• Tin Tổng Hợp Cập Nhật Về Virus COVID-19 ngày 12 tháng 3/2020
Tổng thống Trump cấm dân châu Âu vào Mỹ trong 30 ngày
Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra các biện pháp để ngăn chặn dịch Covid-19, Nhà Trắng, ngày 11/03/2020. Doug Mills/Pool via REUTERS
(RFI) Sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố tình trạng "đại dịch", tổng thống Donald Trump đã thay đổi hẳn thái độ về virus corona (Covid -19). Ngày 11/03/2020, Nhà Trắng thông báo quyết định "ngưng mọi di chuyển từ châu Âu sang Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày". Lệnh cấm có hiệu lực từ 12 giờ đêm ngày 13/03/2020.
Lệnh cấm chỉ liên quan đến công dân các nước trong Không gian tự do đi lại Schengen của châu Âu. Anh Quốc không nằm trong danh sách. Chính phủ nhấn mạnh rằng biện pháp này không ảnh hưởng đến các hoạt động giao thương giữa Hoa Kỳ và châu Âu.
Mỹ đã vượt qua ngưỡng 1.000 ca lây nhiễm, 38 người tử vong. Chính quyền Trump đưa ra những "biện pháp mạnh", sau khi đã liên tục bị chỉ trích lơ là với dịch bệnh.
Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ thủ đô Washington gửi về bài tường trình:
"Đây là một sự thay đổi triệt để của tổng thống Mỹ, sau khi ông đã coi thường mức độ nguy hiểm của virus corona, nhiều lần so sánh với chuyện cảm cúm bình thường. Tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng, Donald Trump trịnh trọng thông báo một biện pháp triệt để nhằm ngăn ngừa một siêu vi, mà ông gọi là "của nước ngoài" lây lan trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ tuyên bố: Chúng ta sẽ ngừng tiếp nhận tất cả các lữ hành từ châu Âu sang Mỹ trong vòng 30 ngày. Các quy định mới bắt đầu có hiệu lực kể từ 12 giờ đêm Thứ Sáu này".
Trong bài phát biểu, Donald Trump đã đề cập đến cả trường hợp của những chuyến vận tải chở hàng và nhiều vấn đề khác nữa mà Hoa Kỳ sẽ tiếp tục quy định trong những ngày tới. Tuy nhiên sau đó, các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đã thở phào nhẹ nhõm vì trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ đã điều chỉnh lại là lệnh cấm chỉ liên quan đến người tới Mỹ và áp dụng đối với các công dân trong khu vực Schengen, Anh Quốc và Cộng Hòa Ailen không có tên trong danh sách cấm.
Ngoài ra, Donald Trump còn thông báo hỗ trợ tài chính những người lao động bị bệnh và những công ty bị tác động do dịch Covid-19 gây ra, hoãn thu thuế. Các biện pháp này sẽ được thảo luận tại Quốc Hội. Phe Dân Chủ vẫn thường xuyên chỉ trích chính quyền chậm trễ cung cấp trang thiết bị để xét nghiệm và đòi lập chế độ nghỉ ốm ăn lương đối với những người lao động bị nhiễm virus corona".
WHO: liệu thế giới có chung sức đối phó
khi COVID-19 là đại dịch?
Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng ngày 12/3 (theo giờ Việt Nam), đã có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với một tàu du lịch, thông báo có người nhiễm nCoV, với 126.036 người nhiễm bệnh (tăng 7.088 ca nhiễm mới), 4.615 người chết (tăng 319 ca).Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Geneve, ngày 28/02/2020 REUTERS/Denis Balibouse
Reuters cho hay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (11/3) nói rằng có thể dùng từ đại dịch để mô tả COVID-19, đồng thời với 2 chánh phủ Anh và Ý loan báo sẽ chi hàng tỷ đô la để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của loại virus được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung cộng .
“Chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ báo động ở phương diện lây lan và nghiêm trọng, cũng như mức độ báo động về hiệu quả ứng phó [với dịch COVID-19]. Do đó, chúng tôi đã đưa ra đánh giá rằng COVID-19 có thể được mô tả như một đại dịch”, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói với các phóng viên ở Geneva.
Đòi hỏi toàn cầu toàn cầu chung sức đối phó?
