Chưa thể có vắc xin hiệu quả vào 2021
Rất ít khả năng tìm được vắc xin điều trị Covid-19 hiệu quả 100% vào năm 2021, một chuyên gia Pháp đưa ra cảnh báo vào Chủ nhật, theo AFP.
“Phải mất nhiều năm mới phát triển được một loại vắc xin”, nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet, thành viên của nhóm các nhà khoa học tư vấn cho chính phủ về cuộc khủng hoảng Covid-19, nói trên kênh truyền hình BFMTV.
“Tất nhiên, đang có một nỗ lực chưa từng có để phát triển vắc-xin, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu chúng ta có một loại vắc-xin hiệu quả vào năm 2021”, ông Fontanet nói thêm.
Ông cho rằng mọi người sẽ phải “chung sống với virus” thời gian dài, vì thế mùa hè này công chúng Pháp phải tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp cách ly.
WHO thành lập Hội đồng đánh giá việc ứng phó
với đại dịch virus Corona Vũ Hán toàn cầu do Cựu TT New Zealand chủ trì
với đại dịch virus Corona Vũ Hán toàn cầu do Cựu TT New Zealand chủ trì
Ngày 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố thành lập Hội đồng Độc lập về Chính sách Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch (IPPR) để đánh giá cách thức WHO xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và phản ứng của các chính phủ trên toàn thế giới trong thời gian vừa qua.
Hội đồng sẽ được đồng chủ trì bởi cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf. Mặc dù hội đồng sẽ hoạt động độc lập, chủ trì hội đồng sẽ lựa chọn các thành viên khác trong hội đồng cũng như thành viên của một ban thư ký độc lập để hỗ trợ thêm.
Phát biểu tại cuộc họp báo qua mạng hôm 9/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết: “Đây là thời gian để tự kiểm điểm, nhìn lại thế giới chúng ta đang sống và tìm cách tăng cường hợp tác khi chúng ta cùng phối hợp để cứu người và đưa đại dịch này vào tầm kiểm soát”.
Ông nói thêm: “Với mức độ nghiêm trọng đã tác động đến đến hầu như tất cả mọi người trên thế giới, rõ ràng đại dịch này xứng đáng một mức độ đánh giá tương xứng”.
Tổng giám đốc Tedros cho biết hội đồng sẽ trình bày một báo cáo tạm thời trong kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tháng 11/2020, và trình bày một “báo cáo đầy đủ” vào tháng 5/2021. Ông lưu ý rằng báo cáo sẽ không phải là kiểu “báo cáo thông thường đánh dấu vào bảng rồi đặt trên kệ để bụi bám vào”.
“Đây là điều mà chúng tôi muốn nghiêm túc thực hiện. Chúng tôi học hỏi một cách trung thực và chúng tôi làm việc theo tiêu chí đó, đánh giá trung thực, theo dõi và thực hiện trung thực”, ông nói.
Thông báo hôm thứ Năm (9/7) được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo cho Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quốc hội rằng Hoa Kỳ chính thức rút khỏi WHO, trong bối cảnh những nghi ngờ kéo dài về việc tổ chức trực thuộc LHQ xử lý sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán.
Trao đổi với The Epoch Times, một phát ngôn viên của WHO cho biết, việc Hoa Kỳ rút khỏi WHO bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 6/7/2021. Theo lời Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các phóng viên, chính quyền Tổng thống Trump đang làm việc với Quốc hội để thanh toán nốt phần tiền còn lại cho WHO.
Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO, khẳng định rằng cơ quan này có một mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ).
Tổng thống Hoa Kỳ đã liên tục nói rằng giới chức Trung Cộng đã không thông báo khi virus Corona Vũ Hán bùng phát ở nước này với WHO và ép buộc WHO “lừa dối thế giới về thời điểm lần đầu tiên virus này bị chính quyền Trung Cộng phát hiện”.
