• TIN cập nhật về COVID ngày 9 tháng 3, 2020
Việt Nam công bố
Trường hợp thứ 31 nhiễm COVID-19
Người dân kiểm tra nhiệt độ ở đường Trúc Bạch, Hà Nội hôm 8/3/2020 (Ảnh AFP).
Bộ Y tế Việt Nam vào chiều ngày 9 tháng 3 công bố thêm trường hợp thứ 31 nhiễm COVID- 19.
Tin nói rõ Viện Pasteur Nha Trang xác nhận, bệnh nhân nam, 49 tuổi, quốc tịch Anh cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ London đến Hà Nội hôm 2/3 vừa qua, có kết quả dương tính với COVID- 19
Diễn biến mới này làm nâng tổng số người mắc dịch COVID-19 ở Việt Nam là 31 người bao gồm cả ông Nguyễn Quang Th., 61 tuổi, được xác nhận vào buổi sáng ngày 8/3.
Trong 10 ca người nước ngoài thì có 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng, 1 ca ở Quảng Nam và 1 ca ở Huế.
Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam đã quyết định tạm hoãn Phiên họp lần thứ 43, dự kiến tổ chức từ ngày 10/3, với lý do “căn cứ tình hình thực tế chuẩn bị” nhưng các ý kiến cho rằng có liên quan đến tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ hôm 8/3 cũng có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm hoãn đi công tác nước ngoài đối với các cán bộ vì “diễn biến phức tạp của dịch COVID-19”.
Văn phòng Chính phủ cũng đặc biệt nêu lý do đặc biệt là vì phát hiện một trường hợp dương tính với COVID-19 ở Đông Anh, Hà Nội hôm 6/3.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An cũng đã quyết định hoãn kỳ họp thứ 13 Hội đồng Nhân dân, thực hiện theo công văn của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp.
Cũng liên quan, 21 tỉnh thành trên cả nước vào chiều 9/3 đã tăng thêm ngày nghỉ cho học sinh các cấp sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp nhiễm virus COVID-19 Corona mới.
Đa phần 21 tỉnh thành gồm 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM sẽ dời dịch nghỉ đến hết ngày 15/3 (thêm khoảng 2 tuần so với yêu cầu trước đó của Bộ Giáo dục – Đào tạo)
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cũng vừa có quyết định hoãn các trận đấu trong tháng 3 và 6 ở vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á.
Trước đó FIFA đã quyết định hoãn nhiều trận vòng loại World Cup, bao gồm trận Malaysia – Việt Nam ở Kuala Lumpur.
Với những thay đổi do FIFA đưa ra, đội tuyển Việt Nam có khả năng sẽ không thi đấu trong tháng 3 và các trận đấu tháng 6 sẽ dời đến tháng 11.
Số ca nhiễm COVID-19 của Anh tăng vọt
Reuters cho hay, giới chức Anh xác nhận số ca nhiễm nCov tại nước này tăng từ 64 trong hôm 7/3 lên 273 vào hôm 8/3. Đây là mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Anh. Ngoài ra, 3 người đã tử vong vì COVID-19.
Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak cho biết chính phủ sẽ đầu tư bất cứ điều gì cần thiết để đối phó với sự lây lan của virus COVID-19, bao gồm chi nhiều tiền hơn cho dịch vụ y tế và giúp đỡ các công ty gặp vấn đề về dòng tiền ngắn hạn.
Chính phủ Anh cho biết Bộ trưởng môi trường sẽ tổ chức một cuộc họp với giám đốc điều hành của các siêu thị lớn và các đại diện của ngành vào ngày 9/3 để thảo luận về các biện pháp đối phó với dịch bệnh.
Giới chức Anh khuyến cáo người dân tránh tới miền Bắc nước Ý nếu không cần thiết.
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17′
VOA hôm nay cho hay, Anh hôm 7/3 kêu gọi công dân nước này đi cùng chuyến bay tới Việt Nam với một nữ hành khách người Việt nhiễm COVID-19 “hợp tác với chính quyền Việt Nam”.
Lời khuyến cáo này được đưa ra một ngày trước khi Việt Nam thông báo có 9 người nước ngoài, trong đó có 7 người Anh, đi cùng chuyến bay với người được gọi là “bệnh nhân thứ 17” đã bị nhiễm COVID-19.
