Quân đội Mỹ sẽ dựng hàng trăm
bệnh viện dã chiến chống Covid-19
Bệnh viện dã chiến tại Central Park ở New York vào ngày 30/3/2020.
Chánh phủ Hoa Kỳ sẽ xây dựng hàng trăm bệnh viện dã chiến trên khắp nước Mỹ để đối phó với hàng ngàn trường hợp nhiễm virus corona mới mỗi ngày sau khi Mỹ trải qua “ngày chết chóc” hôm 31/3 với 1,096 người chết tính đến 7:22PM và 41,771 ca nhiễm bệnh.
Công binh lục quân Hoa Kỳ, đơn vị đã chuyển đổi một trung tâm hội nghị ở New York thành một bệnh viện với 1.000 giường trong vòng một tuần, hiện đang tìm các khách sạn, ký túc xá, trung tâm hội nghị và những nơi có không gian rộng để xây dựng 341 bệnh viện dã chiến. Trong chương trình “Good Morning America” của đài ABC News, Trung tướng Todd Semonite cho biết “kế hoạch là rất lớn”: “Hiện tại chúng tôi đang tìm kiếm khoảng 341 cơ sở khác nhau trên khắp nước Mỹ”.
Các ca nhiễm virus ở Hoa Kỳ đã tăng hơn 20.000 trường hợp được xác nhận vào ngày 31/3, gây quá tải các bệnh viện vốn đang cạn kiệt bác sĩ, y tá, thiết bị y tế và thiết bị bảo hộ.
Số người chết ở Hoa Kỳ đã vượt qua con số 3.000, nhiều hơn số người chết trong vụ khủng bố 911 ngày 11/9 năm 2001, trong khi tổng số ca nhiễm tăng lên hơn 163.000, theo thống kê chính thức của Reuters.
Các quan chức Hoa Kỳ ước tính số người chết có thể lên tới 100.000 đến 200.000 người trong 2 tuần sắp tới.
Công binh lục quân Hoa Kỳ đã cùng với các giới chức New York chuyển đổi Trung tâm Hội nghị Jacob Javits thành một cơ sở để điều trị cho bệnh nhân không nhiễm virus corona. Việc chuyển đổi sẽ giúp giảm áp lực lên các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Ngoài ra, một bệnh viện dã chiến 68 giường cũng đã được khởi sự vào Chủ nhật tại Central Park của Manhattan.
Được hỗ trợ bởi Hệ thống Y tế Mount Sinai và tổ chức phi lợi nhuận Samaritan’s Purse, bệnh viện dã chiến dự kiến sẽ bắt đầu nhận bệnh nhân vào thứ Ba, Thị trưởng Bill de Blasio cho biết.
Trung tâm hội nghị được chuyển đổi chỉ nằm cách bến tàu một con đường, nơi tàu bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ Comfort vừa cập cảng vào ngày 30/3.
Bệnh viện nổi sẽ tiếp nhận 1.000 bệnh nhân không nhiễm virus corona vào thứ Ba.
Một bệnh viện dã chiến khác ở New York cũng đã được lên kế hoạch xây dựng tại Sân vận động Arthur Ashe, nơi diễn ra giải vô địch quần vợt Mỹ Mở rộng hàng năm.
Thị trưởng de Blasio cho biết các bệnh viện dã chiến được xây dựng nhằm giải phóng tất cả 20.000 giường bệnh trong các bệnh viện của thành phố để dành cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
New York hiện vẫn thiếu bác sĩ, y tá, và thị trưởng de Blasio đã yêu cầu quân đội Mỹ trợ giúp.
Tại Los Angeles, tàu bệnh viện Mercy, tương tự như tàu Comfort, đã bắt đầu điều trị cho bệnh nhân.
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng gần gấp đôi trong bốn ngày qua và số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt đã tăng gấp ba lần ở California.
Nhà chức trách ở New Orleans cũng đang thiết lập một bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Hội nghị Ernest N. Morial, địa điểm đã chứa hàng ngàn người tị nạn bão Katrina vào năm 2005, để xử lý một lượng bệnh nhân dự kiến sẽ tang cao trong nhưng ngày sắp tới.
