• Điểm Tin Trong Ngày 16 Tháng 3, 2020
Thống kê cập nhật tình hình viêm phổi Vũ Hán chiều ngày 16/3/2020
Theo trang tin Thewuhanvirus.com; tính đến 17 giờ 30 ngày 16/3, dịch bệnh COVID-19 đã lan ra 158 quốc gia và khu vực với ít nhất 169.989 người nhiễm bệnh, 6.515 người đã chết và 77.753 người được chữa khỏi, hiện vẫn còn 85.721 người đang điều trị.Dịch bệnh COVID-19 đang lây lan rất mạnh ở châu Âu (Ảnh: AP).
Nói chung nước nào cũng có người bệnh , người được chữa khỏi và người chết , chỉ riêng có xứ thiên đàng xã nghĩa VC là khong hề có 1 ai chết cả , và chỉ có mấy chục người bệnh nhưng đã chữa khỏi ...
Kết luận con cháu tên già ác thú Hồ chí Minh đều nhờ ơn Bác và Đảng nên không bao giờ bị chết vì bệnh dịch ( ai ngu tin ráng chịu ) đây là những gì mà báo của VC đăng trên báo online
Sáng nay CNN thông báo tình trạng dịch bệnh coronavirus trên toàn nước Mỹ như sau.
Quý vị cần tham khão thêm xin click vào link nầy.
CNN Coronavirus Update <reply-to@newsletters.cnn.com> Unsubscribe
Last updated: March 11, 2020 at 12:00 a.m. ET
Source: State and local health agencies
Graphic: Curt Merrill and Sean O'Key, CNN
Here are the reported number of cases from each state, not including those who were repatriated.
Arizona: 6
California: 123 (including three deaths)
Colorado: 17
Connecticut: 2
District of Columbia: 4
Florida: 23 (including two deaths)
Georgia: 22
Hawaii: 2
Illinois: 19
Indiana: 6
Iowa: 13
Kansas: 2
Kentucky: 8
Louisiana: 6
Maryland: 9
Massachusetts: 92
Michigan: 2
Minnesota: 3
Missouri: 1
Nebraska: 3
Nevada: 4
New Hampshire: 5
New Jersey: 15 (including one death)
New York: 173
North Carolina: 7
Ohio: 3
Oklahoma: 2
Oregon: 15
Pennsylvania: 11
Rhode Island: 5
South Carolina: 9
South Dakota: 5 (including one death)
Tennessee: 7
Texas: 19
Utah: 2
Vermont: 1
Virginia: 8
Washington state: 273 (including 24 deaths)
Wisconsin: 3
Pháp vất vả chiến đấu với COVID-19
Kiểm phiếu bầu vòng 1, bẩu cử cấp xã, thành phố, ngày 15/03/2020, với khẩu trang, đề phòng virus corona mới. Ảnh chụp tại một phòng phiếu ở Strasbourg. REUTERS/Christian Hartmann
(RFI) Mối đe dọa của đại dịch virus từ Vũ Hán bao trùm lên nước Pháp cho đến hôm nay 16/03/2020, tiếp tục là chủ đề lớn, thậm chí chiếm toàn bộ báo chí – một sự kiện hiếm thấy.
Đại dịch virus corona tại Pháp đang tăng theo cấp số nhân
Quỹ đạo theo cấp số nhân của đại dịch chưa có dấu hiệu nào dừng lại. Giáo sư Jérôme Salomon, tổng giám đốc phụ trách y tế (thuộc bộ Y Tế), cho biết số ca nhiễm tăng gấp đôi mỗi 72 giờ. Có nghĩa là trong ba ngày tới tại Pháp sẽ có 9.000 ca dương tính, 72.000 ca trong 12 ngày nữa, 144.000 ca trong hai tuần tới - trên đây là các số thống kê dự báo những ca khá nặng, trong đó đa số sẽ có khả năng phải nhập viện cho thở oxy.
Với tốc độ này, từ 300 ca điều trị tích cực hiện nay sẽ tăng lên 5.000 ca trong hai tuần nữa. Không chỉ những người già mới là nạn nhân, phân nửa số bệnh nhân phải thở máy dưới 60 tuổi. Nếu hiện nay đa số bệnh nhân trẻ tuổi thoát hiểm được là nhờ được giúp thở tại khoa hồi sức trong nhiều ngày.
Cả nước Pháp chỉ có được 5.000 giường hồi sức, 7.000 giường điều trị tích cực, nhưng đa số đều đã bận. Các bác sĩ bệnh viện Mulhouse báo động tỉ lệ phải nhập viện sau khi khám ở khoa cấp cứu là 40%. Cách đó 40 km, khoa hồi sức của bệnh viện Colmar có 45 giường, hiện toàn bộ là bệnh nhân bị virus corona.