Điều đơn giản này dường như rất khó áp dụng trên thực tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch virus corona đã trở thành « đại dịch »: Liên Hiệp Châu Âu hầu như « quên » Ý, trong lúc hệ thống y tế nước này bị quá tải với hơn 12.000 bệnh nhân nhiễm virus corona, hơn 800 người đã thiệt mạng.
Hoa Kỳ dù là đồng minh thân thiết nhất của châu Âu, nhưng không ngần ngại đóng cửa đối với các công dân của khối Schengen. Dịch Covid-19 đang thách thức liên minh chặt chẽ giữa hai bờ Đại Tây Dương và ngay cả giữa các thành viên của Liên Âu.
Từ cả tuần nay, đại sứ Ý bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức kêu gọi 26 thành viên còn lại trong khối hỗ trợ, cung cấp khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ y tế. Ngoại trưởng Luigi di Maio hoài công nhắc nhở các đối tác rằng, nước Ý sẽ "không bao giờ quên những quốc gia nào sát cánh với mình trong thời điểm khó khăn này". Thế nhưng, tất cả đều im lặng, từ Paris cho đến Berlin. Cuối cùng, mãi ở tận rất xa châu Âu, chỉ có Trung cộng hồi âm. Bắc Kinh thông báo sẵn sàng cung ứng cho Ý 1.000 máy trợ thở, 100.000 khẩu trang và 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, trong lúc Pháp và Đức cấm các công ty dược phẩm và các nhà cung cấp xuất khẩu trang thiết bị y tế để dành ưu tiên cho nhu cầu trong nước.
Ở thượng tầng quyền lực tại Bruxelles, từ chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đến chủ tịch Ủy Ban Châu Âu liên tục hô hào "đoàn kết", đề cao những biện pháp "phối hợp chặt chẽ" giữa 27 thành viên trong khối để đối phó với dịch bệnh, nhưng virus corona đang chứng minh điều ngược lại, đó là trong cơn tai biến, các thành viên châu Âu "mạnh ai nấy lo". Thái độ ích kỷ đó từng được thể hiện trong chính sách đón nhận người nhập cư của châu Âu. Giới quan sát không quên nhắc lại lại cũng chính thái độ ích kỷ đó đã đưa đảng dân túy Ligua và lãnh đạo đảng này là ông Matteo Salvini chia sẻ quyền lực với thủ tướng Giuseppe Conte.
Sức công phá về mặt chính trị của virus corona không dừng lại ở đây. Dịch Covid-19 còn thách thức luôn cả liên minh giữa hai bờ Đại Tây Dương sau khi tổng thống Hoa Kỳ vừa tuyên bố cấm công dân châu Âu đặt chân sang Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày. Áp lực trong nước càng lớn, Donald Trump càng phải chứng tỏ quyết liệt. Thứ nhất ông gọi virus corona là "virus của nước ngoài". Ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn khiến Bắc Kinh nổi dóa khi gọi đây là siêu vi Vũ Hán hay virus Trung cộng . Nhưng sau khi được báo động là châu Âu đang trở thành "ổ dịch" của thế giới, Hoa Kỳ chuyển hướng tấn công, nhắm vào các đồng minh châu Âu. Thứ hai, là không thông báo trước, không phối hợp hay tham khảo các đối tác châu Âu, tổng thống Trump đơn phương quyết định tạm thời cấm cửa công dân châu Âu muốn đặt chân vào Mỹ. Biện pháp này không hơn không kém là một bức tường vô hình để nước Mỹ tự vệ.
Cách biệt với thế giới để tự vệ luôn là kim chỉ nam trong chính sách của Donald Trump.
Theo phân tích của giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ông Pascal Boniface, liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng đang bị dịch Covid-19 đe dọa. Trong tất cả các lĩnh vực, từ quốc phòng đến thương mại, tổng thống Trump luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi của những người bỏ phiếu cho ông. Điều này một lần nữa đã được chứng minh với khủng hoảng về y tế lần này. Việc tổng thống Mỹ không đưa nước Anh vào danh "sách đen" là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Donald Trump không mảy may quan tâm đến sức khỏe của người dân Mỹ, nhắm mắt trước mối đe dọa nổ ra một cuộc khủng hoảng về y tế. Ông chỉ lo là dịch Covid-19 phá hoại kinh tế Hoa Kỳ vốn đang rất tươi sáng, và virus corona là một trở ngại trên con đường tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai.
