• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 7/5
Hoa Kỳ và Trung Cộng leo thang cuộc chiến “võ Mồm”
Bạch ốc: Mối quan hệ với Trung Cộng là một thất vọng
Mối quan hệ Mỹ-Trung là một trong những điều gây ra thất vọng và chán nản, Phát ngôn viên báo chí Kayleigh McEnany nói hôm thứ Tư, nhấn mạnh một rạn nứt sâu sắc giữa Washington và Bắc Kinh, theo Reuters.Nhận xét này được đưa ra trong cuộc họp báo của Nhà Trắng, trong bối cảnh Trung Cộng và Hoa Kỳ đang tranh cãi về nguồn gốc của virus Vũ Hán đã giết chết hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới và đe dọa sự sống trên toàn cầu.
viên chức ngoại giao của Bắc Kinh
tấn công các quốc gia tố cáo Vũ Hán là ổ dịch bệnh
Một "chiến lang" tiêu biểu: Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên
Kể từ khi dịch bệnh lan tràn trên khắp thế giới, không một tuần lễ nào mà không có một nhà ngoại giao Trung Cộng gây tai tiếng trên mạng hay trên các phương tiện truyền thông.
Trong đại dịch, nhiều nhà ngoại giao Trung Cộng đã tham gia vào các cuộc khẩu chiến khi các sản phẩm y tế đến từ Trung Cộng được cho là bị lỗi hoặc khi nhiều quốc gia lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh.
Đây được cho là kiểu ngoại giao “chiến lang”, vốn được lấy cảm hứng từ hai bộ phim hành động rất ăn khách của nước này là Chiến Lang I và Chiến Lang II lần lượt ra mắt năm 2015 và 2017.
“Trung Cộng đang có một thương hiệu ngoại giao mới. Những thế hệ các nhà ngoại giao trẻ tuổi của nước này dường như cạnh tranh lẫn nhau để trở nên “cực đoan” hơn. Họ sẵn sàng đe dọa hay thậm chí là xúc phạm những quốc gia nơi họ được điều tới”, Francois Godement, cố vấn cấp cao cho viện Montaigne có trụ sở tại Paris (Pháp) nói với tờ New York Times.
Ví như, theo tờ Le Point của Pháp, đại sứ Trung Cộng tại Pháp Lô Sa Dã gần đây đã bị ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian triệu mời lên Bộ ngoại giao để phản đối về một bài viết nặc danh – nhưng được cho là của chính viên đại sứ – đăng trên trang web của Sứ Quán Trung Cộng tại Paris, có chứa nội dung nhục mạ chính quyền và chính giới Pháp.
Được biết, trước khi nhận nhiệm sở tại Pháp, vị đại sứ Trung Cộng này cũng đã từng có những lời lẽ khiếm nhã đối với chính quyền Canada nơi ông làm đại sứ, hay trước đó là tại châu Phi.
Tuy nhiên, hành vi khiêu khích của đại sứ Lô Sa Dã không phải là trường hợp “cá biệt”. Nổi tiếng nhất trong số này là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng , tháng Ba vừa qua đã thản nhiên phát tán thuyết âm mưu cho rằng virus corona xuất xứ từ Mỹ chứ không phải là từ Trung Cộng .
“Trung Cộng dường như khuyến khích các nhà ngoại giao của họ đưa ra những phát ngôn mạnh bạo về tình hình dịch bệnh. Việc ông Triệu Lập Kiên được thăng chức và đưa ra những thuyết âm mưu về nguồn gốc của virus có thể khiến dư luận trong nước cho rằng, luận điệu này là chắc chắc”, Susan Shirk, giám đốc của Trung tâm Thế kỷ 21 tại Đại học California (Mỹ) nói với tờ New York Times.
Ngoài ra còn có Quế Tòng Hữu (Gui Congyou), đại sứ Trung Cộng tại Thụy Điển, đã bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao nước Bắc Âu 40 lần trong hai năm mà vẫn tại chức và tiếp tục nhục mạ chính quyền sở tại.
Tại Đức, chính phủ nước này cũng từng phàn nàn rằng, các nhà ngoại giao Trung Cộng thúc ép một số quan chức và công ty lớn tại Đức viết thư để thể hiện sự biết ơn đối với Trung Cộng vì đã hỗ trợ đối phó dịch Covid-19.
“Điều tương tự cũng xảy ra ở Ba Lan. Trung Cộng gây áp lực khiến cho Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phải gọi điện cho ông Tập Cận Bình để cảm ơn về sự hỗ trợ”, Đại sứ Mỹ tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, Georgette Mosbacher nói với tờ New York Times.
“Trung Cộng đang trở nên hung hăng hơn, quyết đoán hơn và hành vi của họ trong suốt đại dịch Covid-19 đã minh họa điều này”, Tobias Ellwood, thành viên của Nghị viện Anh nói với NTD, đài truyền hình có trụ sở tại Mỹ.