Các giới chức y tế Hoa Kỳ đang kêu gọi người dân Mỹ tuân thủ lệnh “ở nhà – Stay Home” cho đến cuối tháng 4 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, có nguồn gốc từ Trung Hoa Lục Địa và đã lây nhiễm cho khoảng 3/4 triệu người trên thế giới.
Mỹ cho phép sử dụng bộ xét nghiệm mới, phát hiện virus corona chỉ 2 phút
TT Donald Trump với bộ xét nghiệm Covid-19 của Abbott cho kết quả trong 5 phút.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cho phép sử dụng khẩn cấp bộ xét nghiệm của công ty Bodysphere, có thể phát hiện virus corona chỉ trong gần hai phút, công ty tư nhân này cho biết hôm 31/3.
Theo Reuters, FDA đã gấp rút phê duyệt các bộ xét nghiệm trên cơ sở khẩn cấp, và bộ xét nghiệm của phòng thí nghiệm Abbott đã được phê duyệt vào tuần trước có thể cho kết quả trong vòng vài phút.
Bodysphere cho biết họ đang làm việc với chính phủ liên tiểu bang và tiểu tiểu bang để phân phối các bộ xét nghiệm.
Tin cho hay bộ xét nghiệm được thực hiện giống như xét nghiệm đường trong máu, nhưng được thiết kế chỉ dành cho các chuyên gia y tế sử dụng
Mỹ: Số ca tử vong vì Covid-19: 3.810 sau ‘ngày chết chóc’ kỷ lục 31 tháng 3
Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên tại một công viên
ở New York để đối phó với dịch Covid-19.
Số người chết tại Mỹ vì dịch Covid-19 đã vượt qua con số 3.000 người vào ngày 31/3, được xem là ngày chết chóc nhất trong cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng tại đây, theo Reuters. Trong khi đó, New York đón chào tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ với 1.000 giường bệnh, khơi dậy niềm hy vọng cho thành phố đang phải chiến đấu cam go quyết liệt với dịch bệnh.
Tổng số ca tử vong trên cả nước Mỹ đã lên tới 3.810, bao gồm ít nhất là 1,096 ca chỉ trong ngày 31/3, và số ca nhiễm bệnh đã tăng lên hơn 186,000 người, theo một thống kê mới nhất của đài ABC News
Tại New York và New Jersey, người dân đã xếp hàng hai bên bờ sông Hudson để chào đón tàu Hải quân Hoa Kỳ Comfort khi con tàu đi qua Tượng Nữ thần Tự do, với các tàu hỗ trợ và máy bay trực thăng đi kèm.
Comfort là một tàu chở dầu đã được chuyển đổi chức năng thành tàu bệnh viện, bên ngoài được sơn trắng với những chữ thập đỏ khổng lồ.
Tàu Comfort sẽ dành để điều trị cho những bệnh nhân không nhiễm virus corona, bao gồm cả những người cần phẫu thuật và chăm sóc đặc biệt, trong nỗ lực giải phóng các nguồn lực khác để chống lại chủng virus mới, Hải quân Mỹ cho biết.
Các bệnh viện trong khu vực thành phố New York đã tràn ngập bệnh nhân mắc COVID-19. Các giới chức của thành phố phải lên tiếng kêu gọi thêm nhân viên y tế tình nguyện.
Tàu bệnh viện Comfort được đưa tới New York
để giúp thành phố này chống dịch COVID-19 vào ngày 30/3/2020.
Mỹ hiện có số người nhiễm virus corona được xác nhận cao nhất trên thế giới. Con số này chắc chắn sẽ tăng vọt sau khi các thử nghiệm trên toàn quốc Hoa Kỳ có kết quả.
Tại cuộc họp báo ở Bạch ốc, Tổng thống Donald Trump nói đã có hơn 1 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm virus corona (chưa tới 3% dân số). Con số 1 triệu ca xét nghiệm là một dấu mốc lớn trong cuộc chiến chống lại virus corona cho thấy, Hoa Kỳ đã vượt qua Nam Hàn và nhiều quốc gia châu Âu khác trong thời gian ngắn nhất để trở thành nước đi đầu trong xét nghiệm sàng lọc virus Vũ Hán, Trung Cộng. Tòa Bạch Ốc tiết lộ rằng 90% các ca xét nghiệm tại Mỹ hiện nay do các phòng thí nghiệm tư nhân tiến hành.