Nguy cơ « vỡ trận » và vấn đề đạo đức
Mặc dù các công ty sản xuất thiết bị trợ giúp hô hấp đang chạy hết tốc lực : Dräger, Löwenstein (Đức), Getinge (Thụy Điển), GE Healthcare, Metronic (Mỹ) và Mindray (Trung cộng ). Löwenstein phải tuyển thêm người, hiện công ty cố gắng tránh cho công nhân bị lây nhiễm chéo: ba ê-kíp thay ca không hề gặp nhau.
Bác sĩ Geffroy-Wernet, chủ tịch nghiệp đoàn bác sĩ gây mê hồi sức giải thích cho báo La Croix biết, bệnh nhân bị virus corona phải chữa trị rất lâu, khoảng hai, ba tuần, đôi khi cả tháng. Do đút ống để thở máy, phổi của bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nên thời gian trợ giúp hô hấp kéo dài hơn thường lệ. Còn bác sĩ Serge Alfandari, chuyên khoa nhiễm của bệnh viện Tourcoing nhắc nhở, dù có số giường hồi sức gấp đôi Ý, Pháp vẫn có nguy cơ lâm vào cùng một tình trạng như nước láng giềng.
La Croix đặt ra vấn đề đạo đức trong thời kỳ dịch bệnh virus corona, khi đội ngũ y bác sĩ trong thế lưỡng nan như ở Ý - phải chọn lựa bệnh nhân để cứu. Tờ báo Công Giáo nhắc nhở năm 1799 trong chiến dịch Ai Cập, dịch hạch hoành hành, Bonaparte đòi hỏi bác sĩ Desgenettes kết liễu những người lính bị bệnh để khỏi lây cho người khác, nhưng Desgenettes từ chối ngay, nói rằng nghĩa vụ của bác sĩ là cứu người. Năm 2005 khi trung tâm y tế New Orleans bị cô lập vì bão Katrina, cơ sở có 317 giường lão khoa này không có điện, nhiệt độ lên tới 38°C. Những y tá « giúp giải thoát » nhiều người già đã bị khởi tố vì tội sát nhân.
Nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh
« Cần ý thức rằng chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh », đó là khuyến cáo của giáo sư William Dab, cựu tổng giám đốc phụ trách y tế trong thời kỳ dịch SARS. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, ông tỏ ra hết sức lo ngại, và hy vọng việc cách ly sẽ thành công tại Pháp kẻo dịch corona sẽ biến thành thảm họa.
Giáo sư Dab nhận định tình hình rất trầm trọng, khiến ông chưa bao giờ lo sợ như thế. Đô thị hóa hàng loạt, giao thương quốc tế nhộn nhịp, dân số tăng nhanh : mọi điều kiện đều hội đủ, và bây giờ thì đại dịch đã đến. Nhưng hầu hết vẫn chưa ý thức được, vẫn cho rằng « cũng như cúm thông thường » mà thôi, các nhà hàng vẫn đầy người.
Vấn đề là con virus đang lây lan ồ ạt thông qua những người đã bị nhiễm, nhưng không có triệu chứng nào, và loài người chưa có được thuốc chữa. Hồi 2003, khi hiểu rằng virus SARS không lây khi chưa phát ra triệu chứng, có thể yên tâm là những rào chắn sẽ hiệu quả. Nhưng lần này thì không, người bị nhiễm nhiều ngày sau mới thấy có dấu hiệu. Cuối tháng Giêng, biết được điều ấy, ông Dab đã cảnh báo, nhưng không được quan tâm.
Sẽ có 300.000 người chết
Theo giáo sư Dab, cần nói thẳng ra là một kịch bản với 300.000 người chết tại Pháp hoàn toàn có thể xảy ra. Với tốc độ lây nhiễm hiện nay, virus có thể lây cho 30 triệu dân Pháp và với tỉ lệ tử vong 1%, con số trên là hiện thực thậm chí là lạc quan, với điều kiện các bệnh viện chịu đựng nổi – một điều không thể bảo đảm. Chưa kể đến số nạn nhân gián tiếp : những người bị các loại bệnh nặng khác tử vong vì thiếu giường bệnh.
Ông cho rằng vẫn có thể giúp giảm tải cho bệnh viện, nhưng còn tùy sự hợp tác của người dân. Chính phủ đã nhận lấy trách nhiệm, nay đến lượt từng người một phải nghiêm túc tôn trọng quy định tự cách ly, chứ không phải Nhà nước tiêu hủy được con virus. Nếu chúng ta chấp nhận vài tuần lễ tương đối mất tự do, tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm.