Không chỉ các nhà ngoại giao, truyền thông Trung Cộng cũng từng đưa ra những phát biểu mạnh bạo, như Tờ Hoàn Cầu từng ví nước Úc giống “bã kẹo cao su dính trên đế giày của Trung Cộng ” và “phải chà vào đá mới gỡ được”, sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của dịch bệnh.
Tuy nhiên, chiến lược ngoại giao mang phong cách “chiến lang” của Trung Cộng giờ đây đã không mang lại hiệu quả như Bắc Kinh mong muốn.
“Trong nhiều thập niên [chính quyền Trung Cộng ] đã có thể đẩy lùi [phản ứng của] các nước khác bằng cách đe dọa hậu quả kinh tế,… nhưng tôi không nghĩ [cách đe dọa này] sẽ phát huy tác dụng nữa”, Helle Dale, chuyên gia cao cấp về ngoại giao công tại Quỹ Di sản, có trụ sở tại Washington, nói với The Epoch Times.
Ngoại trưởng Mỹ bác tin chính quyền Mỹ
lấp lửng về nguồn gốc nCov
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định tuyên bố của các quan chức cấp cao nước này về nguồn gốc SARS-CoV-2 là “hoàn toàn nhất quán”, đồng thời bác bỏ các ý kiến cho rằng có những ý kiến trái chiều trong chính quyền Mỹ về nguồn gốc nCov, theo The Epoch Times.“Tất cả những tuyên bố [của quan chức chính quyền] đều hoàn toàn nhất quán”, ông nói trong cuộc họp báo ngày 6/5. “Khi đặt chúng cạnh nhau, ta không thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Tất cả chúng tôi đều đang cố gắng tìm được câu trả lời chính xác. Chúng tôi đều cố gắng nắm được thông tin rõ ràng. Có nhiều mức độ chắc chắn khác nhau tùy theo đánh giá của từng bên khác nhau. Điều đó là bình thường”.
Vị ngoại trưởng cũng nói thêm tuyên bố gần đây của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley về nguồn gốc Covid-19 là “hoàn toàn nhất quán với những gì các quan chức trong trong chính quyền Mỹ đã nói, kể cả Tổng thống Trump”.
Tướng Milley hôm 5/5 đã nói rằng “phần lớn bằng chứng” cho thấy virus này là “tự nhiên và không phải nhân tạo”. Đây cũng là kết luận được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra vào tuần trước.
Về vấn đề thứ hai xoay quanh việc nCov vô tình hay cố ý được thả ra từ phòng thí nghiệm, tướng Milley nói:
“Chúng tôi không có bằng chứng chắc chắn cho bất kỳ giả thuyết nào nhưng phần lớn bằng chứng cho thấy có lẽ đây không phải là vụ việc có chủ đích”.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), trong cuộc phỏng vấn hôm 4/5 với tạp chí National Geographic, cho biết có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy virus này không được tạo ra trong phòng thí nghiệm, mà nó đã “tiến hóa trong tự nhiên và sau đó nhảy liên loài (từ dơi sang người)”.
Khi được hỏi về khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, TS Fauci trả lời: “Nhưng [ngay cả như thế] thì nó vẫn có nghĩa là virus bắt nguồn trước nhất từ tự nhiên. Đó là lý do tôi không hiểu họ đang nói về cái gì và tại sao tôi không dành nhiều thời gian cho cuộc tranh luận luẩn quẩn này”.
Tổng thống Trump hôm 30/4 nói ông đã nhìn thấy bằng chứng chỉ ra virus bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm hàng đầu nghiên cứu cách thức virus corona nhảy từ động vật sang người. Trong khi đó, ông Pompeo hôm 3/5 cho biết đã có “một lượng bằng chứng đáng kể” nó đến từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tại cuộc họp báo hôm 6/5 ông Pompeo liên tục bác bỏ các tuyên bố cho đây là sự bất đồng quan điểm giữa các quan chức chính quyền, nhấn mạnh “những người xem xét các dữ liệu sẽ có mức độ tin tưởng khác nhau”, đồng thời nói thêm rằng “giới tình báo vẫn đang tìm hiểu chính xác nguồn gốc virus”.
“Chúng tôi không khẳng định chắc chắn, nhưng có bằng chứng đáng kể cho thấy con virus này đến từ phòng thí nghiệm”, ông nói thêm. “Những tuyên bố này đều có thể đúng cả”.
Cần phải minh bạch thông tin
Ông Pompeo liên tục kêu gọi chính quyền Trung Cộng hợp tác và công khai minh bạch về nguồn gốc dịch bệnh.