Một tiểu tiểu bang khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề là tiểu tiểu bang California, Thống đốc Gavin Newsom cho biết số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng gần gấp đôi trong bốn ngày qua và số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt đã tăng gấp ba lần. Các giới chức tại đây cũng phải kêu gọi thêm tình nguyện viên y tế.
Những con số đáng sợ
Các giới chức y tế Hoa Kỳ đang kêu gọi người dân Mỹ tuân thủ lệnh “ở nhà – STAY HOME” cho đến cuối tháng 4 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, có nguồn gốc từ Trung Cộng và hiện đã lây nhiễm khoảng 3/4 triệu người trên thế giới.Phát biểu trong chương trình “Today” của đài NBC, Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên của đội đặc nhiệm chống virus corona của Tòa Bạch Ốc nói: “Nếu chúng ta phối hợp chống dịch thật tốt, gần như hoàn hảo thì số ca tử vong có thể ở trong khoảng từ 100.000 đến 200.000”.
Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, nói ông dự kiến sẽ có một đợt bùng phát viruscorona vào mùa thu, nhưng theo ông, nước Mỹ sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối phó với nó.
Nhà chức trách ở New Orleans đang thiết lập một bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Hội nghị Ernest N. Morial - địa điểm mà hàng ngàn người tị nạn bão Katrina đã tập trung vào năm 2005 - để giải quyết một lượng bệnh nhân dự kiến là sẽ quá tải.
Các thống đốc tiểu bang Maryland, Virginia và Arizona đã ban hành lệnh “ở nhà - STAY HOME” do số người nhiễm bệnh gia tăng tại các tiểu tiểu bang này, cũng như ở khu vực thủ đô Washington.
Tại nhà tù Stateville ở Crest Hill, tiểu bang Illinois, 12 tù nhân đã phải nhập viện và nhiều người cần máy thở, trong khi 77 người khác có các triệu chứng và đã được cách ly tại chỗ.
Trong số những người nổi tiếng, ca sĩ nhạc đồng quê John Prine, một bệnh nhân đã thoát chết sau khi bị ung thư, là người nổi tiếng mới nhất nhiễm virus corona, bên cạnh một số thành viên của Quốc hội Mỹ trước đó. Hiện nay, ông Prine đã ở trong tình trạng ổn định sau khi nhập viện với các triệu chứng nhiễm bệnh.
Ca sĩ Prine, 73 tuổi hiện sống ở Nashville, tiểu bang Tennessee.
WHO cảnh báo:
Dịch Covid-19 ở châu Á còn kéo dài
Ông Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới
Ông Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cảnh báo đại dịch Covid-19 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương “còn lâu mới hết” và các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus hiện tại đang giúp các quốc gia có thêm thời gian chuẩn bị cho đợt lây lan quy mô lớn trong cộng đồng.
“Tôi xin được trình bày rõ, dịch bệnh ở châu Á – Thái Bình Dương còn lâu mới hết. Đây sẽ là trận chiến dài hạn và chúng ta không được mất cảnh giác. Chúng tôi cần mọi quốc gia chuẩn bị cho việc lây lan quy mô lớn trong cộng đồng”, Reuters dẫn phát biểu của ông Kasai trong cuộc họp báo trực tuyến.
Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho biết thêm, ngay cả đã áp dụng tất cả biện pháp, nguy cơ lây nhiễm trong khu vực sẽ không biến mất nếu đại dịch vẫn còn đó. Ông lưu ý, hiện tâm dịch đang ở châu Âu, nhưng nó có thể sẽ chuyển sang các khu vực khác.
.
Đài Loan sẽ thực hiện cách ly xã hội
Reuters đưa tin, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih Chung) hôm nay thông báo, hòn đảo sẽ đưa ra các biện pháp cách ly xã hội để giúp kiểm soát dịch viêm phổi Vũ Hán, song sẽ không xử phạt những ai vi phạm.Ông Trần cho biết, các biện pháp cách ly xã hội yêu cầu mọi người trong không gian công cộng duy trì khoảng cách 1 mét với người khác nếu ở bên ngoài và 1,5 mét nếu ở trong không gian kín hơn.