Đối với cả nội bộ 27 nước khối Liên Hiệp Châu Âu và trục Washington – Bruxelles, hơn bao giờ hết các bên cần chứng minh rằng, những cụm từ như "đoàn kết", "liên đới" không chỉ là những lời nói suông.
Liên Hiệp Châu Âu bất bình vì quyết định của Trump
Cờ Liên Hiệp Châu Âu bên ngoài trụ sở Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles, Bỉ. REUTERS/Yves Herman
Ngày 12/03/2020, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố Liên Hiệp Châu Âu không tán đồng quyết định của tổng thống Trump cấm nhập cảnh nước Mỹ trong 30 ngày đối với mọi hành khách từ châu Âu, một quyết định được đưa ra một cách đơn phương và không có sự tham khảo với các nước châu Âu.
Trong bản thông cáo, hai lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh : « Dịch virus corona là một khủng hoảng toàn cầu, chứ không ở riêng một châu lục, cho nên cần phải có sự hợp tác hơn là một hành động đơn phương ». Họ khẳng định là Liên Hiệp Châu Âu đang thi hành các biện pháp mạnh để kềm chế đà lây lan của dịch bệnh.
Trước đó, trên mạng Twitter, ông Charles Michel thông báo Liên Hiệp Châu Âu sẽ thẩm định tình hình để cố tránh những tác hại kinh tế từ quyết định của tổng thống Trump
Trước mắt, hãng tin AFP cho biết, lệnh cấm của tổng thống Trump là một « thảm họa » đối với các công ty du lịch Pháp, vì nó có thể liên quan đến 100.000 khách đi du lịch theo nhóm sang Mỹ trong tháng 3 và tháng 4, theo lời ông René-Marc Chikli, chủ tịch SETO, liên đoàn các công ty du lịch theo đoàn. Về phần chủ tịch tổ chức Entreprises du Voyage, đại diện các hãng du lịch tại Pháp, Jean-Pierre Mas, ông thẩm định là sẽ có từ 300 000 đến 400 000 người Pháp dự trù sang Hoa Kỳ trong 3 tháng tới để du lịch hoặc làm việc.
Ngoài quyết định của tổng thống Trump cấm nhập cảnh đối với những người từ châu Âu, bộ Ngoại Giao Mỹ còn kêu gọi công dân nước này không nên ra nước ngoài trong lúc này. Ông Roland Héguy, chủ tịch UMIH, tổ chức chính của các khách sạn và nhà hàng tại Pháp, lo ngại người Mỹ sẽ không đến Pháp nữa, trong khi họ vẫn chiếm số đông nhất trong tổng số du khách ngoại quốc đến Paris và vùng phụ cận năm ngoái.
Theo UMIH, do tác động của dịch Covid-19, số khách của các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê đã sụt giảm 95% và doanh số bị mất trung bình là 40%, thậm chí mất tới 80% tại các vùng bị dịch nặng nhất.
Tài liệu ngoại giao mật Trung cộng yêu cầu gọi “Viêm phổi Vũ Hán” là “virus Ý”
Các tài liệu ngoại giao mật yêu cầu quan chức ngoại giao và đặc vụ phải gọi virus Viêm phổi Vũ Hán COVID-19 là virus Ý, nhận là virus không bắt nguồn từ Vũ Hán, và quảng cáo Tập Cận Bình là anh hùng diệt virus, tạp chí nhân quyền Ý Bitter Winter đưa tin. (Minh Nhật biên dịch)
Massimo Introvigne, một chuyên gia nghiên cứu về xã hội học và tôn giáo của Ý, từng là chủ tịch Ủy ban Quan sát Tự do Tín ngưỡng từ 2012 tới 2015 của Bộ Ngoại giao Ý, mới đây đã nhận được email của một đồng nghiệp Trung cộng , hỏi rằng liệu ông có an toàn trong dịch “virus Ý” hay không. Lúc đầu, Introvigne rất bất ngờ vì không biết “virus Ý” là gì, nhưng rồi ông được biết các đồng nghiệp cũng nhận được email tương tự, và đồng nghiệp Nhật Bản thì nhận được email hỏi về “virus Nhật Bản”.
“Đảng Cộng sản Trung cộng muốn Hán hóa mọi thứ, bao gồm cả các tôn giáo. Chỉ có một thứ Đảng này không muốn nhận, chính là virus viêm phổi Vũ Hán”, Massimo Introvigne nhận xét.