“Chúng tôi vẫn chưa có các mẫu [virus & bệnh phẩm] mà chúng tôi cần. Chúng tôi vẫn chưa có quyền tiếp cận [phòng thí nghiệm]”, ông nói. “Họ tiếp tục giữ thái độ lấp lửng và từ chối chia sẻ những thông tin quan trọng này, các thông tin mà các nhà nghiên cứu và các nhà dịch tễ học của chúng tôi rất cần”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết nước này đã đưa ra “rất nhiều đề nghị chính thức” được truy cập kho dữ liệu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Khi được hỏi về phản hồi của Bắc Kinh, ông Pompeo châm biếm:
“Hãy hỏi Đại sứ Thôi, người đã có một bài bình luận tuyệt vời vào sáng nay, và tôi rất háo hức được chia sẻ quan điểm của mình trên tờ China Daily”, khi đề cập đến bài bình luận của Đại sứ Trung Cộng tại Mỹ ông Thôi Thiên Khải đăng trên tờ báo Mỹ Washington Post. China Daily là một tờ báo tiếng Anh, đóng vai trò cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Trung Cộng .
Ông Pompeo cho rằng câu trả lời tùy thuộc vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
“Mỗi người chúng ta đều nhìn chằm chằm vào tình huống này và nói, ‘Ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho việc bệnh nhân đầu tiên (bệnh nhân số 0) đến từ đâu? Dịch bệnh này thực sự bắt nguồn từ đâu? Tất cả chúng ta đều biết ai có thể mở cái khóa này”, ông nói.
“Bất kỳ ai trong số những nhà lãnh đạo này – dù là Tiến sĩ Fauci hay Tướng Milley, hay bản thân tôi hay tổng thống Trump – tất cả chúng tôi đều biết cách để có được câu trả lời. Đó là nơi cần đặt trọng tâm. Chúng tôi đang tập trung vào điểm này”.
Ông nhấn mạnh chính quyền Trung Cộng cần phải tiết lộ những gì họ biết về dịch bệnh tại đại lục – không chỉ để cứu người mà còn để giảm nguy cơ xảy ra các đại dịch tiếp theo.
“Chúng tôi chỉ yêu cầu từ họ những gì chúng tôi yêu cầu từ mọi quốc gia khác: minh bạch, cởi mở, và là một đối tác đáng tin cậy – chính những điều mà họ vẫn nói”, họ nói.
“Trung Cộng vẫn luôn nói rằng họ muốn hợp tác. Tốt lắm. Hợp tác là dựa trên hành động. Nghĩa là cần cởi mở chia sẻ thông tin này”.
Hết đổ cho Mỹ, Trung Cộng đổ
nguồn gốc của virus Vũ Hán cho Pháp
Tờ “Nhân dân Nhật báo” của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đã lén đánh tráo khái niệm, bẻ cong ý gốc của các nhà khoa học Pháp để ” chứng minh ” dịch bệnh có nguồn gốc từ Pháp.Nhiều nhà khoa học của Viện Pasteur có trụ sở chính tại Paris đã công bố một luận văn chỉ ra rằng, sự lây lan của dịch bệnh ở Pháp có liên quan chặt chẽ với các ca bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, tờ “Nhân dân Nhật báo” của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đã lén đánh tráo khái niệm, bẻ cong ý gốc của các nhà khoa học Pháp, biến kết quả của nghiên cứu này thành: Dịch bệnh ở Pháp đến từ một nguồn virus lan truyền ở Pháp.
Tờ “Nhân dân Nhật báo”, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã đưa tin vào ngày 3/5 nói rằng, Viện Pasteur của Pháp đã thông báo vào ngày 28/4, một nghiên cứu của viện cho thấy, nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở Pháp là do một chủng virus lan truyền tại địa phương nhưng không rõ nguồn gốc là từ đâu.
Vào ngày 4/5, trang China.com lại tiếp tục đưa ra một phiên bản tiếng Anh, trực tiếp chỉ ra, viện Pasteur cho rằng dịch bệnh bùng phát ở Pháp không phải là từ Trung Cộng mang vào.
Bài báo cáo còn nói, Etienne Simon-Lorière, người phụ trách nhóm nghiên cứu về gen tiến hóa virus ARN tại viện Pasteur đã đưa ra kết luận rằng, “những suy luận về nguồn gốc xuất xứ của virus là không đáng tin cậy”.
Đài Á Châu Tự do (RFA) đã xem xét tài liệu của các nhà khoa học của Viện Pasteur lưu trữ vào ngày 24/4 trong Kho lưu trữ khoa học sinh học trực tuyến BioRxiv do Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở Mỹ thành lập, và đã phát hiện ra rằng, ca bệnh đầu tiên ở châu Âu có mẫu IDF0372 và IDF0373 được thu thập vào ngày 24/1/2020 là đến từ Île-de-France, không phải là đến trực tiếp từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng , nhưng mẫu IDF0515 lại đến từ du khách của tỉnh Hồ Bắc.