Nếu điều này là không thể, ví dụ như trong các ga tàu đông đúc, thì mọi người phải đảm bảo việc đeo khẩu trang. Ông Trần nói thêm, thông tin chi tiết sẽ được công bố vào ngày 1/4.
Trung Cộng lùi lịch thi đại học
Reuters dẫn tin từ Đài Truyền hình Trung ương Trung Cộng cho biết, nước này sẽ hoãn kỳ thi tuyển sinh đại học một tháng, khi số ca nhiễm virus Vũ Hán “ngoại nhập” tiếp tục được ghi nhận, làm tăng mối lo về làn sóng dịch bệnh thứ hai.Theo lịch mới, kỳ thi đại học của Trung Cộng sẽ diễn ra từ ngày 7/7 – 8/7. Tỉnh Hồ Bắc và thủ đô Bắc Kinh được phép tự cân nhắc lịch thi đại học.
Quyết định lùi kỳ thi quan trọng của khoảng 10 triệu thí sinh là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Cộng đang gặp nhiều khó khăn để đưa nhịp sống trở lại bình thường sau một thời gian áp lệnh phong tỏa nhằm kiểm soát dịch viêm phổi Vũ Hán.
Iran: Tạm dừng xuất khẩu dầu khí
sang Thổ Nhĩ Kỳ vì đường dẫn bị tấn công
Ông Mehdi Jamshidi-Dana, giám đốc công ty Khí đốt Quốc gia Iran (NIGC) hôm nay nói với đài truyền hình nhà nước rằng, việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Thổ Nhĩ Kỳ phải tạm dừng vì bị những kẻ khủng bố tấn công.“Sáng nay, những kẻ khủng bố đã tấn công một đường ống khí đốt tự nhiên ởThổ Nhĩ Kỳ, gần Bazargan, biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, đường ống từng bị nổ nhiều lần. Cũng có khả năng nhóm PKK đã thực hiện vụ tấn công”, ông Mehdi Jamshidi-Dana nói với hãng thông tấn IRNA, đề cập đến Đảng Công nhân người Kurd ngoài vòng pháp luật.
IRNA cho biết, thông thường phải mất từ 3 – 4 ngày để sửa chữa mới có thể tiếp tục việc xuất khẩu.
Nam Cực ghi nhận đợt nắng nóng bất thường đầu tiên
Nam Cực ghi nhận đợt nắng nóng bất thường đầu tiên
Các nhà khoa học đã ghi nhận một đợt nắng nóng đầu tiên diễn ra ở Nam Cực, với lo ngại rằng nó sẽ có tác động lâu dài đối với thực vật, động vật và hệ sinh thái ở đây, theo bản tin ngày thứ Ba (31/3) của SBS News.
Nhiệt độ cực đại và cực tiểu đã được ghi nhận từ ngày 23 đến 26/1 tại trạm nghiên cứu Casey ở phía đông Nam Cực. Theo đó, nhiệt độ thấp nhất Casey là trên 0 độ C trong khi mức cao nhất là trên 7,5 độ C. Mức nhiệt cao nhất được ghi nhận tại Casey là 9,2 độ C vào ngày 24/1, cao hơn gần 7 độ C so với mức nhiệt trung bình cao nhất từng ghi nhận tại trạm.
Các nhà khoa học tin rằng thời tiết ấm hơn ở Nam Cực có liên quan đến việc vỡ lỗ thủng tầng ozone vào cuối năm 2019.
Những phát hiện này được công bố trong một nghiên cứu vào thứ Ba trên tạp chí khoa học Global Change Biology.
Một gia đình 17 người ở Anh nhiễm bệnh
17 thành viên trong một gia đình ở Anh đã cùng bị nhiễm virus Vũ Hán sau khi tham dự một đám tang của một người thân tử vong vì COVID-19, Fox News đưa tin hôm thứ Hai (30/3).Bà Sheila Brooks, 86 tuổi, đã qua đời vào đầu tháng trước vì virus Vũ Hán, một thời gian sau một cháu gái 65 tuổi của bà Sheila tên là Susan Nelson cũng qua đời. Sau đó thì 16 thành viên khác trong gia đình đều cho kết quả dương tình với nCoV.
“Bà chết vào tháng Hai, chúng tôi đã có rất nhiều người nhiễm virus, tôi nghĩ chỉ có thể là nhiễm từ đám tang đó. Hiện tại chúng tôi có một thành viên khác trong gia đình ở trong bệnh viện mà có lẽ sẽ khó qua khỏi”, con gái của bà Nelson nói với South West News Service.
