Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phản đối việc xử dụng quân đội để dẹp biểu tình
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm thứ Tư nói rằng ông phản đối việc viện dẫn một đạo luật hiếm được áp dụng nhằm xử dụng quân đội chính qui Hoa Kỳ để đối phó với các cuộc biểu tình trên cả nước sau vụ một người Mỹ đen tên George Floyd tử vong do sự bạo hành của các cảnh sát viên tại thành phố Minneapolis.
Tuyên bố của ông Esper được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ sử dụng quân đội để “giải quyết vấn đề nhanh chóng” nếu các thống đốc tiểu bang và chính quyền địa phương không “dập tắt biểu tình” để bảo vệ sinh mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ và ngăn chặn phong trào chống đối cảnh sát “lan rộng khắp nước”.
Đạo luật chống bạo động trên được thông qua vào năm 1807, cho phép Tổng thống Mỹ có quyền xử dụng quân đội trên toàn lãnh thổ khi có bạo loạn khi có sự yêu cầu của thống đốc địa phương. Đạo luật này từng được sử dụng vào năm 1992, khi Thống đốc bang California yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ để đối phó với các cuộc bạo loạn ở thành phố Los Angeles.
Ngũ Giác Đài vào cuối ngày thứ ba đã xác nhận rằng họ đã điều động quân đội từ các căn cứ ở Bắc Carolina và New York đến các cơ sở quân sự vùng Washington, DC
Các cuộc biểu tình đã xảy ra hơn 9 ngày qua tại nhiều thành phố của Mỹ để phản đối nạn cảnh sát bạo hành sau cái chết của ông Floyd. Nhất là nạn kỳ thị dành cho các người Mỹ da đen. Các cuộc biểu tình ôn hòa dần biến thành bạo động ở một số nơi, kéo theo tình trạng cướp bóc và phá hoại tài sản, buộc lực lượng an ninh Mỹ phải dùng súng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông quá khích
Vào ngày Thứ Hai 1 tháng 6, tổng thống Trump có một cuộc viếng thăm nhà thờ trong bối cảnh đoàn biểu tình đang ở bên cạnh khu Tòa bạch ốc. Ông Trump đi ra từ cổng bắc của Tòa Bạch Ốc , đi qua công viên để sang nhà thờ St. John. Tháp tùng ông là một loạt phụ tá gồm Ivanka Trump, người mang theo chiếc túi chứa một quyển Kinh thánh, chồng cô Jared, chánh văn phòng Mark Meadows và tùy viên báo chí Kayleigh McEnany. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley cũng có mặt. Họ đã được triệu tập đến Phòng Bầu dục vài giờ trước đó để cập nhật cho Tổng thống về nỗ lực sử dụng quân đội nhằm kiềm chế bạo lực. Một viên chức quốc phòng Mỹ nói với các phóng viên rằng Esper và Milley “không biết rằng Cảnh sát Công viên và lực lượng hành pháp đã ra quyết định giải tán biểu tình ở công viên” để dọn đường cho tổng thống Trump đến nhà thờ.
Tất cả viên chức tháp tùng ông Trump đều là người da trắng. Tổng thống chỉ có một vài cố vấn cấp cao người Mỹ gốc Phi Châu. Thành viên nội các da màu duy nhất là Bộ trưởng Phát triển Nhà và Đô thị Ben Carson, người không có mặt. Ông Trump đã chụp ảnh khi cầm cuốn Kinh thánh bên ngoài nhà thờ St. John và nói “chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất thế giới”.
Một số viên chức Tòa Bạch Ốc khẳng định việc cảnh sát giải tỏa biểu tình không phải để tổng thống Trump chụp ảnh trước nhà thờ. Chuyến đi viếng thăm nhà thờ St. John là một sự kiện đã được dự trù từ trước vì ngày hôm đó là ngày tổng thống ban hành dự luật tự do tôn giáo chứ không phải là một màn trình diễn để chụp ảnh như truyền thông Hoa Kỳ đã tường thuật. Nhưng không ai biết gì về dự luật tư do tôn giáo này.
Cố Vấn Ngủ Giác Đài Mark Milley từ chức
Như đã nói ở trên, cảnh sát chống bạo động đã giải tán người biểu tình tại công viên Lafayette trước Tòa Bạch ốc dẹp đường để ông Trump đi đến nhà thờ St John, một nơi bị những kẻ bạo loạn trong đoàn biểu tình đập phá đêm hôm trước.
Trước đó, Bộ trưởng Esper và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Milley đang đến trụ sở của FBI ở Washington để cùng Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Giám đốc FBI Christopher Wray hội ý về cách đối phó với các cuộc biểu tình.
Nhà thờ St. John's Episcopal khi đó đóng cửa. Ông Trump giơ cao quyển Kinh thánh trước cửa nhà thờ để chụp ảnh. Bức ảnh ngay lập tức khiến các nghị sĩ, các nhà lãnh đạo khu vực và Giám mục Giáo phận Episcopal Washington, Mariann Budde, bất bình.
Bà Budde nhận xét chuyến thăm của ông Trump đến nhà thờ là “sự lạm dụng biểu tượng tinh thần và không gian linh thiêng của chúng tôi”. “Ông ấy không đến nhà thờ để cầu nguyện. Ông ấy không đến nhà thờ để chia buồn với những người đang đau buồn”,
Các nguồn tin nói với NBC News rằng việc đi bộ đến nhà thờ không báo trước là ý tưởng của Trump. Ông Trump muốn cho thế giới biết về khía cạnh xấu của những cuộc biểu tình này.
Chuyến thăm của ông Trump đến Nhà thờ St. John diễn ra một ngày sau khi nơi này bị phá hoại trong các cuộc biểu tình hỗn loạn liên quan đến cái chết của người da đen George Floyd.
Cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ James Miller Jr. hôm 2/6 đã nộp đơn xin từ chức vì cho rằng Bộ trưởng Esper đã có những hành động vi phạm lời tuyên thệ khi có mặt trong chuyến đi viếng nhà thờ của ông Trump.
Trong bức thư từ chức, ông James N Miller Jr., cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về chính sách từ năm 2012 - 2014 đề cập tới lời tuyên thệ mà cả ông và Bộ trưởng Esper đều phát biểu khi nhậm chức, đó là "ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ", cũng như mang theo "niềm tin đúng đắn và sự trung thành". Ngày 1/6/2020, tôi tin là ngài đã vi phạm lời thuyên thệ đó.
"Ngài không thể trực tiếp ngăn tổng thống sử dụng các lực lượng để dẹp người biểu tình nhưng ngài lẽ ra có thể chọn cách phản đối. Thay vào đó, Ngài lại ủng hộ quyết định này”.
Bộ trưởng Esper cho biết ông không được thông báo trước về việc Tổng thống Trump dẫn ông và các quan chức cấp cao khác đến Nhà thờ St. John's Episcopal. Cả ông Esper và Milley đều không hay biết việc nhân viên an ninh đã sử dụng hơi cay để buộc người biểu tình rời khỏi khu vực.