Ngoài ra, trong một tin tức được công bố vào ngày 28/4 bởi Viện Pasteur có nói rằng, tài liệu về những bộ gen này cho thấy, ở nhiều vùng của Pháp, virus đến từ cùng một dòng và lan truyền chủ yếu trong cùng một dòng, tương thích với nhiều loại virus được đưa vào. Danh sách sớm nhất của dòng này bắt đầu vào ngày 19/2/2020, tương ứng với một ca bệnh không có lịch sử đi du lịch, điều đó có nghĩa là trước khi bùng phát dịch bệnh, nó đã âm thầm lan truyền tại địa phương.
Ông Pr Sylvie Van der Werf, đồng tác giả của bài luận văn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhiễm trùng đường hô hấp quốc gia tại Viện Pasteur cho biết, ca bệnh có triệu chứng đầu tiên do bên ngoài truyền vào cũng không dẫn tới lây lan rộng ở Pháp.
Etienne Simon-Lorrier cho biết, theo các quan sát trước đó, sự lây lan dịch bệnh ở Pháp có liên quan đến các trường hợp không có triệu chứng.
Bà Marni Dubois, một học giả người Pháp đã nói với RFA, Viện Pasteur chỉ ra rằng, các ca bệnh có triệu chứng truyền từ nước ngoài vào đã được cách ly và kiểm soát rất tốt ở Pháp, còn những người nhiễm bệnh không có triệu chứng đã dẫn đến sự lây lan trên quy mô lớn. Nhưng điều này không có nghĩa là Viện Pasteur phủ nhận virus có nguồn gốc từ Trung Cộng .
Bà cảm thấy rất tức giận về nội dung bịa đặt vô cùng trắng trợn của truyền thông chính thức ĐCSTQ đã đổ lỗi cho người Pháp về nguồn gốc virus. Là một công dân Pháp, bà đã kêu gọi chính phủ Pháp yêu cầu chính quyền Trung Cộng công khai sự thật và chịu trách nhiệm.
Vương Long Mông (Wang Longmeng), nhà bình luận người Pháp cũng nói một cách minh xác rằng, tờ “Nhân dân Nhật báo” và các phương tiện truyền thông chính thức khác của ĐCSTQ đã tiến hành sửa đổi các bài báo và nội dung tin tức được công bố của Viện Pasteur, làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa ban đầu. Ông đã chuyển các báo cáo liên quan đến viện nghiên cứu, hy vọng rằng các nhà khoa học có thể đứng ra phân minh.
Vương Long Mông cho rằng, thực tế, kết quả điều tra của các quốc gia trong Liên minh Five Eyes đã thu thập đầy đủ chứng cứ, khiến chính quyền ĐCSTQ rất lo lắng, vì vậy họ sẽ không ngần ngại sử dụng chiêu bài đổi trắng thay đen một cách toàn diện để che giấu sự thật về nguồn gốc của dịch bệnh.
ĐCSTQ đã đẩy mạnh tuyên truyền ở nước ngoài, dùng đến các cơ quan truyền thông và bộ ngoại giao để làm nhiễu loạn thông tin, chối bỏ nguồn gốc của virus là do rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, mà rất có thể đó là thí nghiệm vũ khí sinh học của ĐCSTQ, nếu không thì bọn họ đã mở một cuộc điều tra quốc tế.
Trung Cộng từ chối các chuyên gia của CDC Mỹ tới để hỗ trợ về dịch Vũ Hán.
Sau khi dịch bệnh bùng phát, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nhiều lần đề nghị phái các nhà khoa học đến Trung Cộng để hỗ trợ ứng phó với viêm phổi Vũ Hán, nhưng bị ĐCSTQ từ chối nhiều lần.
Đằng Bưu, một học giả luật tại Mỹ nói rằng, những thông tin sai lệch, bao gồm cả những tin tức giả mà ngoại giao “chiến lang” đưa ra đã tạo ra tình huống vô cùng hỗn loạn, giống như chính quyền ĐCSTQ che đậy dịch bệnh trong thời kỳ đầu.
“Bây giờ ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra thành phố Vũ Hán, Trung Cộng là khởi nguồn của virus, do đó ĐCSTQ hiện đang đẩy trách nhiệm sang các nước khác. Nếu không có vấn đề gì thì tại sao ĐCSTQ lại ngăn các chuyên gia trên thế giới đến Trung Cộng để điều tra sự thật? Hiện nay, chính quyền ĐCSTQ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế”.Chính quyền ĐCSTQ cũng đã từng trích dẫn sai lời phát biểu của các học giả Ý trước đó và đổ lỗi nguồn gốc của virus cho Ý. Kết quả là họ đã bị các học giả Ý phản bác gay gắt.
Nga thành vùng dịch lớn thứ năm thế giới
Người dân ở Nga đeo khẩu trang phòng chống Covid-19 , phải: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Theo số liệu của Worldometers lúc 17h17, Nga ghi nhận thêm 11.231 ca nhiễm nCov trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 177.160 và trở thành vùng dịch lớn thứ năm thế giới. Đây là ngày thứ năm liên tiếp Nga ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày vượt 10.000. Nước này cũng ghi nhận 88 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 1.625.