Tình báo Mỹ gặp khó khăn khi tìm hiểu Covid-19 tại 4 nước: Trung Cộng, Nga, Iran và Triều Tiên
Các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ khi tìm cách lắp ráp một bức tranh chính xác về sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán của thế giới, họ phát hiện những lỗ hổng thông tin lớn về tình hình dịch bệnh của Trung Cộng , Nga, Iran và Bắc Hàn.Các cơ quan gián điệp Hoa Kỳ đánh giá 4 quốc gia này là “những mục tiêu khó” vì lực lượng cầm quyền ở đó luôn tìm cách che giấu thông tin thực sự, ngay cả trong điều kiện không có dịch bệnh.
Một chuyên gia nói rằng, những dữ liệu về tình hình dịch Covid-19 ở 4 quốc gia này đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể giúp Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch tới sinh mệnh con người và kinh tế.
“Chúng tôi muốn có thông tin chính xác nhất, theo giời gian thực về tình hình dịch bệnh tại các điểm nóng trên toàn cầu, và những nơi mà đại dịch đang tấn công”, Jeremy Konyndyk, một chuyên gia tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, lãnh đạo của Văn phòng Hỗ trợ Thảm họa Nước ngoài của Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2017 nói. “Thế giới sẽ không thoát khỏi đại dịch cho đến khi chúng ta đẩy lùi nó ở mọi nơi”.
Vi phạm lệnh chống cách ly, một mục sư Hoa Kỳ bị bắt
Cảnh sát tiểu tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, đã bắt giữ một mục sư nhà thờ sau khi vị mục sư này cho tổ chức hai buổi lễ vào ngày Chủ nhật (29/3) với hàng trăm người tham dự, vi phạm yêu cầu hạn chế tập trung đông người để tránh lây lan virus Vũ Hán, theo AP.Theo hồ sơ của nhà tù, mục sư Rodney Howard-Browne đã tự mình đến trình diện chính quyền vào chiều thứ Hai (30/3) tại Hạt Hernando, nơi ông sinh sống.
Ông Rodney bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp và vi phạm mệnh lệnh khẩn cấp về y tế cộng đồng. Ông Rodney bị yêu cầu nộp phạt 500 USD, theo trang web của nhà tù, và ông đã được thả ra sau khi nộp tiền phạt.
Số người chết tăng lại, Ý gia thêm thời gian phong tỏa
Chính phủ Ý, hôm thứ Hai (30/3), đã gia hạn thêm thời gian phong tỏa đất nước lên đến “ít nhất” vào giữa tháng Tư để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của 11.739 người ở nước này, theo AFP.Số người chết vì virus Vũ Hán ở Ý đã giảm đáng kể hai ngày liên tiếp nhưng lại tăng lại vào ngày thứ Hai với thêm 812 người chết, tuy nhiên số người nhiễm mới nCoV ở nước này tiếp tục cho thấy đà giảm dần.
Cụ thể, theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng ngày 31/3 (giờ Việt Nam), Ý có 101.739 người nhiễm virus Vũ Hán, tăng 4.050 ca nhiễm mới, mặc dù vậy số ca nhiễm mới vào ngày thứ Hai thấp hơn 5.217 ca nhiễm mới thống kê hôm Chủ nhật, tiếp tục xu hướng giảm tính từ thứ Tư tuần trước.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói rằng các biện pháp phong tỏa đi lại của người dân sẽ được nới lỏng từ từ để đảm bảo giữ được những thành quả chống dịch trong thời gian qua.
Chính phủ Anh: Bắc Kinh phát tán tin sai lạc
Thủ tướng Anh Boris Johnson
Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson bất bình với Bắc Kinh vì đã truyền bá thông tin sai lệch về virus corona, trong đó có thuyết âm mưu quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.
“Có một chiến dịch làm nhiễu loạn thông tin tồi tệ đang diễn ra và điều này không thể chấp nhận được. Họ (chính phủ Trung Cộng ) biết rằng họ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và thay vì thừa nhận, họ đang truyền bá những lời dối trá”, Mail Online trích dẫn từ một nguồn tin.