Ngày 9/3/2020 vừa qua, báo La Croix, một tờ báo lâu đời và có lượng lưu hành lớn nhất ở Pháp, đã công bố một báo cáo điều tra cho biết, các Đại sứ quán Trung cộng và người Trung cộng đang du lịch trên khắp thế giới đã nhận được các yêu cầu mật vào 1 tuần trước đó. Họ được hướng dẫn để thuyết phục mọi người rằng Trung cộng không phải là nơi virus Viêm phổi Vũ Hán khởi nguồn, và cần nhấn mạnh rằng: “Trong khi Vũ Hán bị virus tấn công nghiêm trọng, nguồn gốc của virus hiện vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang thực hiện các nghiên cứu mới nhằm xác định nguồn gốc thật sự của virus.”
Cũng theo báo cáo của tờ La Croix, các Đại sứ quán Trung cộng được yêu cầu phải làm “dấy lên nghi ngờ” trong đại chúng, rằng virus Viêm phổi Vũ Hán thực chất tới từ bên ngoài Trung cộng . Trong khi đó, các tài liệu tương tự của Đại sứ quán Trung cộng tại Tokyo thì hướng dẫn việc sử dụng cụm từ “virus Nhật Bản”. Một số nguồn thì gọi là “virus Ý”, hay “virus Iran”.
“Cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung cộng đang cố gắng nhận rằng virus tới từ bên ngoài Trung cộng , nhằm che dấu sự thực là Đảng đã dối trá trong nhiều tháng trời về quy mô của đại dịch, khiến nó trở nên trầm trọng hơn”, Massimo Introvigne nhận xét. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc “Đảng đang muốn thế giới phải cảm ơn Trung cộng vì sự ứng phó ‘hoàn hảo’ trước virus này”. Theo đó, các cơ quan tuyên truyền đang lặp lại thông điệp rằng các quốc gia phương Tây sẽ không thể áp dụng các biện pháp quyết liệt như Trung cộng , vì các giá trị dân chủ phương Tây “làm hạn chế quyền lực của chính phủ”.
Tờ báo nhà nước Tân Hoa Xã mới đây còn tuyên bố sẽ xuất bản một cuốn sách để ca ngợi sự “lãnh đạo tài tình” của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đánh bại virus như thế nào. Tờ báo này cũng nói rằng cuốn sách sẽ chứng minh cho thế giới “sự ưu việt của hệ thống lãnh đạo và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung cộng ”, và minh họa việc “làm thế nào quyền lực lãnh đạo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung cộng với nòng cốt là đồng chí Tập Cận Bình đã chiến thằng cuộc chiến vĩ đại chống lại virus”.
Bình luận trên tờ La Croix, chuyên gia Trung cộng học người Anh, ông Steve Tsang nói, “Đảng Cộng sản Trung cộng luôn muốn độc chiếm sự thật và lịch sử tại Trung cộng , và đang muốn chối rằng Đảng này đã che dấu sự thật về virus [Viêm phổi Vũ Hán]”.
Trong khi đó, có những nghi ngờ có căn cứ về việc virus Viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo, không chỉ dựa trên các phân tích về nhân sự phòng thí nghiệm P4 (Xem bài: Virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm sinh học P4 ở Vũ Hán?) và địa điểm virus lan rộng, mà còn dựa trên các phân tích về mặt công nghệ sinh học. (Xem bài: Virus COVID-19 mang đặc tính của robot nano sát thủ hoàn hảo)
Một bệnh viện điều trị virus corona tại tâm dịch Vũ Hán, Trung cộng . Ảnh chụp ngày 17/02/2020. STR / AFP
Có thật Covid-19 đã lùi bước tại Trung cộng?
Lần đầu tiên đặt chân đến Vũ Hán, nơi xuất phát của dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới hôm 10/03/2020 vừa qua, chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “sự lây lan của dịch bệnh kể như đã bị ngăn chặn”. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận chưa tuyên bố chiến thắng, vì nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát vẫn còn đó trong bối cảnh đại dịch đang lan rộng ngoài Trung cộng. Hiện nay Trung cộng hiện đang đứng trước hai nguy cơ chủ chốt. Trước hết, việc khôi phục các hoạt động thương mại và công nghiệp sẽ lại tạo ra tình trạng dân chúng khắp nơi tiếp xúc với nhau, tạo điều kiện cho con virus lây lan trở lại.