Dịch bệnh tiếp tục lan mạnh tại Ý
Thành phố Milano, Ý, được canh phòng nghiêm ngặt. Ảnh chụp ngày 09/03/2020 REUTERS/Flavio Lo Scalzo
(Mai Vân – RFI) Theo số liệu công bố hôm 08/03/2020, số ca nhiễm mới tại Ý đã lại tăng vọt với tỷ lệ 25% trong 24 tiếng đồng hồ. Tổng cộng có 7 375 trường hợp lây nhiễm được xác nhận. Số ca tử vong cũng tăng mạnh với tỷ lệ 57%, mức tăng nhanh nhất từ khi phát hiện dịch bệnh ngày 2
Virus COVID-19 corona tiếp tục lan mạnh tại Ý trong bối cảnh một phần tư dân chúng Ý đã bị cô lập, với 15 vùng ở miền bắc bị cách ly hầu ngăn chặn đà lây lan của virus COVID-19 corona. Trong sắc lệnh ký tối 07/03/2020 thủ tướng Giusepe Conte yêu cầu dân chúng không ra vào vùng Lombardia, nơi có đến 10 triệu dân và thủ phủ Milano, lá phổi kinh tế tài chính của Ý. Đấy cũng là yêu cầu đối với 14 tỉnh ở 4 vùng khác, nơi có các thành phố nổi tiếng như Venizia, Parma, Modena…
Lệnh cách ly đã từng được áp dụng ở miền bắc Ý, nhưng cho đến giờ thì chỉ có vài “vùng đỏ” ở miền bắc bị cô lập.
Tình hình dịch bệnh có những diễn biến khó lường cũng bắt đầu làm xáo trộn các hoạt động tôn giáo tại thủ đô Roma và ở tòa thánh Vatican.
Tất nhiên, ở Roma, nhà thờ không phải trong vùng dịch thì vẫn mở cửa cho mọi người đến cầu nguyện, còn thánh lễ và những hoạt động tụ tập đông người đều bị hạn chế và ngưng.
Còn về phía Vatican, Đức Giáo Hoàng ngày hôm qua đáp lời kêu gọi của chánh phủ Ý đã không có gặp gỡ trực tiếp với người dân đi hành hương. Để tránh việc tụ tập nhiều người trên quảng trường thánh Phê-rô thì người đã đọc kinh truyền tin vào lúc 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật, hay là cuộc gặp gỡ chung vào các sáng thứ Tư hàn tuần ở trên quảng trường cũng được sẽ truyền trực tiếp trên Internet từ thư viện riêng của Ngài.
Tất cả những biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến hết ngày 03/4/2020. Chưa biết là những ngày tới sẽ như thế nào vì tình hình diễn biến phức tạp và có thay đổi theo từng ngày. »
Ý thiếu phương tiện, không thể cứu bệnh nhân lớn tuổi
Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại khoa điều trị tích cực của bệnh viện Cremona, miền bắc Ý. Ảnh chụp ngày 05/03/2020. LA7 PIAZZAPULITA/Reuters TV via REUTERS
Tại một số bệnh viện ở miền bắc Ý, giờ đây chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển sang hồi sức tích cực : bệnh nhân lớn tuổi sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nan y Các bác sĩ khóc khi phải chọn bệnh nhân để cứu, nhưng đành chịu vì không có đủ thiết bị trợ thở.
Trả lời phỏng vấn Libération, một bác sĩ ở Lombardia cho biết tình hình trầm trọng cho đến nỗi những bệnh nhân trên 70 tuổi bị nhiễm virus COVID-19 corona không còn được đưa sang khoa hồi sức vì không đủ phương tiện điều trị tích cực. Theo vị bác sĩ này, số lượng người chết vì con virus COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Với cái tên mượn là Giorgio, vị bác sĩ đang trên tuyến đầu thổ lộ hầu như tất cả các phương tiện y tế nơi ông làm việc đều đã bị trưng dụng để đón tiếp bệnh nhân. Một tình trạng « khủng khiếp, mà những người bên ngoài không thể hình dung được ».
Đội ngũ y tế nhận ra sự khác thường khi nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng không giống cúm thông thường. Ban đầu, những bệnh nhân nặng nhất được chuyển sang các bệnh viện có trang bị đầy đủ hơn ; nhưng chỉ vài ngày sau số người nhiễm Covid-19 bùng nổ. Họ chiếm 1/4 số giường của bệnh viện, rồi phân nửa và sau đó gần như chiếm trọn.
Nếu tình trạng người bệnh xấu đi, họ được cho thở oxy và các loại thuốc thường dùng để trị SIDA. Sau bốn năm ngày sẽ giảm sốt và dần hồi phục, hầu hết là người trẻ tuổi và phụ nữ ; còn nếu tệ hơn, sẽ gởi sang các cơ sở có trang bị hồi sức.