Đầu tháng này, Trung Cộng đã thúc đẩy một thuyết âm mưu vô căn cứ rằng quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán vào tháng 10/2019 khi tham dự Thế vận hội quân sự. Các trường hợp đầu tiên nhiễm virus đã được báo cáo tại Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Theo nguồn tin trên, các nhà khoa học đã nói với ông Johnson rằng số ca nhiễm virus tại Trung Cộng có thể cao gấp từ 15 đến 40 lần những gì chính quyền Bắc Kinh báo cáo.
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove cho rằng Trung Cộng không minh bạch thông tin về sự lây lan của virus Vũ Hán khiến tình hình Covid-19 trở nên trầm trọng.
“Ca nhiễm virus corona đầu tiên tại Trung Cộng xuất hiện tháng 12/2019. Tuy nhiên, các báo cáo từ Trung Cộng không minh bạch về quy mô, tính chất và mức độ lây nhiễm của bệnh”, ông Michael Gove phát biểu ngày 29/3.
Một quan chức chính phủ nói rằng: “Phải có sự thanh toán khi đại dịch kết thúc”.
“Một khi chúng ta thoát khỏi đại dịch khủng khiếp này, chúng ta phải xem xét lại mối quan hệ này và đặt nó trên cơ sở cân bằng và trung thực hơn“, Daily Mail dẫn lời ông Duncan Smith, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Một nguồn tin cho biết chính quyền Johnson đã rất phẫn nộ với chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch của Trung Cộng khiến ông có thể phá vỡ thỏa thuận cho phép Huawei, một công ty viễn thông Trung Cộng , phát triển mạng 5G tại Anh.
Chúng ta không thể cho phép các công ty như Huawei tham gia vào nền kinh tế, cũng như trở thành một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của chúng ta. Điều này cần phải được xem xét khẩn cấp, cũng như bất kỳ cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng nào dựa vào chuỗi cung ứng của Trung Cộng ”, Daily Mail dẫn lời của một bộ trưởng trong Nội các của Thủ tướng Johnson.
Đại dịch Covid-19 làm xáo trộn mọi lãnh vực
Cửa hàng ở thành phố York, Anh Quốc, vắng vẻ vì dịch Covid-19, ngày 31/03/2020. REUTERS - LEE SMITH
Đại dịch virus corona không chỉ làm hàng chục nghìn người chết, hơn 700 nghìn người nhiễm bệnh trong vòng vài tháng qua ở trên khắp hành tinh mà đang làm đảo lộn mọi giá trị, trật tự xã hội cả thế giới. Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng từ y tế, lan sang kinh tế rồi xã hội, chính trị.
Khủng hoảng Covid-19 có liên quan gì đến nền dân chủ?
Chắc chắn là có. Báo Le Monde quan sát thấy, chỉ trong vòng vài tuần trở thành tâm dịch Covid-19 của thế giới, khắp châu Âu liên tiếp các lệnh hạn chế được ban hành : Cấm tụ họp, đi lại phải được phép trong giới hạn, sử dụng tàu lượn để theo dõi, truy tìm những người vi phạm, thu thập dữ liệu định vị cá nhân.
Các biện pháp cực đoan được sử dụng ở Trung Cộng như huy động công nghệ nhận diện để theo dõi người bị cách ly, giờ đây đang thu hút sự quan tâm ở lục địa châu Âu, vốn vẫn được coi là cái nôi của những giá trị dân chủ. Trước một thảm họa các chính phủ phải hành động là điều đương nhiên. Nhưng « chưa bao giờ, trong thời bình, các biện pháp triệt tiêu quyền tự do mới hôm qua còn là điều không thể nghĩ tới, thì giờ được áp dụng trên đất châu Âu một cách nhanh chóng đến như vậy và lại được chấp nhận ».
Theo Le Monde, từ Tây Ban Nha, đến nước Ý, đối mặt với thảm cảnh bệnh viện tràn ngập bệnh nhân, số người chết tăng lên từng ngày, không một ai phản đối sự hiện diện của quân đội, cảnh sát trong các khu phố hay việc các công ty dịch vụ điện thoại cung cấp dự liệu cho chính quyền về chuyện di chuyển của người dân.