Ngoài ra, đại dịch hoành hành ngoài Trung cộng có thể gây ra hiệu ứng boomerang, nhất là khi hàng ngàn người Trung cộng ra nước ngoài nhân kỳ nghỉ Tết hồi tháng Giêng vừa qua sẽ hồi hương. Nhiều trường hợp virus corona từ Ý, Iran, Hàn Quốc… “tái nhập” vào Trung cộng đã được ghi nhận trong những ngày gần đây.
Reuters đưa tin, ông Mễ Phong, phát ngôn viên Ủy ban Y tế Quốc gia Trung cộng (NHC) hôm nay tuyên bố nước này đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19 do số ca nhiễm nCoV mới đang giảm mạnh.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh NHC sáng nay thông báo Trung cộng chỉ ghi nhận 15 ca nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát, trong khi 11 người tử vong, giảm 11 ca so với hôm trước.
Đài CBS tạm thời đóng cửa văn phòng
vì 2 nhân viên nhiễm COVID-19
Cơ sở đài CBS ở Los Angeles, tiểu bang California, Mỹ
CBS, Đài truyền hình nổi tiếng của Mỹ sẽ tạm thời đóng cửa hai văn phòng ở Manhattan và cho nhân viên làm việc tại nhà sau khi hai người làm việc cho hãng này dương tính với nCov hôm 11/3.
Chủ tịch CBS News, bà Susan Zirinsky cho biết: “Tất cả nhân viên buộc phải làm việc từ xa trong hai ngày tới”.
Đài truyền hình sẽ đóng cửa 2 cơ sở của Bờ Đông – Trung tâm Phát sóng CBS, tại 524 West 57th Street, và cơ sở gần đó tại 555 West 57th Street – để khử trùng
Trụ sở ở New York của CBS gồm 2 cơ sở riêng biệt nằm trên đường 57 ở Khu Tây Manhattan, trong đó một văn phòng chủ yếu dành cho các nhân viên của chương trình 60 Minutes. Hai nhân viên bị nhiễm nCoV làm việc tại cả hai toà nhà, song đài này không tiết lộ chi tiết về các nhân viên nhiễm bệnh.
“Chúng tôi đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc này và mong mọi người yên tâm rằng chúng tôi đang thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết”, bà Susan Zirinsky cho biết và nói thêm những người từng tiếp xúc gần với hai nhân viên nhiễm nCoV được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 14 ngày.
12 ca nhiễm nCoV tại thánh đường Hồi giáo
Bản tin ngày 12/3 của Reuters cho biết, có Ít nhất 12 ca nhiễm COVID-19 liên quan tới một buổi lễ khoảng 10.000 người tham dự ở thánh đường Hồi giáo tại Kuala Lumpur.Bộ Y tế Malaysia hôm nay cho biết đang theo dõi sức khỏe của khoảng 5.000 công dân từng tham gia sự kiện dành cho các nhà truyền giáo đạo Hồi tại một thánh đường ở ngoại ô Kuala Lumpur từ 28/2 đến 1/3. Trong số 10.000 người từ nhiều quốc gia góp mặt tại sự kiện này, có khoảng 90 người đến từ Brunei và 11 người trong số đó nhiễm COVID-19. Ca thứ 12 dương tính với nCov liên quan đến sự kiện trên là một người Malaysia.
Singapore cho biết nước này đang điều tra và xác định danh tính những công dân tham dự buổi lễ trên.
Bị châu Âu bỏ bê, Ý cầu viện Trung cộng
Chính quyền Ý đã kêu gọi châu Âu giúp đỡ đối phó vợi dịch COVID-19. Thế nhưng, trước phản ứng chậm chạp của Liên Hiệp Âu Châu (LHAC hay Euro), Ý đã quay sang nhờ Trung cộng và đã được Bắc Kinh chấp nhận ngay. Theo ghi nhận của báo Les Echos, Trung cộng chưa quên việc chính phủ Ý là một trong những nước hiếm hoi đầu tiên đình chỉ ngay lập tức tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung cộng khi dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán. Tuy nhiên Bắc Kinh đang cấp tốc chuyển qua cho Ý 1.000 máy hỗ trợ hô hấp (Ý hiện chỉ có 3.000 chiếc mà thôi), 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế… cùng với 9 chuyên gia thành thạo trong chiến dịch chống Covid 19 tại Trung cộng vừa qua.