Mỹ hối thúc WHO mời Đài Loan họp
Theo CNA, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 6/5 kêu gọi WHO vượt qua áp lực từ Trung Cộng và mời Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHO) để bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm về đại dịch Covid-19.“Tôi kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros (Adhanom Ghebreyesus) mời Đài Loan tham gia sự kiện của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) trong tháng này vì ông ấy có quyền làm như vậy, và những người tiền nhiệm của ông cũng đã làm nhiều lần”, ông Pompeo cho hay.
Ngoài ra, ông Pompeo cũng kêu gọi toàn bộ các quốc gia “ủng hộ Đài Loan tham gia với tư cách quan sát viên tại WHA và các sự kiện có liên quan của các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc”.
Kỳ họp WHA năm nay dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/5. Đây là kỳ họp thường niên quan trọng của WHO.
Thống đốc New York sốc với số liệu Covid-19
CNN đưa tin, Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm 6/5 cho hay ông bị sốc trước thống kê cho thấy 66% người nhập viện do Covid-19 là những người chấp hành lệnh ở nhà.“Nếu để ý, các bạn sẽ thấy 18% bệnh nhân đến từ các viện dưỡng lão, 4% từ các trung tâm bảo trợ xã hội, 2% là người vô gia cư, 2% đã ở những địa điểm tập thể khác, chưa đầy 1% là tù nhân, trong khi 66% số bệnh nhân đã ở nhà”, Thống đốc Cuomo nói. “Đây là tỷ lệ khiến chúng tôi bị sốc”.
Sức kháng cự kỳ diệu châu Phi
hay bài học cho các nước giàu ?
Khách hàng tuân thủ "giãn cách xã hội" trước một tiệm bánh ở Nam Phi, ngày 05/05/2020. REUTERS - Siphiwe Sibeko
(RFI) Trong khi nước Pháp cũng như các nước ở khắp châu Âu đang dò dẫm từng bước để thoát ra khỏi vòng phong tỏa của đại dịch virus corona, thì nhật báo Libération chú ý đến châu Phi. Dường như lục địa nghèo và lạc hậu này đã thoát được nạn dịch của thế giới một cách ngoạn mục. Đây là sự kiện chính của Libération với câu hỏi lớn trên trang nhất : « Covid-19 : Vì sao châu Phi thành công ? ».
Khi trận dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Cộng và hoành hành khắp thế giới, giới chuyên môn đã cảnh báo liên tục lục địa đen sẽ rơi vào thảm họa y tế. Thế nhưng « thảm họa đã không diễn ra ở châu Phi », ít ra là cho đến thời điểm này, như ghi nhận của Libération.
Đây cũng là thắc mắc của các chuyên gia dịch tễ. Phải chăng câu trả lời nằm ở các điều kiện dân số, khí hậu, cách sống… tất cả chỉ có thể là những giả thuyết cố gắng lý giải thực tế châu Phi được trận đại dịch này chừa ra.
Libération nhận thấy châu Phi từ trước đến giờ vẫn gắn với những bất hạnh, nghèo khổ, dịch bệnh, hạ tầng cơ sở y tế thấp kém nhất thế giới và nhất là đang có trao đổi làm ăn rất tấp nập với Trung Cộng , nước xuất khẩu dịch Covid-19, thế mà giờ đây lục địa này lại ít bị dính dịch nhất, bất chấp các dự báo thảm họa của các chuyên gia ở Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng như tình trạng nghèo nàn lạc hậu của châu lục.
Theo tờ báo, trên số dân hơn 1 tỷ người của lục địa đen đến giờ có hơn 48 nghìn ca nhiễm, số tử vong là hơn 1.900 người và hơn 16 nghìn người khỏi bệnh. « Chiếm 17% dân số địa cầu, châu Phi chỉ có 1% bệnh nhân và dưới 1% số tử vong của thế giới. Một tỷ lệ mà các nước phát triển nhất thế giới lúc này đều phải ghen tỵ ».
Giả thuyết đánh giá thấp số liệu thống kê cũng bị loại trừ vì giới y tế quốc tế đã theo dõi khá sát tình hình dịch bệnh ở các bệnh viện nhiều nước trọng điểm của châu lục, hầu hết không có gì là căng thẳng hay quá tải.
Tuy nhiên, những lo lắng cho châu Phi là có cơ sở. Tờ báo dẫn ra số liệu : Tại khu vực Bắc Phi bình quân 10 nghìn dân mới có 2,2 bác sĩ. Trong khi châu Âu con số này là 35. Chi phí cho y tế tính theo đầu người ở những nước khá giả của châu Phi như Mozambique, Cameroun cũng không vượt quá 25 đô la. Nếu dịch lan tràn thì các nước châu Phi làm sao có khả năng chống chịu nổi.