Nhưng nay chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển viện : các chuyên viên gây mê yêu cầu không gởi bệnh nhân lớn tuổi vì sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nền. Bệnh viện giữ lại những người mà biết rằng không thể làm gì hơn được cho họ, người bệnh sẽ chết.
Có những tranh luận trong nội bộ về vấn đề này, nhưng lực bất tòng tâm. Riêng tại bệnh viện nơi bác sĩ Giorgio làm việc, mỗi ngày có một, hai người tử vong, và trên bình diện cả nước, số người chết chắc chắn nhiều hơn vì tỉ lệ người già ở Ý rất cao.
Bác sĩ khóc vì phải chọn bệnh nhân để cứu
Tương tự, La Croix báo động « Nước Ý thiếu trang bị để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ ». Các bác sĩ được đề nghị ưu tiên cho những ai có nhiều cơ may khỏi bệnh hơn. Ở miền Nam thì lại càng dễ tổn thương vì thiếu thốn trang thiết bị y tế.
Chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ gây mê hồi sức Ý Flavia Petrini xác nhận với tờ báo công giáo : « Tại miền bắc, trên 500 bệnh nhân được sử dụng liệu pháp điều trị tích cực, các đồng nghiệp làm việc 24/24 buộc lòng mỗi ngày phải đánh giá xem các bệnh nhân nào có nhiều cơ hội sống sót hơn (…). Số bệnh nhân tăng lên từng giờ, nhưng số giường có hạn (dưới 6.000 tại các bệnh viện công), vả lại nhiều bác sĩ, y tá đã bị lây và đang bị cách ly, chúng tôi đành phải ưu tiên cho những ai còn trẻ, có nhiều khả năng vượt qua hơn ».
Một bác sĩ giấu tên ở Lombardia khẳng định sự chọn lựa khó khăn này : « Trong những ngày gần đây chẳng hạn, chúng tôi phải chọn giữa một bệnh nhân 40 tuổi và một người 60 tuổi, cả hai đều có nguy cơ tử vong, để cho thở máy. Thật đau đớn, các bác sĩ khóc với nhau, nhưng chúng tôi không có đủ thiết bị trợ thở ».
Lần đầu tiên 15 triệu dân một nước châu Âu bị cô lập
« Cách ly, miền bắc nước Ý trước thử thách gay go ». Với 366 trường hợp tử vong, trong đó có 133 người chết chỉ trong vòng 24 giờ qua, và gần 7.400 người bị lây nhiễm, chính quyền Ý đã ra lệnh cách ly hơn 15 triệu dân. Toàn bộ vùng Lombardia - trung tâm kinh tế tài chính của đất nước có thủ phủ là thành phố Milano nổi tiếng - cùng với 14 tỉnh đó trong đó Venise bị cô lập.
Chỉ 15 ngày sau khi ca đầu tiên xuất hiện, biện pháp vô tiền khoáng hậu tại châu Âu đã được áp dụng đối với hơn 15 triệu người dân Ý. Hai giờ sáng Chủ nhật 8/3, thủ tướng Giuseppe Conte đã quyết định như trên sau cuộc họp nội các khẩn cấp. Ông Conte nói rõ không chỉ cấm ra vào mà còn phải tránh di chuyển trong nội vùng, nếu không có giấy chứng nhận vì lý do nghề nghiệp, tình hình cấp thiết hay về y tế.
Tất cả các sự kiện tín ngưỡng, văn hóa, thể thao đều phải ngưng lại hoặc diễn ra không có khán giả. Trường học, nhà hát, rạp xi-nê, viện bảo tàng, hồ bơi, khu trượt tuyết đều phải đóng cửa. Các trung tâm thương mại đóng vào cuối tuần, các nhà hàng phải bảo đảm khách hàng ngồi cách nhau ít nhất 1 mét, nếu không sẽ bị rút giấy phép.
Tại Milano cũng như Codogneo và những thành phố bị cách ly lâu nay, vừa được ra khỏi vùng đỏ lại bị cách ly tiếp. Hàng trăm cảnh sát, quân nhân sẽ được điều đến miền bắc để chốt chặn và kiểm soát.
Đức : hơn 900 ca lây nhiễm
Còn tại Đức, tính đến hôm qua 08/03/2020, đã có 902 ca lây nhiễm, với một ổ dịch lớn gồm 392 trường hợp chỉ riêng trong một thị xã ở miền tây. Ngoài ra còn có một công dân Đức, 60 tuổi, đã bị chết vì Covid-19 tại Ai Cập.