Cần phải chờ đợi ba tuần lễ nữa mới biết được những biện pháp hiện nay có hiệu quả hay không, trong khi đó dịch bệnh corona vẫn tăng theo cấp số nhân. Quả là thô bạo, nhưng cần nhớ trong đầu là chúng ta đang trong chiến tranh, đang bị một kẻ thù vô hình xâm lược, cần phải tổng động viên.
« Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà ! »
Nếu chặn đứng được nạn dịch và dưới 30% dân số bị nhiễm và được miễn dịch, con virus Vũ Hán vẫn có thể quay lại vào mùa thu. Ngược lại, nếu 60-70% dân số bị dương tính trong đợt đầu, có thể trở thành miễn dịch cộng đồng, với cái giá nhân mạng như đã nói ở trên. Đợt dịch thứ hai, nếu có, sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Một kịch bản đáng ngại khác là con virus biến thể, như vậy miễn dịch trong đợt đầu chỉ là một phần mà thôi, và nó gây tử vong gấp 10 lần cúm mùa. Không nên quá trông cậy vào giả thiết khi thời tiết ấm dần tình hình sẽ ổn, kịch bản lạc quan nhất là nạn dịch tạm ngưng tăng một thời gian và thế giới chế ra được vaccin.
Vũ khí duy nhất của chúng ta hiện nay là hạn chế tiếp xúc. Cần phải ở yên một chỗ, không đi ra ngoài gặp bạn bè, người thân, trừ vợ chồng con cái trong nhà. Giáo sư William Dab kết luận, khẩu hiệu là rất rõ : Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà !
Libération trong bài xã luận than thở, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp nghiêm khắc từ thứ Bảy 14/3 – đóng cửa những cơ sở thương mại không thiết yếu – vẫn có một số lượng đáng ngạc nhiên người Pháp không thận trọng ở nhà mà lại vô tư đổ ra công viên, bờ sông, tranh thủ những dấu hiệu mùa xuân vừa đến. Trong khi đây là một thách thức lịch sử, một nước Pháp bị cách ly, cắn móng tay ngồi nhìn con quái vật từ Vũ Hán tác oai tác quái.
Sau trận “đại chiến” với COVID-19, thế giới sẽ không còn như xưa
Chiến tranh là gì, nếu không phải là sự kết thúc thời kỳ vô tư lự ? Trong thời chiến, không còn những thú vui thường nhật. Cuộc sống bỗng chốc thay đổi hẳn, một vòm trời u ám và lạnh giá bỗng bao trùm lên cả nước, những biên giới lần lượt đóng cửa. Cần phải sống với mối đe dọa vô hình và tai quái ấy. Kẻ thù là người khác, là bạn, là đồng nghiệp, hàng xóm của ta. Không phải là con virus, mà là người chuyển nó sang ta, và địch thủ thường mang khuôn mặt một đứa trẻ ngây thơ. Than ôi, nhiều người không hình dung được mối đe dọa này !
Chiến tranh là tổng động viên, là sẽ có hàng ngàn, hàng chục ngàn nạn nhân ; nhưng nhân viên y tế là những chiến binh trên tuyến đầu hiểu rõ rằng thiệt hại còn tùy thuộc vào thái độ của từng người. Bệnh nhân tăng theo cấp số nhân, phải triệt để hạn chế các tương tác xã hội. Các bệnh viện vùng Grand Est và Hauts-de-France hiện đã quá tải, cần tránh việc số ca nặng vượt quá năng lực chữa trị.
Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu của chiến tranh. Đó vừa là một cuộc chạy đua với thời gian, vừa là một cuộc chiến khủng khiếp về sức bền mà người dân Pháp phải chịu đựng, trong khi phương tiện chưa hẳn đã đủ. Liệu có đủ khẩu trang, máy thở, và cả nhân lực ? Và còn phải chống chọi trong bao lâu - ba tháng hay hơn nữa ? Chúng ta đang rơi vào một cõi khác. Sau cuộc đại chiến này, thế giới sẽ không bao giờ còn như xưa nữa.
Thứ trưởng y tế Anh và mẹ đã khỏi COVID-19
Thứ trưởng Y tế Anh và mẹ (ảnh chụp màn hình tờ The Times).
Thứ trưởng y tế Nadine Dorries được chẩn đoán nhiễm virus corona vào tuần trước và đã lây dịch cho mẹ của mình, bà cụ 84 tuổi, cả hai nay đã khỏi, theo The National ngày 16/3.