Bất ngờ của châu Phi hay chỉ là phản ứng nhanh ?
Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số châu Phi chủ yếu là trẻ (2/3 dân số dưới 35 tuổi), một số nhà quan sát ghi nhận, châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, từ HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola, từng làm hàng trăm nghìn người châu Phi thiệt mạng… có thể vì được trải qua các thử thách lớn đó mà dân cư châu Phi đã phát triển một số kháng thể đặc biệt nào đó ?
Một lý do khác có lẽ thực tế và thuyết phục hơn. Theo ghi nhận của Libération đó là các nước châu Phi nhìn chung đã phản ứng nhanh. « Ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên các nước châu Phi đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và hành động nhanh hơn các nước châu Âu rất nhiều ».
Thí dụ như Maroc, khi mới ghi nhận 7 ca nhiễm ngày 13/03, nước này đã đóng cửa ngay với bên ngoài. Ngay sau đó, Maroc chuyển đổi các nhà máy dệt may sang sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu chiếc mỗi ngày. Nhiều nước khác ở châu lục này cũng đã hành động tương tự và nhanh chóng ra lệnh phong tỏa cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ nếu không muốn nói là hà khắc, nhưng hiệu quả.
Giờ đây một loạt nước châu Phi đã bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phong tỏa. Tất nhiên là vẫn phải thận trọng vì mối đe dọa virus corona vẫn còn đó. Nhiều tổ chức phi chính phủ lo ngại niềm tự hào đã khống chế trước mắt được dịch có thể khiến châu Phi tin là đã được miễn dịch với virus.
Dù chưa thể có lý giải nào thích đáng cho hiện tượng « kỳ diệu châu Phi » kháng cự khá tốt với đại dịch, Liberation vẫn nhìn nhận đó là « bài học » đáng phải suy ngẫm cho phần còn lại của thế giới. Rõ ràng châu Phi lại tỏ ra có kinh nghiệm và hiệu quả chống dịch bệnh nhiều hơn cả các nước Âu – Mỹ.
Căn nguyên của dịch bệnh
Vẫn trong chủ đề về dịch bệnh, Libération có bài : « Y tế và khí hậu: Căn bệnh gốc », phác họa một vài nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên thế giới.
Theo tờ báo, chính việc làm đảo lộn môi trường tự nhiên, phá hủy đa dạng sinh học, làm rối loạn bầu khí hậu là những yếu tố thuận lợi cho bệnh tật tràn lan và xuất hiện các đại dịch.
Libération nhận xét : « Trong vòng một thế kỷ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp giảm số người mắc bệnh, nhưng số lượng bệnh dịch cùng với sự biến hóa tiếp tục gia tăng. Thế giới đã biết đến nhiều trận dịch xuất hiện, lây lan cùng với quá trình nóng lên toàn cầu, chất lượng không khí giảm sút, hệ sinh thái bị đảo lộn, hủy hoại… »
Tờ báo dẫn cảnh báo của Marion Borderon, nhà nghiên cứu địa lý thuộc Đại học Vienna, Áo : « Nếu dưới tác động từ cách thức sản xuất của chúng ta, môi trường tiếp tục bị hủy hoại, có thể lại sẽ có một trận dịch khác giống như Covid-19 xuất hiện ».
Như thế không phải loài người không có cách tránh. Tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động cũng như thực vật, đó là giữ gìn lá chắn thiên nhiên bảo vệ xã hội. Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khẳng định : « Chúng ta phải hiểu là cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta, như trong thực phẩm của chúng ta. Đòn bẩy có hiệu quả để thay đổi là ngừng phá rừng, giảm tiêu thụ thịt, khoanh vùng lại sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở mô hình nông nghiệp sinh thái. Chúng ta phải thay đổi cơ bản trong quan hệ với thiên nhiên ».
Pháp : Huấn luyện chó đánh hơi tìm bệnh nhân Covid-19
Theo báo Figaro từ hôm 30/04, hơn chục chú chó berger chuyên đánh hơi tìm ma túy, hàng lậu hay chất nổ, tại Pháp và Liban được tập trung tham gia vào dự án Nosais, của Dominique Grandjean, giáo sư Trường Thú Y Quốc Gia Alfort. Mục đích là thử dùng tài đánh hơi của các chú chó để xác định người nhiễm Covid-19, kể cả trường hợp không phát triệu chứng bệnh.
Các chú chó được cho làm quen với mùi mồ hôi của một số bệnh nhân để sau đó có thể phát hiện những điểm chung ở các mẫu liên quan đến người bị dương tính với Covid-19.