Tương tự ở Anh Quốc, nước vốn tự hào về nền dân chủ nghị viện của mình, nhưng cuối cùng đến ngày 23/03 vừa qua cũng ra lệnh phong tỏa dân cư. Cho đến nay quyết định này hầu như chưa có ý kiến phản đối nào từ dư luận truyền thông cho đến đảng phái chính trị. Ở nhiều nơi, người ta bắt đầu cho sử dụng thiết bị bay để theo dõi những người dạo bộ trong công viên có tuân thủ quy định hay không.
Tại Phần Lan, từ hôm 25/03, chính phủ cho phong tỏa cả một vùng Uusima gần Helsinki. Khoảng 1,7 triệu dân cư trong vòng không được quyền rời khỏi địa phương trước ngày 19/4 vì bất kỳ lý do gì.
Tại Đức, lệnh phong tỏa gần như đã được áp dụng từ hôm 23/03 và đã được tán đồng rộng rãi. Dư luận Đức chỉ nhắc nhở rằng các hạn chế quyền tự do này chỉ chính đáng khi được áp dụng tạm thời.
Tại Hungary, vốn được coi là thành viên ngỗ nghịch của Liên Hiệp Châu Âu về vấn đề dân chủ. Thủ tướng Viktor Orban muốn nhân cơ hội khủng hoảng y tế để luật hóa cho chính phủ được toàn quyền trong mọi lĩnh vực không giới hạn thời gian.
Báo Le Monde khẳng định: Không ai có thể phủ nhận thực tế « tình trạng khẩn cấp y tế » và sự cần thiết của những biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn đại dịch… Đấu tranh chống một đại dịch đang phá hủy đời sống con người và đe dọa hành tinh là một ưu tiên tuyệt đối. Cần phải ủng hộ ngay những biện pháp y tế, cổ vũ thực thi các biện pháp đó và người vi phạm phải bị phạt. Đó là tôn trọng và hỗ trợ cho các nhân viên y tế đang mệt lả trên tuyến đầu chống dịch. Giữa sức khỏe và các quyền tự do, chúng ta không có gì phải lựa chọn. Là mối đe dọa sống còn, Covid-19 đang thách thức nền dân chủ.
« America First » và khó khăn trước mặt
Nói về tác động của đại dịch vào địa chính trị, báo Le Monde cho rằng dịch bệnh Covid-19 đang tấn công ồ ạt vào Hoa Kỳ. Nước Mỹ sẽ phải tập trung toàn lực của mình trong những tuần tới để chống dịch. Cuộc khủng hoảng y tế bất ngờ này đang làm nổi rõ đường lối biệt lập mà chính quyền Donald Trump theo đuổi từ 3 năm qua, khiến nước Mỹ rời xa hơn vai trò điều hành trật tự thế giới mà nhờ đó Washington được hưởng lợi chính từ nhiều thập kỷ nay.
Các phản ứng của chính quyền Trump từ đầu dịch bệnh đến nay, khi tình hình ngày càng trở nên trầm trọng với nước Mỹ là tổng thống Mỹ không có một lãnh đạo chung trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này. Ngay ở trong nước, Washington cũng tỏ ra chậm trễ khiến các thống đốc tiểu bang Hoa Kỳ phải tự hành động trước.
Nhưng theo Le Figaro, sau một thời gian dài cố giảm nhẹ quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch, tổng thống Donald Trump cuối cùng đã phải thay đổi, trước áp lực mối đe dọa của dịch virus corona đã trở nên quá lớn với nước Mỹ. Từ vài ngay qua, người ta đã thấy ông Trump có hành xử của một tổng thống thời khủng hoảng.
Báo Le Figaro nhận xét : Nước Mỹ rộng lớn và cơ cấu liên tiểu bang phức tạp khó kiểm soát đang có nguy cơ khiến dịch lan tràn còn nhanh hơn cả ở những quốc gia khác. Tờ báo nhấn mạnh « chúng ta đều bình đẳng trước virus corona, là cường quốc kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới nhưng nước Mỹ tỏ cho thấy cũng không chuẩn bị tốt hơn so với phần còn lại của thế giới ».