Bộ trưởng Y Tế Đức Jens Spahn, kêu gọi các ban tổ chức hủy bỏ tất cả các sự kiện lớn tập hợp đông đảo quần chúng, đồng thời kêu dân chúng nên ở nhà.
Pháp bước sang giai đoạn 3
của việc phòng dịch
Trong tình hình miền đông nước Pháp đang có hai ổ dịch Covid-19 quan trọng, ở vùng Haut-Rhin và Bas Rhin, Nghị Viện Châu Âu đã quyết định dời khóa họp dự kiến mở ra tuần này ở trụ sở Strasbourg, gần ổ dịch, sang trụ sở Bruxelles ở Bỉ. Quyết định đã được chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đưa ra hôm thứ Sáu, 06/03/2020.Theo thông tín viên RFI tại Strasbourg, Angélique Férat, quyết định trên đã làm một số nghị sĩ bất bình. Tuy nhiên, những cuộc cãi vã chính trị nói trên không thể che khuất thực tế là vùng Alsace đang là một ổ dịch virus COVID-19 corona tại Pháp. Thành phố Strasbourg và miền bắc Alsace mới chỉ có 49 ca nhiễm, nhưng con số gia tăng mỗi ngày. Trận bóng đá Racing-PSG ngày thứ Bảy 07/03 vừa qua đã bị dời lại, một liên hoan ca nhạc đã bị hủy bỏ, ứng cử viên vào hội đồng thành phố đã cũng đã bỏ những buổi mít tinh cuối cùng dự kiến trong tuần này nhân danh nguyên tắc cẩn trọng.
Tại Strasbourg, người ta đang lo ngại dịch bệnh bùng lên như ở miền nam Alsace, nơi mà thành phố Mulhouse và vùng lân cận bị nhiễm nghiêm trọng với 162 ca. Một cuộc họp tập hợp đến 2000 tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Truyền Bá Phúc Âm đã khiến việc lây nhiễm trở nên nghiêm trọng. Tất cả các trường học trong tỉnh Haut-Rhin này sẽ đóng cửa trong hai tuần kể từ hôm nay, thứ Hai.
Là nước láng giềng với Ý, nước Pháp đang trong thế khó với con số ca nhiễm đã lên đến cả ngàn, nhưng chính phủ Ý vẫn quyết định duy trì ở giai đoạn 2. Một khi bước sang giai đoạn 3, Pháp sẽ như thế nào ? Le Figaro cho biết các biện pháp mới được áp dụng trên toàn quốc sẽ gồm hai mục tiêu : hạn chế tác động của dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động kinh tế xã hội trên cả nước.
Đối với chính phủ, ở giai đoạn này không chỉ là việc bảo vệ dân chúng, mà còn là giữ được hoạt động của xã hội ; nhưng không áp dụng cứng nhắc mà sẽ linh hoạt theo tình hình địa phương. Chẳng hạn đóng cửa nhà trẻ, cấm các hoạt động văn hóa thể thao, hạn chế thăm viếng các nhà dưỡng lão, ưu tiên cho đội ngũ nhân viên y tế.
Mỗi người dân phải tự hạn chế di chuyển, tốt nhất là dùng phương tiện cá nhân. Giá cả hàng hóa được giám sát, các doanh nghiệp kích hoạt kế hoạch duy trì hoạt động, như làm việc từ xa, giảm hội họp. Không còn xét nghiệm tất cả những ai nghi ngờ nhiễm virus COVID-19, nhưng chỉ những người có dấu hiệu trầm trọng.
Cả thế giới gồng mình chống virus COVID-19 corona
Trong bài xã luận mang tựa đề « Một thử thách tập thể », Le Figaro nhận xét thế giới đang lao vào một cuộc chiến kỳ lạ, nhưng không phải giữa hai đạo quân. Từ Bắc Kinh đến Washington, từ Paris tới Canberra, toàn hành tinh phải chống lại cùng một kẻ xâm lăng là con virus COVID-19 COVID-19.
Con virus COVID-19 này đã đặt các chính phủ trong tình thế căng thẳng, làm rối loạn hoạt động xã hội, bóp nghẹt nền kinh tế, và khiến dân chúng run sợ. Các nền dân chủ và những thể chế độc tài đều phải tung ra những biện pháp đối phó, như ở Trung cộng và tại miền bắc Ý kể từ hôm Chủ nhật 8/3 đều dùng cách cô lập.