Khi nghe chẩn đoán cho mình, nữ thứ trưởng nói: “Thoáng trong tâm trí tôi là mẹ tôi sẽ mắc bệnh và đó là lỗi của tôi. Tôi đã mang COVID-19 từ Westminster về nhà và đã vô tình lây nó cho mẹ”.
Thứ trưởng Nadine Dorries cũng cho biết bà không về từ Ý, bà đã tự cách ly tại nhà sau khi thấy không khỏe và ho. Giới chức y tế Anh đang truy tìm nơi thứ trưởng nhiễm virus và người mà bà đã tiếp xúc. Thứ trưởng cũng đã dự tiệc chiêu đãi với Thủ tướng Boris Johnson trước khi tự cách ly.
Iran và hai mặt trận: Rượu lậu pha trộn thuốc tẩy và virus corona
Iran hiện là nước thứ 3 trên thế giới với số ca tử vong lên đến 724 người, và ca nhiễm gần 14.000 trường hợp. Tuy đà lây nhiễm có vẻ chậm lại trong những ngày qua, nhưng quốc gia này lại gặp một nạn khác : rượu pha chất tẩy javel, đã làm 126 người chết những ngày qua.
Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường thuật từ Teheran :
"Đây là một hậu quả gián tiếp của dịch virus corona. Trên các mạng xã hội những kẻ lừa đảo đã đăng tải thông tin, theo đó rượu có thể giúp chống virus.
Chỉ cần pha nước javel vào cồn công nghiệp để tạo màu sắc trắng rồi bán đi như là rượu sản xuất thủ công tại chỗ.
Ngoài số người chết, có hơn ngàn người khác bị trúng độc ở khắp Iran, một số trong tình trạng nghiêm trọng ở các bệnh viện.
Chính quyền đã bắt nhiều người đã bán loại "rượu pha trộn" này và cảnh báo người dân về việc tiêu thụ những sản phẩm đó.
Việc chế tạo rượu đã bị cấm ở Iran từ cuộc Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979. Nhưng nhiều người dân vẫn tiêu thụ rượu làm tại chỗ: một loại vodka rất giống với rượu arak Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo giới y tế số nạn nhân của loại rượu pha trộn này sẽ còn gia tăng trong những ngày tới."
Thành viên của hội đồng bổ nhiệm giáo chủ chết vì Covid-19
Tâm dịch số ba trên thế giới, danh sách nạn nhân Iran tăng cao trong hai ngày cuối tuần.Tổng cộng là 724 người chết,13.938 ca lây nhiễm, theo số liệu chính thức. Trong số người tử vong hôm Chủ Nhật, có ayatollah Hachem Bathayi Golpayégani, 78 tuổi, một nhân vật cao cấp, thành viên của hội đồng chuyên gia có vai trò bổ nhiệm và giám sát giáo chủ tối cao.
Người nghèo khắp Hoa ‘lao đao’ vì đại dịch từ Vũ Hán
Người nghèo Trung cộng đang phải gánh chịu hậu quả do đại dịch virus corona chủng mới (COVID-19) khởi phát từ Vũ Hán gây ra.
Các gia đình thuộc tầng lớp ‘bên lề’ xã hội Trung cộng phải đối mặt với những áp lực từ các hạn chế đi lại và việc làm khi nguồn thu nhập của họ giảm dần, theo Finalcial Times ngày 15/3.
Ở Picun, một làng lao động nhập cư ở ngoại ô Bắc Kinh, dù có rất nhiều người chờ đợi ở trạm xe buýt, nhưng một người lái taxi bất hợp pháp ở đó khó có thể kiếm được cuốc chạy xe.
“Tôi đã từng kiếm được khoảng 600 đến 800 NDT (từ 86 đến 115 đô la) mỗi ngày, nhưng bây giờ giảm xuống còn 80 đến 100 NDT”, anh tài xế nói với phóng viên của Finalcial Times, trước khi bị một người quản lý giao thông yêu cầu rời đi mà chưa có khách nào.
Dữ liệu cho thấy sự bùng phát của COVID -19 đã lây nhiễm hơn 80.000 người và đang được kiểm soát ở Trung cộng . Tuy nhiên sau nhiều tháng hạn chế đi lại và công việc, cuộc sống hàng ngày của các gia đình cận nghèo đang phải chịu áp lực rất lớn.
Một phần năm hộ gia đình Trung cộng có thể sống được 2 – 3 tháng mà không có nguồn thu nhập, trong khi 40% không thể kéo dài tình trạng đó quá 3 tháng, theo kết quả khảo sát 120.000 người do Trung tâm Khảo sát và nghiên cứu tài chính hộ gia đình Trung cộng ở Thành Đô thực hiện vào tuần trước.