Sau thành công thử nghiệm cho chó đánh hơi phát hiện người mắc bệnh ung thư và dựa trên cơ sở mỗi nhân tố truyền nhiễm đều sinh ra các chất chuyển hóa, được bài tiết ra ngoài, giáo sư Grandjean nhận thấy bệnh nhân Covid-19 dường như cũng tiết ra những thành phần có mùi khác thường và với khả năng đánh hơi đặc biệt, chó có thể tìm ra sự khác biệt này.
Thử nghiệm đang được tiến hành và cho kết quả bước đầu khá khả quan, các chú chó đường như phân biệt được mùi của người âm tính và dương tính, nhưng những người thực hiện khóa huấn luyện này còn phải tiếp tục tập hợp các số liệu và kiểm chứng khoa học tin cậy hơn.
Nếu dự án Nosais thành công thì sẽ là công cụ bổ trợ có thể làm trên diện rộng, để sau đó người có khả năng nhiễm bệnh được làm các xét nghiệm khác kỹ hơn. Kết quả của « khóa huấn luyện » đặc biệt này sẽ có vào giữa tháng 5 này. Biết đâu những chú chó tinh khôn này lại chẳng hiệu quả không kém gì các phần mềm thông minh truy tìm ca nhiễm virus mà các nhà khoa học đang đau đầu tìm kiếm ?
Mỹ đang cân nhắc trừng phạt Bắc Kinh
về vấn đề Hồng Kông
Một tên lửa của Hoa Kỳ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, hôm thứ Tư, cho biết, vấn đề tự trị của Hồng Kông được thảo luận trong cuộc họp quốc hội hàng năm của Trung Cộng vào cuối tháng này có thể sẽ kích hoạt các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh, theo SCMP.
“Hiện tại chúng tôi đang hoãn lại báo cáo đánh giá quyền tự trị của Hồng Kông gửi Nghị viện để chờ các hành động tiếp theo mà Bắc Kinh sẽ thực hiện trong cuộc họp quốc hội của họ, xem họ có làm suy yếu quyền tự trị của người dân Hồng Kông như họ nói hay không”, ông Pompeo chia sẻ với các phóng viên ở Washington.
Theo các yêu cầu của Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, được lưỡng đảng ủng hộ và sau đó được ban hành vào ngày 27/11/2019, Bộ Ngoại giao của ông Pompeo phải báo cáo đánh giá hàng năm về quyền tự trị của Hồng Kông. Đạo luật này yêu cầu báo cáo phải được gửi tới cho các ủy ban đối ngoại của Thượng viện, Hạ viện, và một số ủy ban khách của Nghị viện trong vòng 180 ngày kể từ khi thông qua luật.
Trung Cộng không cho dân nói sự thật vê dịch bệnh
Đảng Cộng sản Trung Cộng đã phát động một chiến dịch để buộc những người sống sót và gia đình có người thiệt mạng trong dịch viêm phổi Vũ Hán phải im lặng. Đây là một phần trong nỗ lực liên tục của Bắc Kinh nhằm kiểm soát thông tin trong bối cảnh họ phải đối mặt với những cáo buộc rằng đã cố tình che giấu sự thật về dịch bệnh , theo bản tin hôm thứ Tư của Fox News.Theo điều tra của phóng viên Fox News, chính quyền Trung Cộng đang dùng nhiều cách để không cho người dân nói sự thật về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, như kiểm duyệt thông tin trên internet, dùng cảnh sát gây sức ép, đe dọa các nhóm dân sự, thậm chí quấy nhiễu luật sư đại diện cho các nạn nhân của nCoV.
7 cư dân Vũ Hán cùng với nhà hoạt động Yang Zhan dường như đã từ bỏ ý định khởi kiện chính phủ Trung Cộng sau khi lên kế hoạch thực hiện điều này trong nhiều tuần. Tất cả đã thay đổi quyết định hoặc ngừng trả lời tin nhắn hoàn toàn vào cuối tháng Tư, New York Times đưa tin.
Các nguồn thạo tin nói với Fox News rằng các nghị viên Hoa Kỳ gần đây đã được báo cáo về chiến dịch thao túng thông tin dịch viêm phổi Vũ Hán của chính quyền Trung Cộng .
Bộ trưởng Văn hóa Nga nhiễm Covid-19
Bộ trưởng văn hóa Nga, bà Olga Lyubimova
Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova dương tính với virus corona, trở thành vị quan chức thứ ba trong nội các Nga nhiễm Covid-19.
Bà Lyubimova, 39 tuổi, có triệu chứng nhẹ và đang tự cách ly ở nhà. Nữ bộ trưởng tiếp tục làm việc từ xa, tiến hành các cuộc họp trực tuyến, truyền thông Nga dẫn lời thư ký báo chí Anna Usacheva ngày 6/5 cho biết tại Moskva.
Bộ trưởng Lyubimova từng là nhà báo và nhà làm phim tài liệu. Bà được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng văn hóa hồi tháng 1, trở thành một trong những người trẻ nhất nội các Nga.