Dù là trong ngôi làng toàn cầu hay từng nước, đây là thử thách tập thể. Vào thời buổi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, chủ nghĩa đa phương bị bác bỏ, con virus COVID-19 khiến con người và các quốc gia xích gần lại với nhau, buộc mọi người phải chung vai sát cánh, ít nhất là trong lúc này. Nhưng đến bao giờ ? Cuộc khủng hoảng dịch tễ này nếu kéo quá dài và phức tạp thêm, rốt cuộc có thể tác động ngược lại là đào sâu hố ngăn cách, gây ra những cuộc khủng hoảng chính trị và ngoại giao, và rồi thân ai nấy lo. Theo tờ báo, giữ cho được tình thần đoàn kết quốc gia là hết sức quan trọng.
COVID-19: Nguyên Nhân Suy Thoái Toàn Cầu
Báo chí thế giới đều loan tin năm 2020 mở ra với với một nạn dịch tầm cỡ chưa từng có kể từ một thế kỷ.
Bắt đầu bằng việc làm tê liệt kinh tế Trung cộng , nay đã lan ra khắp các nước kỹ nghệ hóa. Con virus COVID-19 khi tấn công vào hệ hô hấp làm chết hàng ngàn người cũng đã tấn công vào việc giao thương - đường hô hấp của nền kinh tế. Cú sốc thật kinh khủng, số lượng container xuất khẩu từ Trung cộng sụt mất phân nửa chỉ trong vòng một tháng. Sự sụp đổ của công xưởng thế giới chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn cầu, tuy nhiên tác động khó thể đánh giá được.
Trước hết là tương lai không biết ra sao, chẳng hạn Trung cộng có thể tái khởi động sản xuất được hay không. Thứ đến, nạn dịch gây tác động rất khác nhau trong từng nước và từng lãnh vực. Các nhà kinh tế của OCDE đưa ra những ước tính đầu tiên : tăng trưởng năm 2020 bị mất từ 0,5 đến 1,5%
Virus COVID-19 sẽ gây đại dịch ?
Hiện nay, toàn nhân loại đều có nguy cơ bị con virus COVID-19 corona chủng mới tấn công.
Dự báo của nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của đại học Havard hôm 24/2 trên The Atlantic gây chấn động : 40 đến 70% cư dân Trái Đất sẽ bị nhiễm, tuy nhiên cho biết còn quá nhiều nhân tố chưa rõ để có thể ước tính chính xác. Chẳng hạn R0, tức số người mà một bệnh nhân có thể lây cho. Ở trên 1 là có nguy cơ dịch : virus COVID-19 gây bệnh sởi có R0 18, HIV từ 2 đến 5, cúm mùa 1,3, corona chủng mới khoảng 2,5…
Tuy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ chối tuyên bố đại dịch trên toàn cầu, nhưng các ổ dịch liên tục mọc ra khắp nơi, đến nay là khoảng 80 nước. Ngay cả châu Phi nay cũng đã có 5 nước bị lây nhiễm, ê-kíp của nhà dịch tễ học Vittorria Colizza, Viện Pierre-Louis cho rằng Ai Cập, Algérie và Nam Phi là những nước có nguy cơ nhiều nhất ở châu Phi.
Các chuyên gia đưa ra hai kịch bản. Theo Stephen Morse thuộc Mailman School of Public Health, đại học Columbia, virus COVID-19 corona chủng mới có thể lây cho 60% dân số thế giới. Kịch bản thứ hai cho rằng con virus COVID-19 này sẽ biến mất theo mùa như virus COVID-19 cúm thông thường. Vấn đề đặt ra là con virus COVID-19 có thể biến thể để trở nên nguy hiểm hơn hay không. Nhà sinh học Michael Farzan, Viện Scripps ở California lúc đầu đã gây hoảng sợ khi nhắc nhở rằng loại virus COVID-19 chỉ có một sợi đơn ARN, như Covid-19, biến thể rất nhanh. Tuy nhiên cũng như SARS, con virus COVID-19 Vũ Hán sao chép chậm hơn virus COVID-19 cúm thông thường, và thậm chí sẽ yếu đi. Các nhà nghiên cứu còn phải làm việc nhiều để chứng minh điều này.