“Chúng tôi không thể nói gì về tác động dịch bệnh lên việc làm là nửa năm, một năm hoặc lâu hơn, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ vượt quá khả năng duy trì sinh kế của một vài bộ phận trong xã hội”, giáo sư kinh tế Gan Li, thuộc Đại học Texas A & M, cho biết.
Theo giáo sư Gan, Trung cộng chi nhiều tiền cho mở rộng đường bộ, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác trên khắp cả nước, nhưng phân bổ ngân sách ít hơn nhiều cho các biện pháp hỗ trợ xã hội như nhà ở giá rẻ, chỉ chiếm khoảng 3% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 12% mà các quốc gia phát triển đạt được.
Việc thiếu các hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đáng ngại cho những người lao động không hợp đồng như bà Wu, 50 tuổi, một di dân đến từ Hà Bắc, làm lao công cho một chi nhánh của Ngân hàng Xây dựng Trung cộng .
Bà Wu thường kiếm khoảng 2.000 NDT mỗi tháng nhưng bà đã không được trả tiền kể từ tháng 12. Để trả tiền thuê nhà hàng tháng là 1.000 NDT, bà đã cắt giảm chi phí sinh hoạt của mình để có thể tiết kiệm được chút ít.
Áp lực tài chính gia đình cũng đang đe dọa thói quen chi tiêu của tầng lớp trung lưu, đặc biệt là các bậc cha mẹ trẻ, những người có xu hướng ít tiết kiệm hơn so với thế hệ cũ.
Hou Xiaogang, một nhân viên mát xa 35 tuổi sống ở Bắc Kinh, nói rằng dịch bệnh đã khiến cô từ bỏ ước mơ mua nhà mới để tránh phải trả góp 3.000 NDT mỗi tháng.
Những phản ứng từ phía người dân
Sự tức giận vì mất thu nhập và công việc bấp bênh đang bắt đầu sôi sục. Các chủ cửa hàng tuần trước đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô nhỏ tại ít nhất 6 thành phố, từ vùng công nghiệp phía Đông Bắc Trung cộng đến trung tâm sản xuất phía Nam Quảng Đông.
Một đoạn video về cuộc biểu tình gần đây ở Thâm Quyến, giáp biên giới Hồng Kông cho thấy các chủ cửa hàng hô hào “miễn tiền thuê mặt bằng” và vẫy các biển hiệu tự chế, ngay cả khi cảnh sát dùng loa phóng thanh để cảnh báo những người biểu tình rằng đám đông lớn có nguy cơ lây lan virus.
Không ngoại lệ, những đối tượng chịu ảnh hưởng từ đại dịch còn gồm những cửa hàng gia đình, các quầy hàng đường phố, các quán ăn nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ với 230 triệu nhân công là nhóm đặc biệt dễ tổn thương vì họ ít vốn và khả năng vay thấp.
Theo một báo cáo của Ant Financial thì khu vực kinh doanh nhỏ chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ hàng hóa của Trung cộng . Tuy nhiên, lượng giao dịch của các doanh nghiệp nhỏ trong 2 tuần đầu của tháng Hai chỉ bằng một nửa so với năm trước. Số lượng giao dịch tại tỉnh Hồ Bắc, trung tâm khởi phát dịch bệnh virus corona, đã giảm 70% so với cùng kỳ.
Chính phủ Trung cộng đã đưa ra các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, chẳng hạn như giảm thuế và gia hạn cho vay, nhưng những điều này khó có thể giúp các hộ gia đình có thu nhập thấp, giáo sư Gan nói. (Theo Finalcial Times, Thiện Lan dịch và biên tập)
Đóng biên giới chống Covid-19:
Biện pháp y tế hay ý đồ chính trị cực đoan?
Trong một cuộc họp báo, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen phê phán một số nước châu Âu đơn phương đóng cửa biên giới, để chống Covid-19, Bruxelles, le 13 mars 2020. REUTERS/Johanna Geron/File Photo
(RFI) Dịch Covid -19 lây lan nhanh chóng ở Châu Âu đã khiến nhiều quốc gia phải đưa ra các biện pháp hà khắc. Một số nước đã bắt đầu thông báo đóng cửa biên giới.
Những quyết định đơn lẻ, có phần trái ngược với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như của Liên Hiệp Châu Âu, có thực sự hiệu quả về mặt y tế hay chỉ thuần túy chính trị ?