Trong phần ghi chú về các cuộc họp nội bộ mà Associated Press (AP) thu được hồi đầu tháng này, có thể thấy cơ quan này đã gặp nhiều khó khăn để có được thông tin quan trọng về virus Corona Vũ Hán từ chính quyền Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của vụ dịch, trái ngược với các tuyên bố công khai trong đó WHO luôn ca ngợi phản ứng của ĐCSTQ trước cuộc khủng hoảng.
Trong một cuộc họp vào ngày 6/1, các viên chức của WHO đã phàn nàn rằng chính quyền Bắc Kinh không chia sẻ dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ lây nhiễm từ người sang người của chủng virus corona mới, cũng như nguy cơ nó đặt ra với phần còn lại của thế giới.
ĐCSTQ đã không xác nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây nhiễm từ người sang người cho đến ngày 20/1, và trước khi có xác nhận này, họ đã tuyên bố rằng có rất ít nguy cơ lây truyền từ người sang người khiến nhiều quốc gia duy trì tình trạng mở cửa biên giới.
Đã có hơn 12,2 triệu ca được báo cáo nhiễm virus Corona Vũ Hán và 554.928 trường hợp tử vong trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins chuyên theo dõi căn bệnh này. Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm bệnh với hơn 3,1 triệu trường hợp và 133.291 ca tử vong.
Trong một tweet vào ngày 9/7, Giám đốc Truyền thông của WHO Gabby Stern cho biết thông báo của WHO về việc thành lập một hội đồng độc lập để xem xét phản ứng toàn cầu không liên quan đến việc rút tư cách thành viên Hoa Kỳ của chính quyền Tổng thống Trump.
Nhật và Mỹ: tỷ lệ nhiễm COVID-19 tăng tại các căn cứ quân sự
Một căn cứ không quân của Mỹ ở Okinawa, Nhật.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đang chia sẻ thông tin về việc lây nhiễm COVID-19 tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ sau khi một đợt bùng phát xuất hiện ở tỉnh Okinawa, một quan chức hàng đầu của Nhật Bản cho Reuters biết hôm 13/07.
Trong số 62 ca được xác nhận nhiễm COVID-19 ở Okinawa tính từ 7/7 đến 12/7, có đến 39 người ở căn cứ Marine Corps Air Station Futenma, 22 người ở căn cứ Camp Hansen và một người ở căn cứ Camp Kinser. Và cho đến 13/07, đài truyền hình Asahi cho biết có thêm 32 trường hợp đã được xác nhận tại Futenma.
“Chúng tôi sẽ hợp tác một cách thích hợp về vấn đề này,” Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Yoshi Suga nói tại một cuộc họp báo.
“Nhật Bản và Hoa Kỳ đang chia sẻ thông tin về nhật ký hoạt động trước đây của các quân nhân bị nhiễm bệnh,” ông Suga nói.
Okinawa là nơi đồn trú của phần lớn lực lượng quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, và liên minh với Washington mang tính sống còn đối với an ninh của Nhật.
Vào cuối tuần, Thống đốc tỉnh Okinawa Denny Tamaki nói “thật đáng tiếc” rằng một số lượng lớn các ca nhiễm đã xảy ra trong một thời gian ngắn. Ông cho biết thêm rằng người dân Okinawa đã bị sốc bởi tin này.
Ông nói thêm rằng có tin cho biết các quân nhân đã rời khỏi căn cứ để dự các bữa tiệc trên bãi biển và thăm các khu phố đêm vào ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7.
Trên trang Facebook của các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương, Thủy quân lục chiến cho biết họ cấm các hoạt động bên ngoài căn cứ trên khắp tỉnh Okinawa, ngoại trừ các nhu cầu thiết yếu như các cuộc hẹn y tế được cấp trên chấp thuận.
“Chúng tôi đang cố gắng hạn chế tiếp xúc (với người dân địa phương) càng ít càng tốt, khi chúng tôi tìm cách truy tìm nguồn tiếp xúc với các quân nhân bị nhiễm bệnh,” một phát ngôn viên của quân đội Hoa Kỳ nói.
Không kể các căn cứ quân sự Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 ở Okinawa là 148, với 7 trường hợp tử vong, trang web của tỉnh cho biết.