Bắc Hàn: Nhiều đại sứ quán đóng cửa, các nhà ngoại giao di tản
Một số đại sứ quán ở Bắc Hàn hôm nay (9/3) đã đóng cửa trong bối cảnh nhiều nhà ngoại giao đã rút khỏi khỏi nước này sau khi chính quyền Bình Nhưỡng trong nhiều tuần qua áp lệnh kiểm dịch nghiêm ngặt nhằm ngăn dịch COVID-19.Đến giờ, Bắc Hàn chưa xác nhận ca nhiễm COVID-19 nào nhưng lại áp đặt các quy định nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới và khiến hàng nghìn người dân bị cô lập. Biện pháp này cũng khiến hàng trăm người nước ngoài, bao gồm các nhà ngoại giao, bị cô lập tại trụ sở riêng của họ.
Đại sứ Nga Alexander Matsegora mô tả các biện pháp kiểm dịch của Bình Nhưỡng là “chà đạp đạo đức”.
Những hạn chế đó cuối cùng đã được nới lỏng vào tuần trước sau hơn một tháng, theo đó hơn 200 người nước ngoài được phép rời khỏi Bắc Hàn.
Trước khi các nhà ngoại giao và những người nước ngoài khác rút khỏi Bình Nhưỡng, có thông tin cho biết một chuyến bay đặc biệt đã được sắp xếp để đưa họ đến thành phố Vladivostok của Nga.
“Thật buồn khi sáng nay phải nói lời tạm biệt với các đồng nghiệp ở đại sứ quán Đức và đại sứ quán Pháp tại Bắc Hàn đang tạm thời đóng cửa”, ông Colin Crooks, đại sứ Anh tại Bình Nhưỡng đăng trên Twitter, nói thêm rằng đại sứ quán Anh vẫn được duy trì.
Trang web của sân bay Vladivostok cho thấy chuyến bay của hãng Bắc Hàn Air Koryo JS 271 đã di chuyển từ Bình Nhưỡng lúc 10h49 sáng (giờ địa phương).
Hiện chưa rõ có bao nhiêu nhà ngoại giao trên máy bay, nhưng có thông tin cho biết khoảng 60 người sẽ được sơ tán.
Ca nhiễm mới COVID-19 ở Nam Hàn
có dấu hiệu giảm
Nam Hàn chiều nay đã báo cáo thêm 96 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 7.478, Reuters dẫn nguồn Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn.
Con số cập nhật này cho thấy tốc độ gia tăng ca nhiễm mới đã giảm mức thấp nhất trong 11 ngày qua ở Nam Hàn.
Hôm nay, Tổng thống Moon cho biết Nam Hàn có thể bước vào “giai đoạn ổn định” nếu các ca nhiễm mới tiếp tục giảm.
Nhưng ông cũng nói rằng “còn quá sớm để lạc quan… xin hãy kiên nhẫn hơn một chút và tránh xa các cuộc tụ tập đông người cũng như các sự kiện tôn giáo”.
Hai trường học ở Úc đóng cửa khi có học sinh nhiễm COVID-19
2 trường học ở thành phố Sydney của Úc đã đóng cửa hôm thứ Hai (9/3), sau khi 3 học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, nâng tổng ca nhiễm của Úc lên hơn 80, Reuters thông tin.Các ca nhiễm mới gồm 2 học sinh 10 tuổi tại trường St Patrick’s Marist College Dundas, Sydney, và một học sinh 7 tuổi trường nữ sinh Willoughby.
Qatar cấm du khách từ 14 quốc gia
Qatar hôm Chủ nhật (8/3) tuyên bố rằng, họ đang tạm thời cấm nhập cảnh các du khách từ 14 quốc gia khi số ca mắc virus COVID-19 corona ở quốc gia vùng Vịnh tăng lên 15, theo Aljazeera (9/3).Bộ Y tế Qatar nêu trong một tuyên bố, lệnh cấm bao gồm Bangladesh, Trung cộng , Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Iraq, Lebanon, Nepal, Pakistan, Philippines, Nam Hàn, Sri Lanka, Syria và Thái Lan.
Giá vàng vượt mức 1.700 USD/ounce
Giá vàng đã vượt mức 1.700 USD/ounce lần đầu tiên kể từ cuối năm 2012 vào thứ Hai (9/3), khi dịch COVID-19 đang lan rộng và giá dầu thô lao dốc dẫn đến việc các nhà đầu tư bấn loạn và tìm nơi trú ẩn an toàn, theo Reuters.
Sự lây lan nhanh của dịch COVID-19 khiến giới đầu tư lo ngại khả năng phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Lần đầu tiên lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã rơi xuống dưới mức 0,5%/năm dù hiện đã hồi phục nhẹ.
\