Theo the Moscow Times, tuần trước, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo ông nhiễm virus và đang tự cách ly.
Bộ trưởng Xây dựng Vladimir Yakushev cũng nhập viện tuần trước để điều trị nCoV. Một cấp phó của ông cũng nhiễm virus.
Phát ngôn viên Tổng thống Brazil nhiễm Covid-19
Tướng Barros, phát ngôn viên của Tổng thống Brazil Bolsonaro
Phát ngôn viên của Tổng thống Brazil, là thành viên mới nhất trong chính phủ của ông Bolsonaro nhiễm Covid-19.
Ông Otavio do Rego Barros, 59 tuổi, một trong những quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro đang tự cách ly ở nhà sau khi nhận kết quả dương tính với virus ngày 5/5, Văn phòng Tổng thống ngày 6/5 cho biết trong một thông báo.
Theo Reuters, các nhân viên của ông Barros cũng đang đợi kết quả xét nghiệm.
Hơn 20 quan chức chính quyền Bolsonaro đã dương tính với Covid-19, trong đó có Bộ trưởng An ninh Quốc gia Augusto Heleno và thư ký báo chí Fabio Wajngarten.
Kenya: Mưa và lũ lụt khiến gần 200 người thiệt mạng
Gần 200 người đã chết và hơn 100.000 người phải lánh nạn sau những trận mưa lớn và giông bão dẫn đến lũ lụt và lở đất nghiêm trọng trên khắp Kenya trong những tuần gần đây, Fox News đưa tin.“Chỉ trong ngày hôm qua chúng tôi đã mất 30 người”, ông Eugene Wamalwa, một quan chức cấp cao của chính phủ Kenya nói hôm thứ Tư.
Kenya đang trong đợt mưa lũ đầu tiên trong năm. Đợt mưa lũ thứ hai vào cuối năm ngoái nước này đã ghi nhận lượng mưa cao bất thường so với những năm trước, khiến hơn 120 người chết vì lũ lụt và lở đất.
Mỹ tăng cường vũ khí Chiến lược
Sau khi không còn bị ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh, chính quyền Trump đang lên kế hoạch tung ra các vũ khí triến lược mới, và triển khai các tên lửa hành trình tầm xa phóng từ mặt đất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo ban tin hôm thứ Tư của Reuters.Lầu Năm Góc dự định sẽ trang bị cho Thủy quân lục chiến của mình các phiên bản của tên lửa hành trình Tomahawk hiện đang được gắn trên các tàu chiến của Hoa Kỳ, cũng như đang tăng tốc hoàn thành các tên lửa chống hạm tầm xa mới đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
Trong một thông điệp gửi tới Reuters thể hiện thái độ đối với những động thái mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Kinh kêu gọi Washington “thận trọng trong lời nói và hành động” và “dừng việc di chuyển các quân cờ quanh khu vực”, cũng như “dừng xây dựng các cơ sở quân sự xung quanh Trung Cộng ”.
EU ủng hộ xem xét lại năng lực của WHO
Liên minh châu Âu đang ủng hộ việc đánh giá lại các phản ứng quốc tế đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, bao gồm đánh giá hiệu suất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo Reuters.Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã tìm cách bào chữa trước các chỉ trích dữ dội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự yếu kém trong phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán của WHO, tuy nhiên ông Tedros cũng hứa sẽ xem xét lại hiệu suất của tổ chức nơi ông làm lãnh đạo sau khi dịch bệnh giảm bớt, bao gồm cả việc chấp thuận để cơ quan giám sát độc lập điêu tra.
Rò khí gas ở Ấn Độ, ít nhất 9 người thiệt mạng
Theo Reuters, vụ rò khí gas lớn ở nhà máy hóa chất LG Polymer thuộc LG Chem Ltd của Hàn Quốc xảy ra tại bang Andhra Pradesh lúc sáng nay (giờ địa phương) khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, hơn 300 người được đưa đến bệnh viện và hơn 1.500 người dân đã phải sơ tán khỏi khu vực xảy ra sự cố.Ông Srijana Gummalla thuộc Tập đoàn Greater Visakhapatnam Municipal Corporation (GVMC) cho biết khí styrene bị rò rỉ từ nhà máy vào đầu giờ sáng ngày 7/5, khi các gia đình ở các làng xung quanh đang ngủ say. Người phát ngôn của LG Chem tại Seoul cho biết vụ rò rỉ được phát hiện bởi một nhân viên bảo trì ca đêm và đã được kiểm soát.
Bác sĩ B. K. Naik, một quan chức y tế địa phương cho biết, tất cả những người đã nhập viện đang trong tình trạng ổn định. Một cảnh sát nói với kênh truyền thông ANI rằng, trong số những người thiệt mạng có it nhất một đứa trẻ. Video của ANI cho thấy ít nhất hai đứa trẻ khác được đưa lên xe cứu thương.