Bắc Kinh cũng hứa gởi qua giúp Ý 100.000 chiếc khẩu trang công nghệ cao và đã yêu cầu các công ty Trung cộng xuất khẩu 2 triệu khẩu trang y tế thông thường sang Ý. Đây là kết quả của cuộc điện thoại hôm thứ Ba giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ý, ông Luigi Di Maio, và ngoại trưởng Vương Nghị. Trong cuộc điện thoại này, ông Luigi đã nhờ Trung cộng giúp đỡ chống dịch COVID-19.
Về phía chính phủ Ý, chánh phủ Ý đã cam kết mua một khối lượng lớn thiết bị hỗ trợ hô hấp. Đây là những thiết bị do các công ty Trung cộng làm ra để đối phó với dịch bệnh tại chỗ, nay đang bị tồn kho, vì không còn cần thiết.
Theo nhật báo Pháp, ngoại trưởng Ý đã được đồng nhiệm Trung cộng cam kết hôm 10/03 là sẽ ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của chánh phủ Ý. Ông Luigi Di Mario đã cảm ơn phía Trung cộng và tuyên bố rằng: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không quên quốc gia đã gần gũi với chúng tôi”. Lời cám ơn này thật ra là một lời trách móc nhắm vào Bruxelles.
Một nhóm chuyên gia y tế Trung cộng đã tới giúp Ý đối phó với dịch COVID-19 đang bùng phát, tương tự như việc họ đã thực hiện để giúp Iran và Iraq, theo bản tin đêm thứ Tư (11/3) của SCMP.
Truyền thông Trung cộng cho hay, Hội Chữ thập đỏ của Trung cộng đã cử đại diện dẫn đầu một nhóm các chuyên gia y tế lên đường tới Ý vào thứ Tư, mang theo vật tư và thiết bị phòng chống dịch COVID-19.
Hiện Ý là quốc gia có số người tử vong và nhiễm nCoV cao chỉ sau Trung cộng , với 12.462 người nhiễm bệnh (tăng 2.313), 827 người chết (tăng 196), theo cập nhật của Worldometers, sáng ngày 12/3, giờ Hà Nội.
Miền bắc Ý sẽ cách ly dân chúng như Vũ Hán
Cũng liên quan đến vai trò của Trung cộng , nhật báo kinh tế Les Echos đã đặc biệt chú ý đến sự kiện Ý vừa quay sang nhờ Trung cộng giúp đỡ trong việc chống dịch Covid-19.
Theo đặc phái viên của tờ báo tại Ý, trước trăm bề khó khăn đang gặp phải trong việc đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19, giới y tế tại miền bắc Ý đã lên tiếng đòi chính quyền Rôma phải ban hành những biện pháp cách ly quyết liệt hơn nữa.
Người điều phối các hoạt động cấp cứu phụ trách vùng Lombardia, nơi chịu tác hại nặng nề nhất của dịch bệnh đã nói thẳng: “Hãy áp dụng mô hình Vũ Hán để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh”.
Theo Les Echos, chủ tịch hai vùng Lombardia và Veneto đã kêu gọi chính quyền trung ương ban bố lệnh phong tỏa và cách ly hoàn toàn để chống dịch, tức là đóng cửa tất cả các nhà máy, doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, giảm hoạt động của ngành vận chuyển đến mức tối thiểu.
Những đòi hỏi triệt để kể trên đã được giới chủ nhân, cũng như chính phủ Ý tiếp nhận một cách rất dè dặt, vì sợ rằng sẽ tạo ra những khó khăn kinh tế, gây nên bùng nổ xã hội
TT Pháp trấn an dân Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) phát biểu với báo chí sau khi thăm bệnh viện Necker, Paris, ngày 10/03/2020 Ludovic Marin/REUTERS
Trong bối cảnh số ca lây nhiễm Covid-19 và số ca tử vong tiếp tục tăng nhanh tại Pháp, tổng thống Emmanuel Macron chính thức nói chuyện với dân Pháp về chủ đề này tối 12/03/2020, trong một cuộc truyền hình trực tiếp nhằm trấn an người dân về cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có ở Pháp. Nước Pháp đã chuyển sang giai đoạn 3 (stade 3), tức mức báo động cao nhất về dịch virus corona chủng mới, mà nay Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là đại dịch toàn cầu.