« Châu Âu đã trở thành tâm đại dịch (…) Số ca nhiễm mới phát hiện mỗi ngày giờ đây cao hơn cả Trung cộng vào thời điểm đỉnh dịch ». Những tuyên bố như trên của tổng giám đốc WHO hôm 13/03 đã gây ra một làn sóng sốc tại châu Âu. Cho dù ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã rất chú trọng cảnh báo những biện pháp riêng lẻ, nhưng nhiều quốc gia ngay sau đó đã chuyển các khuyến cáo đó thành các thông báo tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu và thậm chí đóng luôn biên giới. Đó là trường hợp của Đan Mạch, Slovakia, Cộng Hòa Séc hay Ba Lan. Con số này trong những ngày tới sẽ còn tăng thêm cùng với chiều hướng lây lan của bệnh dịch.
Một biện pháp không có giá trị khoa học ?
Tại Pháp, tổng thống Emmanuel Macron hôm 12/03 đã thông báo đóng cửa trường học vô thời hạn từ ngày hôm nay (16/03). Nhưng không hề một quyết định nào để kiểm soát biên giới nước Pháp. Trả lời chất vấn của truyền thông ngày 13/03, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran đã bảo vệ chủ trương của chính phủ như sau : « Virus không có biên giới. Nó lưu thông ở Ý, ở Tây Ban Nha, Đức nhưng cả với những nước có biên giới với châu Âu như Thụy Sĩ…. Về mặt khoa học mà nói thì điều đó không có ích gì ».
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giờ đây cho rằng phương pháp khoanh vùng cách ly trên diện rộng như Trung cộng triển khai làm đã chứng minh có hiệu quả và cần phải làm theo. « Tạo khoảng cách trong môi trường xã hội là điều cốt lõi để giảm lây lan », trả lời phỏng vấn của France 24 TV, StergiosMosschos, giáo sư Y khoa thuộc Đại học Northumbrie, Anh Quốc giải thích: « Rào chắn đã có tác dụng với Trung cộng , cấm đi lại giữa Hồ Bắc và các tỉnh khác đã giúp cho giảm mức độ lây nhiễm ».
Một số nhà khoa học khác tỏ ra thận trọng hơn về mô hình Trung cộng , như Henri Julien, chủ tịch hội Y Học Thiên Tai của Pháp cho rằng : « Dịch bệnh dừng lại sau khi đã có một số lượng người bị mắc bệnh và họ kháng được virus thì sẽ không lây truyền virus nữa. Ở Trung cộng , con số này đã vượt quá ngưỡng, dân chúng bắt đầu được miễn dịch và thế là dịch đã thuyên giảm đi rất nhiều. Ở khía cạnh này khó có thể đánh giá được hiệu quả thực sự của các biện pháp phong tỏa cách ly ở Trung cộng ».
Bài học Trung cộng dường như đang được noi theo ở Ý, ổ dịch virus corona lớn thứ 2 thế giới. Chính phủ Ý đã đưa ra các biện pháp theo trình tự như ở Trung cộng . Trước tiên là khoanh vùng cách ly nhiều vùng miền Bắc, rồi tiếp đó là toàn quốc. Thế nhưng, theo ông Ronys Brauman, đồng sáng lập viên của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới (Médecins Sans Frontières) thì điều cốt lõi là phân biệt được giữa các biện pháp bên trong những nước bị dịch và việc đóng cửa biên giới của một quốc gia. Ông phân tích: « Việc cách ly một bộ phận dân cư thích ứng với hoàn cảnh từng địa phương có thể giúp ngăn chặn được dịch. Trái lại, ở quy mô cả một nước, biện pháp như vậy chỉ là hão huyền. Ngay cả trong giả định người ta có thể phong tỏa được toàn bộ di chuyển của dân trên bình diện quốc gia, như thế sẽ phải đóng cửa đất nước, trước khi virus lan truyền thì mới có hiệu quả thực sự. Cuối cùng, tác động về mặt con người và kinh tế có nguy cơ lớn hơn nhiều so với ích lợi thu được trên mặt y tế công cộng».
Tranh luận xung quanh vấn đề đóng cửa biên giới
Không phải bây giờ khi gặp phải thác thức lớn về sức khỏe cộng đồng mới nảy sinh ra các tranh luận xung quanh chuyện kiểm soát biến giới. Vấn đề này đã khấy động giới chính trị từ bấy lâu nay. Tổng thống Mỹ Doanld Trump dường như đã khá vụng về khi cho rằng dịch virus corona là « virus ngoại quốc ». Khi thông báo đóng cửa lãnh thổ Mỹ với 26 nước trong khu vực Schengen, hôm 11/03, ông Doanld Trump chỉ trích Liên Âu đã đánh giá thấp đe dọa từ Trung cộng . Phản ứng với quyết định trên của chính quyền Trump, Liên Hiệp Châu Âu đã ra thông cáo kêu gọi hợp tác hơn là đưa ra các biện pháp đơn phương.
