin/AFP/Getty)

“Ổn định xã hội là trên hết,” Đó là một hiệu lệnh của Giang Trạch Dân, một cụm từ mà những người kế nhiệm ông Giang đã sử dụng để biện minh cho các biện pháp độc tài kiểm soát xã hội chặt chẽ.

Hoàng tử xứ Wales của Anh, ở giữa, dẫn đường cho Giang khi Thủ tướng Anh Tony Blair theo sau vào cuối buổi lễ đánh dấu việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Cộng  vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. (Dylan Martinez/Reuters). Giang, đứng bên cạnh Thái tử Charles của Anh, chủ trì việc trao trả Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, tượng trưng cho sự kết thúc 150 năm của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Lãnh thổ Macao gần đó của Bồ Đào Nha được trả lại cho Trung Cộng  vào năm 1999.

Hong Kong được Trung Cộng hứa sẽ cho tự trị và trở thành bàn đạp cho các công ty đại lục vươn ra nước ngoài. Trong khi đó, Giang quay sang cưỡng ép Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ.
Trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên của Đài Loan vào năm 1996, chính phủ của Giang đã cố gắng đe dọa cử tri bằng cách bắn tên lửa vào các tuyến đường vận chuyển gần đó. Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách gửi tàu chiến đến khu vực này để thể hiện sự ủng hộ.
 
Thu lợi về kinh tế, nhưng bất bình đẳng về chính trị
Lúc đó, thương mại giữa đại lục và Đài Loan đã tăng lên hàng tỷ đô la mỗi năm.
Sự bùng nổ kinh tế của Trung Cộng  trong hai tập niên qua đã xã hội Trung Hoa thành người thắng và người thua khi làn sóng nhập cư của dân nông thôn tràn đến làm việc trong nhà máy ở các thành phố khiến nền kinh tế Trung Cộng tăng trưởng gấp bảy lần và thu nhập của dân ở thành thị cũng tăng gần như vậy.  Hai năm nay, đại dịch Covid khiến kinh tế toàn thế giới bị khủng khoảng, vai trò “nhà sản xuất của thế giới” của Trung Cộng bị ảnh hưởng trầm trọng kèm theo nạn phá sản về thị trường địa ốc khiến tỷ lệ thất nghiệp của Trung Cộng tăng cao. Cho đến hôm nay, Trung Cộng vẫn còn khốn đốn, phong tỏa dân chúng vì nạn Covid vẫn hoàng hành cho thấy Vaccin ngừa Covid của Trung Cộng không hiệu nghiệm bằng Vaccin của Hoa Kỳ và Âu Châu.
Lần cuối cùng Giang Trạch Dân xuất hiện công khai cùng với các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây trên cổng Thiên An Môn của Bắc Kinh là tại cuộc duyệt binh năm 2019 kỷ niệm 70 năm cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Hoa. Vợ ông, bà Vương Dã Bình vẫn còn tại thế. Họ có với nhau hai người con, Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang.

Ngày cựu lãnh tụ Trung Cộng Giang Trạch Dân qua đời được đánh dấu bằng sự hiện diện của hàng đoàn xe tăng tại các thành phố trên tòa Đại Lục để chống biểu tình, không khí như những ngày của cuộc biểu tình Thiên An Môn mà Giang Trạch Dân là một trong những lãnh tụ chủ trương đàn áp cứng rắn mọi nổi dậy đòi tự do và dân chủ. Cái chết của họ Giang  xảy ra vào thời điểm hỗn loạn chưa từng thấy ở Trung Cộng, nơi các cuộc biểu tình hiếm hoi trên đường phố đã lan rộng trên hàng tram thành phố khắp Đại Lục vì người dân đã chán ngấy với các biện pháp kiềm chế COVID-19 nặng nề suốt ba năm qua kể từ khi đại dịch bùng phát.
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top