Theo thống kê mới nhất, tính đến tối qua, 11/03, ở Pháp, hiện có 2.281 người bị lây nhiễm virus corona chủng mới và 48 ca tử vong, tức là chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm gần 500 người bị lây nhiễm và 15 người chết. Trong cuộc họp báo hàng ngày, tổng cục trưởng tổng cục Y Tế Jérôme Salomon cảnh báo là virus lan truyền ngày càng nhanh tại ngày càng nhiều vùng của Pháp. Ông không loại trừ một kịch bản tương tự như nước Ý. Một ổ dịch mới vừa bùng phát ở vùng Montpellier, cho nên, các nhà trẻ và trường học ở khu vực phía đông thành phố này sẽ đóng cửa và mọi cuộc tập hợp trên 50 người tại khu vực sẽ bị cấm, trừ phi đó là những sự kiện thiết yếu về mặt kinh tế, công dân và xã hội. Còn tại đảo Corse, nơi đã có 15 người bị lây nhiễm Covid-19, toàn bộ các trường học sẽ đóng cửa cho đến ngày 29/03. Chính phủ Pháp đang kêu gọi những nhân viên y tế dự bị, kể cả các sinh viên y khoa, tình nguyện tăng cường cho đội ngũ phòng chống dịch.
Vào Chủ Nhật tới, cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng các thành phố, thị trấn, xã. Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran hôm qua thông báo là các phòng phiếu sẽ có nước khử trùng cho cử tri sử dụng, khi vào phòng phiếu và khi ra khỏi phòng phiếu. Ông cũng khuyên cử tri nên đem theo cây viết riêng, để ký tên sau khi bỏ phiếu.
Mỹ đề nghị giúp nếu Bắc Hàn bùng phát dịch COVID-19
Hoa Kỳ đã đề nghị giúp Bắc Hàn đối phó với trường hợp dịch COVID-19 bùng phát ở quốc gia này. Robert Destro, trợ lý của Bộ trưởng Bộ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng ông không nắm được thông tin về diễn biến dịch COVID-19 ở Bắc Hàn vì đây là một xã hội khép kín, có rất ít thông tin được chia sẻ, nhưng Mỹ muốn giúp Bắc Hàn trong trường hợp quốc gia bí ẩn này có dịch.Hiện Bắc Hàn vẫn chưa xác nhận trường hợp nhiễm nCoV nào, tuy nhiên Bình Nhưỡng đã thực hiện các biện pháp phong tỏa phòng dịch và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh nCoV như đeo khẩu trang và vệ sinh cẩn thận.
Tổng thống Philippines phải xét nghiệm COVID-19 vì có thành viên nội các tiếp xúc người nhiễm
Tờ Bloomberg ngày 12/3 cho biết Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cùng các quan chức sẽ xét nghiệm COVID -19 vì có thành viên nội các tiếp xúc với người nhiễm bệnh.Ông Duterte không có triệu chứng của virus nhưng sẽ xét nghiệm, người phát ngôn tổng thống Salvador Panelo cho biết trong một tuyên bố.
Philippines đã lệnh đóng cửa để khử trùng các văn phòng ở thủ đô quốc gia. Đồng peso và chứng khoán giảm.
Ngân hàng trung ương, ban ngành tài chính, Thượng viện và Ngân hàng Phát triển châu Á sẽ đóng cửa từ thứ Năm (12/3) để khử trùng, các cơ quan này cho biết.
Bộ Y tế Philippines hôm thứ Tư thông báo nước này có ca thứ hai tử vong trong số 49 ca nhiễm được thống kê.
Thống đốc Benjamin Diokno, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez và Bộ trưởng Giao thông vận tải Arthur Tugade cho biết họ sẽ tự cách ly sau khi tiếp xúc một người dương tính với COVID-19.
Có ít nhất hai thượng nghị sĩ cũng sẽ bị cách ly sau khi một vị khách trong phiên điều trần ngày 5/3 được xác nhận nhiễm COVID-19.
Chưa rõ liệu các ông Dominguez, Tugade và hai thượng nghị sĩ có tiếp xúc với cùng một người nhiễm COVID-19 hay không.