Trên cả nước, Nhật ghi nhận có gần 22.000 trường hợp nhiễm và 1.000 người chết vì COVID-19.
Coronavirus tấn công 42 nhà lãnh đạo Mỹ-Latinh
Đại dịch viêm phổi đang càn quét giới lãnh đạo Mỹ Latinh, khi có thêm hai tổng thống và các viên chức cấp cao xét nghiệm dương tính trong tuần này, tạo nên một yếu tố gây bất ổn cho cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe tại khu vực, theo Associated Press.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã công bố nhiễm virus Vũ Hán hôm thứ Ba (7/7) và hiện đang sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, loại thuốc từng được Tổng thống Trump sử dụng phòng Covid-19, để điều trị.
Tổng thống lâm thời Bolivia, bà Jeanine Añez, tuyên bố nhiễm Covid-19 hôm thứ Năm (9/7).
Tại Venezuela, chủ tịch quốc hội Diosdado Cabello, người nắm quyền lực thứ hai tại đất nước xã hội chủ nghĩa này, cho biết hôm thứ Năm trên Twitter rằng ông cũng đã có xét nghiệm với Covid-19. Một nhân vật quyền lực khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tarek El Aissami, tuyên bố hôm thứ Sáu (10/7) rằng ông cũng đã mắc nCoV. Nền kinh tế của Venezuela phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ, GDP từ nguồn thu này chiếm đến 50%.
Một báo cáo tổng kết của Associated Press phát hiện ít nhất 42 trường hợp giới lãnh đạo Mỹ-Latinh xác nhận nhiễm virus corona chủng mới, từ cấp cao nhất là tổng thống cho đến thị trưởng các thành phố lớn, cùng với hàng chục, có thể hàng trăm, viên chức từ các thành phố và thị trấn nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, các viên chức này đã phục hồi và trở lại làm việc. Nhưng một số vẫn đang vật lộn với căn bệnh này.
Indonesia chưa kiểm soát hiệu quả Covid-19
The Guardian đưa tin, theo các chuyên gia y tế, việc kiểm soát, đẩy lùi đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Indonesia cần một nỗ lực cao hơn nữa.Các chuyên gia y tế cho biết, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở Đông Nam Á hiện vẫn chưa thực hiện đủ các xét nghiệm, hoạt động truyền thông của chính quyền kém, trong khi lại quản bá các phương pháp chữa bệnh không khả thi.
The Guardian cho hay, số người nhiễm và chết vì virus Vũ Hán ở Indonesia có thể cao hơn con số báo cáo. Mặc dù quốc gia này đã tăng cường xét nghiệm nhưng vẫn nằm trong nhóm nước làm ít xét nghiệm nhất thế giới.
Theo cập nhật của Worldometer, tính tới 6h53′ ngày 13/7 (giờ Việt Nam), Indonesia là vùng dịch lớn thứ 26 thế giới với 75.699 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 3.606 người đã tử vong, so với 24 giờ trước đó, hai con số thống kê này lần lượt tăng 1.681 và 71.
Nam Phi cấm bán rượu để ngăn nCoV lây lan
BBC hôm Chủ nhật đưa tin, Nam Phi đã áp dụng các hạn chế mới, bao gồm việc cấm trở lại hoạt động bán rượu để ngăn tụ tập đông người, nhằm giảm sức lây lan của virus Vũ Hán.
Lệnh giới nghiêm vào ban đêm cũng sẽ được áp dụng từ thứ Hai và người dân bị bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho rằng lệnh cấm bán rượu sẽ có tác động tích cực với hệ thống y tế của đất nước.
Hiện Nam Phi đang là ổ dịch lớn nhất châu Phi và thứ 10 thế giới. Theo thống kê của Worldometer, tính tới 6h53′ ngày 13/7 (giờ Việt Nam), nước này có 276.242 bệnh nhân Covid-19 (tăng 12.058), trong đó 4.079 người đã tử vong (tăng 108).