Theo chuyên gia Henri Julien, chắc chắn những thông báo kiểu như vậy chỉ thuần túy mang tính chính trị : « Trump cấm người đến từ khu vực Schengen vào lãnh thổ Mỹ, nhưng lại không cấm những nước bên cạnh không gian Schengen hiện cũng bị dịch như Rumani chẳng hạn. Nước Nga thì thông báo đóng biên giới với hai nước thôi… Những biện pháp như vậy có thể làm mọi người thấy yên tâm hơn, khiến họ chú ý hơn đến dịch và tạo cảm giác là có Nhà nước ở bên cạnh, nhưng ta biết các quyết định đó không có mấy hiệu quả về mặt y học ».
Tương tự tại Pháp, vấn đề kiểm soát biên giới cũng đã làm dấy lên nhiều tranh luận trong giới chinh trị. Những chính khách cánh hữu và cực hữu tuyên bố ủng hộ kiểm soát biên giới. Họ chỉ trích chính phủ chỉ « ám ảnh » với suy nghĩ tái lập đường biên giới quốc gia.
Theo Jean Petaux, nhà nghiên cứu chính trị tại Trường Khoa Học Chính Trị Bordeaux ( Sciences Po), cuộc khủng hoảng dịch virus corona đã làm kịch phát các chia rẽ chính trị. Ông phân tích : « Có mối liên hệ rất lớn giữa đại dịch và cực đoan hóa chính trị. Đây là hiện tượng nhân chủng học phổ biến, bởi vì sự không hiểu biết kích thích sợ hãi và phủ nhận. Một số đảng phái chính trị lợi dụng hiện tượng đó. Để đối phó, những người có xu hướng thân châu Âu giơ cao lá bài đoàn kết thống nhất để tự vệ trước khủng hoảng ».
Trong một phản ứng ám chỉ xa xôi đến những chỉ trích của phe cực hữu trong diễn văn toàn quốc hôm 12/03, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi tránh rơi vào thái độ dân tộc chủ nghĩa. Một lần nữa tổng thống Pháp khẳng định cam kết của Liên Âu rằng: « Chúng ta chắc chắn sẽ có biện pháp kiểm soát, đóng cửa biên giới, nhưng phải đưa ra vào vào thời điểm xác đáng và phải đồng bộ với các quyết định trên phạm vi châu Âu. Vì chỉ trên quy mô đó chúng ta mới xây dựng được các quyền tự do và các phương thức bảo vệ chúng ta. ».(Theo France 24)
Câu hỏi đặt ra đối với TT Pháp
Đóng cửa trường học từ nhà trẻ cho đến bậc đại học ; Đóng cửa các cửa hàng kinh doanh không cần thiết ; Yêu cầu hạn chế đi lại, tránh các cuộc tiếp xúc xã hội ; Cấm các cuộc tập hợp trên 100 người… nhưng bầu cử cấp địa phương vòng một, ngày 15/3/2020, vẫn diễn ra.Nhiều câu hỏi đặt ra: Vì sao chính phủ tổng thống Macron lại có những chỉ thị đầy « mâu thuẫn » ? Phải chăng nước Pháp vẫn chưa có một chiến lược chống dịch hiệu quả ?
Trong hai ngày 12 và 13/3/2020, chính phủ Pháp liên tục đưa ra các biện pháp triệt để nhằm ngăn chận đà lây nhiễm virus Covid-19. Với những quy định trên, nước Pháp chuyển sang giai đoạn 3, mức cao nhất với các biện pháp triệt để nhất trong kế hoạch chống dịch, với hệ quả là cuộc sống thường nhật của người dân sẽ có những tác động nặng nề trong những ngày sắp tới.
Thế nhưng, việc tổng thống Pháp vẫn duy trì tổ chức bầu cử cấp địa phương vòng một ngày 15/3 đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Nguyên thủ Pháp giải thích là đã có tham khảo ý kiến các chuyên gia khoa học, cũng như là lãnh đạo các chính đảng.
Vậy những chuyên gia đó đã đề nghị những gì, cho đến giờ không ai được biết. Le Monde ngày 14/3/2020 đặt ra nhiều câu hỏi: Dựa trên những dữ liệu khoa học, y khoa, dịch tễ nào mà chiến lược chống dịch hiện nay đã được thực hiện tại Pháp, cũng như là tại châu Âu? Tại sao giới chức y tế ở Pháp và châu Âu lại quyết định không nghe theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như là không đi theo mô hình của Trung cộng ?