Thậm chí nước Mỹ còn có vẻ hơi yếu vì tổ chức xã hội bất bình đẳng sâu sắc. Hệ thống y tế tư nhân có giá nhất thế giới nhưng nước Mỹ lại có số lượng bệnh viện và bác sĩ tính trên đầu người còn thấp hơn nhiều nước phát triển. Ngoài các bệnh viện tư và phòng thí nghiệm tiên tiến hiện đại, 1/3 dân Mỹ không dám đi khám chữa bệnh vì thiếu tiền.
Vì sao Pháp chậm làm xét nghiệm Covid-19 qui mô?
Tình trạng thiếu thiết bị xét nghiệm Covid-19 trầm trọng tại Pháp khiến các công xưởng kỷ nghệ đang phải tăng công suất gấp đôi cho dù khả năng sản xuất là không đủ. Hiện tại, Pháp xếp gần chót bảng vì chỉ có thể làm được hơn 36 nghìn xét nghiệm mỗi ngày, chỉ hơn có Tây Ban Nha làm được mỗi ngày 30 nghìn xét nghiệm. Trong khi đó, nước Đức muốn tăng khả năng làm từ 167 nghìn hiện nay lên 200 nghìn xét nghiệm mỗi ngày.
Trong bối cảnh đó, các công ty công nghệ sinh học tại Pháp đang lao vào cuộc chạy đua sản xuất các thiết bị xét nghiệm. Nhưng vấn đề là tổ chức sản xuất. Cũng giống như thuốc men, khẩu trang, lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất thiết bị chẩn đoán bệnh cũng đã được toàn cầu hóa. Thế giới bị phong tỏa đang làm rối loạn chuỗi cung ứng, nhất là các nguyên vật liệu cơ bản giờ hầu như được sản xuất tại Trung Cộng . Bên cạnh đó các nhà máy của các hãng công nghiệp có khả năng chế tạo dụng cụ xét nghiệm thường nằm rải rác khắp thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã làm được
những điều mà không chế độ nào được?
Đại dịch virus corona đang tàn phá cuộc sống của loài người, đánh quỵ cả các cường quốc kinh tế chủ chốt của thế giới. Nhưng đại dịch cũng tạo ra những hệ quả bất ngờ, ít nhiều tích cực.
Con siêu vi corona mới, vô cùng nhỏ bé nhưng độc hại kinh khủng. Từ nhiều tuần qua, người ta đã thấy nó hoành hành, khiến cho hơn 3 tỷ dân bị quản thúc tại gia, hàng nghìn nhà máy ngừng hoạt động và dường như nó đang quyết tâm kéo cả thế giới vào trong một cuộc suy sụp kinh tế chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Thế nhưng, trong cái rủi vẫn còn có cái may. Sự xuất hiện Covid-19 đã tạo nên sự đảo lộn đáng ngạc nhiên. Điều mà không có nền ngoại giao, chính trị, công đoàn hay các cuộc biểu tình của dân chúng hay thậm chí cả các cuộc chiến trong nhiều thập kỷ qua có thể làm được. Nhưng virus corona làm được điều đó triệt để, hiệu quả và rất khoa học.
Báo Les Echos điểm lại từ khi có dịch virus corona:
• Ô nhiễm trên toàn cầu giảm một cách ngoạn mục, nhất là ở các nước gây ô nhiễm lớn như Trung Cộng, nay đến Mỹ, châu Âu. Hàng thập kỷ nay, có không biết bao nhiêu hội nghị quốc tế, cam kết, quyết định chính trị cũng không làm biến chuyển tình trạng ô nhiễm là bao. Vậy mà giờ đây vào thời dịch bệnh tràn lan, chất lượng không khí ở khắp nơi được cải thiện chưa từng có.
• Các cuộc xung đột đẫm máu trên khắp thế giới cũng im tiếng súng, các tranh chấp địa chính trị ở nhũng điểm nóng cũng hạ nhiệt nhanh chóng.
• Về mặt kinh tế, trước cú sốc mạnh, khắp các quốc gia tư bản chủ nghĩa đã có những hành động chưa từng thấy là Nhà nước rút tiền ra ứng cứu thị trường và sản xuất kinh tế.
• Về mặt xã hội, tình trạng tội phạm, trộm cắp giảm hẳn vì lệnh phong tỏa cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của cảnh sát. Biên giới các quốc gia đóng cửa, buôn lậu động vật hoang dã cho đến ma túy cũng phải dừng.