Hai chiến lược
Giải pháp của Trung cộng tuy có phần thô bạo nhưng cho hiệu quả nhanh chóng. Bắc Kinh đề ra một loạt các biện pháp triệt để rất rõ ràng và cho áp dụng trên diện rộng: Tiến hành xét nghiệm phát hiện nhanh các ca bị nhiễm nhằm phân tách với những trường hợp có triệu chứng, nhưng chưa được xét nghiệm, rồi cho cách ly hoàn toàn tránh mọi tiếp xúc.
Những biện pháp nghiêm ngặt này của Trung cộng , đôi khi đã bị phương Tây chỉ trích mạnh mẽ là « thô bạo », nhưng đã cho phép dập tắt được ổ dịch ở Hồ Bắc. Việc nghiêm cấm toàn diện mọi di chuyển từ Hồ Bắc sang những vùng khác cho phép Bắc Kinh kiểm soát hiệu quả các « ổ dịch thứ phát ».
Tại Pháp, sau một thời gian thực hiện chiến thuật này của Trung cộng như tại điểm chơi trượt tuyết Contamines-Montjoies (Haute-Savoie) cho những kết quả đáng chú ý, chính quyền Paris đột ngột đổi hướng chỉ tập trung vào những ca nào có những biểu hiện nghiêm trọng. Giới y khoa tại Pháp đặt cược vào cái gọi là « miễn dịch cộng đồng ». Nghĩa là, trông chờ một bộ phận dân chúng đã nhiễm virus, rất có thể sẽ được miễn dịch và như vậy hy vọng có thể dập tắt được đại dịch.
Minh bạch: Công cụ chống dịch hiệu quả ?
Tại sao và trong những điều kiện nào, chính phủ Pháp lại quyết định từ chối chiến lược được thực hiện tại Trung cộng ? Những quyết định này luôn được tổng thống, thủ tướng khẳng định là đã tham khảo ý kiến các chuyên gia. Chỉ có điều những ý kiến đó lại bị bảo mật và không được mở rộng tham khảo trong giới chuyên ngành.
Giải pháp của Trung cộng có phù hợp với một nền dân chủ phương Tây hay không ? Đây có lẽ chính là điều khiến Pháp và nhiều nước phương Tây phải do dự. Sự lúng túng trong chiến lược này của Pháp thể hiện rõ qua việc ngày 14/3/2020, nguyên thủ Pháp đã có trao đổi điện đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-In nhờ chia sẻ kinh nghiệm.
Cuộc chiến chống virus còn là một cuộc chiến công luận. Người dân Pháp chỉ tin tưởng vào chính phủ Pháp khi mọi thông tin phải được minh bạch mà bài học từ Trung cộng là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh nhiều lời đồn đoán rộ lên rằng Paris có thể điều quân đội để giám sát mọi di chuyển của người dân, chính phủ tổng thống Macron cam kết sẽ công bố các ý kiến của Hội đồng Khoa học.
Anh lên kế hoạch cách ly người trên 70 tuổi
Reuters ngày 15/3 thông tin, Anh sẽ cách ly người già trong vòng nhiều tuần và buộc cách ly bất cứ ai được chẩn đoán mắc virus corona, chính phủ Anh cho biết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan nhanh.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 15/3 cho biết, những người trên 70 tuổi sẽ được bảo vệ khỏi COVID-19 bằng cách tự cách ly tới 4 tháng.
“Chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết hơn vào thời điểm thích hợp bởi chúng tôi chắc chắn đánh giá rằng đó là nhu cầu rất lớn của người cao tuổi, người có tình trạng sức khỏe yếu và đó là để tự bảo vệ chính họ”, Bộ trưởng Hancock nói, thêm rằng chính phủ sẽ ban hành lệnh trong tuần này cũng như việc sẵn sàng cấm các cuộc tụ họp đông người.
Thụy Điển cứu trợ khủng hoảng kinh tế hơn 30 tỷ đô la
Chính phủ Thụy Điển đã đưa ra một gói trị giá hơn 300 tỷ crowns Thụy Điển (tương đương 30.9 tỉ đô la) để hỗ trợ nền kinh tế khi nước này đối mặt với đại dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung cộng ), theo Aljazeera ngày 16/3.
Gói cứu trợ này được xem như chi phí nghỉ ốm cho các công ty trong suốt tháng 4 và tháng 5, cũng như khoản dự phòng do khủng hoảng.
Bahrain báo cáo ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 ở Vùng vịnh
Bahrain hôm thứ Hai (16/3) đã báo cáo về ca tử vong đầu tiên do virus corona, Bộ Y tế nước này cho biết trên Twitter. Đây cũng là ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 ở các quốc gia Vùng vịnh.